SKKN Một số giải pháp giúp các em học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn bằng phương pháp trải nghiệm
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh
bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức, kĩ năng cần thiết để các
em học tập và giao tiếp. Nó giúp các em có những hiểu biết về Tiếng Việt và
những hiểu biết ban đầu về xã hội, tự nhiên và con người.
Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Đó là môn học hình thành và phát
triển ở học sinh 4 kĩ năng: đọc – viết– nghe – nói. Trong môn Tiếng Việt, phân
môn Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể
hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Tập làm văn, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng
cao nhất của việc học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Đối với HS lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến
thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách
quannhưđiều kiện sống của HS ở địa bàn thuộc vùng nông thôn, gia đình không có
điều kiện để quan tâm đến các em nhiều, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu
kiến thức khá chậm, HS nghèo vốn từ ngữ,…Điều này ảnhhưởng nhiều đến việc
học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng. Trong chương trình Tiếng
Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em đựơc làm quen với đoạn văn và được rèn
kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các
em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu
đã viết, dùng từ sai, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài
làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.
Viết là kỹ năng khó nhất trong bốn kĩ năng ngôn ngữ(đọc, viết, nghe, nói) vì khi
viết ta phải viết sao cho đúng về từ vựng, cấu trúc câu(ngữ pháp), cấu trúc đoạn,
cấu trúc bài và hiệu quả về cách diễn đạt. Trong khi học sinh gặp nhiều khó khăn
khi thực hiện các kĩ năng nêu trên thì trong quá trình viết các em lại chưa được
hướng dẫn thật chi tiết, kĩ lưỡng. Cụ thể giáo viên có thể cho học sinh đọc bài
mẫu- trả lời câu hỏi- và viết bài theo mẫu; hoặc giáo viên cho đề bài tập làm văncùng học sinh phân tích yêu cầu của đề bài- và các em viết bài. Trong quá trình các
2
em viết bài, giáo viên có giám sát và hỗ trợ các em. Tuy nhiên cách hỗ trợ chỉ dừng
lại ở mức độ là : các em viết hoàn toàn theo ý văn, lời văn của giáo viên hoặc giáo
viên để các em hoàn toàn tự “bơi” với hướng dẫn “yêu cầu đề bài là như vậy, các
em làm bài đi”. Dẫn đến tình trạng học sinh bị áp đặt và mất đi tính chủ động, tích
cực trong suy nghĩ và thực hành viết vì thiếu sự hướng dẫn cần thiết của GV. Kết
quả là HS không viết được đoạn văn hoặc viết kém hiệu quả. Chính vì vậy dẫn đến
thực trạng các em rất sợ đến giờ viết văn và bản thân giáo viên cũng thấy áp lực
khi đến giờ dạy tập làm văn.
Trong giờ học, quá trình hợp tác, HS còn nhút nhát, thiếu tự tin, không mạnh dạn
trao đổi, bảo vệ ý kiến của mình. Đồng thời do quen với cách học tiếp thu kiến
thức thụ động, nên gặp trở ngại khi phải tự tìm tòi, phát hiện, hợp tác, chia sẻ trong
việc giải quyết vấn đề đặt ra trong quá trình học tập: Làm thế nào để học sinh có
hứng thú làm văn và giờ học đạt hiệu quả cao? Làm thế nào để học sinh của tôi
viết đúng, viết tốt các dạng văn? Qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi các biện
pháp để tìm câu trả lời cho những băn khoăn, trăn trở đó, tôi đã vận dụng phương
pháp: dạy học làm văn bằng phương pháp trải nghiệm. Saukhi áp dụng, vận dụng
trong quá trình giảng dạy, tôi đã thành công với phương pháp dạy học này, nâng
cao chất lượng học tập cho HS của lớp mình nhất là đối tượng HS yếu của lớp.
Đây là lý do tôi chọn và áp dụng:“Một số giải pháp giúp các em học sinh lớp 2
viết đoạn văn ngắn bằng phương pháp trải nghiệm.” Sau đây, tôi xin trình bày
một số giải pháp mà bản thân đã đúc kết được trong thời gian qua.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT:
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 nhiều năm, tôi
nhận thấy:
Khi học sinh bắt đầu làm quen và tiếp cận với phân môn Tập làm văn, để có
cơ sở cho việc viết văn của mình thì các em phải biết thu thập thông tin, xử lý
thông tin phù hợp với nội dung viết mà học sinh lại thiếu kỹ năng quan sát (nhiều
3
em còn chưa hiểu quan sát là gì), chưa có kĩ năng tưởng tượng, thu thập thông tin
cần thiết, chưa biết sử dụng từ ngữ, dùng từ đặt câu để viết thành câu văn nên bài
viết chưa đủ ý, câu văn không diễn đạt đầy đủ những gì mình đã quan sát được.
Thường thì thấy cái gì các em nghĩ ra và viết cái đó theo kiểu liệt kê chứ không
biết chắt lọc, chưa biết thu thập, sắp xếp thông tin cần thiết dẫn đến bài văn viết
thường lủng củng, thiếu hình ảnh, câu văn không đủ các thành phần câu, không
logic. Mặt khác do vốn từ, vốn sống thực tế của các em còn ít dẫn đến việc sử dụng
từ còn lặp, vụng, chưa đúng. Bài viết của các em còn lộn xộn về ý, câu văn còn lặp
từ, sai, thiếu dấu câu. Thậm chí có những em còn không biết viết một câu văn ngắn
như thế nào. Trong khi học sinh gặp nhiều khó khăn như thế mà giáo viên lại chưa
cảm nhận được hết những khó khăn đó của trẻ để tìm ra cách dạy tốt hơn.Nhiều em
không hứng thú với tiết học làm văn hoặc gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ
nên các em thiếu tự tin khi chia sẻ bài viết của mình. Các em thực hiện không hào
hứng những yêu cầu của giáo viên. Vì vậy mà chất lượng bài văn của học sinh còn
hạn chế, không được như tôi mong muốn.
Thời gian đầu bản thân tôi cũng còn chủ quan, nghĩ là học sinh của tôi ở vùng
nông thôn, hàng ngày các em tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên. Như vậy học sinh
có nhiều vốn từ, vốn kiến thức để làm tốt bài văn. Nhưng thực tế trong quá trình
giảng dạy tôi nhận ra rằng những suy nghĩ ban đầu của tôi là chưa đúng. Một
nguyên nhân nữa là do bản thân giáo viên cũng ít thực hành viết. Việc dạy học
hàng ngày ít đòi hỏi bản thân phải viết những văn bản có yêu cầu cao về kỹ thuật.
Bản thân cũng chưa thường xuyên tự yêu cầu chính mình thực hành viết các đoạn
văn, hay các dạng văn để phục vụ cho việc dạy tập làm văn. Việc ít thực hành
khiến giáo viên không lường hết được những khó khăn của trẻ.
Về phía phụ huynh học sinh: Mặc dù phụ huynh học sinh luôn kết hợp và sẵn
sàng đồng hành cùng giáo viên trong các hoạt động giáo dục nhưng nhiều phụ
huynh cho rằng học Tập làm văn là khó. Họ nghĩ viết văn hay là phải có năng
khiếumới viết được. Lớp 2 các em đã biết gì mà viết văn và viết văn là dành cho
4
các lớp lớn hơn. Cho nên việc hỗ trợ, giúp đỡ cho các con ở nhà với phân môn này
chưa được phụ huynh thực sự quan tâm.
II.2. Mô tả giải pháp sau khi thực hiện sáng kiến:
Với những trăn trở, khó khăn của mình trong việc dạy các em viết được một
đoạn văn ngắn trong chương trình lớp 2,sau khi tìm tòi, nghiên cứu“Dạy tập làm
văn theo phương pháp trải nghiệm”, tôi đã áp dụng, thực hiện các giải pháp để tiết
tập làm văn gần hơn với học sinh, tạo hứng thú ngay từ đầu tiết học, tổ chức các
hoạt động một cách nhẹ nhàng, giúp các em dễ hiểu, phát huy được tính chủ động,
sáng tạo và tích cực của các em. Qua mỗi tiết làm văn giúp các em dần biết quan
sát và cảm nhận cuộc sống, biết cách diễn đạt bằng lời những điều quan sát và cảm
nhận được. Mỗi khi học viết một bài văn là một lần các em học quan sát và cảm
nhận bức tranh cuộc sống, rồi tập vẽ lại bức tranh đó bằng lời văn của mình.
Để các em có thể làm quen và vận dụng viết văn có hiệu quả, trước tiên giáo
viên giúp học sinh viết các câu văn phải chuẩn về ngữ pháp, có đủ các thành phần
câu. Các câu diễn đạt rõ ý. Từ ngữ được sử dụng phù hợp với ngữ cảnh bài văn,
không dùng từ ngữ mĩ miều, không trung thực, vay mượn từ bên ngoài,không
khẳng định quá mức, không nhấn mạnh quá mức, cũng không lạm dụng các biện
pháp tu từ làm biến dạng sự thật ( ví dụ: so sánh thân con mèo bằng cái phích, tai
như cái nấm mèo, ria như ăng ten). Sự chân thật và khả năng diễn đạt chính xác
bằng lời những quan sát và cảm nhận về cuộc sống mới làm nên những bài văn tốt.
Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và câu
được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường sử
dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập làm văn. Sử
dụng phương pháp này để GV có cơ sở giúp HS nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp
các em viết câu đúng, đủ các bộ phận của câu.
Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: “ Ai – là gì?”, “
Ai – làm gì?”, “ Ai –thế nào?”, GV hướng dẫn HS nhận biết những vấn đề sau:
5
– Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câu hỏi
Ai?(hoặc cái gì?/ con gì?), bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc làm gì?/ thế
nào? ( Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo ).
– Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? ( Đảm bảo về mặt nghĩa )
Trên cơ sở đó, tôi hướng dẫn HS viết dấu chấm khi hết câu.
Với các em lớp 2, phân môn Tập làm văn tập trung vào dạy cho học sinh kĩ năng
viết cơ bản. Học sinh viết để diễn đạt những gì các em quan sát được bằng các giác
quan và cảm nhận được trong cảm xúc của các em. Các em học viết về những điều
có thật, có thể quan sát được và cảm nhận được. Để HS có thể viết một bài ở bất cứ
độ khó hay độ dài nào, tôi luôn luôn hướng dẫn các em tuân theo các tiến trình viết
sau:
a, Bước thứ nhất là bước chuẩn bị: ( gồm 2 việc: việc một là xác định yêu cầu đề
bài. Việc hai là thu thập thông tin)
* Xác định yêu cầu đề bài: Ở bước này các em cần trả lời được câu hỏi:
Yêu cầu của bài viết là gì? Sau đó các em xác định các phần nội dung chính của
bài viết. Ví dụ: khi miêu tả một người, các phần nội dung chính có thể là: Hình
dáng bên ngoài, tính cách, công việc, sở thích, thói quen,…Đây chưa phải là thông
tin cụ thể, chi tiết, đây là các đề mục, các phần nội dung cần viết.
Sau khi xác định các phần nội dung chính cần có, các em sẽ sắp xếp các phần nội
dung này theo một thứ tự hợp lý, gọi là cấu trúc(dàn ý) của bài viết. Cấu trúc bài
viết thể hiện sự liên kết giữa các phần nội dung, đồng thời định hướng việc thu
thập thông tin chi tiết cho bài viết.
*Hướng dẫn thu thập thông tin: Việc thu thập thông tin đóng vai trò quyết định đối
với kết quả cuối cùng bởi nếu không có “ thông tin”, học sinh sẽ không có gì để
viết. Vì vậy với mỗi tiết học làm văn, bản thân tôi phải có sự chuẩn bị, thiết kế
được hệ thống câu hỏi để giúp học sinh thu thập thông tin, qua những thông tin thu
thập được các em sẽ viết được đoạn văn làm người đọc, người nghe có thể hình
6
dung được nội dung mà các em viết. Việc thu thập thông tin phải được diễn ra
thường xuyên thông qua các tiết học Tập đọc, qua trải nghiệm, quan sát, tưởng
tượng, cảm nhận cuộc sống. Ví dụ khi thu thập thông tin để viết về một người, tôi
đã tiến hành:
Các phần nội dung chính | Sắp xếp các phần nội dung thành cấu trúc hợp lý | Câu hỏi để thu thập thông tin | Thông tin thu thập được |
– Công việc -Hình dáng bên ngoài – Phong cách làm việc -Tính cách -Dáng vẻ | Hình dáng bên ngoài Dáng vẻ Công việc và phong cách làm việc. | Hình dáng bên ngoài của người đó có gì đặc biệt/ đáng chú ý để nhận ra? Dáng vẻ của người đó thế nào? Người đó làm gì? Người đó thế nào trong công việc? Điều đó(yêu công việc) thể hiện như thế nào? | *Khoảng 40 tuổi, thấp, đậm, da trắng, tóc mới làm xoăn. *Rất nhanh nhẹn, hoạt bát: đi nhanh, nói nhanh, nói năng rõ ràng, suy nghĩ mạch lạc, mắt sáng. *Bác sỹ, Trạm y tế của xã. *Kinh nghiệm 30 năm. *Chữa giỏi: rất cẩn thận, giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, có chút hài hước, rất gần gũi. *Yêu công việc: Lúc nào cũng nói về công việc, không nói chuyện khác, nghiên cứu |
7
Tính cách | Người đó có tính cách gì nổi bật? (Đó là người như thế nào?)Điều đó(tự trọng)thể hiện như thế nào? | nhiều sách, tìm tòi các phác đồ điều trị hiệu quả. * Tự trọng: |
Sau khi định hướng để các em thu thập thông tin, bước xử lý thông tin là làm
những việc như:
– Sắp xếp thông tin chi tiết vào những phần/ đề mục phù hợp trong bài viết.
– Chọn lọc và bỏ bớt những thông tin không đặc trưng.
– Tổng hợp các thông tin định lượng (nếu có).
– Xác định những thông tin còn thiếu cần tiếp tục thu thập. Ở vị trí trong bảng trên,
phần “tính cách” còn thiếu thông tin chi tiết thể hiện tính “tự trọng”.
-Đưa ra các nhận định ban đầu trên cơ sở các thông tin chi tiết.Ở ví dụ trong bảng
trên, phần gạch chân là các nhận định ban đầu.
b, Bước thứ hai là bước viết câu văn, đoạn văn:
Ở giai đoạn này, GV sẽ giúp HS :
– Chọn cách diễn đạt các thông tin đã thu được, tùy theo khả năng của mỗi
HS, các em viết theo cách viết đơn giản, trực tiếp, ngắn gọn và rõ ý. Với những em
khá có thể diễn đạt thành các câu văn có hình ảnh với tình cảm mượt mà, gây bất
ngờ trong cách viết với lối dùng từ, đặt câu.
-HS có thể viết theo từng phần của cấu trúc bài viết đã xác định. Không nhất
thiết phải bắt đầu từ đầu bài viết; viết phần nào mà các em thấy hứng thú hơn, dễ
bắt đầu hơn thì nên bắt đầu ở đó.
– Viết với tốc độ phù hợp với bản thân.
8
– Vượt qua bế tắc bằng cách cứ tiếp tục viết, mặc dù biết mình viết phần đó
chưa tốt.
– Chú ý khi viết phải để ý đến những lỗi như chính tả, ngữ pháp, trình bày bài viết.
c, Bước thứ ba là bước sửa bài viết:
Ở phần này, mỗi HS sẽ đọc bài viết của mình trước lớp. Cả lớp cùng nghe sửa
lỗi, điều chỉnh, bổ sung những chỗ cần thiết theo nội dung:
– Bài viết đã thể hiện đúng nội dung, yêu cầu của đề bài chưa?
– Thông tin đã đầy đủ và thuyết phục chưa?
– Các câu văn đã lưu loát chưa?
– Bài có lỗi chính tả, ngữ pháp nào không?
Bản thân tôi luôn ý thức và hiểu đúng về sự cần thiết của việc hướng dẫn học
sinh.Nếu hướng dẫn không đủ, học sinh sẽ gặp khó khăn, có thể rơi vào tình trạng
bế tắc, không làm được bài.Vì thế tôi đã áp dụng chu trình dạy học tậplàm văn
bằng phương pháp trải nghiệm cho học sinh lớp tôi theo 9 bậc phân hóa mức độ
phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.Sau đây là 9 bậc của chu trình dạy
học sinh bằng phương pháp trải nghiệm mà tôi đã áp dụng cho HS trong những
năm học vừa qua:
Các bước thực hiện | Mức độ hỗ trợ của GV đối với quá trình viết của HS |
Bậc1 | . GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV giúp HS trả lời. . GV viết lên bảng các ý cần đưa vào thành câu. . GV giúp HS nói thành câu dựa vào các ý trên. . GV nói lại câu, sau đó viết câu hoàn thiện lên bảng. . HS nói lại câu và chép lại câu trên bảng vào vở. |
9
Bậc2 | . GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV giúp HS trả lời. . GV viết lên bảng các ý cần đưa vào thành câu. . GV giúp HS nói thành câu dựa vào các ý trên. . GV nói lại câu, sau đó viết câu hoàn thiện lên bảng rồi xóa đi phần ( từ ) cần viết khác nhau giữa các HS (ví dụ xóa số 45 trong câu “Bố em 45 tuổi”). . HS viết lại câu theo mẫu, điền thông tin thích hợp với bản thân vào chỗ trống. |
Bậc 3 | . GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV giúp HS trả lời. . GV viết lên bảng các ý cần đưa vào thành câu. . GV giúp HS nói thành câu dựa vào các ý trên. . GV nói lại câu, sau đó viết cả câu lên bảng rồi xóa đi một từ bất kỳ không phải là động từ. . HS viết lại câu hoàn thiện vào vở, điền vào chỗ trống từ còn thiếu. |
Bậc 4 | . GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV giúp HS trả lời. . GV viết lên bảng các ý cần đưa vào thành câu. . GV giúp HS nói thành câu dựa vào các ý trên. . GV nói lại câu, sau đó viết cả câu lên bảng rồi xóa đi động từ trong câu. . HS viết lại câu hoàn chỉnh vào vở, điền động từ thích hợp vào chỗ trống. |
. GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV giúp HS trả lời. |
10
Bậc 5 | . GV viết lên bảng các ý cần đưa vào thành câu. . GV giúp HS nói thành câu dựa vào các ý trên. . GV nói lại câu, sau đó GV viết một nửa câu lên bảng và để…(3 chấm). . HS viết hoàn thiện cả câu vào vở. |
Bậc6 | . GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV giúp HS trả lời. . GV viết lên bảng các ý cần đưa vào thành câu. . GV giúp HS nói thành câu dựa vào các ý trên. . GV nói lại câu, sau đó viết một nửa câu lên bảng và để…(3 chấm) trước và sau động từ. . HS viết hoàn thiện cả câu vào vở. |
Bậc 7 | . GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV giúp HS trả lời. . GV viết lên bảng các ý cần đưa vào thành câu. . GV giúp HS nói thành câu dựa vào các ý trên. . GV nói lại câu, sau đó viết viết bộ phận chính thứ nhất của câu lên bảng và để…(3 chấm) phần còn lại của câu. . HS viết hoàn thiện cả câu vào vở. |
Bậc8 | . GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV giúp HS trả lời. . GV viết lên bảng các ý cần đưa vào thành câu. . GV giúp HS nói thành câu dựa vào các ý trên. . GV nói lại câu, sau đó viết từ đầu tiên của câu lên bảng và để…(3 chấm) phần còn lại của câu. . HS viết hoàn thiện cả câu vào vở. |
11
Ở mỗi bậc của chu trình sẽ phản ánh sự khác nhau về mức độ hỗ trợ của GV
đối với quá trình viết của HS. Trong quá trình dạy học, tôi đã áp dụng ở bậc 7 dành
cho những em có nhận thức chậm còn với những em học khá hơn tôi nâng dần đến
mức 9 của chu trình.
Với những tiết làm văn đầu tiên, tôi đã áp dụng bậc 1 của chu trình và việc
hướng dẫn, hỗ trợ học sinh rất cụ thể, chi tiết.Vì vậy thời lượng dành cho mỗi tiết
có thể kéo dài là 2 tiết so với tiết học hiện hành.Ở các bậc tiếp theo, giáo viên vẫn
hướng dẫn nhưng ở mức độ giảm dần và sau mỗi bài học các em hầu như dần nắm
được cách viết câu văn ngắn gọn và đủ ý.
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn kể về Cô giáo( hoặc Thầy
giáo) lớp Một của em. Tôi thực hành hướng dẫn các em qua các bước:
Bước 1: Gợi hứng thú về nhân vật được miêu tả.
Bước 2: Hướng dẫn viết.
Bước 3: Hoàn thiện bài viết.
Bước 4: Kết thúc bài học.
Bước 1: Gợi hứng thú về nhân vật được miêu tả.
Đây cũng là bước các em tiến hành việc trải nghiệm bằng cách nhớ lại, tưởng
tượng, hình dung lại về hình dáng, đặc điểm, tính nết của Cô giáo hoặc Thầy giáo
lớp một của mình.
Bậc 9 | . GV đặt câu hỏi, HS trả lời, GV giúp HS trả lời. . GV viết lên bảng các ý cần đưa vào thành câu. . GV giúp HS nói thành câu dựa vào các ý trên. . GV nói lại câu và không viết câu lên bảng. . HS viết câu hoàn thiện vào vở. |
12
Khiyêu cầu các em viết một đoạn văn kể về Cô giáo (hoặc Thầy giáo) lớp 1
của mình, tôi yêu cầu các em hãy dành một ít phút để nhớ về cô giáo (thầy giáo)
lớp 1 của em. Các em nhớ xem:
– Cô giáo( thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
– Dáng người cô( thầy) như thế nào?
– Cô ( thầy) dạy em những môn học nào?
– Em thích điều gì ở cô(thầy)?
GV cho các em viết tên cô giáo( thầy giáo) lớp 1 của mình lên đầu trang giấy.
Sau đó các em hãy vẽ phác họa hình dáng cô giáo( thầy giáo) lớp 1 của em xuống
bên dưới. Các em hãy vẽ theo những gì mình nhớ được, không lo vẽ đẹp hay vẽ
xấu mà thông qua hành động vẽ lại hình ảnh cô giáo( thầy giáo) của mình là để các
em có thêm hứng thú và nhớ được những đặc điểm nổi bật nhất về hình ảnh cô
giáo ( thầy giáo) của mình.
Bước 2: Hướng dẫn viết.
Tôi hướng dẫn các em tập hợp thông tin, trả lời câu hỏi, ghi câu văn vào vở
theo sự hướng dẫn của GV. Tôi chia bảng thành 3 cột, đặt câu hỏi và viết câu hỏi
vào cột 1 trên bảng.GV giúp HS lần lượt trả lời các câu hỏi rồi viết ý trả lời cho
câu hỏi vào cột 2. HS lần lượt nói thành câu văn hoàn chỉnh dựa vào thông tin ở
cột 2( nếu các em còn lúng túng, tôi giúp các em nói câu văn,để các em nhắc lại
câu văn đó). Tôi viết câu văn đầy đủ vào cột 3. Gọi một số HS đọc lại câu văn của
mình theo thông tin trong cột 3. HS ghi câu văn vừa đọc vào vở nháp.GV gọi một
số em đọc câu văn của mình vừa viết cho cô giáo và các bạn cùng nghe.Cả lớp
nghe, nhận xét câu văn của bạn xem câu của bạn vừa viết đã đủ hai bộ phận chính
của câu chưa?Cách dùng từ ngữ của bạn đã đúng chưa?Nếu HS dùng từ chưa chính
xác,các bạn trong lớp có thể giúp bạn sửa lại câu văn cho đúng.Sau đó em hãy đọc
lại câu văn em vừa sửa.Khi các em viết các câu văn, tôi đi quan sát, giúp các em
còn lúng túng hoàn chỉnh câu văn của mình.Tôi hướng dẫn HS lần lượt trả lời các
13
câu hỏi, nêu ý trả lời, câu văn hoàn chỉnh. Sau mỗi câu, các em sẽ viết câu văn theo
ý của mình vào vở. Tôi cùng cả lớp sửa chữa và hoàn chỉnh sao cho mỗi câu văn
các em viết ra phải đủ hai bộ phận chính của câu, cách dùng từ trong câu và cách
dùng dấu câu, các từ nối để liên kết các câu.
Tôi đã hướng dẫn HS làm từng câu và trình bày thành 3 cột trên bảng như
sau:
Câu hỏi | Ý trả lời( ví dụ) | Câu hoàn chỉnh(ví dụ) |
Cô (thầy) giáo lớp Một của em tên là gì? | Cô Nguyễn Hoài Anh | Cô giáo lớp 1 của em tên là cô….. Hoặc: Hồi lớp 1, em được học cô giáo…… Hoặc: Cô…..là cô giáo lớp 1 của em. Hoặc: Năm ngoái, em được học cô…. |
Hình dáng của cô( thầy) có đặc điểm gì? | *mái tóc dài *dáng người hơi mập/ đậm *nụ cười rất tươi *mái tóc mới được làm xoăn | Cô …..có mái tóc dài và dáng người cô hơi mập/đậm. Nụ cười của cô rất tươi. Hoặc: Em vẫn nhớ cô….có dáng người nhỏ nhắn, nước da cô không được trắng. Mái tóc của cô mới được làm xoăn rất đẹp. |
Cô(thầy) dạy em những môn học nào? | Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên-xã hội, Thủ công,… | Cô dạy em nhiều môn học như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên- xã hội,.. |
Em thích điều gì ở cô(thầy)? | *dạy toán dễ hiểu *xinh *ăn mặc đẹp | Em thích cô vì cô giảng bài rất dễ hiểu. Cô cũng xinh và ăn mặc đẹp. Em còn thích cô vì cô hiền, cô |
14
*hiền, không quát mắng HS *kể chuyện hay *hài hước | không hay quát mắng học sinh. Cô kể chuyện hay và hài hước làm chúng em cười. | |
Khi nghĩ đến cô, em mong muốn điều gì? | *cô khỏe *xinh đẹp *gặp lại cô *lại được học cô | Nhớ đến cô, em mong cô luôn khỏe mạnh, xinh đẹp và em mong lại được học cô. |
Bước 3: Hoàn thiện bài viết.
Sau khi HS đã viết được các câu văn hoàn chỉnh của mình vào vở nháp.GV
cho các em đọc lại các câu của mình một lượt.Các em phát hiện câu văn nào còn
sai về từ, lỗi chính tả, dấu câu thì các em sẽ tự sửa lại câu, từ đó cho đúng. Sau đó
các em sẽ sắp xếp, viết các câu văn đó thành đoạn văn ngắn vào vở theo yêu cầu
của GV. Trước khi các em viết bài viết của mình vào vở, GV hướng dẫn các em
viết thành đoạn văn liền mạch, khi viết hết một câu không xuống dòng.Câu đầu
tiên phải lùi vào một ô và viết hoa.Hết một câu phải ghi dấu chấm câu.Sắp xếp ý
nào trước, ý nào sau để đoạn văn hay hơn.Khi các em viết bài, tôi đến từng bàn để
giúp đỡ các em thực hành bài viết nhất là những em học sinh có nhận thức chậm để
các em hoàn thành bài viết của mình.Sau khi HS hoàn thành bài viết, tôi cho hai
em ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm để các em trao đổi, đọc bài của
nhau.Trong quá trình đọc, các em có thể cùng phát hiện xem bài của bạn có mắc
lỗi sai nào không và cùng nhau sửa, đồng thời cũng phát hiện những chỗ bạn mình
viết tốt để học tập.Tôi gọi 3-5 HS đọc bài viết của mình trước lớp.Cả lớp cùng
nghe và nhận xét, chữa bài.
Bước 4: Kết thúc bài học.
GV nhận xét, tuyên dương những em có bài làm tốt.Khuyến khích, động viên
những em làm bài còn chậm để các em có sự hứng thú trong học tập.
15
Ví dụ 2:Viết đoạn văn kể về một người thân của em.
Đoạn văn này không phải là đoạn văn khó viết và có phần nào giống với đoạn
văn ở bài 1 nên sự hướng dẫn có phần nhẹnhàng hơn vì các em đã được làm quen
với cách làm văn ở bài tập 1.Với ví dụ này, GV vận dụng ở bậc 2 của chu trình .
Bước 1: Gợi hứng thú về nhân vật được miêu tả.
Khihướng dẫn các em viết một đoạn văn kể về một người thân của mình, trước tiên
tôi yêu cầu các em hãy chọn một người thân mà em muốn kể.Sau đó gọi HS nói
người mà em muốn kể cho cả lớp cùng nghe. GV nhấn mạnh: Chắc người đó có
điều gì đặc biệt đối với em nên em mới chọn. Bây giờ các em sẽ viết tên người đó
vào giấy nháp, sau đó em sẽ vẽ phác họa hình dáng người mà các em đã chọn lên
trang giấy. Các em hãy vẽ theo những gì mình hình dung được, không lo vẽ đẹp
hay vẽ xấu. Bây giờ các em hãy viết những điều các em muốn kể về người đó xung
quanh hình mà các em vừa vẽ.Các em nghĩ đến điều gì thì viết luôn điều đó để
khỏi quên; chỉcần viết ý, không cần viết cả câu đầy đủ.
16
17
18
19
Bước 2: Hướng dẫn viết .
Tôi chia bảng thành 3 cột như ở ví dụ 1, đặt câu hỏi và viết câu hỏi vào cột 1trên
bảng.Tôi giúp HS trả lời các câu hỏi rồi viết ý trả lời cho câu hỏi vào cột 2.HS lần
lượt nói thành câu văn hoàn chỉnh dựa vào thông tin ở cột 2.GV viết câu văn đầy
đủ vào cột 3. Gọi một số HS đọc lại câu văn của mình theo thông tin trong cột 3.
HS ghi câu văn vừa đọc vào vở nháp.Tôi yêu cầu một số em đọc câu văn của mình
vừa viết cho cô giáo và các bạn cùng nghe.Cả lớp nghe, nhận xét câu văn của bạn
xem câu của bạn vừa viết đã đủ hai bộ phận chính của câu chưa?Cách dùng từ ngữ
của bạn đã đúng chưa?Nếu HS dùng từ chưa chính xác, các bạn trong lớp có thể
giúp bạn sửa lại câu văn cho đúng.Sau đó em hãy đọc lại câu văn em vừa sửa.HS
tự viết các câu văn vừa nói miệng vào vở nháp.Khi các em viết các câu văn, GV đi
quan sát, giúp các em còn lúng túng hoàn chỉnh câu văn của mình.Sau đó mỗi
nhóm 2 bạn lại đổi bài cho nhau cùng kiểm tra và sửa chữa.Khi các em trả lời hệ
thống câu hỏi đồng thời cũng thể hiện cấu trúc của đoạn văn .
Cấu trúc đoạn văn | Câu hỏi |
Giới thiệu về người đó. | Người em chọn là ai? Người đó tên là gì? |
Kể về hình dáng. | Người đó bao nhiêu tuổi? Hình dáng người đó có đặc điểm gì?( ví dụ: vóc dáng, mái tóc, nước da,…) |
Kể về nghề nghiệp. | Người đó làm nghề gì? Ở đâu? |
Kể về công việc hàng ngày. | Hằng ngày người đó làm những gì? |
Những điều đặc biệt. | Em thích gì ở người đó? |
Mong muốn/ suy nghĩ | Nghĩ đến người đó em mong điều gì? |
GV lần lượt đặt câu hỏi, HS trả lời và ghi chép các câu văn của mình vào vở
nháp, phần viết câu hoàn chỉnh lên bảng, GV sau khi viết câu hoàn thiện sẽ xóa đi
20
phần (từ) cần viết khác nhau giữa các HS (ví dụ xóa số 42 trong câu “ Bố em 42
tuổi”)
Bước 3: Hoàn thiện bài viết.
Sau khi HS đã viết được các câu văn hoàn chỉnh của mình vào vở nháp, tôi cho các
em đọc lại các câu của mình một lượt.Các em phát hiện câu văn nào còn sai về từ,
lỗi chính tả, dấu câu thì các em sẽ tự sửa lại câu, từ đó cho đúng. Sau đó các em sẽ
sắp xếp, viết các câu văn đó thành đoạn văn ngắn vào vở theo yêu cầu của GV.
Trước khi các em viết bài viết của mình vào vở, tôi hướng dẫn các em nhắc lại các
yêu cầu cần có khi viết đoạn văn, đó là: Câu đầu tiên phải lùi
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education