dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3

SKKN Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
1. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
1.1. Quan điểm chỉ đạo
– Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu
tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
– Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội
dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới
từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của
các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội
và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát
triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới;
kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo
đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp
học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình,
bước đi phù hợp.
– Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi
với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục
gia đình và giáo dục xã hội.
– Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-
xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy
luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số
lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số
lượng.
– Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa
các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa,
hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.
3
– Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào
tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa
các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng
đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục
và đào tạo.
– Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,
đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát
triển đất nước.
1.2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,
đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu
gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,
quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã
hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại
hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào
tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến
năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Mục tiêu cụ thể
– Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu
biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho
trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào
năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn
học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non.
Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện
của từng địa phương và cơ sở giáo dục.
– Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
4
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin
học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát
triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành
việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo
đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông
nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học
phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ
thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo
dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.
Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ
giáo dục trung học phổ thông và tương đương.
– Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức,
kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề
nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo
hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công
nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
– Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi
dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức,
sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ
cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực
quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và
quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công
nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội
nhập quốc tế.
– Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất
là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập
nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng
cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo
đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường
xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự
học và giáo dục từ xa.
– Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người
Việt Nam ở nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng
Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước
5
ngoài, góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó với quê
hương, đồng thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.
2. Mục tiêu môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học
2.1. Mục tiêu môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
– Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn
luyện các thao tác tư duy.
– Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của
Việt Nam và nước ngoài.
– Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2. Các kĩ năng học sinh đạt được trong môn Tiếng Việt ở lớp 3
– Kĩ năng đọc:
+ Đọc một số văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí, khoa học
thường thức (chú trọng đọc tên riêng nước ngoài, từ dễ đọc sai do ảnh
hưởng của cách phát âm địa phương).
+ Đọc thầm.
+ Tìm hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; nhận xét về nhân vật,
hình ảnh, chi tiết; đặt đầu đề cho đoạn văn.
+ Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn.
+ Ghi chép một vài thông tin đã đọc.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Kĩ năng viết:
+ Viết chữ cái cỡ nhỏ.

+ Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo hình thức nghe – viết, nhìn –
viết, nhớ – viết. Viết tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài đơn giản.
Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài.
+ Viết câu trần thuật đơn. Dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
than, dấu phẩy khi viết.
6
+ Huy động vốn từ để diễn đạt ý kiến của bản thân. Bước đầu sử dụng
các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa.
+ Viết đoạn văn kể, tả đơn giản theo gợi ý.
+ Điền vào tờ khai in sẵn; viết đơn, viết báo cáo ngắn theo mẫu; viết
bức thư ngắn, trình bày phong bì thư.

Kĩ năng nghe:
+ Nghe và kể lại những câu chuyện đơn giản, thuật lại nội dung chính

của các bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội dung
phù hợp với lứa tuổi.
+ Nghe – viết đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn.
+ Ghi lại một vài ý khi nghe văn bản ngắn, có nội dung đơn giản.
– Kĩ năng nói:
+ Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh
hoạt lớp, sinh hoạt Đội.
+ Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại.
+ Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đơn giản đã được nghe.
+ Phát biểu ý kiến trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, chi
đội; trình bày miệng báo cáo ngắn ( đã viết theo mẫu) về hoạt động của
tổ, lớp, chi đội.
3. Nhiệm vụ phân môn Luyện từ và câu
3.1. Cung cấp một số kiến thức về từ và câu
Dạy học Luyện từ và câu giúp các em có được những kiến thức cơ bản
về từ cần thiết như: Cấu trúc của từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại, về câu
như: cấu tạo câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử
dụng trong giao tiếp.
3.2. Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu
cho các em
– Dạy nghĩa từ: Giúp học sinh nắm được nghĩa và sự chuyển nghĩa của
từ bằng cách thêm vào vố từ của học sinh những từ có nghĩa mới. Hình thành
cho học sinh cách phát hiện những từ ngữ mới chưa biết nghĩa trong văn bản,
7
nắm được thao tác giải nghĩa từ, làm rõ các sắc thái ý nghĩa của từ trong các
ngữ cảnh khác nhau.
– Hệ thống hóa vốn từ: Giúp học sinh biết sắp xếp các từ ngữ một cách
có hệ thống trong trí nhớ để có thể sử dụng thuận tiện, dễ dàng trong lời nói ở
mọi tình huống.
– Tích cực hóa vốn từ: Giúp học sinh biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp
tích cực chính xác một cách thường xuyên trong đời sống. Giúp học sinh biết
cách đặt câu từ vốn từ đã có sử dụng các kiểu câu đúng mục đích giao tiếp có
văn hóa.
3.3. Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức
sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp
Phân môn Luyện từ và câu từ việc cung cấp kiến thức về từ và câu, làm
giàu vốn từ cho học sinh giúp hình thành nên thói quen dùng ngôn từ đúng
trong mọi ngữ cảnh trong trí nhớ, xây dựng thói quen dùng từ đúng, nói và
viết câu thành thạo từ những từ đã được tìm hiểu, từ đó hình thành ý thức sử
dụng Tiếng Việt có mục đích và văn hóa trong giao tiếp hàng ngày.
Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên, luyện từ và câu còn có nhiệm vụ
rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
4. Thực trạng dạy học
Ngày nay, phân môn Luyện từ và câu của môn Tiếng Việt ở tiểu học
nói chung và ở lớp 3 nói riêng được tích hợp với các phân môn khác trong
Tiếng Việt như: Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện, Tập đọc đòi hỏi học sinh
phải có kĩ năng nắm bắt và vận dụng từ ngữ linh hoạt sáng tạo, giáo viên cần
phải linh hoạt chuyển đổi hình thức các dạng bài tập giúp học sinh nâng cao
hiệu quả tiếp thu. Vậy nên, giáo viên và học sinh phải cần thêm những cuốn
sách tham khảo phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học rèn cho học sinh kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo trong mọi ngữ cảnh.
Trong phân môn Luyện từ và câu, việc rèn luyện cho học sinh về từ
chủ yếu thông qua các dạng bài tập mở rộng vốn từ phong phú đa dạng theo
từng bài học trong từng chủ điểm, nhưng thực trạng các bài tập đó còn rất hạn
chế, chưa phục vụ đủ cho nhu cầu tìm hiểu, tham khảo của giáo viên và học
sinh. Vì vậy, đòi hỏi việc phải xây dựng bộ sách tham khảo tương đối toàn
8
diện cho giáo viên và học sinh để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập ở
cấp tiểu học nói chung và khối lớp 3 nói riêng.
Việc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện
từ và câu cho học sinh lớp 3 theo từng chủ điểm sẽ tạo điều kiện cho việc dạy
học Luyện từ và câu lớp 3 đạt hiệu quả hơn, đảm bảo tính hệ thống của từ
vựng, phù hợp với nội dung chương trình môn học, góp phần đẩy mạnh và
nâng cao năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh.
Chính vì những lí do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống
bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong phân môn luyện từ và câu cho
học sinh lớp 3” làm báo cáo sáng kiến của mình.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1.Thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa
Tiếng Việt 3
a. Thực trạng dạy của giáo viên
– Về lịch giảng dạy: Giáo viên thực hiện tương đối tốt lịch trình giảng
dạy đã quy định
– Về việc soạn giáo án: 100% giáo viên chuẩn bị bài giảng trước khi lên
lớp, bài giảng không phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa và sách giáo
viên.
– Về phân bố thời lượng tiết học: Hầu hết các giáo viên đều đảm bảo
thời gian dạy học phù hợp với yêu cầu, dung lượng kiến thức học sinh cần
nắm được. Tuy nhiên, trong từng hoạt động dạy học việc phân bố thời gian
vẫn có sự bất cập.
– Về phương pháp giảng dạy: Giáo viên đã vận dụng những phương
pháp dạy học đa dạng, phong phú phù hợp với nội dung kiến thức cần truyền
đạt cho học sinh, phổ biến là một số phương pháp chung như: Phương pháp
đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm,… và phương pháp riêng của môn
Tiếng Việt, như: phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện
theo mẫu, phương pháp giao tiếp,…
b.Thực trạng học và kết quả học tập của học sinh
* Về thực trạng học
9
Thực trạng điều tra cho thấy, nhiều em học sinh cấp tiểu học nói chung
và lớp 3 nói riêng đã có ý thức học tập môn học. Bên cạnh đó, vẫn còn một số
học sinh không có hứng thú với phân môn Luyện từ và câu, đa phần do các
em coi đây là môn học khó và khô. Trên lớp, các em tiếp thu kiến thức một
cách thụ động: giáo viên giảng – học sinh ghi chép máy móc, không hiểu chắc
và sâu kiến thức, làm bài tập qua loa, lười suy nghĩ cẩn thận và luôn có ý nghĩ
trông chờ giáo viên chữa rồi sao chép kết quả chính xác vào vở.
* Về kết quả học tập
– Trình độ học vấn của học sinh có sự chênh lệch không đáng kể giữa
hai trường, đảm bảo ở mức biết và vận dụng được những tri thức đã học vào
thực tế.
– Kết quả kiểm tra của học sinh có sự chênh lệch, cùng trong chương
trình học vẫn có tỉ lệ điểm giỏi, khá, trung bình.
c. Thực trạng về các tài liệu, bài tập hiện có
Vấn đề xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học
nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng là vấn đề mà đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về rất nhiều những khía cạnh khác nhau. Nhưng nhìn chung, đó
thường là những vấn đề về lý thuyết đan xen bài tập tham khảo, cụ thể:
Trong cuốn “Em học giỏi Luyện từ và câu lớp 3” của Th.S Lê Thị
Nguyên, Trần Đức Niềm (Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã biên
soạn nhằm hỗ trợ học sinh lớp 3 hiểu sâu hơn về cách sử dụng từ ngữ, cấu
trúc câu, đồng thời hướng dẫn các em tự học, tự rèn kỹ năng nhận biết và
phân tích cấu tạo từ, ngữ, cấu trúc câu bằng các đề kiểm tra ôn luyện hằng
tuần, từ đó tạo nền tảng giúp các em học tốt hơn trong phân môn Luyện từ và
câu. Tuy nhiên, các dạng bài tập đó chưa đi theo từng chủ điểm làm cho các
em nhầm lẫn trong việc nhận dạng và vận dụng từ ngữ trong các ngữ cảnh,
các dạng bài tập còn chưa tạo hứng thú cao cho học sinh.
Tác giả Đào Tiến Thi, Nguyễn Thị Lan Anh với cuốn “Bài tập trắc
nghiệm Tiếng Việt 3” (Nxb Đại học Sư phạm, 2007) đã đưa ra hệ thống bài
tập trắc nghiệm với hai dạng bài tìm thông tin đúng, hoàn thiện và phát triển
thông tin theo các phân môn chương trình môn Tiếng Việt 3 phù hợp cho giáo
viên và học sinh khi dạy – học môn Tiếng Việt 3. Tuy nhiên, phần hạn chế
của cuốn sách nằm ở việc đưa ra những bài tập trắc nghiệm đơn điệu và
10
không được sắp xếp theo từng chủ điểm bài học, làm cho học sinh khó nắm
bắt được cách sử dụng từ ngữ.
Trong luận văn của tác giả Lê Thị Thắm về “Xây dựng hệ thống bài tập
mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3” đã triển khai được những
dạng bài tập mở rộng vốn từ theo các chủ điểm trong sách giáo khoa Tiếng
Việt 3 nhưng chỉ triển khai xây dựng hệ thống bài tập trong 8 chủ điểm của
chương trình Tiếng Việt 3, chưa bao hàm tất cả 15 chủ điểm của sách giáo
khoa Tiếng Việt 3. Sáng kiến này là cơ sở gợi ý chính để tôi tiếp tục nghiên
cứu 7 chủ điểm còn lại của sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
Những công trình trên đây đã đề cập đến những vấn đề khác nhau của
phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt ở tiểu học đặc biệt là lớp 3,
nội dung chủ yếu của các dạng bài tập là nâng cao vốn từ cho học sinh, xây
dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận về việc mở rộng vốn từ
theo từng chủ điểm cho học sinh nhưng chưa đầy đủ.
Vì vậy, trước những yêu cầu phát triển và nâng cao kiến thức của người
học, đổi mới tài liệu dạy học phù hợp của người dạy, bổ sung hoàn thiện hệ
thống bài tập mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm trong phân môn Luyện từ và
câu cho học sinh lớp 3. Tôi mạnh dạn xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn
từ theo chủ điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 nhằm
phát huy tính tích cực chủ động trong dạy và học phân môn Luyện từ và câu
cho học sinh lớp 3 trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa, thành tựu
đúng đắn sáng tạo của những người đi trước.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi có điểm mới và đột phá nhất chính
là việc đề xuất xây dựng hệ thống bài tập mẫu về mở rộng vốn từ theo chủ
điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 với 7 chủ điểm còn
lại trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 – phân môn Luyện từ và câu đã
được áp dụng hiệu quả tại đơn vị.
2.1. Đề xuất xây dựng hệ thống bài tập mẫu về mở rộng vốn từ theo chủ
điểm trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3
a. Chủ điểm Anh em một nhà
* Nhóm bài tập nhận dạng từ
11
– Bài tập nhận dạng từ rời
Bài tập 1: Trong các từ sau đây, từ nào chỉ tên một số dân tộc thiểu số ở đất
nước ta:
Tày, Thái, Cốc, Mèo, Nùng, Hoa, Ba Na, Gia Rai, Chăm, Ba Lan, Dao,
Kinh.
Bài tập 2: Gạch chân dưới từ chỉ nếp sống sinh hoạt và làm việc của người
dân tộc thiểu số vùng đồi núi:
nhà rông, nhà ống, ruộng bậc thang, áo bà ba, cơm lam, đình làng, nhà
sàn, áo dài, rượu cần, bản làng.
Bài tập 3: Gạch chân dưới từ chỉ tên lễ hội của các dân tộc thiểu số ở nước ta:
cồng chiêng, đền Hùng, đâm trâu, hội Gióng, đua voi, hội Xoan, nhảy
lửa, chùa Hương cúng bản, đền Trần, đập trống, nhảy sạp.
Bài tập 4: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Những từ nào sau đây nói về tên lễ hội ở vùng dân tộc thiểu số?
a) Cồng chiêng c) Chùa Hương
b) Đền Hùng d) Yên Tử
Bài tập 5: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Chỉ ra tên dân tộc không là dân tộc thiểu số ở nước ta?
a) Dao c) Mông
b) Thái d) Kinh
– Bài tập nhận dạng từ trong lời nói
Bài tập 6: Những từ, cụm từ nào có liên quan đến các dân tộc thiểu số trong
các phát ngôn sau đây:
a) Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình
thức luân phiên tại các tỉnh có văn hóa cồng chiêng.
b) Dưới bàn tay tài hoa của người nông dân cần mẫn, những thửa ruộng
bậc thang đã trở thành một kiệt tác nghệ thuật giữa trời đất mỗi độ thu về.
c) Thức uống mang đậm bản sắc dân tộc Mường chính là rượu cần – thứ
rượu có mùi thơm nồng của hương gạo của men ủ làm say đắm biết bao nhiêu
vị khách thập phương khi thưởng thức.
Bài tập 7: Gạch chân dưới những từ, cụm từ chỉ tên những hoạt động hay
những trò chơi chủ yếu được tổ chức trong lễ hội của các dân tộc thiểu số ở
những câu sau:
12
a) Múa sạp là điệu múa dân gian có nguồn gốc từ dân tộc Mường.
b) Mỗi dịp hội làng, những trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, ném
còn, đi cầu kiều, múa khèn,… lại được người dân mọi miền tổ chức.
c) Hàng nghìn con người nắm tay nhau nhảy múa hòa điệu theo từng
nhịp
Bài tập 8: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Nhà rông ở Tây Nguyên được làm bằng chất liệu gì?
a) Gạch, đá c) Đất nung

b) Các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu
đánh cồng chiêng trong đêm núi rừng Tây Nguyên.
d) Rơm, rạ

Bài tập 9: Trong đoạn văn sau đây từ nào chỉ tên một số dân tộc thiểu số nước
ta:
“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai, Ê Đê, Xê Đăng
hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh
em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp
nhau. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta
không bao giờ giản bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững
quyền tự chủ của chúng ta.”
HỒ CHÍ MINH
* Nhóm bài tập sử dụng từ
– Bài tập điền từ vào chỗ trống
Bài tập 10: Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống trong các câu sau đây:
(múa sạp, gội đầu, nhà rông)
a) Các già làng của các dân tộc vùng Tây Nguyên thường họp tại … để
bàn những công việc lớn.
b) Trong lễ hội xuân đầy màu sắc của dân tộc Mường, những điệu múa
dân gian như … được thể hiện đầy ấn tượng.
c) Lễ hội … hay lễ hội Lúng ta là một lễ hội của đồng bào Thái trắng,
đánh dấu thời điểm qua năm, rũ bỏ cái cũ, đón nhận cái mới.
Bài tập 11: Điền từ ngữ vào chỗ trống trong những câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một … phải … nhau cùng.
b) Lá … đùm lá …
13
c) Khi đói cùng chung một…
Khi rét cùng chung một …
Bài tập 12: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) … là một kiểu nhà ở có sàn được làm lưng chừng trên các cột, cách
mặt đất một khoảng, thường thấy ở miền núi.
b) Các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam phải luôn …, tôn trọng
và giúp đỡ nhau cùng phát triển
c) Đồng bào miền đồi núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng …
Bài tập 13: Điền từ thích hợp vào ô trống theo mô hình với các gợi ý dưới
đây:
a) Tên lễ hội được tổ chức hằng năm theo hình thức luân phiên tại Tây
Nguyên: có 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C
b) Tên một dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt
Nam: có một tiếng, bắt đầu bằng chữ M
c) Tên một trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: có hai
tiếng, bắt đầu bằng chữ A
– Bài tập dùng từ đặt câu
Bài tập 14: Đặt câu với các từ sau đây (mỗi từ đặt một câu):
dân tộc, nhà sàn, ruộng bậc thang, múa khèn, dân tộc Mèo
Bài tập 15: Tìm 5 từ chỉ tên của các dân tộc thiểu số Việt Nam, đặt câu với 1
từ vừa tìm được.
Bài tập 16: Tìm 3 từ chỉ tên những lễ hội của các dân tộc trên đất nước ta, đặt
câu với các từ đó
– Bài tập thay thế từ ngữ
Bài tập 17: Hãy thay từ in nghiêng trong các câu dưới đây bằng một từ khác
có cùng nghĩa:
a) Mọi dân tộc trên đất nước ta cùng chung sức, đồng lòng xây dựng
đất nước phát triển
14
b) Đồng bào Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rất
phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc.
c) Múa sạp là môn nghệ thuật dân gian đặc sắc của một số dân tộc vùng
Tây Bắc trong những dịp vui, trong các lễ hội.
Bài tập 18: Thay thế những từ in nghiêng trong các câu sau đây bằng những
từ khác mà không thay đổi nghĩa của câu:
a) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc thiểu số thường quây quần
bên nhà rông để múa hát.
b) Câu chuyện “Hũ bạc của người cha” là truyện cổ của dân tộc Chăm.
c) Anh Kim Đồng là một thiếu niên người dân tộc Nùng, anh chính là
đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Bài tập 19: Những từ nào thuộc chủ điểm Anh em một nhà có thể thay thế
được cho những từ in nghiêng trong các câu sau đây:
a) Ngày hội tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi
là một trong những hội của văn hóa truyền thống cấc dân tộc ở vùng Tây
Nguyên diễn ra rất tưng bừng.
b) Người dân vùng đồi núi trồng lúa trên những bãi đất bên sườn đồi,
lớp nọ gối tiếp lớp kia tạo thành những lớp lụa đào rực rỡ sắc xanh của lúa
non và sắc vàng khu mùa lúa chín.
c) Nhà của người dân tộc Bana gọi là đình làng của người Kinh là nơi lưu
giữ nhiều vật linh thiêng của làng, nơi đón khách của làng và các gia đình trong
làng.
* Nhóm bài tập sửa lỗi từ
Bài tập 20: Em hãy phát hiện và chỉ ra lỗi dùng từ trong các câu sau đây và
sửa lại cho đúng:
“Trong 8 nhóm ngôn ngữ của 54 dân tộc Việt Nam, nhóm ngôn
ngữ Việt – Mường có 4 người: Kinh, Mường, Thổ, Chứt. Đồng bào sống chủ
yếu bằng nghề trồng lúa nước và đánh cá.”
Bài tập 21: Trong câu sau đây, từ nào viết sai chính tả, em hãy tìm và sửa lại
cho đúng:
Nhà Dông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng,
như đình làng người kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân
làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.
15
Bài tập 22: Trong câu dưới đây, từ nào dùng sai chính tả? Hãy sửa lại cho
đúng:
Nhà xàn của dân tộc Mường mang đặc điểm của người Việt và người
Tày, Nùng, còn người Thái lại có kiểu nhà sàn riêng được thiết kế hướng về
một ngọn núi vút cao, cây cối xanh tươi thể hiện một sức sống mãnh liệt, bất
diệt.
b. Chủ điểm Bắc – Trung – Nam
* Nhóm bài tập nhận dạng từ
– Bài tập nhận dạng từ rời
Bài tập 23: Trong các từ sau đây, từ nào được dùng ở miền Bắc nước ta:
ba, bố, tía, quả dứa, trái thơm, tôi, tui, bàn là, bàn ủi, bát, chén, chăn, mền
Bài tập 24: Gạch chân dưới những từ được dùng ở miền Nam nước ta:
ngan, vịt xiêm, ruốc, chà bông, buồn, nhột, cái bút, cây viết, dùng, xài
Bài tập 25: Gạch chân dưới những từ được dùng ở miền Trung nước ta:
mẹ, mệ, đâu, mô, bên kia, bên tê, ni, này, mô, chổi, chủi
Bài tập 26: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Những từ nào sau đây nói về tên một loài hoa hồng bản địa của Đông
Á mà người miền Bắc thường gọi?
a) tường vi c) bông súng
b) bông bụp d) bông lau
Bài tập 27: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Chỉ ra tên một loại phương tiện giao thông chạy trên đường sắt mà
người miền Nam thường gọi?
a) tàu hỏa c) xe lửa
b) tàu thủy d) tàu bay
Bài tập 28: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Từ chà bông được người dân ở miền nào thường xuyên sử dụng để gọi
tên?
a) miền Bắc c) miền Nam
b) miền Trung d) không có miền nào
– Bài tập nhận dạng từ trong lời nói
Bài tập 29: Những từ nào thường được dùng ở một số tỉnh miền Nam nước ta
trong các phát ngôn sau đây:
16
a) Chị hai tôi là người vô cùng thông minh và xinh đẹp.
b) Trái thơm có thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có
nhiều mắt; phía trên có một cụm lá
c) Từ xa xưa, heo là loài vật đã gắn bó thân thiết với người dân Việt
Nam, nó là nét đặc trưng của vùng quê lam lũ, con vật hiền lành và được nuôi
phổ biến trong những hộ gia đình.
Bài tập 30: Gạch chân dưới những từ thường được dùng ở một số tỉnh miền
Trung nước ta ở những câu sau:
a) Bây hãy lại đây, chúng ta sẽ cùng nhau nói chuyện nhé!
b) Mệ tôi là một người phụ nữ yêu gia đình, đi mô mệ cũng chỉ mong
có thời gian để chăm sóc cho gia đình.
c) Các bạn nhỏ đang diễn văn nghệ trên sân khấu được khoác trên mình
những chiếc mấn vô cùng xinh đẹp và duyên dáng.
Bài tập 31: Trong đoạn văn sau đây từ nào chủ yếu được dùng ở miền Bắc
nước ta:
Gia đình là tiếng gọi thân thương trìu mến, là mái ấm chốn dừng chân
mỗi khi mỏi mệt. Gia đình tôi luôn có sự che chở của bố, có giọng nói ngọt
ngào của mẹ, có sự chăm sóc, yêu mến của anh cả. Với tôi, gia đình là món
quà quý giá mà tôi luôn nâng niu và trân trọng cả cuộc đời.
* Nhóm bài tập sử dụng từ
– Bài tập điền từ vào chỗ trống
Bài tập 32: Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống trong các câu sau đây:
(vịt xiêm, chủi, mẹ, mô, heo, bàn là, vô, thơm, bảo)
• Các từ thường dùng ở miền Bắc
a) … em có dáng người mảnh mai, đôi mắt tròn đen, mái tóc ngắn gọn.
b) Siêu thị điện máy xanh có bán rất nhiều đồ điện tử như: …., nồi cơm
điện, tủ lạnh, ti vi, máy giặt, máy điều hòa và còn rất nhiều đồ điện tử khác
nữa.
c) Cô giáo … : “Ai chăm chỉ học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài,
mỗi ngày cô sẽ thưởng cho bạn đó một bông hoa điểm tốt”.
• Các từ thường dùng ở miền Trung
17
a) Cứ mỗi độ gặt hát, bà em lại ngồi tuốt từng bông lúa nếp để lấy rơm
phơi ra làm … .
b) Những người con xa xứ, đi … cũng vẫn luôn nhớ về quê hương.
c) Hè đến, bố Hùng cho bạn ấy … miền Nam chơi với ông bà.
• Các từ thường dùng ở miền Nam
a) Những chú … con ăn đã no tròn lăn quay ra ngủ.
b) Đến mùa rộ, những cánh đồng … trải dài tới tận chân núi, xanh ngút
tầm mắt.
c) Đàn … lũ lượt kéo nhau ra ao tắm mát.
Bài tập 33: Điền từ ngữ vào chỗ trống trong những câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Núi cao … lắm núi ơi,
Che khuất mặt trời, không thấy người yêu.
b) … hay không ngại cày trưa
c) Đã lâu lắm chưa về thăm …
Ăn bữa cơm giòn giã thơm ngon
Canh cà rau muống bàn tròn
Gia đình sum họp còn hơn thiên đường.
Bài tập 34: Điền những từ thưởng sử dụng ở miền Trung vào chỗ trống trong
các câu sau:
a) … là dụng cụ để làm sạch, vệ sinh những mặt phẳng bám bụi: nền
nhà, mặt sân, mặt đường.
b) Những con người Việt Nam đi … cũng nhớ về quê hương yêu dấu.
c) Rừng về đêm, bản làng cùng nhau … đuốc vui đùa bên ánh trăng.
Bài tập 35: Điển từ thích hợp vào ô trống theo mô hình với các gợi ý dưới
đây:
a) Từ ngữ được dùng ở miền Nam, chỉ tên vật dụng ăn cơm hằng ngày
giống với nghĩa của từ bát của người miền Bắc: có một tiếng, bắt đầu bằng
chữ C
b) Từ ngữ thường được dùng ở miền Bắc, chỉ tên một cảm giác khi cảm
thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác: có hai tiếng,
bắt đầu bằng chữ X
18
c) Từ ngữ thường được dùng ở miền Trung, tên vị trí cao nhất trong thứ
tự xếp hạng: có một tiếng, bắt đầu bằng chữ N
– Bài tập dùng từ đặt câu
Bài tập 36: Đặt câu với các từ sau đây (mỗi từ đặt một câu):
trái thơm, bố, chi, mần, ăn hiếp, dơ, bóng điện
Bài tập 37: Tìm 5 từ thường được dùng ở miền Bắc nước ta, đặt câu với 1 từ
vừa tìm được.
Bài tập 38: Tìm 3 từ thường được dùng ở miền Nam nước ta, đặt câu với các
từ vừa tìm được.
– Bài tập thay thế từ ngữ
Bài tập 39: Hãy thay từ in nghiêng trong các câu dưới đây bằng một từ khác
có cùng nghĩa:
a) Những người dân tỉnh lũ lượt kéo nhau lên Hà Nội tìm một công
việc mưu sinh.
b) Dàn dưa leo xanh mướt chi chít những trái treo lơ lửng trên thân cây.
c) Bạn Hoa lớp 3B trông hơi gầy.
Bài tập 40: Hãy thay thế những từ in nghiêng trong các câu sau đây bằng
những từ khác mà không thay đổi nghĩa của câu:
a) Những người lái ghe xếp những chiếc ghe của mình san sát bên bờ
sông.
b) Chiều chiều, trên những thửa ruộng bậc thang, những đàn trâu rừng
kéo nhau về bản.
* Nhóm bài tập sửa lỗi từ
Bài tập 42: Em hãy phát hiện và chỉ ra lỗi dùng từ trong các câu sau đây và
sửa lại cho đúng:
Những cô gái xứ Huế e thẹn, ngượn ngùng trong chiếc nón lá, tà áo dài
trắng tung bay trong chiều gió hè.
Bài tập 43: Trong câu sau đây, từ nào dùng không đúng âm? Hãy sửa lại cho
đúng:
19
Nhà trường quy định, mỗi bậc phụ huynh khi đến đón con em mình đều
không được đẫu xe trước cổng trường.
Bài tập 44: Trong câu dưới đây, từ nào dùng sai chính tả? Hãy sửa lại cho
đúng:
Những chiếc ny uống nước xinh đẹp được bày bán rất nhiều trong
những cửa hàng đồ lưu niệm.
c) Những chiếc váy dân tộc đều mang những nét đẹp và ý nghĩa khác
nhau, in dấu truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc đó
Bài tập 41: Những từ nào sử dụng ở 2 miền Bắc – Nam có thể thay thế được
cho những cụm từ in nghiêng trong các câu sau đây
a) Những người không chịu học tập và làm việc sẽ không bao giờ có
được thành công
b) Cả ngày hôm qua khu nhà Lan không có điện
c) Những đứa nhỏ trong nhà hàng xóm đang đợi mẹ chúng đi làm về.
c. Chủ điểm Bầu trời và mặt đất
* Nhóm bài tập nhận dạng từ
– Bài tập nhận dạng từ rời
Bài tập 45: Trong các từ sau đây, từ nào chỉ tên một số vật trên bầu trời:
mây, đất, mặt trời, chim, sao băng, biển cả, mặt trăng, cầu vồng
Bài tập 46: Gạch chân dưới những từ chỉ tên một số vật trên mặt đất:
cây cối, san hô, đồi núi, ngôi sao, thú rừng, cá mập, đất đai
Bài tập 47: Gạch chân dưới những từ chỉ những gì thiên nhiên mang lại cho
con người:
biển cả, nhà cửa, khoáng sản, hoa màu, cây cối, không khí, đường nhựa
Bài tập 48: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Từ nào sau đây nói về vật có trong tự nhiên?
a) nhà cửa c) đường nhựa
b) đất đai d) trường học
Bài tập 49: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Chỉ ra những việc con người đã làm để bảo vệ thiên nhiên?
a) trồng rừng c) không xả rác bừa bãi
b) khai thác khoáng sản trái phép d) đốt rừng
Bài tập 50: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
20
Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm giàu đẹp?
a) xây dựng nhà cửa c) khai thác rừng hợp lý
b) trồng nhiều cây xanh d) tất cả các phương án trên
– Bài tập nhận dạng từ trong lời nói
Bài tập 51: Những từ nào là những từ chỉ những vật có trong thiên nhiên
trong các phát ngôn sau đây:
a) Trồng rừng hay trồng cây gây rừng là hệ thống các giải pháp kỹ
thuật lâm sinh được áp dụng để xây dựng rừng nhân tạo.
b) Khoáng sản có vai trò rất lớn trong các ngành: khai thác,chế
biến,công nghiệp năng lượng ,con người xây dựng đóng góp phần không nhỏ
trong sự phát triển của kinh tế.
c) Bãi biển Nha Trang hấp dẫn khách du lịch thập phương bởi ánh nắng
mặt trời nhiệt đới, màu xanh của những triền núi nhấp nhô trên bờ, của các
hòn đảo hoà cùng mầu biển biếc, như tôn thêm vẻ quyến rũ của những dải cát
vàng dạt dào sóng trắng.
Bài tập 52: Gạch chân dưới những từ, cụm từ chỉ những việc con người đã
làm để bảo vệ thiên nhiên trong những câu sau:
a) Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất
trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
b) Nhà nước ngăn chặn và xử lý việc xả thải trái phép ra môi trường
của các nhà máy, giúp giảm thiểu phần nào ô nhiễm đất, nước, không khí.
c) Mỗi người dân có ý thức tự giác không vứt rác bừa bãi, tuyên truyền,
vận động người thân cùng tham gia.
Bài tập 53: Trong đoạn văn sau đây, em hãy cho biết từ nào chỉ tên những thứ
có ở thiên nhiên:
Khi thiên nhiên lớn lên, bạn cũng lớn lên! Những đại dương, những
mảnh đất, những dòng chảy, những cánh rừng của thiên nhiên đều lớn lên
theo thời gian bằng cách này hay cách khác.
* Nhóm bài tập sử dụng từ
– Bài tập điền từ vào chỗ trống
Bài tập 54: Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống trong các câu sau đây:
(cầu vồng, rừng núi, mây)
21
a) Những đám … trắng lững lờ trôi trên bầu trời tựa như chiếc chăn
bông khổng lồ.
b) Sau cơn mưa rào mùa hạ, trời hửng nắng, những vệt sáng đầy sắc
màu của … cũng dần hiện ra giữa bầu trời.
c) … Tây Bắc thoắt ẩn thoắt hiện trong làn sương khói mênh mông mờ
ảo của một vùng non cao.
Bài tập 55: Điền từ ngữ vào chỗ trống trong những câu ca dao, tục ngữ sau:
a) … có quầng thì hạn, … có tán thì mưa.
b) Người xuôi lên thác xuống đèo
Chim kêu … nọ, vượn trẻo non kia
c) Mau … thì nắng, vắng … thì mưa
Bài tập 56: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) … hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục.
b) Câu chuyện “Ông già và …” vẽ ra trước mắt chúng ta một sự thật
trần trụi đến phũ phàng nhưng cũng đầy tính nhân văn.
c) … là vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất.
Bài tập 57: Điển từ thích hợp vào ô trống theo mô hình với các gợi ý dưới
đây:
a) Tên một vật có trong thiên nhiên mang lại ánh sáng, nhiệt độ và sự
sống cho con người: có 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ M
b) Tên một sinh vật trong thiên có khả năng tạo cho mình chất dinh
dưỡng từ đất: có hai tiếng, bắt đầu bằng chữ T
c) Tên một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương: có một
tiếng, bắt đầu bằng chữ B
– Bài tập dùng từ đặt câu
Bài tập 58: Đặt câu với các từ sau đây (mỗi từ đặt một câu):
Khoáng sản, không khí, đồi núi
22
Bài tập 59: Tìm 5 từ chỉ tên của một số sinh vật tự nhiên dưới mặt nước, đặt
câu với các từ vừa tìm được.
Bài tập 60: Tìm 3 từ chỉ tên một số khoáng sản trong tự nhiên, đặt câu với 1
từ trong các từ vừa tìm được.
– Bài tập thay thế từ ngữ
Bài tập 61: Hãy thay từ, cụm từ in nghiêng trong các câu dưới đây bằng một
từ khác có cùng nghĩa:
a) Hành tinh thứ ba trong hệ mặt trời là nhà của hàng triệu loài sinh vật,
trong đó có con người và cho đến nay, đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được
biết đến là có sự sống.
b) Hàng trăm những cánh diều với đủ các màu sắc, hình dáng những
động vật quen thuộc dưới lòng biển cả đâng tung bay trên bầu trời.
c) Vệt sáng của những ngôi sao sa trên trời làm cho bầu trời đêm bỗng
sáng rực, lóng lánh.
Bài tập 62: Hãy thay thế những từ, cụm từ in nghiêng trong các câu sau đây
bằng những từ khác mà không thay đổi nghĩa của câu:
a) Nước ta có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, than đá,… vô cùng
phong phú.
b) Những dòng nước nhỏ chảy tự nhiên từ trên cao xuống róc rách trên
các phiến đá hợp lại cùng nhau để tạo thành dòng sông.
c) Sự tác động của những yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… đã
làm cho thảm thực vật nước ta vô cùng phong phú và đa dạng.
Bài tập 63: Những từ nào nói về những vật trong tự nhiên có thể thay thế
được cho những từ in nghiêng trong các câu sau đây
a) Vực chứa nước Ba bể là một trong những nơi chứa nước ngọt lớn
nhất thế giới nằm trong vườn quốc gia Ba Bể.
b) Tô điểm cho sự hùng vĩ của Trường Sơn là những khối tảng đất đá
lớn đồ sộ.
c) Mùa đầu tiên của đất trời gõ cửa bắt đầu từ những hạt nước nhỏ li ti
từ trên trời rơi xuống để ban phát cho muôn loài sự sống, giục giã cây cối
đâm trồi, nảy lộc.
* Nhóm bài tập sửa lỗi từ
23
Bài tập 64: Em hãy phát hiện và chỉ ra lỗi dùng từ trong câu sau đây và sửa lại
cho đúng:
Môi trường tự nhiên là tất cả những vật thể sống và không sống xuất
hiện một cách tự nhiên trên trái đất như: đất đai, đại giương, khí quyển, thủy
quyển, …
Bài tập 65: Trong câu sau đây, từ nào dùng không đúng âm? Hãy sửa lại cho
đúng:
Tự nhuyên luôn mang lại cho con người những điều tốt dẹp nhất, vì vậy
mỗi người hãy luôn chung tay bảo vệ chúng.
Bài tập 66: Trong câu dưới đây, từ nào dùng sai chính tả? Hãy sửa lại cho
đúng:
Trái đất luôn luôn quay xung quanh mặt chời.
d. Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc
* Nhóm bài tập nhận dạng từ
– Bài tập nhận dạng từ rời
Bài tập 67: Trong các từ sau đây, từ nào được dùng để chỉ tên một số anh
hùng dân tộc ở nước ta:
Trưng Trắc, Chúa Nguyễn, Ngô Quyền, Hồ Chí Minh, Hùng Vương
Bài tập 68: Gạch chân dưới những từ chỉ tên các nước đã sang xâm chiếm
nước ta:
Ân, Ấn Độ, Pháp,Hà Lan, Mỹ, Nguyên Mông, Đức
Bài tập 69: Gạch chân dưới những từ chỉ tên các cuộc khởi nghĩa của nhân
dân ta thời Bắc thuộc:
Hai Bà Trưng, Lam Sơn, Bạch Đằng, đánh Mỹ, Phùng Hưng
Bài tập 70: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Những từ nào sau đây nói về tên nữ anh hùng dân tộc có công chống
giặc Ngô?
a) Triệu Thị Trinh c) Trần Quốc Tuấn
b) Triệu Quang Phục d) Hai Bà Trưng
Bài tập 71: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Nghĩa quân Lam Sơn do ai lãnh đạo?
a) Ngô Quyền c) Trưng Trắc
b) Lê Lợi d) Lý Bí
24
Bài tập 72: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Chỉ ra những việc mà những người học sinh cần phải làm để góp phần
bảo vệ Tổ quốc?
a) học tập tốt c) thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
b) chăm chỉ lao động d) tất cả các ý trên
– Bài tập nhận dạng từ trong lời nói
Bài tập 73: Những từ, cụm từ nào chỉ tên các anh hùng dân tộc trong các phát
ngôn sau đây:
a) Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã có công lớn ba lần đại phá
quân xâm lược Nguyên Mông.
b) Danh tướng Lý thường Kiệt là một vị tướng tài lừng danh trong lịch
sử Việt.
c) Năm 938, Ngô Quyền là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân
Nam Hán trong trận Bạch Đằng lịch sử, chính thức kết thúc thời kì Bắc thuộc,
mở ra thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam ta..
Bài tập 74: Gạch chân dưới những từ cùng nghĩa với từ tổ quốc ở những câu
sau:
a) Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước
Việt Nam, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn vào công
học tập của các em”.
b) Cách đây khoảng 40 – 30 vạn năm, người tối cổ sinh sống khắp nơi
trên đất nước ta.
c) Dân gian có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” nói lên đất
nước trong lịch sử có thể thay đổi các triều đại khác nhau, còn bản tính, cá
tính của con người sẽ khó có thể thay đổi theo thời gian.
Bài tập 75: Trong đoạn văn sau đây, từ nào chỉ tên anh hùng dân tộc thiểu số
nước ta:
Đinh Núp – anh hùng Núp là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu
thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, tác phẩm này đã được
dựng thành bộ phim cùng tên.
(Bài viết của học sinh)
25
* Nhóm bài tập sử dụng từ
– Bài tập điền từ vào chỗ trống
Bài tập 76: Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống trong các câu sau đây:
(nước nhà, Phùng Hưng, gìn giữ)
a) Bác Hồ có câu:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích … Việt Nam
b) … là lãnh tụ một cuộc nổi dậy chống lại sự đô hộ của nhà Đường
thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam
c) Việc … giá trị văn hóa truyền thống là một việc làm vô cùng cần
thiết để bảo tồn bản sắc văn hóa Việt.
Bài tập 77: Điền từ ngữ vào chỗ trống trong những câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày … mùng mười tháng ba
b) Nhớ xưa thứ sáu …
Hai mươi tám tướng, tướng cường nữ nhung.
c) … nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Bài tập 78: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Bác Hồ có câu: “Các vua Hùng đã có công … , Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước”.
b) Học sinh Việt Nam trong giai đoạn hiện nay luôn được sự quan tâm
đặc biệt của toàn xã hội, điều đó đã tạo ra môi trường hết sức thuận lợi để
chúng ta có điều kiện phát triển toàn diện, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm cho
mỗi bản thân chúng ta cần tham gia tích cực hơn vào sự nghiệp học tập góp
phần xây dựng và bảo vệ … .
c) Khi giặc Minh xâm chiếm nước ta, ở Lam Sơn có ông … đứng lên
phất cờ khởi nghĩa.
Bài tập 79: Điển từ thích hợp vào ô trống theo mô hình với các gợi ý dưới
đây:
a) Tên một vị anh hùng dân tộc có công dẹp loạn 12 xứ quân: có 3 tiếng,
bắt đầu bằng chữ Đ
26
b) Tên vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam: có một tiếng, bắt đầu
bằng chữ H
c) Tên một vị thánh trong truyền thuyết Việt Nam có công đánh phá
giặc Ân xâm lược: có hai tiếng, bắt đầu bằng chữ T
– Bài tập dùng từ đặt câu
Bài tập 80: Đặt câu với các từ sau đây (mỗi từ đặt một câu):
Giang sơn, Lê Lợi, tổ quốc, Lý Bí, đất nước
Bài tập 81: Tìm 5 từ chỉ tên của các anh hùng dân tộc dân tộc Việt Nam, đặt
câu với 1 từ vừa tìm được.
Bài tập 82: Tìm 3 từ có cùng nghĩa với từ đất nước, đặt câu với 3 từ vừa tìm
được.
– Bài tập thay thế từ ngữ
Bài tập 83: Hãy thay từ in nghiêng trong các câu dưới đây bằng một từ khác
có cùng nghĩa:
a) Việt Nam – đất nước hình chữ S đang đi lên xây dựng, hoàn thiện,
phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.
b) Bảo vệ tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của mỗi con người đang
sống và làm việc trên đất nước ta.
c) Triệu Quang Phục là người “uy hùng sức mạnh” kế tục sự nghiệp
của Lý Nam Đế.
Bài tập 84: Hãy thay thế những từ in nghiêng trong các câu sau đây bằng
những từ khác mà không thay đổi nghĩa của câu:
a) Trên con đường mòn mang tên Bác, đoàn quân ta đã hùng dũng băng
đèo, lội suối dọc theo dãy Trường Sơn lịch sử đưa bộ đội vào chiến trường
miền Nam đánh Mĩ.
b) Nhân dân ta cần phải luôn noi gương những anh hùng đã chiến đấu
gian khổ hi sinh bảo vệ tổ quốc hòa bình.
* Nhóm bài tập sửa lỗi từ
27
Bài tập 85: Em hãy phát hiện và chỉ ra lỗi chính tả trong các câu thơ sau đây
và sửa lại cho đúng:
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Trìm trong máu nửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù suống đất đen
Xúng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
NGUYỄN ĐÌNH THI
Bài tập 86: Trong câu sau đây, từ nào dùng không đúng âm? Hãy sửa lại
cho đúng:
Việt Nam – hai tiếng thiên liên, thân thương in hằn trong tim mỗi con
người dân tộc.
e. Chủ điểm Cộng đồng
* Nhóm bài tập nhận dạng từ
– Bài tập nhận dạng từ rời
Bài tập 87: Trong các từ sau đây, từ nào được dùng để chỉ những người trong
cộng đồng, từ nào được dùng để chỉ thái độ hoạt động trong cộng đồng:
Đồng nghiệp, cộng tác, đồng đội, đồng hành, đồng bào, đồng tâm,
đồng hương, đồng ngũ, đồng chí,đồng lòng, cộng cư
Bài tập 88: Gạch chân dưới những từ có tiếng “đồng” với nghĩa là cùng nhau
hoặc giống nhau:
Đồng ý, kim đồng, đồng thanh, đồng hương, đồng sắt, đồng ca, đồng
hạng
Bài tập 89: Gạch chân dưới những từ có tiếng “cộng” với nghĩa là gắn bó với
nhau:
Cộng tác, cộng hòa, cộng cư, công cộng, cộng hưởng, cộng quản, cộng
chèo
Bài tập 90: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Em hãy chỉ ra từ có gần nghĩa với từ dân tộc trong các từ ngữ được cho
dưới đây?
a) đồng bào c) đồng chí
b) đồng hương d) đồng lòng
Bài tập 91: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Từ nào trong các từ sau đây chỉ thái độ, hoạt động trong cộng đồng?
28
a) cố kết c) đồng nghĩa
b) đồng âm d) đồng đẳng
– Bài tập nhận dạng từ trong lời nói
Bài tập 92: Những từ nào nói về những người trong cộng đồng trong các phát
ngôn sau đây:
a) Tất cả những đồng hương ở nước ngoài cứ tết đến là họ lại một lòng
hướng về quê hương.
b) Tình đồng chí trong nghĩa vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc thắm đượm
nghĩa tình.
Bài tập 93: Gạch chân dưới những từ chỉ thái độ, hoạt động trong cộng đồng ở
những câu sau:
a) Toàn trường đang đồng tâm hướng về việc ủng hộ nhân dân vùng
bão, lũ, thiên tai.
b) Hai lớp 5A và lớp 5B cộng tác với nhau hoàn thành việc trồng hoa
khu vực nhà hiệu bộ của trường.
Bài tập 94: Trong đoạn văn sau đây từ nào chỉ thái độ ứng xử trong cộng
đồng:
Sự cộng sinh, sự cố kết cộng đồng để tồn tại suốt mấy ngàn năm chống
chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, đã tạo ra sức mạnh Sơn Tinh trong mỗi con
người bé nhỏ. Những con người ấy đồng tâm, đồng lực làm nên những con đê
vững chắc chế ngự lũ lụt, hạn hán, bảo vệ làng mạc, mùa màng và tạo thành
một nền văn minh lúa nước phát triển rực rỡ cho đến ngày nay.
Bài tập 95: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Ý nào sau đây thể hiện ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ Ngựa chạy có
bầy, chim bay có bạn?
a) phải biết đoàn kết với nhau, bạn bè đoàn kết, gia đình đoàn kết và xa
hơn nữa là dân tộc phải biết đoàn kết với nhau.
b) ngựa chạy thì phải có cả bầy, chim bay thì phải bay cùng bạn
* Nhóm bài tập sử dụng từ
– Bài tập điền từ vào chỗ trống
Bài tập 96: Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống trong các câu sau đây:
(đồng sức, cộng tác, đồng hương)
29
a) Hội … là tổ chức của những người cùng quê hương đang sinh sống
và làm việc tại một nơi xa.
b) … là cùng góp sức hoàn thành một công việc nhằm một mục đích
chung, nhưng có thể không cùng chung một trách nhiệm.
c) Nhân dân cả nước đã … khắc phục hậu quả thiên tai bằng cách:
quyên góp tiền, mì tôm, chăn màn, thuốc men, sách vở để ủng hộ người dân
vùng nạn.
Bài tập 97: Điền từ ngữ vào chỗ trống trong những câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Dân ta nhớ một chữ đồng:
… , đồng sức, đồng lòng, đồng minh
b) … làm chẳng nên non
… chụm lại nên hòn núi cao.
Bài tập 98: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) … là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi
trường thường là có cùng các mối quan tâm chung.
b) Người dân cả nước cùng … hướng về biển đảo.
Bài tập 99: Điển từ thích hợp vào ô trống theo mô hình với các gợi ý dưới
đây:
a) Từ chỉ những người trong cùng một đội ngũ: có hai tiếng, bắt đầu
bằng chữ Đ
b) Từ chỉ những người có cùng chung một lòng: có hai tiếng, bắt đầu
bằng chữ Đ
c) Từ chỉ những người cùng làm chung một việc: có hai tiếng, bắt đầu
bằng chữ C
– Bài tập dùng từ đặt câu
Bài tập 100: Đặt câu với các từ sau đây (mỗi từ đặt một câu):
Đồng hương, đồng chí, đồng bào
30
Bài tập 101: Tìm 3 từ chỉ những con người trên mọi đất nước, đặt câu với 1 từ
vừa tìm được.
– Bài tập thay thế từ ngữ
Bài tập 102: Hãy thay từ in nghiêng trong các câu dưới đây bằng một từ khác
có cùng nghĩa:
a) Giáo viên và học sinh trường tiểu học A đồng lòng xây dựng ngôi
trường xanh – sạch – đẹp
b) Người cùng công việc với mẹ Nam mới được thăng chức.
Bài tập 103: Hãy thay thế những từ in nghiêng trong các câu sau đây bằng
những từ khác mà không thay đổi nghĩa của câu:
a) Trên mọi miền tổ quốc, người dân cùng nhau hướng đến xây dựng
một đất nước hoà bình, phát triển.
b) Chúng ta hãy nêu cao tinh thần thiện chí giúp đỡ với những người
gặp nạn khi họ đang ở trong tình cảnh khó khăn.
* Nhóm bài tập sửa lỗi từ
Bài tập 104: Em hãy phát hiện và chỉ ra lỗi dùng từ trong các câu sau đây và
sửa lại cho đúng:
Không ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
(Ca dao)
Bài tập 105: Trong câu ca dao sau đây, từ nào dùn

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *