SKKN Một số giải pháp góp phần phát triển năng lực tự học môn Toán cho học sinh lớp 5
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Mục tiêu cơ bản của đổi mới giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay
là chuẩn bị cho người học khả năng áp dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các
bối cảnh và các vấn đề mới, hình thành thói quen tự học và học tập suốt đời. Để
thực hiện được điều đó, trong dạy học nói chung và trong dạy học Tiểu học nói
riêng, cần phát huy tối đa khả năng của người học. Trong đó, thay đổi phương
pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện mục tiêu nói
trên. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực”;“Phải đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, đảm
bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu”. Định hướng trên được nêu trong
Luật Giáo dục (2009). Tại điều 5, Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Tại điều 28, Luật Giáo
dục quy định:“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học….”.
Như vậy, tự học không chỉ là ý tưởng định hướng giáo dục mà còn là vấn
đề được quy định trong Luật Giáo dục. Việc hình thành, phát triển năng lực tự học
cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng đáng quan tâm. Bởi, năng lực tự học
giúp học sinh có khả năng học tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển
trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế. Do đó, việc tìm ra các giải pháp hữu
hiệu để trang bị cho người học năng lực tự học là nhu cầu bức thiết và mang ý
nghĩa chiến lược đối với lợi ích trước mắt và lâu dài của ngành Giáo dục nói riêng
và quốc gia nói chung.
Tự học là cách học hiệu quả nhất trong cuộc đời của mỗi người. Chính
vì thế, tự học cần được hình thành ngay từ khi khi đứa trẻ mới đến trường, đặc
biệt là cấp Tiểu học – cấp học mà việc học tập trở thành hoạt động chủ yếu của
2
trẻ. Nhất là khi đại dịch Covid – 19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, học
sinh phải tạm dừng việc học ở trường thì việc tự học có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Cùng với các môn học khác, môn Toán ở trường Tiểu học đóng vai trò
quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Việc dạy học Toán ở Tiểu
học cần đổi mới phương pháp dạy học để phát triển ở học sinh các năng lực học
tập, trong đó đặc biệt là năng lực tự học, đây là vấn đề cốt lõi góp phần nâng cao
chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng.
Tuy nhiên, từ thực tiễn ở trường Tiểu học, có thể nhận thấy: Việc phát
triển năng lực tự học ở học sinh, nhất là các lớp Tiểu học còn nhiều hạn chế. Xuất
phát từ việc giáo viên chưa có quy trình tổ chức cho học sinh tự học một cách có
hệ thống. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn hạn chế sử dụng các phương pháp
dạy học mới, dẫn đến tình trạng dạy học áp đạt một chiều gây thói quen ỷ lại của
học sinh. Về phía học sinh: Còn nhiều học sinh chưa nhận thức đúng đắn về ý
nghĩa, giá trị của kiến thức Toán học mà tự giác, hứng thú học Toán, chưa biết
cách tự học. Thực trạng này không những hạn chế kết quả học tập của học sinh
hiện tại mà càng khó đạt chuẩn đầu ra về các dạng năng lực chung cũng như các
năng lực Toán học ở trường Tiểu học nói riêng theo mục tiêu mới của chương
trình GDPT trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định nghiên cứu: “Một số
giải pháp góp phần phát triển năng lực tự học môn Toán cho học sinh lớp
5”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
a. Về phía học sinh
Đánh giá về tầm quan trọng của tự học, 76% học sinh cho rằng tự học rất
quan trọng, 24% học sinh cho rằng tự học quan trọng. Điều này cho thấy học sinh
đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của tự học. Tuy nhiên, khi khảo sát về
thời gian của học sinh dành cho tự học, tôi thấy 100% học sinh ngoài thời gian học
sinh trên lớp dành thời gian tự học nhưng thời gian tự học ở nhà khá ít. Cụ thể, thời
gian như sau: 34% học sinh dành 30 phút, 32% học sinh dành 15 phút, 16% học
sinh dành 1 tiếng và 18% học sinh dành trên 1 tiếng.
Vậy động cơ học sinh học Toán là gì? Kết quả điều tra cho thấy, đa số
học sinh (33%) tự học Toán vì sợ thầy cô phê bình, sợ cha mẹ phiền lòng, 30%
học sinh học Toán vì biết được những giá trị, tác dụng do có kiến thức học Toán,
3
23% học sinh học Toán vì yêu thích Toán, 14% học sinh cho rằng tự học toán vì
muốn được khen. Nhìn kết quả này, tôi thấy băn khoăn vì có đến 47% học sinh
học Toán xuất phát từ động cơ bên ngoài, học Toán không vì đam mê, vì yêu
thích, vì mong bản thân học được nhiều kiến thức bổ ích mà các em học Toán vì
sợ cha mẹ, thầy cô phiền lòng, học Toán để đạt điểm cao. Điều này có thể ảnh
hưởng đến hiệu quả của tự học.
Trong phần khảo sát, tôi có tìm hiểu về mức độ biểu hiện tự học môn
Toán của học sinh. Kết quả thu được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
Vị trí | Biểu hiện | Mức độ | ||
Thường xuyên | Đôi khi | bao giờ Không | ||
1 | Học môn Toán tập trung, kiên trì tìm cách giải quyết khi gặp bài Toán khó | 52 % | 40% | 8% |
2 | Tự sửa chữa bài làm sai của mình | 52% | 39% | 9% |
3 | Tóm tắt kiến thức toán đã học | 32% | 64% | 4% |
4 | Tự ôn tập, làm thêm bài Toán để củng cố kiến thức Tóm tắt kiến thức toán đã học | 28% | 64% | 8% |
5 | Chủ động hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè khi có chỗ không hiểu hay muốn hiểu sâu về bài học | 34% | 51% | 15% |
6 | Trình bày kiến thức Toán dưới dạng sơ đồ tư duy để thấy rõ mối liên hệ | 33% | 46% | 21% |
7 | Thích đọc thêm tài liệu tham khảo về Toán để khám phá, mở rộng kiến thức | 34% | 39% | 27% |
8 | Tự đánh giá việc học môn Toán của bản thân và tự điều chỉnh | 28% | 43% | 29% |
9 | Tự lập kế hoạch học Toán và thực hiện kế hoạch đó | 19% | 41% | 40% |
Từ bảng trên, ta nhận thấy tự học môn Toán của học sinh được biểu hiện
rất đa dạng. Dễ dàng nhận thấy rằng: tỉ lệ học sinh trình bày kiến thức Toán dưới
dạng sơ đồ tư duy để thấy rõ mối liên hệ; thích đọc thêm tài liệu tham khảo về
Toán để khám phá, mở rộng kiến thức; tự đánh giá việc học môn Toán của bản
thân và tự điều chỉnh là tương đối thấp; đặc biệt tự lập kế hoạch học Toán và thực
hiện kế hoạch của học sinh là rất thấp. Điều này, cho thấy việc xây dựng các giải
4
pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho các em thông qua các việc làm cụ thể
là rất cần thiết.
b. Về phía giáo viên
100% giáo viên nhận thức được các năng lực và phẩm chất cần hình
thành ngay từ cấp Tiểu học trong đó có năng lực tự học. Khi được trao đổi, các
thầy cô đều cho rằng việc phát triển năng lực tự học cho học sinh là một nhiệm
vụ quan trọng. Tuy nhiên, một số giáo viên đang quan tâm nhiều về mục tiêu, nội
dung, phương tiện dạy học và cách đánh giá hơn là phương pháp dạy học nhằm
hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh.
c. Đánh giá chung
– Ưu điểm:
Về phía học sinh: Học sinh nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tác dụng và
vai trò của tự học, có ý thức tự học, luôn dành thời gian cho tự học. Bước đầu hình
thành được một số kĩ năng tự học: tự sửa chữa bài, tự thống kê kiến thức học, chủ
động hỏi thầy cô khi cần giải đáp, tự ôn tập, tự lập kế hoạch học, thích đọc sách
mở rộng kiến thức tuy mức độ thực hiện chưa thường xuyên.
Về phía giáo viên: Hầu hết giáo viên đã nhận thức đúng đắn về vai trò
của tự học, có ý thức rèn luyện giúp học sinh phát triển năng lực tự học, đã quan
tâm đến các biều hiện tự học của học sinh và bước đầu triển khai một số giải pháp
giúp học sinh phát triển năng lực tự học như: tạo hứng thú – niềm tin – ý chí cho
các em khi học Toán, hướng dẫn các em triển khai các hoạt động tự học (lập kế
hoạch tự học, trải nghiệm thực tiễn tự học, sử dụng các phương tiện tự học), tổ
chức cho học sinh tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, giúp đỡ học sinh khi gặp khó
khăn trong tự học Toán.
– Hạn chế và nguyên nhân:
Về phía học sinh: Một số học sinh chưa tích cực tự giác, chưa thường
xuyên, thời gian cho tự học ít dù được hỗ trợ tự lập kế hoạch tự học, nhưng thực
hiện chưa nghiêm túc, chưa hiệu quả. Học sinh muốn học chóng xong, cảm thấy
mất thời gian khi tự học, nản chí, không hứng thú vì chưa xác định được kết quả.
Có lẽ, do học sinh chưa hiểu được vai trò/ ý nghĩa của môn học. Các kĩ năng tự học
của học sinh còn hạn chế. Học sinh chưa có kĩ năng lập kế hoạch tự học dẫn đến
phân bố thời gian học chưa hợp lí.
Về phía giáo viên: Giáo viên chưa có giải pháp tích cực để phát triển
năng lực tự học cho học sinh một cách thường xuyên. Giáo viên chưa tận dụng
5
hết thời gian học buổi hai trong ngày giúp học sinh tự học. Năng lực dạy học phân
hóa của giáo viên chưa đáp ứng đa dạng trình độ học sinh trong lớp.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Sự cần thiết đề xuất các giải pháp
Việc phát triển năng lực tự học là yêu cầu quan trọng trong dạy học các
môn học nói chung và môn Toán ở Tiểu học nói riêng bởi những lí do sau:
Thứ nhất, kiến thức của nhân loại nói chung, kiến thức của môn Toán
nói riêng vô cùng nhiều. Trong thời gian ở lớp, giáo viên không thể cung cấp được
hết các kiến thức. Thay vào đó, giáo viên hình thành các cách tiếp cận tri thức/
năng lực tự học để có em có phương pháp học, có kĩ năng và thái độ học tập đúng
đắn, đây là giải pháp phát triển bản thân bền vững theo xu thế của xã hội hiện đại.
Thứ hai, phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Toán học
góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới tích cực hóa hoạt
động của người học. Học sinh trở thành người chủ động, giáo viên định hướng và
kiểm soát quá trình học tập.
Thứ ba, phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Toán là thực
hiện mục tiêu đào tạo con người trong thời đại mới. Năng lực tự học rất cần thiết
cho mỗi con người đặc biệt trong thời kì phát triển mới của đất nước. Đây được
coi là nội lực thúc đẩy con người tự trau dồi, tự hoàn thiện để thích ứng với cuộc
sống.
2.2. Tính mới của giải pháp
Từ thực tiễn giảng dạy và nhận thấy được sự cần thiết của vấn đề nêu
trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng những giải pháp góp phần phát triển năng lực tự
học môn Toán cho học sinh lớp 5. Tính mới của giải pháp:
– Lên kế hoạch và tổ chức thành công Diễn đàn “Em học Toán để làm
gì”. Qua diễn đàn, tôi đã giúp học sinh hiểu về giá trị của môn Toán. Bản thân tôi
tìm hiểu được những khó khăn của học sinh khi học Toán để tìm ra hướng giúp
đỡ các em. Tôi nhận thấy rằng, việc giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của Toán học,
tạo hứng thú, sự tự tin cho học sinh khi học Toán là cách thôi thúc học sinh học
Toán.
– Thiết kế được mẫu phiếu Kế hoạch học Toán của em giúp học sinh lên
được kế hoạch tự học môn Toán mỗi ngày.
– Thiết kế được tài liệu Cùng em học Toán nhằm giúp học sinh vận dụng
kiến thức đã được học để giải quyết một số tình huống nêu trong bài, tạo nên được
6
hệ thống các bài tập liên kết giữa phụ huynh và học sinh, thiết kế được các hoạt
động giúp học sinh chuẩn bị bài mới.
– Thiết kế được các mẫu phiếu phản hồi, tự đánh giá theo ngày, theo
tuần giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá bản thân. Bên cạnh đó, qua phiếu, giáo
viên cũng biết được các em đã học được gì, còn gặp khó khăn ở nội dung nào để
có phương hướng giúp đỡ các em.
– Hướng dẫn học sinh sử dụng các loại tài liệu tham khảo (bao gồm cả
tài liệu Song ngữ), cung cấp các đường link học tập đáp ứng nhu cầu học Toán
của học sinh.
Bên cạnh đó, sáng kiến cũng tạo ra được các hoạt động vận dụng giúp
học sinh ứng dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn, tạo ra các hoạt động tạo lập
kiến thức mới giúp học sinh tự khám phá kiến thức mới.
2.3. Một số giải pháp góp phần phát triển năng lực tự học môn Toán cho học
sinh lớp 5.
2.3.1. Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa, vai trò của Toán học trong cuộc
sống thông qua các hoạt động học tập
Hình thành động cơ học tập cho học sinh qua việc giúp học sinh nhận ra
ý nghĩa của Toán học là cách thôi thúc học sinh học Toán.
a. Tổ chức diễn đàn: “Bạn học Toán để làm gì?”
Theo cá nhân tôi, ngày từ đầu năm học, cần tổ chức diễn đàn, tạo cho học
sinh cơ hội tranh luận, lấy các ý kiến cá nhân rộng rãi, trao đổi về vấn đề tại sao
cần học Toán. Thông qua đó, học sinh nhận thấy được ý nghĩa, vai trò của môn
Toán đối với sinh hoạt hàng ngày, đối với các môn học trong nhà trường và đối
với sự phát triển của khoa học trong đời sống hiện đại… Bên cạnh đó, qua việc
tìm hiểu những khó khăn của học sinh khi học Toán trong buổi diễn đàn giúp giáo
viên có những phương thế hữu hiệu để giúp các em học Toán.
7
Một số hoạt động và cách tiến hành:
Hoạt động 1: Chia sẻ nhận thức về ứng dụng của Toán học Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra được các ứng dụng của Toán học và thấy được sự cần thiết phải học môn Toán. Cách tiến hành: – Giáo viên phát cho học sinh tấm thẻ với yêu cầu: “Ghi lại một lí do mà em cho là quan trọng nhất để thuyết phục một bạn nên chăm chỉ học môn Toán hơn”. – Giáo viên cho học sinh trao đổi trước lớp. – Sau khi học sinh chia sẻ xong, giáo viên cùng cả lớp cùng phân tích làm rõ một lí do mà đa số cho là quan trọng nhất. Chẳng hạn, đối với học sinh lớp 5, chia sẻ về các ứng dụng gần gũi dễ thấy của Toán học như sau: Yêu cầu học sinh giải quyết các nhiệm vụ: Tình huống: “Từ nhà cô đến trường có thể đi qua 2 con đường. Nhìn vào hình vẽ, các con có thể cho cô biết, nên đi đoạn đường nào gần hơn? Vì sao?” + Học sinh nêu cách để tìm câu trả lời và thống nhất kết quả. + Giáo viên rút ra kết luận: Để giải quyết nhiệm vụ nêu trên nếu tách rời kiến thức Toán học thì câu trả lời thiếu căn cứ và mò mẫm. – Giáo viên cho học sinh lấy ví dụ thêm về ứng dụng của Toán học trong thực tiễn. Hoạt động 2: Bàn tay tin cậy Mục tiêu: Học sinh chủ động chia sẻ những khó khăn khi học Toán và vẽ bàn tay tin cậy liệt kê những người có thể giúp đỡ khi gặp khó khăn trong học Toán. Cách tiến hành: – Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Các nhóm thảo luận và ghi lại những khó khăn khi học Toán vào tờ A0. Đây là cơ hội để các em cùng nhau tháo gỡ những khó khăn mà các em chưa hoặc ít khi bày tỏ. Qua đó, giáo viên phân tích và tìm những giải pháp hữu hiệu giúp các em vượt qua để tự tin – chủ động học Toán. |
8
– Sau đó, học sinh vẽ bàn tay tin cậy. Trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà đối với các em có thể giúp đỡ khi các em gặp khó khăn học Toán. Sau 5 phút, các em chia sẻ trước lớp. |
9
b. Tổ chức tốt các hoạt động vận dụng trong mỗi tiết học nhằm giúp học sinh
“mang Toán học vào cuộc sống”
Theo UNESCO nói với công dân toàn cầu: “Học để biết, học để làm, học
để chung sống”, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì dạy học các cấp
đều hướng tới “Phát triển năng lực người học”. Tuy nhiên, đối với học sinh nhỏ
tuổi, thì những câu nói đó chỉ như một khẩu hiệu trống rỗng. Vậy làm cách nào
giúp học sinh nhận ra ý nghĩa và thấy cần thiết tự học các môn học nói chung và
môn Toán nói riêng? Tôi cho rằng mỗi giáo viên trên cơ sở hiểu rõ đối tượng học
sinh và thông qua các bối cảnh cụ thể giúp học sinh sử dụng kiến thức môn Toán
đã học để giải quyết một số nhiệm vụ trong đời sống thực tiễn khi có thể qua mỗi
tiết học.
Các hoạt động vận dụng được tổ chức cần được xây dựng thu hút sự tò
mò, hứng thú của học sinh đồng thời thể hiện được ý nghĩa thực tiễn của nội dung
Toán được học. Đây vừa là cơ hội để học sinh thực hiện thành công, đạt kết quả
mong muốn của bài học nhưng đồng thời cũng là thời điểm để học sinh phát triển
10
đa dạng các năng lực trí tuệ. Dưới đây, tôi có thiết kế một số hoạt động, giáo viên
có thể tham khảo linh hoạt để tổ chức cho học sinh:
Hỗn số Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về hỗn số để chia đồ vật theo số lượng yêu cầu. Nội dung: Chia kẹo. Cách tiến hành – Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Với số lượng kẹo được phát, giáo viên yêu cầu học sinh lấy số kẹo biểu diễn hỗn số 2 1 2 . – Sau thời gian 5 phút, đại diện nhóm sẽ trình bày ý tưởng lấy và kết quả. – Nhóm nào đúng sẽ giành chiến thắng. |
Bảng đơn vị đo độ dài Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về đo lường để biểu diễn con đường từ nhà đến trường. Nội dung: Đường em đến trường. Cách tiến hành: – Giáo viên phát cho mỗi tờ giấy A4. Nhiệm vụ của của từng học sinh vẽ tấm bản đồ biểu thị khoảng cách từ nhà các thành viên trong nhóm đến trường. – Hết thời gian, đại diện nhóm báo cáo kết quả. Giáo viên và các thành viên trong lớp nhận xét góp ý kiến. |
11
Bảng đơn vị đo khối lượng Mục tiêu: Giúp học sinh biết cân đồ vật và nói được khối lượng của vật. Nội dung: Thực hành cân khối lượng đồ vật bằng các cân khác nhau. Cách tiến hành: – Giáo viên chia lớp thành nhóm 4. – Giáo viên chuẩn bị trước một số đồ vật để học sinh thực hành cân tương ứng với các loại cân: cân đĩa, cân đồng hồ, cân điện tử. – Học sinh thực hành cân theo cách giáo viên đã hướng dẫn nêu kết quả, nói kinh nghiệm làm thế nào cân nhanh và chính xác. |
Ôn tập và bổ sung về giải toán Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về thống kê ghi được giá sản phẩm, qua đó giải quyết được mội số tình huống liên quan. Nội dung: Làm bảng giá các loại sách giáo khoa. Tên sách Giá tiềnCách tiến hành: – Giáo viên chia lớp thành nhóm 4. – Giáo viên phát cho mỗi nhóm phiếu hoạt động nhóm. – Nhiệm vụ của các nhóm thiết kế bảng giá giúp cửa hàng bán đồ sách vở, đồ dùng học tập. – Hết thời gian, nhóm nào liệt kê nhiều và đúng giá mặt hàng nhất, nhóm đó giành chiến thắng. – Giáo viên có thể hỏi thêm các câu hỏi liên quan để học sinh thực hành tính tiền. Chẳng hạn: Muốn mua 1 quyển sách giáo khoa Toán và 1 quyển sách Tiếng Việt hết bao nhiêu tiền?…… |
12
Số thập phân Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về đo lường, đọc – viết số để ghi lại số đo của đồ vật. Hoạt động: Học sinh sử dụng các dụng cụ đo để đo một số vật: chiều dài của bút, chiều rộng của bàn, chiều cao chân bàn, chiều dài, rộng của sách giáo khoa,.. Cách tiến hành: – Giáo viên chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm sử dụng các dụng cụ đo để đo một số đồ vật và điền vào bảng: Tên đồ vật Độ dài (m)BútChân bànChiều dài của bàn……………………- Học sinh trong các nhóm tiến hành đo. Hết thời gian, học sinh báo cáo kết quả. |
So sánh số thập phân Mục tiêu: Vận dụng so sánh số thập phân để phân tích chiều cao của mỗi thành viên trong lớp. Nội dung: Học sinh sử dụng các dụng cụ đo để đo chiều cao của các bạn và ghi lại theo đơn vị mét. Phân tích bảng và chỉ ra những bạn thấp hơn 1,5 m; những bạn cao hơn 1,5 m. Cách tiến hành: – Giáo viên chia lớp thành các nhóm. – Yêu cầu các nhóm sử dụng các dụng cụ đo để đo một số đồ vật và điền vào bảng: Thành viên Chiều cao(m)Nguyễn Hoàng Tân…………………..……………………- Học sinh trong các nhóm tiến hành đo và phân tích kết quả đo. – Hết thời gian, học sinh báo cáo kết quả. |
13
Các phép tính với số thập phân Mục tiêu: Tính được chỉ số BMI và đưa ra được nhận xét về tình trạng cơ thể của một người. Nội dung: Nhớ và ghi lại chiều cao, cân nặng của các bạn trong nhóm. Sau đó thực hành tính chỉ số BMI = Cân nặng: (chiều cao x chiều cao). Thực hành phân tích chỉ số: Cách tiến hành: – Giáo viên chia lớp thành các nhóm. – Học sinh ghi lại chiều cao, cân nặng, sau đó tính và phân tích kết quả. – Hết thời gian, học sinh báo cáo kết quả. Nhóm 5 BẢNG CHỈ SỐ BMI Thành viên Cân nặng ( kg ) Chiều cao ( m) Chỉ số BMINguyễn Duy Hiếu 31 1,35 17,0Đinh Lan Anh 26 1,26 16,4Nguyễn Đức Mạnh 42,5 1,41 21,7Phan Thị Thi 28 1,45 13,3Vũ Yến Nhi 29 1,34 16,2Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy, bạn Duy Hiếu, Lan Anh, Yến Nhi cơ thể phát triển bình thường. Bạn Mạnh thừa cân, bạn Thi thiếu cân. |
14
Tỉ số phần trăm Mục tiêu: Vận dụng cách tính tỉ số % để tính được lợi nhuận (lãi – lỗ). Nội dung: Nhà kinh doanh tài năng. Cách tiến hành: – Các nhóm tìm hiểu các mặt hàng dễ tiêu thụ. – Lên kế hoạch bán sản phẩm gì/ với số lượng, giá cả như thế nào? (bán sách vở đồ dùng cũ,….). Mẫu phiếu gợi ý: Tổ…… Các sản phẩm của tổ…………. Sản phẩm Giá bán Số lượng bán- Tiến hành bán hàng với các bạn trong lớp (tiền quy đổi bẳng thẻ tiền được chuẩn bị từ trước đó): thẻ 1000 đồng, thẻ 2000 đồng, thẻ 5000 đồng, thẻ 10000 đồng. – Tính tiền lỗ, lãi sau khi bán. Gian hàng tổ 1 |
15
Hình tròn (tương tự như hình tam giác, hình thang) Mục tiêu: Tạo ra được sản phẩm có dạng hình tròn. Nội dung: Vẽ trang trí hình tròn. Cách tiến hành: – Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 tờ giấy A4. – Nhiệm vụ của học sinh vẽ một sự vật bất kì có hình tròn. – Sau khi vẽ xong, học sinh trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình tại góc sáng tạo. Một số sản phẩm: |
16
Luyện tập về tính diện tích Mục tiêu: Khắc sâu công thức tính diện tích của một số hình phẳng. Nội dung: Sáng tác thơ. Cách tiến hành: – Giáo viên chia lớp thành các nhóm. – Các nhóm cùng sáng tác các bài thơ nói về cách tính diện tích các hình phẳng đã được học (các nhóm đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị trước đó). – Hết thời gian, các nhóm cùng chia sẻ. Các tổ nhận xét về tính chính xác của các công thức + chấm tổ nào sáng tác hay. – Trong quá trình thảo luận nhóm, giáo viên có thể hỗ trợ nếu học sinh cần. Dưới đây là bài sáng tác của tổ 3: Diện tích các hình Muốn tính diện tích hình vuông Lấy cạnh nhân cạnh dễ dàng ra ngay. Hình chữ nhật dễ lắm thay Dài nhân vớ’i rộng ra ngay ấy mà. Diện tích tam giác dễ ra Chiều cao nhân cạnh chia hai ra liền. Hình thang hai đáy cộng liền Chiều cao nhân tổng chia hai ra rồi Hình tròn thế này bạn ơi Bán kính- bán kính bạn đem nhân nào Ba phẩy mười bốn nhân vào Tính toán cẩn thận thế nào cũng ra. |
17
Luyện tập (Ôn tập: Hình học không gian) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được học để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của một vật dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Nội dung: Thực hành đo một số đồ vật và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình. Cách tiến hành: – Giáo viên yêu cầu học sinh đo các đồ vật và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình có dạng hình lập phương, hình hộp chữ nhật. |
Biểu đồ hình quạt Mục tiêu: Vẽ và phân tích được biểu đồ hình quạt dựa trên số liệu trong đời sống. Nội dung: Vẽ biểu đồ hình quạt biểu diễn số học sinh thích chơi đá bóng, số học sinh thích chơi đá cầu, số học sinh thích chơi cầu lông. Cách tiến hành: – Chủ tịch hội đồng tự quản điều hành giúp cả lớp thống kê: Sở thích chơi các môn thể thao của học sinh trong lớp. – Các nhóm chủ động ghi số lượng vào giấy. Sau đó thực hành vẽ. – Hết thời gian, đại diện một số nhóm trình bày, cả lớp nhận xét. Môn Số lượng%Đá bóng 20 50Đá cầu 10 25Cầu lông 10 25 |
18
2.3.2. Giúp học sinh tự học ở nhà hiệu quả
a. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học
Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu người học xác định được mục tiêu, nội dung
và phương pháp học. Muốn vậy, người học phải xây dựng kế hoạch học tập.
Trong quá trình lập kế hoạch học phải chú ý:
Thứ nhất: Tính vừa sức
Thứ hai: Tính rõ ràng
Thứ ba: Tính định hướng về mục tiêu và kết quả cần đạt
Để học sinh có thể lên được kế hoạch học tập, bản thân giáo viên phải
nắm vững được chương trình học: nội dung học, thời gian học để trao đổi với học
sinh.
Để giúp học sinh tự lập kế hoạch học, tôi gợi ý xây dựng Kế hoạch học
Toán của em. Kế hoạch học toán của em (dành cho hằng ngày) gồm các mục
sau:
Mục 1: Kế hoạch ôn tập (Những nội dung đã học nhưng còn chưa chắc
chắn, hình thức ôn tập):
=> Thông qua mục này, giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học, định
hướng về những vấn đề cần xem lại, tự ôn tập? Học vào lúc nào? Học như thế
nào? Xác định nếu gặp khó khăn thì sẽ nhờ trợ giúp từ đâu?
Mẫu kế hoạch:
Em sẽ dành thời gian ôn tập nội dung kiến thức Toán nào? Em sẽ ôn nội dung đó bằng hình thức nào (đọc lại nội dung lý thuyết, làm bài tập, giải quyết một công việc liên quan…)? Em dành thời gian bao lâu để ôn tập? |
\
Mục 2: Em chuẩn bị (chuẩn bị bài mới như thế nào?): Mục đích định
hướng học sinh xác định mục tiêu đạt được trong tiết toán tiếp theo, tự lên kế
hoạch chuẩn bị nội dung học để đạt được mục tiêu đề ra.
=> Thông qua mục này, giúp học sinh chủ động đọc trước bài mới, chuẩn
bịbài cho bài học hôm sau.
Mẫu kế hoạch:
Trong tiết toán tiếp theo, em sẽ học bài nào? Em cần học được gì? Em sẽ ôn lại nội dung toán gì để tiếp thu tốt bài học tiếp theo? Em sẽ nhờ ai giúp nếu khó khăn hay tự mình chuẩn bị cho tiết Toán tiếp theo? |
19
Tên: ……………. Lớp: …………… | Kế hoạch học Toán của em Thứ……ngày…..tháng…..năm…. |
Kế hoạch ôn tập
Em chuẩn bị
Em sẽ dành thời gian ôn tập nội dung kiến
thức Toán nào? Em sẽ ôn nội dung đó bằng
hình thức nào (làm bài tập, đọc, …)?
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
………….…………………………………
Em dành thời gian bao lâu để ôn tập ?
……………………………………………
…………………………………………….
Trong tiết Toán tiếp theo, em sẽ học bài:
………………………………………
Em muốn mình sẽ học được gì?
……………………………………………
……………………………………………
…………………………………………..
Em sẽ ôn lại nội dung gì để chuẩn bị cho
tiết Toán tiếp theo?
……………………………………………
……………………………………………
…………………………………………..
Em gặp khó khăn thì sẽ nhờ trợ giúp từ ai
hay tự mình chuẩn bị giải quyết?
…………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
20
b. Thiết kế các hoạt động hỗ trợ học sinh tự học ở nhà
Việc tạo đam mê, hứng thú, yêu thích môn học là một trong những yếu
tố giúp học sinh khắc phục được những khó khăn, sự mệt mỏi trong quá trình học
tập. Vì vậy, trên cơ sở gợi ý theo mẫu phiếu Kế hoạch học Toán của em, tôi đã
thiết kế tài liệu Cùng em học Toán. Các hoạt động trong tài liệu được thiết kế
không chỉ giúp học sinh ôn tập được kiến thức đã học trên lớp dưới nhiều hình
thức mà còn hướng dẫn các em chuẩn bị nội dung cho bài học mới phù hợp với
đặc điểm của học sinh Tiểu học là tự học có hướng dẫn. Nội dung tài liệu tôi thiết
kế gồm 3 phần:
A. Thực hành
Học sinh sẽ vận dụng kiến thức Toán được học trên lớp để thực hành.
B. Học Toán cùng người thân
Học sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập cùng với người thân trong gia
đình. Phụ huynh có cơ hội được đồng hành cùng con học, tạo sự gắn kết gia đình,
niềm vui cho mọi người.
21
C. Thử sức
Phần này lồng ghép kiến thức của bài học hôm sau. Học sinh sẽ nghiên
cứu, tìm tòi và đưa ra kết quả của bài tập.
Dưới đây là một số ví dụ minh họa:
Ôn tập phân số A. Thực hành Bài 1. Em hãy biểu diễn phân số: 2 5, 1 4 , 2 3 . Bài 2. Em hãy cắt một đoạn dây 20 cm, chia đoạn dây thành 5 phần, cắt lấy 2 phần của đoạn dây đó. B. Học Toán cùng người thân Em hãy viết một phân số, rồi hỏi những người trong gia đình một phân số bằng phân số em vừa viết. C. Thử sức Đố em chuyển được phân số 2 5 thành phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,… Những phân số mới vừa tìm được theo em còn có tên gọi là gì? |
Phân số thập phân A. Thực hành Bài 1. Ghi lại hiểu biết của em về phân số thập phân. Lấy 2 ví dụ minh họa. |
22
Bài 2. Chuyển các phân số sau về phân số thập phân có mẫu số bằng 100: 2 5, 7 25, 8 10 , 9 2 , 17 4 . B. Học Toán cùng người thân Cùng những người trong gia đình viết 10 phân số bất kì. Khoanh vào phân số có thể chuyển thành phân số thập phân. Tổ chức cuộc thi, ai khoanh đúng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. C. Thử sức Số thành viên trong gia đình em là……. Lấy số đó cộng với 2 5 được kết quả…….. Lấy số đó trừ đi 2 5 được kết quả………… Lấy số đó nhân với 2 5 được kết quả……… Lấy số đó chia cho 2 5 được kết quả……….. |
Các phép tính với phân số A. Thực hành Bài 1. Tỉ số giữa thành viên nam và nữ trong gia đình em là……… Lấy số đó cộng, trừ, nhân, chia với số thành viên trong gia đình lần lượt được kết quả là………………., ………………, ……………………. Bài 2. Có 1 số quả bóng (như hình vẽ) gồm 3 loại bóng màu xanh, đỏ, vàng. Tô màu đỏ vào 1 3 số bóng, tô màu xanh vào 1 2 số bóng. Phân số chỉ số quả bóng màu vàng là………Tô màu vàng vào số bóng đó. B. Học Toán cùng người thân Em nhờ bố mẹ lấy 2 phân số bất kì. Lập các phép tính có thể có và cho đáp số. C. Thử sức a. Mẹ cho Minh 2 chiếc bánh. Vẽ hình biểu diễn số bánh mẹ cho Minh. b. Mẹ cho Minh thêm 1 4 chiếc bánh. Vẽ hình biểu diễn số bánh mẹ cho Minh thêm. c. Vẽ hình biểu diễn số bánh mẹ cho Minh tất cả. |
23
Hỗn số A. Thực hành Bài 1. Vẽ hình biểu diễn hỗn số 2 2 3 , 1 1 4 Bài 2. Ba bạn Phương, Hà, Thương cùng đi hái dâu tây. Phương hái được 1 hộp và 1 2 hộp, Hòa hái được 1 hộp và 3 4 hôp, Dương hái được số dâu tây bằng tổng số dâu tây của hai bạn. Viết hỗn số biểu diễn số hộp dâu tây mà mỗi bạn hái được. B. Học Toán cùng người thân Nhờ bố mẹ viết giúp 2 hỗn số. Hãy lập các phép tính và tính kết quả của phép tính. Hãy nhờ bố mẹ kiểm tra khi làm xong nhé! C. Thử sức Tìm hiểu một số giá tiền của các loại sách giáo khoa và tự lập bảng (gợi ý: tên sách, giá tiền/1 quyển). Tự đặt 1 bài toán dạng rút về đơn vị em đã được học từ lớp dưới. |
Giải toán có lời văn A. Thực hành Bài 1. Tìm hiểu trên thị trường giá của 1 thùng sữa Milo. Sau đó, hoàn thành bảng sau: Số thùng sữa 1 thùng 2 thùng 3 thùngSố tiền( đồng)Khi số thùng sữa tăng lên bao nhiêu lần thì số tiền…………………………………….. Bài 2. Hoàn thành bảng sau: Số bánh ở mỗi hộp 2 4 6Số hộp đựng bánh 60Khi số bánh ở mỗi hộp tăng lên thì số hộp đựng bánh………………………… B. Học Toán cùng người thân Cùng mọi người trong gia đình lên thực đơn cho bữa trưa ngày mai. C. Thử sức Đơn vị tính của tiền mà em biết là: …………………………………………. Theo em, đơn vị đo độ dài là: ………………………………………………. |
24
Bảng đơn vị đo độ dài A. Thực hành Bài 1. Vẽ sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Bài 2. Điền đơn vị đo thích hợp a. Chiều dài của lớp học là 8 … b. Chiều dài của quyển vở là 20…………. c. Quãng đường từ thành phố Nam Định đến thủ đô Hà Nội khoảng 86……. d. Quãng đường từ nhà em đến trường khoảng 1700… B. Học Toán cùng người thân Thực hành đo chiều cao của từng thành viê |
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education