dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số kinh nghiệm trong giáo dục kĩ năng sống thông qua việc tích hợp vào các bài học phần hoá học hữu cơ tại trường THPT

SKKN Một số kinh nghiệm trong giáo dục kĩ năng sống thông qua việc tích hợp vào các bài học phần hoá học hữu cơ tại trường THPT

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Trước đây, khi phương pháp dạy học cho học sinh chủ yếu là các phương
pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên là trung tâm, là người truyền thụ và
thông báo kiến thức, người học bị động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Những
năm gần đây, cùng với sự đổi mới trong giáo dục thì các phương pháp dạy học
tích cực được áp dụng nhiều hơn trong nhà trường: Lấy học sinh là trung tâm.
Lúc này người dạy chỉ đóng vai trò là người đưa ra các tình huống có vấn đề và
chỉ dẫn các công cụ để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện áp
dụng phương pháp dạy học mới, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
thì bản thân chúng tôi cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: Không có
giáo trình hay tài liệu chính thống nào hướng dẫn những nội dung bài giảng cụ
thể cho các tình huống mà giáo viên đưa ra. Do đó, nội dung được lựa chọn phụ
thuộc nhiều và kinh nghiệm của giáo viên, vào các thông tin thời sự quanh ta
liên quan trực tiếp đến nội dung bài học.
Hóa học là một môn học gắn liền với đời sống, sinh hoạt, công việc, khoa
học công nghệ…của con người, việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông
qua các giờ học môn Hóa học là một trong những nội dung rất quan trọng được
các thầy cô giáo bộ môn chú trọng. Nhà trường cũng như tổ bộ môn và đặc biệt
là giáo viên luôn chú ý rèn luyện kĩ năng sống cho các em học sinh trong các giờ
học của mình, tuy nhiên trước những khó khăn trên thì việc thực hiện cũng chưa
thực sự triệt để. Mỗi giáo viên sẽ có những lựa chọn kiến thức tích hợp hay cách
thức tích hợp khác nhau.
Với mục đích: Đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học
sinh (HS) theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS
gắn với định hướng nghề nghiệp; Giúp giáo viên (GV) chủ động, tích cực trong
việc tự bồi dưỡng KNS cho bản thân và giáo dục KNS cho HS, ngày 28 tháng
01 năm 2015 bộ GD-ĐT đã ra Thông tư 463/BGDĐT-GDTX, hướng dẫn việc tổ
chức giáo dục KNS tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX. Bộ GD-ĐT yêu cầu:
2
Giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành
những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực
tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công
nghiệp hoá đất nước.
Chúng ta đều biết: Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người
vượt qua, những mất mát để con người biết trân quý những gì đang có. Vì vậy,
mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là giáo
viên, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng tôi
càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS cho HS. Bởi giáo dục KNS chính là định
hướng cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba
mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con
người với các mối quan hệ xã hội. Có được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch
kiến thức – “cái mình biết” và thái độ, giá trị – “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin
tưởng”…thành những hành động cụ thể trong thực tế – “làm gì và làm cách nào”
là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng
được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng,
tự tin bước tới tương lai.
Cụ thể:
+ Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục KNS giúp HS biết gieo những
kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến hành động
thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận cho
mình.
+ Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục KNS giúp HS biết kính trọng ông
bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau…
+ Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục KNS giúp HS biết cách ứng xử thân
thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìn trật tự an
toàn giao thông; bảo vệ môi trường thiên nhiên…Từ đó, góp phần làm cho môi
trường sống trong sạch, lành mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật
do sự thiếu hiểu biết của chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những
3
hành vi mang tính xã hội tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu – quyền
lợi – nghĩa vụ trong cộng đồng.
Do những ý nghĩa đặc biệt nêu trên, việc giáo dục hình thành nhân cách
cho HS nói chung và đối với giáo dục KNS nói riêng ngày càng trở nên quan
trọng và cấp thiết hơn. Vì thế, chúng tôi chọn sáng kiến:“ Một số kinh nghiệm
trong giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tích hợp vào các bài học phần hóa
học hữu cơ tại trường THPT Tống Văn Trân”.
2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Đưa ra một số giải pháp tích hợp giáo dục KNS cho học sinh với dạy học
phần kiến thức hóa học hữu cơ phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là
chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển
những năng lực cần thiết ở người học, trong đó chú trọng rèn luyện các KNS,
HS không chỉ cần có kiến thức, mà còn phải biết làm, biết hành động phù hợp
trong những tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống. Các giải pháp trong sáng kiến
nhằm hướng tới các mục đích sau:
+ Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực. Loại bỏ
những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt
động hằng ngày.
+ Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình; phát
triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
+ Trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để phòng chống dịch bệnh
trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
+ Sáng kiến còn chỉ ra cách tổ chức quá trình học tập sáng tạo của học sinh
theo hướng phát triển năng lực, rèn luyện kỹ năng góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn Hóa học ở trường THPT.
3. Phạm vi triển khai thực hiện
Một số kinh nghiệm trong giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tích hợp
vào các bài học phần kiến thức hóa học hữu cơ đã được triển khai thực hiện tại
trường THPT Tống Văn Trân năm học 2020-2021, tiếp tục áp dụng tại trường
4
THPT Tống Văn Trân trong những năm học sau và các trường trong địa bàn
huyện, tỉnh.
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Hiện trạng tích hợp giáo dục KNS với dạy và học phần kiến thức hóa học
hữu cơ trước khi áp dụng giải pháp mới.
Trước khi có giải pháp mới chúng tôi thường:
– Thiết kế giáo án và xây dựng bài giảng dựa trên nội dung được quy định
chi tiết trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD-ĐT, theo thứ tự bài giảng được
thống nhất trong “Kế hoạch giảng dạy” đã được thống nhất trong tổ chuyên môn.
– Sử dụng tài liệu chủ yếu là sách giáo khoa, sách giáo viên.
– Trong phần lớn giờ lên lớp giáo viên thường chủ động đưa ra nội dung kiến
thức, kỹ năng cần đạt.
– Trong một số bài giảng giáo viên có đổi mới phương pháp giảng dạy, sử
dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực, có liên hệ bài học với thực tiễn song chưa
chú trọng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ
– Bài giảng đảm bảo về nội dung: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
– Giáo viên lựa chọn nội dung giảng dạy dễ dàng, không tốn nhiều thời gian.
– Các bài giảng có sự đổi mới về phương pháp dạy học với việc sử dụng một
số kỹ thuật dạy học tích cực.
1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ
– Dạy học dựa vào kiến thức chuyên môn là chủ yếu, ít gắn với các tình
huống thực tiễn.
– Bài giảng ít đề cập đến việc vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn.
– Bài giảng ít chú trọng đến rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
– Học sinh bị động trong tiếp cận kiến thức, ít hứng thú học tập.
5
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Việc tích hợp giáo dục KNS cho HS trong quá trình xây dựng bài giảng
mang lại nhiều ưu điểm:
– Ngoài nội dung của SGK, nội dung bài học được xây dựng trên các tình
huống thực tiễn, các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế.
– Người truyền thụ kiến thức, tổ chức các hoạt động không nhất thiết là giáo
viên.
– Hoạt động của HS đa dạng, phong phú.
– HS được đánh giá theo nhiều chiều: Thầy – trò, trò – trò, tập thể – cá nhân,
thông qua nhiều hoạt động.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phân tích, tìm tòi, tranh
luận, thực hành, tự đánh giá … các KNS của HS được rèn luyện, đó là:
• Kỹ năng tự phục vụ bản thân.
• Kỹ năng đặt mục tiêu.
• Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc.
• Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
• Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
• Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
• Kỹ năng giao tiếp.
• Kỹ năng lắng nghe tích cực.
• Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
• Kỹ năng cảm thông chia sẻ.
• Kỹ năng thương lượng.
• Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
• Kỹ năng hợp tác.
• Kỹ năng tư duy phê phán, phản biện.
• Kỹ năng tư duy sáng tạo.
• Kỹ năng ra quyết định.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề.
6
• Kỹ năng kiên định.
• Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
• Kỹ năng đặt mục tiêu.
• Kỹ năng quản lí thời gian.
• Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
• Kỹ năng tìm kiếm việc làm.
• Kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong lao động, học tập
và sinh hoạt…
Như vậy, việc tích hợp giáo dục KNS cho HS trong quá trình dạy học không
chỉ giáo dục những KNS cơ bản, mà qua đó hình thành cho HS các giá trị sống,
KNS tích cực. Những KNS tích cực sẽ giúp HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập,
sống có bản lĩnh và sẽ trở thành người có ích trong tương lai.
2.2. Các bước thực hiện giải pháp mới
Giải pháp 1: Khai thác triệt để các tình huống thực tiễn để giáo dục KNS
a) Mục đích
Dùng tình huống thực tiễn để phát huy khả năng vận dụng kiến thức của HS
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, giúp
hình thành và phát triển các kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng tư duy phản biện
và sáng tạo, kỹ năng ứng phó cho học sinh.
Với mỗi bài học cụ thể, các thầy cô giáo cần nghiên cứu, tìm hiểu tham khảo
báo, đài để biết được, lựa chọn và giải thích được các hiện tượng tự nhiên, các kinh
nghiệm sống được đúc kết từ cha ông ta, hay qua đó hiểu được các sự vật hiện
tượng xảy ra xung quanh không gian giống của chúng ta. Từ các kiến thức lựa chọn
được, giáo viên sẽ xây dựng các hình huống có vấn đề cho HS để các em tiếp nhận
kiến thức và cùng khám phá cuộc sống thông qua bài học.
b) Cách thực hiện
– Bước 1: GV sưu tầm các tư liệu có nội dung thực tiễn, có tính thời sự. Ở
bước này GV cũng có thể giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm với định hướng cụ thể.
7
– Bước 2: GV lựa chọn nội dung thực tiễn phù hợp gắn với nội dung bài học,
lựa chọn các kỹ năng cần rèn luyện.
– Bước 3: GV sử dụng công nghệ thông tin để đưa nội dung thực tiễn vào bài.
– Bước 4: HS trải nghiệm, thảo luận, đưa ra ý kiến nhằm giải quyết các vấn đề
thực tiễn hoặc phương án xử lý đối với tình huống cụ thể.
– Bước 5: GV tư vấn giúp HS lựa chọn phương án xử lý phù hợp nhất, khuyến
cáo các vấn đề tiêu cực nếu có.
c) Nội dung giải pháp
Một số tình huống thực tiễn trong các bài phần hóa học hữu cơ THPT
Bài: Ancol
Tình huống: Cảnh báo sản phẩm rượu khiến 1 người tử vong, 6 người ngộ độc
nặng (https://vtv.vn/suc-khoe/canh-bao-san-pham-ruou-khien-1-nguoi-tu-vong-6-
nguoi-ngo-doc-nang-20201112092725028.htm).
Thông tin từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trong tháng 10,
11/2020, trung tâm tiếp nhận 2 vụ ngộ độc methanol với ít nhất 7 người ngộ độc,
trong đó 1 ca tử vong.
Sáng ngày 3/11, Trung tâm Chống độc tiếp nhận một bệnh nhân nam (32
tuổi) được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol từ tuyến dưới chuyển
lên. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp
tụt.
Xét nghiệm cho thấy nồng độ methanol trong máu rất cao 141mg/dL,
nhiễm toan chuyển hóa nặng. Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân có tổn
thương não lan tỏa rất nặng, mặc dù đã được giải độc cấp cứu và hồi sức tích
cực nhưng không hồi phục và gia đình đã xin về để tử vong tại nhà.
Xét nghiệm rượu bệnh nhân đã uống do gia đình mang đến cho thấy nồng
độ cồn công nghiệp methanol là 20,21%, trong khi đó nồng độ rượu thông
thường ethanol chỉ có 11,42%. Loại rượu bệnh nhân đã uống sau đó được y tế
địa phương thông tin lại là: loại rượu đóng can nhựa 30 lít, tên là “RƯỢU
8
NẾP”, “Hầm Rượu Việt”, địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trên nhãn là “CƠ SỞ SX
RƯỢU ĐẤT LÚA”, Trương Xá, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên.
Đáng chú ý, loại rượu này có hình thức giống hệt với loại rượu đã gây vụ ít
nhất 4 người bị ngộ độc ngộ độc cồn công nghiệp methanol nhập viện vào ngày
12 – 14/10 đang được các cơ quan chức năng kiểm tra.
Hình ảnh bệnh nhân bị ngộ độc metanol trong rượu đang được theo dõi và điều trị
Một số biểu hiện khi ngộ độc metanol:Dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc
methanol khó phân biệt với chứng say rượu thông thường. Có thể có các triệu
chứng nhẹ trong vòng chừng một tiếng sau khi uống như nôn mửa, đau dạ dày,
tương tự như ngộ độc rượu. Sau chừng 12-24 tiếng, các triệu chứng rõ ràng hơn
xuất hiện như đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mắt mờ. Đây là khoảng thời
gian rất nguy hiểm vì thường mọi người đã đi ngủ, bỏ mặc các dấu hiệu này và
chẩn đoán bệnh chậm trễ. Nếu mắt đã mờ đến mức khó có thể nhìn vào ánh sáng
chói, đây đã là lúc nguy hiểm cần cấp cứu gấp.
Đối với người bình thường, chỉ cần uống phải từ 5 – 15ml Methanol có thể
gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên là gây mù loà, 30ml có thể gây tử vong.
Với những tính chất nguy hiểm như vậy, chúng ta cần hết sức thận trọng
khi sử dụng rượu trong các bữa ăn, buổi tiệc.
Học sinh đưa ra quyết định: Sử dụng hay không sử dụng rượu trong các
buổi liên hoan, bữa tiệc.
9
Giáo viên khuyến cáo: HS cần làm chủ bản thân trong các bữa tiệc, không
sa đà vào các buổi tiệc rượu, không sử dụng đồ uống có cồn đặc biệt các loại
rượu không rõ nguồn gốc.
Tình huống: Máy đo nồng độ cồn là gì? Ngành nào sử dụng thiết bị này?
Máy đo nồng độ cồn còn có tên gọi khác là thiết bị đo nồng độ cồn là
một sản phẩm lý tưởng không thể thiếu phục vụ cho ngành công nghiệp chế
biến hoa quả, sản xuất rượu,…Đặc biệt hơn là được sử dụng rộng rãi nhất
cho cảnh sát giao thông trên toàn thế giới.
Hình ảnh máy đo nồng độ cồn
Nguyên lý hoạt động của máy đo nồng độ cồn trong hơi thở:
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc
tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác
dụng với rượu etylic nhưng người ta chọn một chất oxi hóa mạnh là
crom(VI) oxit CrO3 (có màu đỏ thẫm). Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ
bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu lục thẫm.
Các cảnh sát giao thông sử dụng máy đo nồng độ cồn có chứa CrO3.
Khi tài xế hà hơi thở vào thiết bị trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu
thì sẽ xảy ra phản ứng:
10
C2H5OH + CrO3→ H2O + Cr2O3 + CO2

[K][O]
Đỏ thẫm
Lục thẫm

Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà thiết bị sẽ thông báo cho cảnh sát biết
được nồng độ cồn trong khỉ thở của người điều khiển phương tiện giao
thông.
Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với xe máy:
+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25
miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng. Nếu gây tai nạn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng
+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái xe 02 tháng.
Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế gới (WHO), ít nhất 40% số nạn nhân
tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn gây ra.
Học sinh đưa ra quyết định: Đã sử dụng rượu bia thì không lái xe, đã lái xe thì
không uống rượu bia.
GV: Đưa ra thông điệp đơn giản “Người tốt đã uống thì không lái xe”.
Bài: Phenol
Tình huống: Khủng hoảng Formosa Vũng Áng
Sự cố Formosa tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh – Việt Nam) bắt đầu
khoảng tháng 4 năm 2016 làm cá chết hàng loạt, sau đó lan tiếp ra các vùng biển
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…Thảm họa này đã làm cho hàng trăm
tấn cá chết hàng loạt, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của ngư
dân. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt như vậy?

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay