dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích và học tốt phân môn lịch sử

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích và học tốt phân môn lịch sử

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
I.1. Lí do chọn sáng kiến
Mỗi lần đọc những câu thơ của Người – vị Cha già vĩ đại của dân tộc mà tôi
thấy xúc động vô cùng:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn nghìn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà…”
Đó là những câu thơ mở đầu trong bài “Nên học sử ta” được Bác Hồ viết vào
tháng 2 năm 1942 trên báo Việt Nam độc lập. Đúng vậy, đã là người Việt Nam thì
ai ai cũng phải nắm được lịch sử nước nhà, từ người già đến người trẻ, từ người
thuộc tầng lớp trí thức đến nông dân,….. để biết được những việc đã diễn ra, có thật
và tồn tại khách quan trong quá khứ. Đó là niềm rất đáng tự hào của cả dân tộc ta.
Nó là truyền thống của một quốc gia. Do đó, mọi người dân đều phải có nghĩa vụ,
trách nhiệm học tập, noi gương và phát huy những gì tốt đẹp trong quá khứ- những
điều quý báu mà cha ông đã phải đổ biết bao mồ hôi và xương máu để gìn giữ đến
ngày hôm nay.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách
học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã
hội, phát triển các năng lực nhận thức, trang bị cho các em phương pháp kỹ năng
sống về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong chương trình Tiểu học,
học sinh được học rất nhiều môn với nhiều kiến thức, nội dung phong phú nhằm
giúp học sinh hình thành những năng lực, phẩm chất đặc thù cần có ở người học
sinh.
Có thể nói Lịch sử là một môn học giúp trẻ em bước đầu nhận biết được về
từng giai đoạn, thời kì lịch sử khác nhau của đất nước, từ đó còn bồi dưỡng thêm
tình yêu thương, niềm biết ơn và lòng tự hào sâu sắc của con cháu đối với lớp lớp
cha ông trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ giữ nước. Nó không chỉ hướng các em
biết về những thành quả ở hiện tại, biết kết nối hiện tại với quá khứ, mà còn tạo
nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Và đây cũng là một môn học này không
2
thể thiếu trong chương trình giảng dạy nào ở hầu hết các nước trên thế giới bởi mỗi
một nước đều có một trang sử hào hùng riêng đáng tự hào.
Môn Lịch sử được đưa vào chương trình học bắt đầu từ lớp 4- nơi bước đầu
hình thành cho học sinh các kĩ năng, tri thức, một cái nhìn đầy tự hào về sử ta. Các
kiến thức trọng tâm của phân môn Lịch sử lớp 4 cung cấp cho các em học sinh
những kiến thức cơ bản về các nhân vật lịch sử, các mốc sự kiện đánh dấu sự phát
triển của đất nước theo từng giai đoạn, thời kì, đặc biệt là từ buổi đầu dựng nước
cho tới nửa đầu thế kỉ XIX. Bên cạnh đó bước đầu rèn luyện và hình thành cho học
sinh các kĩ năng: biết quan sát sự vật, hiện tượng, thu nhập, tìm kiếm tư liệu lịch sử
từ các nguồn thông tin khác nhau, biết nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong quá trình
học tập và chọn thông tin để giải đáp, nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện
tượng lịch sử, biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ
đồ,…Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, góp phần bồi dưỡng thêm
sự yêu thích môn học, tính ham học hỏi, tình yêu con người, quê hương, đất nước
và sự tôn trọng, biết bảo vệ những cảnh quan thiên nhiên mà cha ông cha đã tạo
dựng nên qua các thời kì, niềm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của
cha ông. Từ đó biết nâng cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi cá nhân: giữ gìn và
tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông.
Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một số giáo viên tiểu học vẫn còn coi nhẹ, chưa
quan tâm xứng đáng cho tiết dạy Lịch sử và một số học sinh thì lại không có hứng
thú khi học môn này dẫn đến chất lượng giờ của môn Lịch sử còn hạn chế. Do đó
việc nâng cao chất lượng giờ học Lịch sử ở trường Tiểu học hiện nay là vấn đề bức
thiết.
Tại sao việc dạy học môn Lịch sử nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng lại
chưa hiệu quả? Tại sao học sinh lại chưa thích học dù các kiến thức lịch sử ở nhiều
bài đã được xây dựng như một câu chuyện? Tại sao học sinh chưa chăm? Phải
chăng là do giáo viên dạy nhàm chán hay do học sinh hình thành suy nghĩ môn học
không quan trọng? Tôi hi vọng rằng tất cả đều có giải pháp nếu ta hướng tới mục
tiêu giảng dạy của mình trong môn học.
Chính vì lẽ đó, trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh tại trường Tiểu
học Nghĩa Hùng tôi tiến hành tìm hiểu và có được một số kinh nghiệm mong được
chia sẻ cùng quý đồng nghiệp qua đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 yêu
thích và học tốt phân môn Lịch sử.”
3
I.2. Mục đích nghiên cứu:
Trước hết tạo cho các con một niềm yêu thích môn học, hứng thú tìm hiểu
Lịch sử khi cảm nhận được giá trị của nó. Điều đó là trách nhiệm của mỗi giáo
viên chúng tôi. Vì vậy muốn học sinh yêu thích, học tốt môn Lịch sử thì giáo viên
phải là người truyền cảm hứng, hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu năm
học.
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn góp một phần nhỏ của
mình vào mục tiêu chung, nhằm:
– Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen
ham học hỏi, thích tìm hiểu lịch sử.
– Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước, biết
tôn trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa.
– Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở tiểu học.
Với việc áp dụng sáng kiến này cho học sinh lớp 4A tôi chủ nhiệm năm học
2021- 2022, gồm 25 học sinh, tôi cảm nhận được sự thay đổi về phương pháp, cách
tiếp cận kiến thức đã bược đầu thành công trong việc dạy và học môn Lịch sử.
I.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
I.3.1. Phạm vi nghiên cứu.
Thực hiện biện pháp “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích và học
tốt phân môn Lịch sử” đối với lớp 4A trong các tiết học trong lớp và ngoài giờ lên
lớp tại trường Tiểu học xã Nghĩa Hùng năm học 2020- 2021.
I.3.2. Đối tượng nghiên cứu.
– Điều kiện:
+ Phòng học: rộng rãi, đủ tiêu chuẩn.
+ Đồ dùng dạy học: Sách giáo khoa Lịch sử, Vở bài tập, phương tiện dạy học
hiện đại có ti vi kết nối wifi đảm bảo chất lượng, đồ dùng dạy học tự làm, đồ dùng
dạy học phục vụ cho giảng dạy.
– Thời gian: Lần đầu áp dụng sáng kiến vào tháng 9/2020.
– Đối tượng áp dụng sáng kiến:
4
+ Lớp nghiên cứu: Học sinh lớp 4A trường Tiểu học xã Nghĩa Hùng năm học
2020 – 2021.
+ Phạm vi áp dụng: Môn Lịch sử lớp 4.
– Trong quá trình lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 yêu
thích và học tốt phân môn Lịch sử”.
I.4. Nội dung sáng kiến:
I.4.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
+ Thay đổi các kĩ thuật, phương pháp dạy học và vận dụng linh hoạt, sáng tạo
các hình thức tổ chức dạy học để học sinh được thoải mái, vui vẻ, phát huy được
tính tích cực của học sinh và giờ học có chất lượng cao.
+ Giáo viên khai thác triệt để tính năng ưu việt của đồ dùng dạy học tự làm,
của công nghệ thông tin, việc lĩnh hội tri thức đúng với thông điệp “học mà chơi,
chơi mà học” thông qua các trò chơi lí thú, bổ ích, các hoạt động trải nghiệm ngoài
giờ lên lớp, tuy nhiên không lạm dụng chúng quá mức mà cần linh hoạt áp dụng
chúng, đem lại hiệu quả ở mức tối ưu nhất. Không chỉ vậy, học sinh còn được làm
quen với phương tiện dạy học hiện đại là các video giới thiệu về các nhân vật lịch
sử, các địa danh hay diễn biến của những cuộc đấy tranh đầy gay go, ác liệt nhưng
cũng đầy tính táo bạo, bất ngờ của quân và dân ta trong mạng Internet. Mỗi bài
học, tiết dạy đều được giáo viên xây xựng như những cuộc chơi kì thú, giúp các
em khám phá những điều bổ ích, lý thú trong tâm thế hồ hởi, hứng khởi đầy say
mê.
I.4.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Khi viết sáng kiến này, tôi tập trung nghiên cứu một số biện pháp có nội dung
trọng tâm sau:
– Sự chuẩn bị về cơ sở vật chất.
– Sự chuẩn bị của giáo viên.
– Các biện pháp giúp học sinh yêu thích và hứng thú đối với phân môn lịch sử
+ Giải pháp 1: Sử dụng linh hoạt và sáng tạo các kĩ thuật dạy học, các phương
pháp, hình thức dạy học
+ Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
5
+ Giải pháp 3: Tổ chức linh hoạt và sáng tạo các trò chơi
+ Giải pháp 4: Giáo viên cần mở rộng kiến thức cho học sinh sau mỗi bài học.
+ Giải pháp 5: Học lịch sử kết hợp với tham gia các hoạt động ngoại khóa.
+ Giải pháp 6: Khơi gợi hứng thú học tập của học sinh qua các góc học tập,
thư viện lớp, trường học.
I.4.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
Học sinh yêu thích, có niềm say mê với môn học, qua đó biết được công cuộc
dựng nước và giữ nước của cha ông ta vất vả như thế nào, hình thành tình yêu quyê
hương, đất nước, niềm tự hào đối với những trang sử hào hung của dân tộc ta.
Thành quả các em đạt được sẽ giúp các em hiểu giá trị của lao động và biết trân
trọng thành quả của người xưa. Sự cảm nhận đó là động lực thúc đẩy học sinh học
tập tốt hơn. Đó cũng chính là sự động viên đối với giáo viên, học sinh và cha mẹ
các em.
II. Mô tả giải pháp kỹ thuật
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
II.1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Ở các lớp thuộc giai đoạn đầu của tiểu học: lớp 1, lớp 2, lớp 3 các em chưa
được học môn Lịch sử do đó Lịch sử là môn học rất mới mẻ với các em khi đặt
chân lên lớp 4. Có lẽ đó mà cách các em tiếp thu bài ở lớp 4 cũng lạ lẫm hơn với
các lớp dưới rất nhiều. Hơn nữa phân môn lịch sử là phân môn đặc trưng, các em
bước đâu phải làm quen với nhiều điều mới lạ như: bản đồ, lược đồ, bảng số liệu,
sử liệu… Từ những điều nêu trên nếu người giáo viên không yêu thích, tâm huyết
với môn học này, không biết vận dụng các hình thức dạy học cũng như không có
phương pháp dạy học phù hợp, không biết khai thác triệt để các kênh thông tin,
những học liệu hay không có những gợi mở để học sinh tự tìm tòi thì rất dễ làm
cho các em không có hứng thú hoặc sợ học phân môn này.
Từ tâm lý thích thú, háo hức khi lên lớp 4 được học thêm môn học mới, các
em bị “vỡ mộng”, thực tế khi học môn này không giống như các em tưởng tượng.
Khi đó vai trò của nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp thực sự rất quan
trọng. Phải làm sao để đồng hành cùng với học sinh, chia sẻ với học sinh trong giai
đoạn chuyển giao hoạt động học tập của các môn học từ lớp 1, 2, 3 lên lớp 4? Làm
6
cách nào để học sinh luôn duy trì được sự hào hứng, thích thú đến trường, cùng
bạn bè, thầy cô học tập, tiếp thu những kiến thức thú vị, bổ ích mà các em chưa
được biết đến, chưa được trải nghiệm từ môn Lịch sử? Đây cũng chính là vấn đề
rất cần sự quan tâm kịp thời mà đôi khi các nhà trường và chính bản thân giáo viên
chủ nhiệm lớp Bốn cũng chưa thực sự để tâm đến.
II.1.2. Thực trạng của vấn đề khi áp dụng giải pháp mới
* Về phía nhà trường:
– Thiết bị dạy học trong môn Lịch sử còn hạn chế, thiếu tranh ảnh, bản đồ, mô
hình,….nên trong quá trình dạy chưa được giáo viên đầu tư khai thác triệt để.
– Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
thiếu sự đồng bộ, không chặt chẽ. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các tiết
sinh hoạt tập thể, ngoại khóa, trải nghiệm…chưa được chú trọng đúng mức, chưa
lồng ghép được nội dung giáo dục lịch sử cho học sinh.
* Về phía giáo viên:
Với tâm huyết của một nhà giáo đồng thời bản thân cũng được phân công
giảng dạy lớp 4- đây cũng là khối lớp bắt đầu các em được làm quen với lịch sử,
tôi cũng cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, linh hoạt trong phương pháp giảng dạy để
đưa lịch sử trở nên gần gũi hơn với các em học sinh, kích thích cho các em có
hứng thú học và để các em cảm thấy học lịch sử không còn là một môn học quá
khô khan, khó nhớ với rất nhiều các mốc lịch sử, sự kiện, nhân vật… đặc biệt là các
em học sinh vùng nông thôn.
Từ trước đến nay tôi hầu như chỉ quan tâm và nghiên cứu về vấn đề dạy và
học Lịch sử nhưng các đề tài đó chỉ đi sâu vào một khía cạnh nhất định như: truyền
dạy đủ tri thức cho học sinh khi học phân môn Lịch sử hoặc sử dụng một vài trò
chơi trong dạy phân môn Lịch sử để thay đổi không khí lớp học,…mà chưa thực sự
bỏ ra một chút tâm huyết nào để nghiên cứu sâu về vấn đề này.
Trong quá trình dạy giáo viên ít sử dụng đồ dùng, đặc biệt là ngại áp dụng
công nghệ thông tin vào dạy học, nếu có cũng chỉ trong các giờ thao giảng hoặc thi
giáo viên giỏi. Vì vậy, tiết học thiếu trực quan sinh động, chưa gây hứng thú cho
học sinh.
7
Là một giáo viên trẻ nên tôi cũng tự nhận thức được rằng kiến thức lịch sử
của mình còn hạn chế vô cùng, chưa biết cách khai thác hết nội dung bài dạy, chưa
mở rộng được kiến thức cho học sinh nên dẫn đến học sinh ghi nhớ một cách sách
vở mà không có sự đọng lại trong tâm trí các em, chưa biết lồng ghép giáo dục lịch
sử địa phương, đặc biệt là chưa vận dụng được vai trò của góc học tập, thư viện lớp
học vào việc khơi dậy niềm đam mê học lịch sử của học sinh. Tất cả những nguyên
do trên một phần đã khiến cho học sinh của tôi có kết quả môn Lịch sử chưa cao.
* Về phía phụ huynh học sinh:
Hầu hết các bậc phụ huynh có thái độ chưa coi trọng, chưa hỗ trợ các em
trong môn học này. Họ thường xuyên chú ý hơn về các môn: Toán, Tiếng Việt,
Tiếng Anh bởi lẽ đối với họ các em chỉ cần học tốt các môn đó là đã đủ rồi. Không
cần học giỏi, không cần biết nhiều về môn Lịch sử thì có sao, các em vẫn trở thành
những người có khả năng phát triển về kinh tế. Từ đó góp phần hình thành trong
suy nghĩ của các em môn Lịch sử là môn học không quan trọng, không phải là môn
để ưu tiên đầu tư thời gian cho việc phát triển trí tuệ. Đây là một trong nhưng suy
nghĩ vô cùng lệch lạc của các bậc phụ huynh vì như thế họ đã gián tiếp giáo dục
con em của mình trở thành một con người phát triển chưa hoàn thiện, chưa có tình
yêu quê hương, đất nước: không biết được nhờ đâu mà chúng ta có ngày hôm nay?
Chính vì thế mà kết quả của môn học chưa thực sự cao.
II.1.3. Phân tích ưu, nhược điểm của giải pháp cũ
– Ưu điểm: Trường tôi đã chỉ đạo việc dạy và học theo đúng chương trình.
Bên cạnh các buổi sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ theo hướng nghiên cứu bài
học, trường còn tổ chức các buổi giao lưu giữa giáo viên với giáo viên để trao đổi
kinh nghiệm trong việc dạy học, đưa ra những phương pháp, những chương trình
hành động phù hợp, thiết thực trong các hoạt động của trường, lớp; gặp gỡ giữa
giáo viên với học sinh để kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của các em
với nhiều hình thức khác nhau. Về phía học sinh, các em ngoan ngoãn, vâng lời
thầy cô, hòa đồng với bạn bè.
– Hạn chế:
+ Để tạo ra một mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh giúp cho quá
trình học tập phát triển một cách hiệu quả đem lại lợi ích lâu dài cả về mặt học tập
trong trường lớp và ngoài xã hội thì giáo viên phải vừa là một người thầy vừa là
8
một một người thầy, chưa để tâm đến học sinh với vai trò của một người bạn. Vì
giáo người bạn đồng hành cùng học sinh. Tuy nhiên một số giáo viên mới chỉ dừng
ở vai trò của viên còn đang đặt nặng vấn đề về thành tích, điểm số học tập mà bỏ
quên mất chỉ số hạnh phúc và đời sống xã hội của các em. Cho nên khi tiếp xúc với
các thầy cô, nhiều em học sinh còn rụt rè, ngại ngùng, chưa nói lên được những
điều mìnhmong muốn.
+ Nhà trường còn đang gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất, các trang biết
bị hiện đại chưa đầy đủ khiến cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học
cũng như các hoạt động tập thể chưa đạt hiệu quả cao.
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên, các biểu hiện hành vi của học sinh và
dựa trên kết quả khảo sát mức độ hứng thú học tập cũng như mức độ tiếp thu về
kiến thức kĩ năng của học sinh thông qua một số bài tập, đến giữa học kì I năm học
2020-2021, tôi nhận được kết quả như sau:

Tổng
số học
sinh
Mức độ hứng thú
Rất hứng thúHứng thúBình thườngKhông hứng
thú
25SLTLSLTLSLTLSLTL
416%832%1352%00

Bảng: Đánh giá mức độ hứng thú của học sinh

Tổng số
học sinh
Mức độ nhận biết về kiến thức và kĩ năng
Hoàn thành tốtHoàn thànhChưa hoàn thành
25SLTLSLTLSLTL
520%2080%00

Bảng: Đánh giá mức độ nhận biết về kiến thức và kĩ năng của học sinh
Từ thực trạng nói trên, tôi băn khoăn, trăn trở làm thế nào để học lịch sử trở
thành niềm đam mê đối với học sinh, để các em hiểu hơn về truyền thống dân tộc,
tự hào về những gì mà cha ông ta đã mang lại, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng của phân môn Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung trong
chương trình tiểu học.
II.2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
9
II.2.1. Những vấn đề cần giải quyết
– Sự chuẩn bị về cơ sở vật chất: Muốn giờ học đạt hiệu quả thì cần phải chuẩn
bị tốt các điều kiện dạy học như:
+ Phòng học có đầy đủ ánh sáng, đảm bảo cho việc ngồi học của các em.
+ Nhà trường trang bị các thiết bị dạy học, sẵn sàng phục vụ việc học tập
nhằm gây hứng thú cho các em học sinh: máy chiếu, ti vi có kết nối wifi,…
– Sự chuẩn bị của giáo viên:
+ Trước hết, để giờ học đạt được hiệu quả cao, bản thân tôi luôn xác định
rằng muốn các em học tốt môn Lịch sử thì giáo viên phải là người tâm huyết với
nghề, yêu thích phân môn Lịch sử, nên tự trang bị cho mình kho tàng kiến thức về
lịch sử là điều vô cùng cần thiết. Việc bồi dưỡng kho tàng này không bao giờ là đủ
mà phải được thực hiện thường xuyên, liên tục suốt cuộc đời. Bởi vậy tôi luôn tìm
đọc những cuốn sách về lịch sử, những câu chuyện, bộ phim lịch sử, em các tài
liệu trên mạng internet để hiểu hơn về lịch sử dân tộc cũng như thế giới. Học sinh
tiểu học vô cùng đáng yêu, các em xem giáo viên như là thần tượng, như là một
chuẩn mực để hướng đến, các em bắt chước và làm theo giống như giáo viên. Lời
giảng của giáo viên càng rõ ràng, càng truyền cảm sẽ gây được sự chú ý cao ở học
sinh.
+ Bản thân tôi luôn nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tìm tòi tài liệu, nắm vững
mục tiêu các kiến thức cần truyền đạt, để từ đó có phương pháp giảng dạy thích
hợp tới học sinh lớp mình. Trước khi lên lớp tôi nghiên cứu kĩ hoạt động dạy của
môn Lịch sử để xác định rõ trọng tâm của bài, từ đó soạn bài, chuẩn bị đồ dùng
cho tiết dạy một cách chi tiết, cụ thể phù hợp với nội dung bài học. Khi soạn bài
cần soạn chi tiết, cụ thể, phân phối thời gian tiết dạy hợp lí, không để các em làm
một việc quá lâu, tránh sự chán nản. Trong giảng dạy giáo viên vận dụng linh hoạt
các kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật
các mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ tư duy,…hay các phương pháp dạy học: phương
pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, …để tạo sự tò mò, gây được sự hứng
thú, phấn khởi ở các em, từ đó nâng cao được hiệu quả của giờ dạy. Bên cạnh đó
giáo viên linh hoạt, tinh tế trong việc động viên, khen thưởng kịp thời để tạo sự
hứng thú học tập cho các em.
10
– Sự chuẩn bị của học sinh: Giáo viên, học sinh là hai đối tượng luôn song
hành với nhau trong một tiết dạy. Ngoài sự chuẩn bị tiết dạy, khi lên lớp giáo viên
chỉ thiết giảng mà không quan tâm đến sự chán nản, mệt mỏi của học sinh. Làm
sao để khắc phục tình trạng trên? Không có cách nào khác, cần phải có sự hòa hợp,
hợp tác nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh, học sinh cũng cần phải có sự chuẩn
bị bài ở nhà trước khi đến lớp, tích cực sưu tầm tài liệu, sử liệu có liên quan đến
bài học để việc học tập được tốt hơn. Đọc thêm sách báo, sách lịch sử, truyện kể
lịch sử, em phim lịch sử để bổ sung, tích lũy kiến thức về môn học. Khi vào lớp
chú ý nghe giảng, nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên, biết hợp tác với các bạn
trong nhóm, trong lớp để tập trung và hoàn thành tốt nội dung bài học. Có như thế
mới thể hiện được sự hợp tác nhịp nhàng giữa người dạy- người học, tạo ra không
khí vui tươi, phấn khởi, đem lại hiệu quả cao của giờ học.
II.2.2. Các giải pháp giúp học sinh yêu thích và học tốt phân môn Lịch sử
Giải pháp 1: Sử dụng linh hoạt và sáng tạo các kĩ thuật dạy học, các
phương pháp, hình thức dạy học
Thứ nhất: Sử dụng linh hoạt và sáng tạo các kĩ thuật dạy học
Có rất nhiều các kĩ thuật dạy học khác nhau, giáo viên phải chọn lựa những
kĩ thuật dạy học tích cực, phù hợp với đối tượng học sinh của mình, phù hợp với
điều kiện thực tế của lớp học. Khi dạy học có kết hợp với các kĩ thuật dạy học này,
các em có cơ hội được thực hành, trải nghiệm, tích cực, chủ động, làm cho các em
thích thú, giờ học nhẹ nhàng, thiết thực, bổ ích. Cụ thể, đối với học sinh lớp 4A, tôi
thường sử dụng những kĩ thuật dạy học sau:
* Kĩ thuật khăn trải bàn
Cả lớp được chia thành các nhóm nhỏ gồm 4 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ
giấy đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. Chia tờ giấy thành phần chính
giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 phần tuỳ theo số
thành viên của nhóm mình chia. Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết những suy nghĩ
của mình (về một vấn đề nào đó mà giáo viên yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải
bàn” phía trước mặt. Sau đó các bạn sẽ cùng nhau thảo luận nhóm, tìm ra những ý
tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”.
11
Ảnh: Mô phỏng kĩ thuật khăn trải bàn- Nguồn Internet
Ví dụ : Bài 15: “Nước ta cuối thời Trần”
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta cuối thời Trần
Ảnh: Nước ta cuối thời Trần- Nguồn Internet
12
Tôi yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp với tư liệu sưu tầm làm việc theo
nhóm 4: Nêu tình hình nước ta cuối thời Trần bằng kĩ thuật khăn trải bàn. Sau đó
cử đại diện trình bày trước lớp.
Các em được làm việc, được ghi lại những ý kiến của bản thân rồi tổng hợp
thành ý kiến chung của nhóm. Học sinh rất tích cực, hào hứng học tập với kĩ thuật
dạy học này.
Ảnh: Các em học sinh hoạt động nhóm bằng kỹ thuật khăn trải bàn
13
* Kĩ thuật các mảnh ghép
Đây là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa
các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề); Kích thích
sự tham gia tích cực của học sinh và nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình
hợp tác.
Kĩ thuật dạy học này giúp tạo ra những hoạt động đa dạng và phong phú. Khi
giáo viên tổ chức hoạt động này, người học sẽ được tham gia vào các hoạt động
với nhiệm vụ khác nhau và đương nhiên các mức độ yêu cầu cũng sẽ khác nhau. Ở
đây đòi hỏi người học phải tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt
động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua hoạt động
này góp phần hình thành ở người học tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo
và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp.
Đồng thời cũng hình thành ở người học các kĩ năngnhư: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
trình bày, kĩ năng hợp tác- giải quyết các vấn đề…Đặc biệt người học có thể giải
quyết các vấn đề học tập, trải nghiệm các tình huống thực tế từ “tự nghiên cứu”
đến “hợp tác với bạn và thầy” và quay trở về “tự nghiên cứu” ở những tình huống
mới dần dần sẽ tạo cho bản thân người học trình độ và năng lực tự học, tự nghiên
cứu, năng lực tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Ảnh: Sơ đồ dạy học kỹ thuật các mảnh ghép- Nguồn Internet
Ví dụ: Bài Trường học thời Hậu Lê
14
Tôi chia HS thành các nhóm, sau đó phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm
hiểu về một nội dung: Nhóm 1,2: Cách tổ chức trường học thời Hậu Lê; Nhóm 3,4:
Dưới thời Lê, những ai được chọn vào học trong trường Quốc Tử Giám; Nhóm
5,6: Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê; Nhóm 7,8: Nề nếp thi cử dưới
thời Hậu Lê.
Sau khi thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công, mỗi thành viên của các
nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có
đủ các HS đã tìm hiểu về vấn đề đã nêu ở trên và HS đã được tìm hiểu sâu vấn
trong nhóm cũ sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà mình có cơ
hội tìm hiểu sâu.
* Kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy
Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy
động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp hình thành và phát triển ở học sinh một số
năng lực đặc thù như: năng lực tìm kiếm thông tin, năng lực khái quát hóa, trừu
tượng hóa, năng lực giao tiếp- hợp tác- giải quyết các vấn đề,… Học sinh trở nên
sáng tạo, tự tin hơn.
Để các em có thể vẽ được sơ đồ tuy duy, tôi đã hướng dẫn các em thông qua
các bước như sau:
– Bước 1: Chủ đề (từ khóa gốc) nằm ở chính giữa (có thể là tên một đề mục,
một bài học).
– Bước 2: Từ trung tâm của sơ đồ tư duy vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể
hiện 1 nội dung chính của chủ đề (Tôi khuyến khích các em nên dùng các đường
cong với các màu sắc khác nhau để dễ nhớ các nội dung bài học).
– Bước 3: Cuối cùng, từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ thể hiện các
đặc điểm của nhánh chính.
Ví dụ: Bài: Nước Văn Lang
15
Ảnh: Bài: “Nhà nước Văn Lang”- Nguồn: Sách giáo khoa
Để vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện cơ cấu, bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế-
văn hóa- xã hội của nhà nước Văn Lang, tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
– Chọn từ khóa chủ đề: Nước Văn Lang
– Chọn các từ khóa nhánh chính: Hoàn cảnh ra đời, Thành lập, Tổ chức…
– Chọn các từ khóa nhánh phụ: Học sinh tự tìm hiểu thông tin để viết vào
16
Ảnh: Học sinh vẽ sơ đồ tư duy về “Nhà nước Văn Lang”
Thứ hai: Sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, hình thức dạy
học
* Phương pháp quan sát
Tranh, ảnh, lược đồ,…là phương tiện dạy học rất đặc trưng của môn Lịch sử,
giúp cho học sinh tái hiện lại những sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ, giúp
học sinh có những hiểu biết sâu sắc về các sự kiện lịch sử đã học, tạo ra được biểu
tượng lịch sử chân thực, chính xác, thông qua đó khơi dậy những xúc cảm nhất
định.
Thông qua các tranh ảnh về kinh thành, chùa chiền, lăng tẩm hay các hiện vật,
chứng tích giáo viên cần giúp học sinh thấy được nét đặc trưng về văn hóa, xã hội,
tín ngưỡng hay sự phát triển về kinh tế của từng triều đại, của một giai đoạn lịch sử
nhất định.
Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long” ở hoạt động: Tìm hiểu
việc dời đô và ý nghĩa của nó, tôi tổ chức cho học sinh khai thác ảnh như sau:
17
Ảnh: Một số hiện vật của kinh đô Thăng Long (thời Lý)- Nguồn Internet
Bước 1: Cho học sinh quan sát hình ảnh ở SGK theo nhóm bàn
Bước 2: Các nhóm thảo luận câu hỏi trong phiếu bài tập:
+ Em có nhận xét gì về các hiện vật có trong hình?
+ Những hiện vật đó chứng tỏ Thăng Long dưới triều nhà Lý được xây dựng
như thế nào?
Bước 3: Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp, bổ sung.
Bước 4: Sau đó, tôi chốt lại: Trong quá trình đào móng để tiến hành xây dựng
nhà quốc hội và Hội trường Ba Đình mới, đã lộ ra di tích của Hoàng thành Thăng
Long xưa. Di tích đã được khai quật từ tháng 12- 2002 đến tháng 12-2003, với
hàng triệu hiện vật về đồ gốm, đồ sứ, vật dụng, vật liệu xây dựng. Trong các hiện
vật đó có các hiện vật bằng đất nung như lá đề, chim phượng và tượng đất nung
chim uyên ương được chạm trổ tinh vi, uyển chuyển rất đẹp. Nhưng hiện vật độc
đáo nhất là đầu rồng bằng đất nung thời Lý, điều đó chứng tỏ sự tài hoa của nhân
dân ta.
Ngoài ra, trong chương trình phân môn lịch sử lớp 4 có rất nhiều các tranh
ảnh về các nhân vật lịch sử như Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái
Tổ, Quang Trung,…. Mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một sự kiện hay giai đoạn
18
lịch sử nhất định. Qua việc khai thác sử dụng lược đồ, bản đồ, tôi thấy học sinh của
mình rất hứng thú theo dõi bài giảng, ghi nhớ bền lâu, nhất là các mốc thời gian
kèm theo những sự kiện tiêu biểu, những biến động kinh tế – xã hội thông qua biểu
đồ, bảng thống kê.
* Phương pháp thảo luận nhóm
Dạy học theo nhóm là chia lớp ra thành các nhóm nhỏ. Giáo viên nêu ra vấn
đề cần giải quyết và giao cho các nhóm thảo luận. Phương pháp này yêu cầu học
sinh phải có tính hợp tác cao thì hiệu quả của nhóm mới đạt hiệu quả. Những vấn
đề có nhiều cách hiểu hoặc phức tạp cần tranh luận hoặc những phần kết luận,
nhận xét mà tác giả sách giáo khoa đã khéo léo “để dành”, không viết sẵn thì giáo
viên cho học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ
đạo, điều khiển; còn học sinh tích cực, tự giác, chủ động làm việc với các nguồn tri
thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
Ví dụ: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
Giáo viên hỏi: Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến
phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta?
Với câu hỏi này, mỗi học sinh đều có thể dựa vào sách giáo khoa và trả lời
được dễ dàng: Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người
Hán cai quản, chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ
trầm, xuống biển mò ngọc trai. giáo viên hỏi câu tiếp theo: Tìm sự khác biệt về
tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hóa trước và sau khi bị các triều
đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Với câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải hoàn
thành bảng so sánh, mỗi cá nhân phải phân tích, tổng hợp kiến thức bởi vậy giáo
viên sẽ cho học sinh làm việc nhóm 4 hoặc nhóm 6. Qua làm việc trong nhóm dưới
sự điều khiển của nhóm trưởng, học sinh được tự do nêu ý kiến của mình và thống
nhất ý kiến đi đến kết quả chung. Làm việc như vậy, học sinh thấy rất thích thú và
đem lại hiệu quả cao.
19
Ảnh: Các bạn học sinh tham gia thảo luận nhóm
Áp dụng phương pháp này trong dạy học, tôi nhận thấy nó đem lại cho học
sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kỹ năng mà các em được lĩnh hội và rèn
luyện, cho phép diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình và mở rộng
suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh
giá, góp phần thực hiện các kĩ thuật dạy học. Ngoài ra phương pháp này còn giúp
các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện
cho học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực
xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.
* Phương pháp kể chuyện, đóng vai
Có thể nói đây là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Việc “diễn” không phải là
phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần
diễn ấy. Học sinh cùng nhau tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học
tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách tự mình cùng với các bạn diễn xuất
một cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản hoặc luyện tập trước. Đồng thời, học
sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi
20
trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Phương pháp này có rất nhiều
ưu điểm như: kích thích thảo luận, tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo, học
sinh tham gia có thức vào việc học tập tích cực, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành
vi của học sinh theo hướng tích cực.
Ảnh: Học sinh giơ tay lên tham gia đóng vai
21
Ảnh: Học sinh tham gia đóng tiểu phẩm
Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học lịch sử là giải pháp mà tôi
thường xuyên sử dụng và chú trọng nhằm gây hứng thú cho học sinh. Đây là một
cách làm rất tốt cho cả cô và trò vì tính trực quan sinh động của phương pháp này
sẽ giúp quá khứ lịch sử được tái hiện một cách chân thực trong đời sống hiện tại,
giống như một thước phim ngắn, giúp học sinh được trở về thời điểm hào hùng đầy
khí thế, đáng tự hào ấy của cha ông. Từ đó giúp các em học tập một cách tích cực,
chủ động, sáng tạo hơn.
Tôi thường sử dụng ti vi để hỗ trợ cho việc tường thuật, miêu tả các sự kiện,
hiện tượng lịch sử hoặc chiếu một đoạn phim tài liệu hay những mẩu chuyện về
các nhân vật lịch sử, các trận đanh để các em được xem..
Ví dụ 1: Khi dạy bài 25: “Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789”, tôi
thực hiện như sau:
Sau khi cho học sinh tìm hiểu diễn biến trong sách giáo khoa thì tôi cho các
em chia sẻ trước lớp bằng ngôn ngữ nói và khả năng ghi nhớ của mình. Sau đó, tôi
cho các em xem lại diễn biến của các cuộc khởi nghĩa đó trên máy chiếu, giúp các
em hứng thú, muốn được tìm hiểu hơn và đặc biệt khắc sâu được kiến thức.
22
Ảnh: Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh- Nguồn Internet
Ví dụ 2: Hay khi dạy bài 28: “Kinh Thành Huế” tôi cho học sinh đọc thông
tin trong sách giáo khoa sau đó tôi cho các em xem các slides giới thiệu về Kinh
thành Huế.
23
Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến
trúc thành quách phương Đông. Kinh thành gồm ba vòng thành: Phòng thành,
Hoàng thành và Tử cấm thành. Phòng thành là vòng ngoài cùng có chu vi 9950m
24
Hoàng thành là vòng thứ hai có tên là Đại nội, có chu vi 2450m. Cửa chính
của Hoàng thành là Ngọ môn, cửa này xưa chỉ dùng cho vua đi.
Tử cấm thành là vòng trong cùng có chu vi 1225m.Đây là nơi ở, làm việc
của vua và gia đình.
25
Thành có 10 cổng chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái
uốn cong hình chim phượng.
Cửa Nam tòa thành có cột cờ cao 37m. Từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cửa
biển Thuận An.
Ngọ môn là cửa chính vào Hoàng thành. Cửa này chỉ dành cho vua đi.
26
Được đọc các thông tin kết hợp xem các hình ảnh và lời giới thiệu của giáo
viên thì học sinh rất hào hứng, thích thú và học tập một cách hăng say và đạt kết
quả tốt.
Với việc sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc học, tôi thấy học sinh
như bị lôi cuốn vào tiết học, các em hăng hái, sôi nổi tích cực hẳn lên. Tiết học lịch
sử vốn khô khan vì thế mà trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
Giải pháp 3: Tổ chức linh hoạt và sáng tạo các trò chơi
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ dạy Lịch sử không nhằm mục đích
giải trí cho học sinh mà điều quan trọng là thông qua các trò chơi sẽ tạo nên một
không khí hăng say học tập, một không khí làm việc nghiêm túc để đi tìm cái phải
hướng đến, đó là kiến thức lịch sử. Qua các trò chơi, các em có thể độc lập suy
nghĩ, tìm tòi đồng thời vừa rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm cho các em để có
đáp án vừa nhanh vừa chính xác. Vì vậy, khi các em học lịch sử thông qua các trò
chơi sẽ tạo sự thoải mái hơn, hứng thú hơn. Từ đó, các em ghi nhớ những kiến thức
cơ bản cần đạt.
Với giải pháp này, tôi thường áp dụng trong những dạng bài ôn tập hoặc
lồng ghép trong một số hoạt động giáo dục: Hoạt động trải nghiệm, Ngoài giờ lên
lớp.
Ví dụ 1: Trò chơi: “Ô chữ kì diệu”
a. Chuẩn bị: Ô chữ được kẻ sẵn trên giấy A0 có dán giấy bóng kính để có thể
dùng được nhiều lần, bút viết, bảng con.
b. Cách tổ chức:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi theo ô hàng ngang
để học sinh đoán. Để nhiều em được tham gia, tôi cho các em ghi nhanh đáp án
vào bảng con, mỗi câu trả lời đúng sẽ tính một điểm, nếu ai đoán ra được chữ ở
hàng dọc có thể giơ tay để nêu trước và được cộng thêm 10 điểm, nếu sai sẽ bị loại
luôn. Nếu ô nào không ai giải được thì sẽ có câu hỏi gợi ý và đưa ra sau cùng.
Bước 3: Thực hiện trò chơ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay