dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 theo mô hình trường tiểu học mới Việt Nam

SKKN Một số biện pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 theo mô hình trường tiểu học mới Việt Nam

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Đặt vấn đề
Trong cuộc sống hiện đại với ngành công nghiệp 4.0, việc đánh giá ưu
nhược của quá trình, của kết quả thực hiện, từ đó xây dựng kế hoạch cần phải
thực hiện trong thời gian tiếp theo là một việc làm vô cùng quan trọng. Việc
nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại công việc mình đã làm, những việc tiếp tục
phải làm giúp hình thành nhân cách, hình thành năng lực của tất cả mọi người
trong mọi thời đại, đặc biệt là đối với những con người của thời đại mới, thời đại
của những công dân toàn cầu. Để đạt được những điều trên, mỗi chúng ta đều
phải được rèn luyện từ nhỏ, ngay từ khi biết nhận thức. Mà giáo dục Tiểu học là
cấp học nhỏ nhất đầu tiên của quá trình nhận thức trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là cấp học nền móng, cấp học khởi đầu, cấp học vô cùng quan trọng trong
việc hình thành và phát triển cách tư duy, cách lập kế hoạch, cách nhìn nhận và
nhìn nhận lại vấn đề cho mỗi người. Do đó, việc trang bị kĩ năng đánh giá, nhận
xét, rút kinh nghiệm, lập kế hoạch cho quá trình là một việc làm liên tục, thường
xuyên, xuyên suốt từ tuần này sang tuần khác, từ học kì này sang học kì khác, từ
lớp học này sang lớp học khác, từ cấp học này sang cấp học khác, giai đoạn này
sang giai đoạn khác… Khi việc đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm đã trở thành
một kĩ năng như một thói quen, nó sẽ theo chúng ta, mang thành công đến cho
chúng ta suốt cả cuộc đời. Mục tiêu của tiết sinh hoạt lớp là rèn luyện cho HS
những kĩ năng nói trên do đó tiết sinh hoạt lớp là một tiết học vô cùng cần thiết.
Nó giúp HS phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân, giúp
các em hoàn thiện nhân cách và phát huy hiệu quả hoạt động học tập và rèn
luyện. Không những thế, thực hiện tốt, có hiệu quả tiết sinh hoạt lớp sẽ tác động
tích cực đến các tiết học, các hoạt động giáo dục khác. Thế nhưng, làm thế nào
để HS phấn khởi, hào hứng chia sẻ việc học tập và rèn luyện của mình sau một
tuần học? Xuất phát từ những lí do trên, cộng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã
nghiên cứu và tìm tòi những phương pháp, hình thức, cách thức tổ chức các hoạt
động của tiết sinh hoạt, sao cho tiết sinh hoạt diễn ra nhẹ nhàng, trôi chảy, HS
vui vẻ hào hứng tiếp nhận, phát huy, sửa chữa và lập kế hoạch hoạt động nhằm
3
rèn luyện bản thân trong thời gian tiếp. Và tôi thấy những biện pháp tôi đã sử
dụng thật sự có hiệu quả cao mà lại dễ tổ chức, dễ thực hiện. Vì vậy tôi đã chọn
và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức tiết sinh hoạt
lớp nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 5 theo mô hình Trường Tiểu học
mới Việt Nam”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này được thực hiện cho học sinh lớp 5A – Trường
Tiểu học Thị trấn Rạng Đông. Sau đó nhân rộng thực hiện trên học sinh toàn
trường và các trường TH Nam Điền,TH Nghĩa Lợi, TH Phúc Thắng, TH Nghĩa
Hải, TH Nghĩa Hùng (Nghĩa Hưng), TH Thịnh Long, TH Hải Xuân , TH Hải
Cường, TH Hải Triều, TH Hải Châu (Hải Hậu).
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu “Một
số biện pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 5
theo mô hình Trường Tiểu học mới Việt Nam” tại Trường Tiểu học Thị trấn
Rạng Đông cùng 5 trường khác thuộc huyện Nghĩa Hưng, 5 trường thuộc huyện
Hải Hậu (như trên).
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
– Phương pháp tìm hiểu thực tế.
– Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
– Phương pháp thực nghiệm.
4
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ thực tiễn, đất nước Việt Nam của chúng ta đang trên con
đường đổi mới và hội nhập, cần có những con người năng động, sáng tạo, toàn
diện, phát huy hết tiềm năng, năng lực cá nhân, biết triển khai kế hoạch, biết lập
kế hoạch cho bản thân, cho một tập hợp hay một tập thể người, biết phê và đặc
biệt là biết tự phê. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục
phổ thông thì việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là tổ chức tiết sinh
hoạt lớp vào cuối mỗi tuần là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Tiết
sinh hoạt lớp thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục,
đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước,
ngành giáo dục và đào tạo đề ra.
Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn HS hoạt
động. Các học sinh đều được tham gia rút kinh nghiệm, lập kế hoạch thực hiện
cho bản thân, cho mọi người và cho tập thể. Giáo viên tổ chức hướng dẫn HS tự
giác đánh giá ưu nhược của mình, của bạn, của nhóm, của tập thể dưới các hình
thức khác nhau thông qua những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân. Từ đó,
học sinh nắm được những việc nên làm, những việc không nên làm, những việc
đã làm, những việc sẽ làm, tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không
dập khuôn máy móc kiểu bắt chước, biết tự đánh giá mình, đánh giá bạn, đánh
giá sự tương tác giữa mọi người trong nhóm, trong lớp, biết phê và tự phê sao
cho ai cũng vui vẻ, nhẹ nhàng đón nhận những nhận xét, góp ý và mong muốn
được sửa chữa, được tốt lên. Đặc biệt, sau những việc làm này, HS nỗ lực vươn
lên, các em có niềm tin, niềm vui trong hoạt động học tập và hoạt động giáo dục.
Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình, biết
nhìn nhận mình trong các hoạt đông học tập, rèn luyện và trong cuộc sống. Tiết
sinh hoạt lớp còn có nhiệm vụ chuyển các công việc nhà trường giao tới lớp một
cách kịp thời. Nó giúp HS phát huy được tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, hợp tác
cùng nhau, phát huy năng lực điều hành, năng lực tự quản của các em. Nó còn
5
giúp các em được bộc lộ khả năng nhận thức về hành vi, thái độ, tình cảm của
mình khi tự đánh giá mình và đánh giá các bạn, khả năng nhìn nhận lại bản thân,
so sánh sự tiến bộ để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên, bồi dưỡng cho HS sự sẻ
chia, thông cảm với bạn bè, mọi người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ và gánh vác
công việc chung của nhóm, của lớp, của trường,… hình thành nhân cách đúng
đắn bây giờ và sau này của các em. Ngoài ra, tiết sinh hoạt lớp là nơi để thầy trò
hiểu nhau hơn, đặc biệt là thầy cô hiểu học trò, từ đó thầy lựa chọn ra phương
pháp giảng dạy và giáo dục đúng hướng cho từng đối tượng HS trong lớp.
Tóm lại: Tiết sinh hoạt lớp vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học
sinh. Tiết sinh hoạt lớp hiệu quả nó sẽ giúp các tiết học của các môn học khác và
các hoạt động giáo dục cũng hiệu quả, hình thành phẩm chất, nhân cách tốt ở
HS.
1.2. Thực trạng
Trong một số năm gần đây do nhu cầu của xã hội, do việc nhận thức về
giáo dục của toàn dân và nhu cầu học hỏi của HS được nâng lên đòi hỏi GV
càng ngày càng nhận thức được vai trò của phương pháp, của hình thức dạy học,
vai trò của việc rèn luyện HS trở thành những con người toàn diện trong việc
nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục nên ngành đã liên tục phát
động phong trào đổi mới phương pháp dạy học.
Hơn nữa, theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, tiết Sinh hoạt
lớp đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong tiết sinh hoạt,
học sinh tiến hành hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp dưới
sự cố vấn, hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua đó nhằm
khơi dậy ở học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác, trách
nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; hình thành, củng cố và
phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, tự chủ, kỹ năng giao tiếp, ứng
xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội; xây dựng lớp thành một
tập thể tự quản, có nền nếp, đoàn kết, gắn bó sống có trách nhiệm cùng nhau,
phát huy được vai trò nòng cốt, tính tiên phong của tổ chức Đội trong các hoạt
động tập thể. Nội dung và hình thức thực hiện linh hoạt, phù hợp với chủ đề, chủ
6
điểm do nhà trường và giáo viên lựa chọn nhưng đảm bảo được các yêu cầu:
Tiết sinh hoạt lớp thực hiện bám sát theo nội dung chủ đề, chủ điểm trong kế
hoạch giáo dục năm học của nhà trường, đồng thời tích hợp giải quyết các yêu
cầu do chính đời sống học tập và rèn luyện của học sinh đặt ra; đảm bảo phong
phú về nội dung, đa dạng về hình thức và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Các nội dung bao gồm về giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng
sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn
giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, HIV/AIDS và tệ
nạn xã hội,… Thông qua nhiều hình thức tổ chức như trò chơi dân gian, văn
nghệ, đố vui để học, thể dục thể thao, hùng biện, trang trí lớp học, làm báo
tường, tổ chức sinh nhật, tổ chức ngày hội (trung thu, hóa trang, trao đổi đồ
dùng, đồ chơi, sách truyện,…), hoạt động khéo tay hay làm, hoạt động giao lưu.
Học sinh thảo luận nhóm về tình huống mở của tiểu phẩm trong tiết sinh hoạt
dưới cờ của tuần tiếp theo. Khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp đảm bảo nguyên tắc
học sinh tự quản toàn diện, tiết sinh hoạt lớp là của học sinh, do học sinh thực
hiện vì những lợi ích của mỗi học sinh và của cả tập thể lớp. Giáo viên chủ
nhiệm cần linh hoạt vai trò chủ đạo của mình trong suốt quá trình hướng dẫn học
sinh chuẩn bị, triển khai, đánh giá kết quả,… bằng cách gợi mở, khơi dậy tiềm
năng, tiềm lực, kết nối giữa các học sinh, động viên và khuyến khích học sinh
thực hiện một cách tự tin và chủ động. Giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt một số
nhiệm vụ chủ yếu: đó là xây dựng nội dung tiết sinh hoạt lớp bảo đảm tính thống
nhất về chủ điểm của lớp với của khối, của trường theo nội dung kế hoạch giáo
dục của nhà trường, đồng thời khơi dậy tính sáng tạo, chủ động của tập thể lớp
chủ nhiệm. Giáo viên căn cứ vào các chủ đề, chủ điểm hoạt động trong tuần,
tháng và năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch tiết sinh hoạt lớp. Khi
tổ chức tiết sinh hạt lớp, giáo viên cần tổ chức các hoạt động hướng đến hình
thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tránh việc tập trung đánh giá
hạn chế, yếu kém và phê bình. Ngoài ra, căn cứ vào quy mô và nội dung từng
hoạt động, giáo viên chủ nhiệm phối hợp, liên kết với nhiều lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động sinh hoạt lớp. Từ đó, tiết sinh hoạt
7
lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, học sinh học tập
một cách chủ động, hiệu quả.
Tuy nhiên cũng như việc dạy các môn học và tổ chức các hoạt động giáo
dục nói chung thì khi tổ chức các tiết sinh hoạt lớp ở Trường Tiểu học Thị trấn
Rạng Đông cùng 5 trường Tiểu học của huyện Nghĩa Hưng và 5 trường Tiểu
học của huyện Hải Hậu vẫn còn một số thực trạng thực tế như sau:
* Thuận lợi:
+ Các Phòng giáo dục và Ban giám hiệu các nhà trường quan tâm đến
việc dạy và học, cha mẹ HS đồng thuận và vào cuộc.
+ Đội ngũ cán bộ quản lí của trường Tiểu học Rạng Đông, TH Nam Điền,
TH Nghĩa Lợi, TH Phúc Thắng, TH Nghĩa Hải, TH Nghĩa Hùng (Nghĩa Hưng),
TH Thịnh Long, TH Hải Xuân , TH Hải Cường, TH Hải Triều, TH Hải Châu
(Hải Hậu) có năng lực chuyên môn tốt, luôn quan tâm chỉ đạo sát sao các hoạt
động dạy học và giáo dục qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ góp ý, xây
dựng các nội dung, cách tổ chức tiết sinh hoạt lớp học theo sát chương trình giáo
dục phổ thông mới. Chất lượng dạy và học của các trường đều cao. Các nhà
trường luôn tổ chức tốt các phong trào thi đua và các hoạt động giáo dục.
+ Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, vận dụng linh hoạt các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
tốt, tìm tòi các hình thức, các phương pháp tổ chức các hoạt động sinh hoạt sao
cho hiệu quả. Dựa vào thời lượng, dựa vào chủ đề từng tuần, từng tháng, từng
kỳ, GV có thể lựa chon nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức phù hợp đối
tượng học sinh.
+ Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, những kinh nghiệm, cách
thực hiện với bạn và vận dụng những kĩ năng đó vào cuộc sống hàng ngày.
+ Học sinh được làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc cả lớp,
được thảo luận, trao đổi và tự đánh giá cũng như đánh giá lẫn nhau, tự lập kế
hoạch hay hợp tác, bàn bạc để lập kế hoạch.
8
+ Các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường, ngoài địa phương cũng quan
tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện, đồng hành cùng giáo viên trong việc giáo
dục học sinh.
*Khó khăn:
– Đối với giáo viên:
+ Giáo viên đôi khi chưa mạnh dạn trong việc lựa chọn nội dung và cách
thức tổ chức, chưa làm chủ thời gian trong việc hỗ trợ từng cá nhân, từng nhóm.
– Đối với học sinh:
+ Một số học sinh còn ỷ lại, quen chờ giáo viên hướng dẫn từng thao tác,
từng nhiệm vụ học tập. Các em chưa đủ mạnh dạn để phê và tự phê, chưa thảo
luận hợp tác hay tìm kiếm sự giúp đỡ để lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
cũng như trải nghiệm.
+ Một số em nhóm trưởng còn lúng túng khi đề nghị các bạn thực hiện
các nhiệm vụ của nhóm.
– Đối với phụ huynh:
+ Một số phụ huynh chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm và chưa có hiểu
biết nhiều về chương trình giáo dục phổ thông mới. Chính vì vậy phụ huynh
chưa kích thích được việc đánh giá, nhìn nhận, chia sẻ công việc của con em.
Với những thực trạng này bản thân tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu để
tổ chức các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp cho học sinh sao cho phù hợp và
hiệu quả.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 Mục tiêu của giải pháp
Với mục tiêu lấy HS làm trung tâm, HS có kĩ năng làm việc cá nhân, biết
nêu ý kiến, suy nghĩ cá nhân, biết hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp,
tiếp thu, tổng hợp ý kiến của các bạn, biết phân biệt biểu hiện, hành vi, việc làm
đúng, sai, phương hướng khắc phục, phấn đấu, biết lập kế hoạch ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn cho công việc học tập và rèn luyện của mình dưới sự hướng dẫn
và trợ giúp của thầy cô giáo. Từ những kĩ năng được hình thành trong tiết sinh
hoạt ở lớp, HS vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, tạo thành những đức tính,
9
thói quen tốt khi làm việc. Đó là đức tính trung thực, kỷ luật, độc lập, tự chủ, ý
thức. Đó là thói quen biết tuân thủ quy tắc, thói quen cân nhắc lựa chọn những
việc làm có ích phù hợp, tránh những việc làm cho hậu quả không tốt, thói quen
làm việc theo kế hoạch, thói quen góp ý, rút kinh nghiệm cho chính bản thân
mình, cho người thân, cho bạn bè và những người xung quanh. Cũng từ đó, hình
thành lối sống tự giác, tích cực, chủ động, khoa học, lành mạnh, văn minh, năng
lực trí tuệ, nhân cách của học sinh phát triển.
2.2 Nội dung tiết sinh hoạt lớp và các cách thức thực hiện giải pháp
2.2.1 Hoạt động 1: Khởi động
Như tất cả các tiết học khác, để bắt đầu tiết học, trưởng ban văn nghệ
(hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hay trưởng ban học tập,…) tổ chức cho các bạn chơi
trò chơi, hát, múa tùy theo nội dung từng chủ đề của tháng, của tuần. Có 2 dạng
trò chơi tôi thường tổ chức cho HS chơi. Đó là:
+ Dạng 1: Trò chơi vận động.
Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, là phương
tiện để giáo dục học sinh một cách toàn diện, thu hút nhiều học sinh tham gia.
Sau một tuần học căng thẳng, trò chơi vận động khởi động của tiết sinh hoạt lớp
sẽ mang lại tiếng cười vui vẻ, tâm trạng phấn khởi, tâm thế thoải mái để các em
có thể hào hứng chia sẻ những việc đã làm trong tuần qua, đặc biệt là việc tự
đánh giá những biểu hiện, hành vi, việc làm chưa tốt của chính bản thân mình và
tự nêu ra được các việc làm tiếp theo để khắc phục các nhược điểm đó. Những
trò chơi tôi thường tổ chức cho các em chơi: ví dụ như trò Chuyền hoa, Bắn tên,
Thò thụt, Mẹ đi chợ, Chim bay cò bay, Alibaba, Tôi là vua, Con thỏ, Tôi
cần,…..
Dạng 2: Trò chơi củng cố kiến thức
Tuy tiết sinh hoạt lớp là một tiết học mang tính giáo dục và là hoạt động
trải nghiệm của học sinh nhưng ở tiết học này, giáo viên vẫn có thể tổ chức một
số trò chơi đơn giản, vui nhộn giúp học sinh tái hiện, ghi nhớ hay phát hiện
nhanh các kiến thức đã học. Trò chơi dạng này diễn ra nhẹ nhàng, vui nhộn, học
10
sinh hào hứng tham gia. Đặc biệt trò chơi không những giúp không khí tiết sinh
hoạt lớp vui vẻ mà nó còn bổ trợ cho các tiết học khác.
Ví dụ 1: Trò chơi Du lịch vòng quanh thế giới.
+ Hình thức chơi: Rung chuông vàng
+ Luật chơi: Giáo viên sẽ lần lượt đưa ra một số câu hỏi. Học sinh trả lời
vào bảng trong một thời gian nhất định. Học sinh trả lời đúng thì được ở lại sàn
thi đấu để trả lời câu tiếp theo, ngược lại học sinh không trả lời được phải rời
khỏi sàn thi đấu. Thí sinh cuối cùng sẽ được vinh danh là người xuất sắc nhất.
+ Câu hỏi:
1. Thế giới có mấy châu lục?
2. Thế giới có mấy đại dương?
3. Biển Đông thuộc đại dương nào?
4. Việt Nam thuộc châu lục nào?
5. Việt Nam thuộc khu vực nào của châu Á?
6. Đại dương nào có độ sâu lớn nhất?
7. Châu lục nào có diện tích lớn nhất?
8. Quốc gia nào có số dân đông nhất?
9. Châu lục nào có đủ 4 đới khí hậu?
10. Quốc gia nào nằm ở 2 châu lục?
Ví dụ 2: Em yêu toán học
+ Hình thức chơi: HS trả lời câu hỏi cá nhân, thi xem ai nhanh nhất.
+ Luật chơi: Giáo viên sẽ lần lượt đưa ra một số câu hỏi, bài toán, phép
tính dạng tính nhanh. Học sinh tính toán nhanh. Khi đã có đáp án, học sinh phát
nhanh tín hiệu giành quyền trả lời. Nếu HS trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời
cho HS khác. Kết thúc trò chơi, HS nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ được
tuyên dương.
+ Câu hỏi:
1. 10% của 1000 là bao nhiêu?
11
2. Mẹ đổi tờ tiền có mệnh giá 100 000 đồng thành các tờ tiền có mệnh giá
50 000 đồng, 20 000 đồng, 10 000 đồng. Hỏi mẹ đổi nhiều nhất được bao nhiêu
tờ tiền?
3. 2,5 x 7,8 x 4 =?
4. Số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm sao cho: 0,01 < …. < 0,02?
5. Phân số biểu thị 0,8%?
6. Tìm x: 8,75 x x + 1,25 x x = 20
7. 25% số học sinh khối 5 của trường em là 25 em. Số học sinh khối 5 của
trường em là bao nhiêu?
8. Xe ô tô xuất phát lúc 23 giờ, đến 2 giờ 15 phút sáng tới nơi. Xe ô tô đi
trong thời gian bao lâu?
9. Mỗi chuyến đò chở được 6 người (kể cả người lái đò). Có 24 người
muốn sang sông thì cần ít nhất bao nhiêu chuyến?
10. Cứ mỗi ngày lượng bèo trong một cái ao lại nở tăng lên gấp đôi. Sau
15 ngày, số bèo ban đầu đã nở kín một nửa cái ao đó. Hỏi sau bao nhiêu ngày số
bèo ban đầu sẽ nở kín mặt ao?
Ngoài ra, giáo viên có thể thiết kế các trò chơi ôn lại kiến thức và phát triển trí
thông minh của học sinh như trò chơi Ô chữ bí mật, Chiếc nón kì diệu, Chiếc
hộp kì diệu, ….. với các hình thức chơi theo nhóm, theo tổ, hay cá nhân. Các trò
chơi này không nặng về kiến thức, đảm bảo học sinh chơi hào hứng, tạo khí thế
cho sự hoạt động nhận xét, sẻ chia, rút kinh nghiệm hay cho hoạt động lập kế
hoạch trong tiết sinh hoạt lớp.
2.2.2 Hoạt động 2: Đánh giá hoạt động tuần qua (hoặc tháng hay học kì,…)
a. Theo trình tự thông thường, để đánh giá hoạt động của lớp sau một tuần,
hoạt động đánh giá sau một tuần học thường diễn ra theo trình tự sau:
+ Chủ tịch hội đồng tự quản giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh
hoạt lớp.
+ Các nhóm trưởng báo cáo tình hình tổ mình, nhóm mình tuần qua có
những ưu điểm, khuyết điểm gì, điển hình cá nhân tốt, chưa tốt. Các nhóm
trưởng hoặc các thành viên khác trong lớp bổ sung nếu thấy phần báo cáo còn
12
thiếu, chưa đầy đủ. Khi báo cáo, tổ trưởng thường nêu các biện pháp mà tổ,
nhóm đã hỗ trợ, đã giúp các bạn còn vi phạm như thế nào và sự chuyển biến của
các bạn đó.
+ Học sinh phát biểu cá nhân chủ yếu là những học sinh còn vi phạm (vì
sao vi phạm, biện pháp của bản thân để khắc phục lỗi)
+ Tổ họp nhóm bình bầu đánh giá cá nhân xuất sắc, báo cáo trước lớp kết
quả, lớp biểu quyết.
+ Lớp công nhận bầu tổ xuất sắc. Giáo viên khen thưởng hoặc tặng cờ,…
cho tổ, ghi tên cá nhân xuất sắc lên bảng.
b. Tuy nhiên, theo thông tư 30 và thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu
học của bộ giáo dục và Đào tạo có một số ý như sau: Giáo viên điều chỉnh, đổi
mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, điều chỉnh cách đánh
giá học sinh; Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học,
tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để
tiến bộ; đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học
sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
c. Vì những lí do trên, tôi đã nghiên cứu, thiết kế để đổi mới các hình thức
báo cáo hoạt động đánh giá các hoạt động sau một tuần như sau:
* Hình thức thứ nhất: Viết thư
+ Công cụ: Sử dụng góc Điều em muốn nói ( chia sẻ cùng cô) và Nhịp
cầu bè bạn.
+ Mục tiêu, giúp học sinh tự đánh giá bản thân mình, tự điều chỉnh hành
vi để tiến bộ, không tạo sự ngại ngùng, xấu hổ hay áp lực cho học sinh.
+ Nội dung: GV yêu cầu các em viết thư cho cô giáo, cho bố mẹ, cho bạn
bè tự nói về những việc bản thân mình đã làm được, làm tốt; những việc mình
làm chưa tốt, cách khắc phục những nhược điểm đó trong thời gian tới, những
khó khăn bản thân học sinh cần thầy cô hay bạn bè giúp đỡ. Hay học sinh viết về
một việc làm tốt của một bạn nào đó trong lớp, những điều học được từ bạn,…..
+ Hiệu quả: Do được giáo viên và bạn bè tôn trọng, giữ bí mật nên các em
không ngại chia sẻ những điều các em chưa tốt, chưa ngoan và lời hứa, cách
13
phấn đấu để thời gian tới tốt hơn. Nhờ vậy, giáo viên hiểu, nắm được tâm tư,
nguyện vọng, cá tính, hoàn cảnh của từng em. Từ đó, giáo viên điều chỉnh cách
dạy dỗ, giáo dục đối với từng em sao cho phù hợp.
*Hình thức thứ hai: Hoàn thiện bức tranh
+ Công cụ: Giáo viên thiết kế mảng chính của một bức tranh. Bức tranh
này có thể chia thành 2 mảng ( Mảng 1: Những việc tốt em đã làm; Mảng 2:
Những việc em đã làm nhưng cảm thấy chưa tốt, lần sau em sẽ làm tốt hơn).
Nhiệm vụ của học sinh xé dán, tô màu,… hoàn thành bức tranh ấy.
+ Mục tiêu: GV đổi mới hình thức đánh giá bản thân, từ đó có cái nhìn
tổng quát về những việc các em đã làm tốt, làm chưa tốt của nhóm, của tổ hay
của lớp. HS được tham gia đánh giá, không bị so sánh và có thể tự phát huy hay
điều chỉnh những việc mình đã hoặc sẽ làm.
+ Nội dung: HS có ghi những việc đã là tốt, những việc làm chưa tốt của
cá nhân vào bức tranh chung hoặc ghi những việc làm đó vào các tờ giấy màu
thủ công , sau đó vẽ hoặc xé thành các họa tiết, hình mảng rồi tô, vẽ, dán hoàn
chỉnh bức tranh.
+ Hiệu quả: Với hình thức làm này, HS không ngại chia sẻ với các bạn
những ưu nhược điểm của những việc em đã làm, các em tự tin chia sẻ, chắc
chắn các em sẽ tự tin khắc phục những nhược điểm đó trong thời gian ngắn nhất.
Hơn thế, GV nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tính nết của từng em để điều
chỉnh phương pháp giáo dục cho phù hợp.
14
*Hình thức thứ 3: Kể tiếp kết thúc tốt đẹp cho một câu chuyện.
+ Công cụ: HS có thể dùng giấy in sẵn hoa văn hoặc các em tự tay trang
trí tờ giấy của mình. Các em thể hiện nội dung câu chuyện giáo viên yêu cầu
bằng cách cắt, dán, tô màu, vẽ tranh hay viết bằng lời.
+ Mục tiêu: Đổi mới hình thức nhận xét, đánh giá những việc đã làm. Kết
thúc tốt đẹp của câu chuyện mà các em thể hiện, đó chính là mong muốn bản
thân hoàn thiện hơn, tốt hơn và cũng là bài học các em rút ra cho bản thân mình.
+ Nội dung: Sau khi HS chia sẻ với GV về những việc em làm chưa tốt ở
hình thức thứ nhất. GV chon một lỗi tiêu biểu của các em dưới dạng một câu
chuyện với kết thúc mở. HS có thể viết, xé dán, vẽ hay chia sẻ bằng lời kết thúc
tốt đẹp của câu chuyện ấy. Nội dung của các câu chuyện phụ thuộc vào cái đích
của từng tuần, từng tháng hay từng giai đoạn mà GV cần HS đạt được cái đích
đó trong thời gian tới.
Ví dụ: Chuẩn bị kiểm tra định kì lần 2, nhiều HS chia sẻ rằng bản thân
chưa chăm học, chưa ôn tập bài bài mà lại dành quá nhiều thời gian đi chơi, xem
ti vi,….. GV kể câu chuyện có nội dung tóm tắt như sau
15
Sáng chủ nhật, tiết trời mát mẻ, ánh nắng vàng dịu nhẹ tỏa xuống mặt đất,
sương long lanh đậu trên cành lá. Nam ngước nhìn bầu trời trong xanh. Chà,
thời tiết này mà đi đá bóng thì thật là tuyệt! Cả tuần nay đi học, chưa hôm nào
được đá bóng thỏa thích. Nhưng mà tuần sau Nam phải tham gia kì khảo sát
cuối học kì. Kì này khảo sát nhiều môn học lắm: nào là môn toán, nào là môn
Tiếng Việt lại còn cả môn Khoa học, môn Lịch sử, Địa lí nữa. Ôi, lại cả môn
Tiếng Anh, Tin học. Nghĩ đến đây đầu óc nó ong ong. Đang lan man nghĩ ngợi,
tiếng bạn Đức réo lên:
– Nam ơi, ra sân vận động đá bóng đi!
Nghe tiếng gọi, đôi mắt nó bừng sáng. Nó vội vã chạy vào nhà chuẩn bị
quần áo để đi chơi. Nhưng rồi………..
Em hãy viết tiếp (hay kể tiếp) nội dung của câu chuyện với một kết thúc
tốt đẹp.
HS đã viết được các ý như sau:
– HS 1: Nam sững lại vì chợt nhớ đến nhiệm vụ ôn tập. Bạn ấy quyết định
không đi đá bóng với Đức nữa mà hẹn Đức đến chiều mát khi đã hoàn thành
xong các bài ôn tập. Nhờ vượt qua được chính mình nên kì khảo sát đó, Nam đạt
điểm tốt tất cả các môn.
– HS 2: Đang háo hức mặc quần áo, xỏ giày thể thao để đi, ý nghĩ chưa
hoàn thành bài tập cứ cuộn lên trong đầu Nam. Nó gọi Đức vào, rủ bạn cụng ở
lại ôn tập, khi nào học xong sẽ đi đá bóng. Và kì khảo sát ấy đôi bạn đều vui vì
ai cũng đạt được điểm cao.
– HS 3: Có thể vẽ bức tranh 2 bạn đang cùng nhau ôn bài.
– HS 4: Xé dán bông hoa điểm tốt bên cạnh 1 bạn HS đang ngồi ngay
ngắn học bài.
…….
+ Hiệu quả: Với cách làm này, HS có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
Từ đó HS nắm được những việc làm chưa tốt và cách khắc phục nhược điểm ấy
một cách nhanh chóng. Cách làm này không chỉ hiệu quả với những HS mắc lỗi
mà nó còn là cách làm sáng tạo cho những HS tốt phát huy ưu điểm của mình.
16
*Hình thức thứ tư: Thiết kế việc đánh giá ưu nhược điểm sau một tuần học
tập và rén luyện dưới hình thức trò chơi.
+ Công cụ: Sử dụng các bài hát, bài thơ có nội dung giáo dục đạo đức gắn
với trẻ thơ, một số vật liệu sẵn có dễ kiếm như bông hoa, cây thông,…; những
câu hỏi, những câu còn thiếu nội dung cần phải điền thêm cho phù hợp,….
+ Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS hào hứng tự nêu ra những việc tốt đã
làm khiến mình rất vui, những lỗi mà mình mắc phải cần phải sửa chữa trong
thời gian tiếp theo. Từ trò chơi đó, HS nhận ra nhược điểm của mình một cách
nhẹ nhàng, không bị áp lực và có động cơ nhanh chóng khắc phục nhược điểm.
+ Hiệu quả: Trò chơi diễn ra vui vẻ, không có sự chê bai, kì thị, không có
sự so sánh, mặc cảm. Chính bản thân mỗi HS rút ra bài học cho mình, cho nhóm
mình, tổ mình, lớp mình.
Ví dụ 1: Trò chơi Lời nói thật
+ Đồ dùng: Lời bài hát Con chim vành khuyên hay bài Lớp chúng ta đoàn
kết, một bông hoa nhựa.
+ Luật chơi: Cả lớp hát bài Chim vành khuyên. Khi nào chủ trò hô dừng,
bông hoa ở tay bạn nào, bạn đấy nêu một việc làm tốt mà mình cảm thấy rất vui
một việc làm chưa tốt mình chưa hài lòng và hướng khắc phục trong thời gian
tới.
+ Hình thức chơi: Cả lớp.
Ví dụ 2: Trò chơi Xì điện (nội dung, hình thức tương tự như trò chơi Chuyền
hoa)
+ Luật chơi: HS được chỉ định (được xì điện) có thể hát một bài hát, hay
biểu diễn một bài múa, hay kể một việc bạn đã làm tốt và một việc bạn làm chưa
tốt trong tuần qua, phương hướng của bạn trong tuần tới.
Ví dụ 3: Trò chơi Hái hoa dân chủ
+ Nội dung: Cây hoa treo những câu hỏi mà các bạn HS đã thảo luận
trong việc xây dựng kế hoạch ở tuần trước. Các bạn xung phong lên hái hoa, trả
lời câu hỏi. Nhóm nào có nhiều bạn xung phong trả lời thì nhóm đó được thưởng
cờ, thưởng hoa, được ghi danh, …
17
Các bông hoa có thể ghi các nội dung hỏi như sau:
– Việc làm nào bạn tâm đắc nhất trong tuần vừa qua? Vì sao bạn lại thực
hiện tốt việc đó đến vậy?
– Bạn hãy kể những việc làm mà các bạn khác đã làm khiến bạn ngưỡng
mộ? Tại sao bạn lại ngưỡng mộ những việc làm ấy?
– Bạn hãy kể một việc bạn đã làm mà kết quả không được như mong
muốn? Trong thời gian tới bạn dự định sẽ thực hiện việc ấy như thế nào?
– Có điều gì thắc mắc bạn cần chia sẻ với cô giáo và các bạn không?
– ……………
* Hình thức thứ năm: Đóng kịch
+ Công cụ: Bắt chước các nhân vật và hình thức báo cáo của các Táo
trong Táo quân lên trời trong chương trình Gặp nhau cuối năm của các nghệ
sỹ.
+ Mục tiêu: Gây hứng thú cho HS. HS nhận ra ưu nhược và cách khắc
phục một cách vui vẻ.
+ Nội dung: Hội đồng tự quản và các thành viên trong lớp thiết kế nội
dung báo cáo kết quả học tập vả rèn luyện trong tuần dưới hình thức một tiểu
phẩm hài.
+ Hiệu quả: Thông qua tiểu phẩm kịch, HS hào hứng xem, không khí lớp
vui vẻ. HS thoải mái thể hiện năng khiếu của mình. Đồng thời tất cả lớp đều rút
được bài học cho bản thân.
Ví dụ:
+ Các nhân vật: Ngọc Hoàng (chủ tịch HĐTQ), Nam Tào (Phó chủ tịch
HĐTQ 1), Bắc Đẩu (Phó chủ tịch HĐTQ 2), Táo Học tập (Trưởng ban Học tập),
Táo Nề nếp (Trưởng ban Nề nếp), Táo Môi trường (Trưởng ban Lao động vệ
sinh), Táo Văn nghệ (Trưởng ban Văn nghệ), Táo Thư viện (Trưởng ban Thư
viện).
(Những lần đóng kịch, có thể 1 thành viên của ban báo cáo, không nhất
thiết là các trưởng ban)
18
+ Cảnh trí: Thiên Đình; Ngọc Hoàng ngồi trên ngai vàng, Nam Tào và
Bắc Đẩu đứng hai bên, bên ngoài các Táo đang chuẩn bị vào chầu.
+ Nội dung tiểu phẩm:
Nam Tào: Thế là đã hết một tuần học tập, vui chơi và rèn luyện. Hôm nay,
tiết sinh hoạt lớp, Nhà trời mở cửa Thiên đình, mời các Táo vào chầu!
Bắc Đẩu: Mời các Táo!
Các Táo (đồng thanh): Ngọc Hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!
Ngọc Hoàng: Miễn lễ!
Nam Tào: Sau một tuần tích cực học tập, vui chơi và rèn luyện, hôm nay,
các Táo hãy báo cáo để Ngọc Hoàng và nhân dân nắm được tình hình tuần qua.
Bắc Đẩu: Mời Táo Học tập!
Táo học tập: Bẩm Ngọc Hoàng, tuần vừa qua, các bạn HS lớp 5A học tập
chăm chỉ lắm ạ. Trong tuần, bạn nào cũng tích cực học tập. Các bạn chuẩn bị
đầy đủ đồ dùng, sách vở và ôn tập bài rất tốt trước khi đến lớp ạ. Các tổ, rất
nhiều bạn được thầy cô khen: đó là bạn Kiều Trang, bạn Thu Hiền, bạn Thế
Hiển, bạn Quỳnh Giao và rất rất nhiều các bạn khác nữa ạ. Tuy nhiên, thần dân
lớp 5A cũng còn mắc chút xíu lỗi nữa ạ!
Ngọc Hoàng: Lỗi thế nào? Khanh hãy báo cáo ta nghe!
Táo Học Tập: Bẩm Ngọc Hoàng, lỗi nhỏ xíu nhỏ xiu thôi ạ! Đó là có một
vài bạn viết bài còn cẩu thả, một số bạn chưa thuộc công thức nên làm bài sai ạ!
Bẩm Ngọc Hoàng, sang tuần sau, chúng tôi nhất định học tập chăm chỉ, không ai
mắc phải các lỗi ở trên nữa ạ. Không những thế, số lượng các bạn được tuyên
dương sẽ tăng thêm, ai cũng tự hứa là sẽ học thất tốt ạ!
Ngọc Hoàng: Tốt lắm, ta tin ở các khanh và các thần dân của ta!
Bắc Đẩu: Mời Táo Học Tập lui!
Nam Tào: Mời Táo Nề nếp vào báo cáo!
……………………………………………………
Tương tự lời thoại của các Táo do HS sáng tạo, có thể thêm một số tình
tiết, câu nói dí dỏm, hài hước để hoạt động nhận xét, rút kinh nghiệm của tiết
sinh hoạt lớp diễn ra sôi nổi.
19
2.2.3 Phổ biến kế hoạch tuần tới:
a. Theo trình tự thông thường:
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nêu lên cách khắc phục những việc chưa tốt ở
tuần trước và những nội dung mới cần làm trong tuần dựa trên sự định hướng
của giáo viên chủ nhiệm, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường và Đội thiếu niên.
+ Tập thể lớp trao đổi và đi đến phương án thực hiện.
b. Tuy nhiên, phần đánh giá các hoạt động tuần qua, với các cách làm đổi
mới như trên, tự bản thân HS, nhóm, tổ, lớp đã tự rút kinh nghiệm và tìm cách
khắc phục những điểm chưa tốt. Ở phần 2, ngoài việc chuyển tải linh hoạt nội
dung HS cần phải thực hiện trong tuần tới, GV chú trọng hướng dẫn HS hào
hứng hợp tác lập kế hoạch cho mình và các bạn chứ không phải thực hiện mệnh
lệnh của giáo viên chủ nhiệm giao cho lớp thông qua chủ tịch hội đồng tự quản.
Phần lập kế hoạch hoạt động ở tuần trước chính là hoạt động Trải nghiệm (Kĩ
năng sống) ở tuần sau.
Dưới đây là một số ví dụ về việc hướng dẫn HS lập chương trình cho một
số hoạt động của các em trong năm học theo các chủ đề của tháng và kết quả.
Ví dụ 1: HS lập kế hoạch cho ngày Vui hội trằng rằm (Tết trung thu)
Chương trình vui hội trăng rằm
Lớp 5A- Trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông
Năm học 2020- 2021
I. Mục tiêu: Vui Tết trung thu.
II. Phân công chuẩn bị:
– Chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo: Tất cả các bạn vận động bố mẹ ủng hộ hoa
quả, bánh kẹo tùy theo khả năng của từng gia đình.
– Bày và trang trí mâm cỗ trung thu: Bạn Kiều Trang, Thu Hiền, Quỳnh
Chi, Tiến Đạt, Thế Hiển.
– Cắm hoa: Bạn Hải Yến, Thu Huyền, Hoàng Anh, Minh Tân
– Viết lời giới thiệu, thuyết trình mâm cỗ trung thu và chuẩn bị giới thiệu:
bạn Kiều Trang- chủ tịch HĐTQ
20
– Viết lời cảm ơn và phát biểu lời cảm ơn tới thầy cô và các bác phụ
huynh: bạn Quỳnh Giao- phó chủ tịch HĐTQ
– Tham gia các hoạt động Vui hội trăng rằm với toàn trường:
+ Tập văn nghệ và chuẩn bị biểu diễn: Bạn Hải Yến, Quỳnh Chi, Thu
Hiền, Kiều Trang, Thế Hiển.
+ Tham gia thi làm bánh trung thu: Bạn Quỳnh Giao, Ngọc Nam
+ Tham gia tập múa lân và biểu diễn: bạn Đức Minh, Xuân Trường, Tiến
Hưng
III. Chương trình cụ thể

STTThời gianNội dungNgười thực hiện
1.7 giờ ngày 30/9
( tức ngày 13/8
âm lịch)
+Bày và trang trí mâm cỗ trung
thu
+ Cắm hoa
+Bạn Kiều Trang,
Thu Hiền, Quỳnh
Chi, Tiến Đạt, Thế
Hiển.
+ Bạn Hải Yến,
Thu Huyền,
Hoàng Anh, Minh
Tân
27 giờ 30 phút+ Giới thiệu, thuyết trình mâm
cỗ trung thu với đoàn đại biểu.
+ Bạn Kiều
Trang- Chủ tịch
HĐTQ
37 giờ 40 phútTham gia các hoạt động Vui
hội trăng rằm với toàn trường:
+ Biểu diễn văn nghệ
+ Xem văn nghệ
+ Thi làm bánh trung thu
+ Bạn Hải Yến,
Quỳnh Chi, Thu
Hiền, Kiều Trang,
Thế Hiển.
+ Tất cả các bạn
+ Bạn Quỳnh

21

+ Trải nghiệm làm bánh trung
thu.
+ Tham gia Múa lân
+ Xem múa lân
Giao, Ngọc Nam
+ Tất cả các bạn
+ Bạn Đức Minh,
Xuân Trường,
Tiến Hưng
+ Tất cả các bạn.
49 giờ 30 phútPhát biểu cảm ơn các thầy cô
giáo và các bác phụ huynh.
Bạn Quỳnh Giao
phó chủ tịch
59 giờ 40 phútPhá cỗ trung thuTất cả các bạn
610 giờ 20 phútRút kinh nghiệmHội đồng tự quản
Tất cả các bạn

Dưới đây là một số hoạt động Vui hội trăng rằm do các em lập kế hoạch,
chuẩn bị và tổ chức.
22
Ví dụ 2: các em lập kế hoạch hoạt động tháng 11 với chủ đề của Đội: Tri
ân thầy cô giáo.
HS có thể thảo luận và lập kế hoạch cho lớp như sau:
Chương trình Tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20- 11
Lớp 5A- Trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông
Năm học 2020- 2021
I.Mục tiêu:
– Tri ân thầy cô; thể hiện tình cảm biết ơn, kính trọng đối với thầy cô.
II. Phân công chuẩn bị:
– Viết lời khai mạc, lời tri ân, lời dẫn chương trình: Bạn Kiều Trang
– Làm báo tường
+ Vẽ đầu báo: bạn Đức Anh, bạn Thế Hiển, bạn Minh Hiếu, bạn Hoàng
Anh
+ Viết, sưu tầm bài (Văn, thơ, truyện, truyện cười, câu đố, bài hát, tranh
ảnh): Tất cả các bạn.
23
+ Trang trí báo và dán các bài báo: Xuân Trường, Đức Minh, Tuấn Hưng,
Kiều Trang, Thu Huyền.
– Làm bưu thiếp: Tất cả các bạn.
– Chuẩn bị lẵng hoa tặng các thầy cô giáo
+ Sưu tầm hoa: Tất cả các bạn (sưu tầm các loại hoa tươi)
+ Chuẩn bị lẵng hoa, xốp căm hoa: bạn Hải Yến, bạn Thu Hiền.
+ Cắm hoa: Tất cả các bạn nữ.
– Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
+ Kể câu chuyện Chiếc áo mới: bạn Ngọc Phương
+ Múa bài Thầy cô là tất cả: Bạn Thế Hiển, Minh Điệp, Đức Hiệp, Đức
Anh, Quỳnh Chi, Hải Yến, Thu huyền, Thu Hiền.
+ Đơn ca bài Bụi Phấn: Bạn Thu

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay