dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Nâng cao chất lượng dạy hát Dân ca đối với học sinh cấp tiểu học

SKKN Nâng cao chất lượng dạy hát Dân ca đối với học sinh cấp tiểu học

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, hiện vẫn
đang được sáng tác. Âm nhạc này có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng
người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có nhạc của các dân tộc Việt Nam. Do
chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Trong sinh hoạt
cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm hay
rộng hơn cả một miền. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với
cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát
làng nghề. Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau,
hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Tuy nhiên mỗi
tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau nên dân ca cũng có
thể phân theo tỉnh nhưng gọi chung cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung
của miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.
– 3 –
Đối với người dân Việt Nam nói chung và với trẻ em nói riêng, làn điệu
dân ca đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi người ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Từ
những lời ru ầu ơ, các làn điệu dân ca ngọt ngào, tha thiết đã rất gần gũi với mỗi
người Việt Nam. Những làn điệu dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền
đã làm rung động tâm hồn mỗi người dân Việt. Cho đến ngày nay, những di sản
nghệ thuật quý báu ấy vẫn là những nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi
dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất là trong bối cảnh của thời kì hội nhập
và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp biến các giá trị văn hóa nói chung
và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội, và
cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tới sự hình thành và phát triển những
nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ.
Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vào trong chương trình
học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âm nhạc của bậc Tiểu
học thì các bài hát dân ca còn rất ít. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh
Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan của
những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới việc
lưu giữ các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình. Học sinh Tiểu học ở lứa
tuổi từ 6 đến 11, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với Âm nhạc. Với nhận thức của
học sinh tiểu học thì hát dân ca chiếm vị trí quan trọng trong nghệ thuật âm
nhạc. Âm nhạc dân gian giúp các em hướng tới cái “Chân – Thiện – Mỹ”. Việc
đưa dân ca vào trường học không chỉ đơn thuần là dạy dân ca, hát dân ca mà
quan trọng là giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của văn hóa dân
ca. Từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ điệu hồn dân tộc; góp
phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn diện. Ngoài ra, còn
giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng
thẳng.
– 4 –
*, Thực trạng:
a, Thuận lợi:
Trong tình hình chung, việc giảng dạy bộ môn âm nhạc ở cấp tiểu học cũng
như các phong trào hoạt động ngoài giờ phát triển mạnh. Học sinh tiểu học rất
thích bộ môn này. Nhờ đó các em rất say mê và thích thú. Thích thể hiện khả
năng âm nhạc và rất thích thể hiện sự sáng tạo trong âm nhạc.
Trường Tiểu học Chu Văn An là một trường có thế mạnh về các hoạt động
ngoài giờ lên lớp. Trường có một cơ sở vật chất khang trang; đủ điều kiện tổ
chức các hoạt động học trong lớp và dạy học ngoài không gian lớp học. Riêng
bộ môn âm nhạc đã được đầu tư đầy đủ về cơ sở cật chất cũng như đồ dùng dạy
học như máy tính, máy chiếu, loa đài, đàn phím điện tử, tranh ảnh, các bộ gõ cơ
bản…Bên cạnh đó là sự hiểu biết, mong muốn cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của
đại đa số các bậc phụ huynh về bộ môn âm nhạc. Đặc biệt học sinh trường tiểu
học Chu văn An có một phong cách rất tự tin, và vô cùng yêu thích bộ môn âm
nhạc. Đó là thế mạnh mà ít trường có thể làm được. Chính vì thế trong thời gian
qua,khi triển khai dạy – học, nhất là bộ môn Âm nhạc đã gặt hái được những kết
quả tốt.
b, Khó khăn
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học, học hát là nội dung trọng tâm,
được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5. Đây cũng là phân môn học sinh vô cùng yêu
thích nhất. Phân môn học hát có ba thể loại là: học hát bài hát thiếu nhi Việt
Nam, học hát bài hát dân ca và các bài hát nước ngoài. Nội dung chương trình
chính khóa môn Âm nhạc cấp tiểu học có 11 bài dân ca Việt Nam, đó là: Quê
hương tươi đẹp (dân ca Nùng); Lí cây xanh (dân ca Nam Bộ); Xoè hoa (dân ca
Thái); Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ); Gà gáy (dân ca Cống); Ngày mùa vui
(dân ca Thái); Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na); Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc
Bộ); Chim sáo (dân ca Khmer); Màu xanh quê hương (dân ca Khmer); Hát
mừng (dân ca Hrê); Tuy nhiên bài hát Màu xanh quê hương trong mấy năm gần
– 5 –
đây đã được thay bằng một bài hát địa phương tự chọn. Ngoài ra trong chương
trình còn có bài hát dân ca nước ngoài là bài hát Con chim non (dân ca Pháp).
Với một số lượng các bài hát dân ca chưa phải là lớn như vậy cùng với một
khoảng thời gian 35 – 40p/1tiết thì sự tiếp thu của các em có thể tạm dừng ở mức
đọ hát dúng giai điệu, thuộc lời ca. Còn thể hiện được tính chất bài hát hoặc
thấm được nét giai điệu, thấm được nét văn hóa.. trong các em chưa có trừ các
em có năng khiếu hoặc áp dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng, phong phú
và hữu ích.
Việc dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học là rất khó so với dạy các bài hát
thiếu nhi trong chương trình sách giáo khoa. Bởi mỗi bài dân ca trong chương
trình đều gắn liền với đời sống sinh hoạt, những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của một vùng, hoặc của đặc thù riêng một dân tộc. Mỗi một bài hát có cách hát,
cách diễn đạt khác nhau. Trên cơ sở để đạt được những kết quả tốt hơn trong
giảng dạy cũng như niềm say mê học hỏi, sáng tạo tôi đã lấy đó là động cơ
nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy và viết Sáng kiến kinh nghiệm này.
Trong thời gian qua tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để rút ra những kinh nghiệm;
hệ thống hóa một hệ thống đa dạng hơn các phương pháp dạy hát dân ca để nâng
cao chất lượng dạy hát dân ca cấp tiểu học. Sau đây tôi xin trình bày nội dung,
kính mong được sự góp ý của hội đồng khoa học cũng như các thầy cô giáo.
– 6 –
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRƢỚC KHI CÓ SÁNG KIẾN
Ở những năm học trước, khi dạy hát dân ca nói riêng, dạy hát nói chung
chủ yếu kết quả đạt được là hát đúng giai điệu, thuộc lời ca; biết hát kết hợp gõ
đệm; biết hát kết hợp vận động phụ họa. Chủ yếu chỉ dạy hát dân ca theo thời
lượng quy định cúa Bộ giáo dục, một tiết dạy bài hát mới và một tiết Ôn tập bài
hát. Ở các tiết dạy hát dân ca không có liên hệ đến các tiết Nghe nhạc và Giới
thiệu nhạc cụ. Cũng như không tổ chức Câu lạc bộ; không áp dụng các trò chơi
dân gian vào dạy hát dân ca. Chính vì thế đã hạn chế sự sáng tạo của các em
cũng như niềm hứng khởi khi học hát dân ca. Các em không có sự tưởng tượng
trong phân môn này và không có trí nhớ sâu về các giai điệu, các nét văn hóa
vùng miền. Tiết dạy không có sự say mê, yêu thích, niềm hứng khởi hạn hẹp..
Sau khi nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc cấp tiểu học qua mô
hình trường học mới VNEN tôi đã nghiên cứu lại các phương pháp giảng dạy hát
dân ca để nâng cao chất lương dạy – học hát dân ca.
Chính vì có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy nên chất lượng của
học sinh có sự thay đổi rõ rệt. Ngoài việc các em phát huy được các kỹ năng hát,
kỹ năng biểu diễn các bài hát dân ca thì các em còn có rất nhiều các tiết mục văn
nghệ biểu diễn trươc toàn trường cũng như biểu diễn ở các Hội nghị, các buổi lễ
do Phòng Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục – đào tạo, Ủy ban nhân dân thành
phố cũng như các chương trình lớn khác tổ chức.
– 7 –
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
1. Khái niệm về dân ca Việt Nam
1.1. Khái niệm dân ca Việt Nam
Người Đức gọi dân ca là volkslied (tạm dịch là: bài ca của nhân dân),
người Pháp gọi là chanson populaire (tạm dịch là: bài ca phổ cập trong quần
chúng), người Anh gọi dân ca là folk song (tạm dịch là bài ca mang tính dân
tộc). Ngay cả trong các tài liệu Việt Nam về dân ca hay công trình Nghiên cứu
của Gs. TS Vũ Ngọc Khánh “Tiếp cận kho tàng folklore Việt Nam” cũng không
có khái niệm cụ thể hay một định nghĩa công thức về dân ca như các định nghĩa
về những phạm trù khác.
Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền khẩu,
truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp
phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Do vậy họ gần
như là “đồng tác giả” với những người sáng tác mà người sáng tác ban đầu
không rõ là ai. Một bài dân ca thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, gọi là
lòng bản và nhiều bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản. Những bài
dân ca được nhiều người yêu thích sẽ được truyền bá đi khắp nơi. Hiện nay các
nhạc sĩ đã sáng tác thêm những lời ca mới dựa trên các làn điệu đã có tạo nên sự
đa dạng và phong phú cho dân ca. Các dịp biểu diễn thường là lễ hội, hát làng
nghề ngoài ra thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau,
hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Tuy nhiên mỗi
tỉnh thành, dân ca Việt Nam lại có phát âm, giọng nói và các từ khác nhau nên
cũng có thể phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc,
miền Trung và miền Nam. Ngày nay, khi khảo sát một bài dân ca được phổ biến
ở một vùng nào đó, muốn biết được xuất xứ của chúng, người ta thường dựa vào
một vài đặc điểm có trong đó ví dụ như tiếng địa phương, những địa danh. Đây
là cách dễ nhận biết nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca. Nói chung trong
các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ…” và các
– 8 –
dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bới những nốt nhạc sao cho
việc phát âm được rõ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù như:
“r, d, gi” hay “s và x” phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ. Dân ca
miền Trung thì thường có chữ “ ni, nớ, răng, rứa…” dấu sắc được đọc thành dấu
hỏi (so với giọng người Bắc), dấu hỏi và ngã đều được đọc giống nhau và trầm
hơn chữ không dấu. Những bài dân ca miền Nam thì thường có chữ “má (mẹ),
bậu (em), đặng (được)…” chữ “ê” đọc thành chữ “ơ”, dấu ngã đọc thành dấu
hỏi,… Nhưng nhìn chung thì vẫn là thoát thai từ lòng dân với đậm tính chất mộc
mạc giản dị của họ. (Sưu tầm)
Theo GS.TS Trần Quang Hải làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu
khoa học về Sơ lược về dân ca Việt Nam: “Dân ca là những bài hát, khúc ca
được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả
nào. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều
người từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc…
Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững với thời
gian”.
Để tiện cho việc nghiên cứu, ta có thể hiểu khái niệm về dân ca tạm thời
như sau: Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2. Sự đa dạng và phong phú của dân ca Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân ca
Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca
Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống
quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở TrungBộ,
Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc,
đồng bào Thái, H’mông, Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có
những nét riêng, mang bản sắc riêng. Những âm điệu tiết tấu, đặc trưng của dân
ca phần lớn bắt nguồn từ những câu ca dao thâm thúy khúc chiết, loại thơ vần
như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản được bổ sung qua nhiều giai đoạn
– 9 –
rồi trở nên những thể loại hát dân gian khác nhau của từng địa phương, từng
vùng đất nước.
Từ bao đời nay dân ca luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng
các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Ngoài những làn điệu thuộc các loại
dân ca khác nhau còn những loại hát có nhạc đệm theo như: Chầu văn, ca Trù,
ca Huế… nhạc tài tử Miền Nam và những hình thức ca kịch độc đáo như Tuồng,
Chèo, Cải lương… Hát Chầu văn là hình thức hát nhạc thờ cúng, có tính chất
tôn giáo linh thiêng, các thầy cúng chuyên nghiệp đánh đàn nguyệt, có giọng hát
điêu luyện phụ theo, thuộc nhiều điệu hát và pha vào là tiếng trống vỗ. Ngoài ra
Quan họ Bắc Ninh cũng là một lối hát phong phú và độc đáo về âm nhạc. Dân
ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, trò
chơi trẻ em, rồi đến các điệu hò, điệu lý. Các điệu hát trong khi làm việc, trong
những lễ hội tạo điều kiện cho nhiều thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao
duyên. Mức sáng tác lời mới nhiều hơn các thể loại nhạc cung đình, nhạc bác
học, nhạc thính phòng và đưa vào trong văn chương bình dân những đóng góp
đáng kể (hát quan họ). Phần nhiều chỉ có tuỳ hứng lời trên một điệu nhạc (hát
Trống quân, Cò lả…). Chỉ có hát Quan họ là vừa sáng tác lời lẫn nhạc. Riêng
Quan họ theo thống kê mới nhất hiện nay có tới trên 700 làn điệu khác nhau
trong truyền thống hát Quan họ. Còn theo TS Nghiên cứu âm nhạc Hà Thị Hoa
thì hiện nay có khoảng 250 làn điệu Chèo…(Sưu tầm)
Dân ca lại mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tuỳ theo phong tục ngôn
ngữ, giọng nói và âm nhạc của từng vùng mà khác đi đôi chút. Từ những bài hát
ru được nghe khi còn nằm trong nôi mà các mẹ (bà ,chị) hát ru trẻ ngủ. Loại này
được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay gọi là hát đưa em, ầu ơ
ví dầu (miền Nam). TS Trần Quang Hải nói về Dân ca Việt Nam: “Dân ca Việt
Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài
hát ru khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trưởng thành và chết
đi sẽ có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người”.
– 10 –
Ngay từ thuở lọt lòng, dân ca đã dành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc
mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang
tuổi ấu thơ các em lại được hát lên những bài dân ca, đồng dao để vui chơi giải
trí, luyện cho trẻ quen tiếng nói tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề
xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Trong mỗi chúng ta ai cũng có một
miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, lũy tre xanh trải dọc bờ đê, là
những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng
quê hương qua những giai điệu ngọt ngào của dân ca như gần gũi hơn, lung linh
hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh.Chính vì vậy, khi hiểu được những giai điệu
quê hương chúng ta sẽ mang lại niềm tự hào cho chính mình. Cũng từ đó mà có
sự hãnh diện trong lòng khi thấy dân tộc mình có một nền âm nhạc dân gian
phong phú.
2. Dân ca Việt Nam đối với thiếu nhi Việt Nam
“Ru con giấc ngủ no tròn
Cánh diều nâng bước chân son vào đời.
Mai sau khôn lớn nên người
Mong con đi trọn những lời mẹ ru” (Lời ru cho con – Phan Thu Hà)
Ai trong chúng ta cũng đều có những những ký ức tuổi thơ thật sâu đậm
với những lời hát ru của mẹ. Từ những bài hát ru khi còn trong bụng mẹ đã là
yếu tố góp phần hình thành nên nhân cách và những màu sắc đẹp cho tâm hồn
của mỗi con người. Âm nhạc thiếu nhi nói chung, dân ca nói riêng có tầm ảnh
hưởng quan trọng trong việc định hình nhân cách tâm lý và giáo dục đạo đức
cho trẻ em. Nó tác động mạnh mẽ tới tâm tư, tình cảm và tâm hồn của con
người. Âm nhạc nói chung, dân ca nói riêng gieo vào lòng trẻ thơ những hình
ảnh sống động kỳ diệu, những ước mơ trong sáng và cao đẹp. Từ đó thai nghén
và phát triển tình cảm con người, tình cảm gia đình và tình yêu thiên nhiên, yêu
quê hương đất nước cho tâm hồn trẻ thơ.
Từ khi còn trong bụng mẹ, những bài hát ru và các làn điệu dân ca quen
thuộc đã đi vào tận giấc ngủ của từng trẻ thơ. Với những giai điệu ngọt ngào,
– 11 –
nhẹ nhàng, êm ái, chất chứa đầy tình thương yêu. Bài hát ru không chỉ giúp con
say giấc mà còn là sợi dây gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa con và mẹ.
Được nghe giọng hát ngọt ngào của mẹ, trẻ thơ sẽ từ từ đi vào giấc ngủ ngon với
nhiều giấc mơ đẹp.
Lời ru Bắc Bộ :
Con cò, cò bay lả, lả, bay la,
Bay từ từ cửa phủ, bay ra, ra cánh đồng.
Tình tính tang, là tang tính tình… (Bài Cò Lả – Dân ca Quan họ Bắc Ninh)
Từ kho tàng Ca dao Tục ngữ, lời ru ngày qua ngày cứ thầm dần vào tâm
hồn trẻ, hình thành cho trẻ một phong cách riêng của văn hóa dân tộc. Nhiều câu
hát ru mang tính chất giáo dục đạo đức, giúp các em có một nền tảng nhân cách
đẹp ngay từ khi còn trong nôi.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ngày nào con bé cỏn con
Bây giờ con đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, công thầy,
Lo sao cho đáng những ngày ước mong.
Lớn thêm một chút nữa, các bài hát dân ca cũng góp phần dẫn các bé vào
khung trời cổ tích với những hình ảnh sinh động về thiên nhiên, hoa lá, các con
vật…
“Bắc kim thang cà lang bí rợ. Cột qua kèo là kèo qua cột. Chú bán dầu qua cầu
mà té. Chú bán ếch ở lại làm chi. Con le le đánh trống thổi kèn. Con bìm bịp
thổi tò tí te tò te” (Dân ca Nam Bộ)
Những bài này được rất nhiều em nhỏ yêu thích vì nó gợi lên trong các em
những hình ảnh bình dị, gần gũi, và khơi gợi những niềm vui đơn sơ. Điều đó sẽ
góp phần hình thành một nhân cách tốt với tư duy tích cực, sáng tạo, cũng như
trí tưởng tượng phong phú và khả năng hài hước nơi trẻ em.
– 12 –
Dân ca góp phần xây dựng nơi trẻ em tình yêu mến thiên nhiên và môi
trường xung quanh, dạy cho trẻ em những hiểu biết về đời sống thực tiễn, giúp
trẻ nhận thức về những giá trị văn hóa tinh thần của gia đình và xã hội. Các loài
vật nhỏ bé, dễ thương, cả chim chóc, côn trùng… đều trở nên gần gũi thân quen
với trẻ em qua những ca từ trong sáng và những giai điệu, vẽ nên những hình
ảnh thật sống động. Bằng trực giác, trẻ có thể cảm nhận được bao giá trị tốt đẹp
trong cuộc sống hàng ngày. Những âm hưởng đó tác động trên tâm hồn trẻ em,
giúp hình thành lòng nhân ái và khả năng ngạc nhiên, ưa thích tìm hiểu mọi sự
vật của trẻ.
Âm nhạc thiếu nhi nói chung, dân ca nói riêng có tầm ảnh hưởng rất quan
trọng trong việc bồi đắp tâm hồn và nhân cách trẻ thơ như thế. Nhiều phụ huynh
không hề nhắc nhở mà còn cảm thấy tự hào khi con mình còn nhỏ mà hát những
bài tình cảm yêu đương và ăn diện, nhảy nhót, biểu cảm như người lớn. Nhiều
em nhỏ ưa hát những bài nước ngoài, không phải cho trẻ em, mà là những ca
khúc tình yêu mãnh liệt. Ngày nay, chuyện trẻ con chạy theo thị hiếu thẩm mỹ
âm nhạc lệch lạc, lai căng như nghe nhạc chế, nhạc thị trường, thích hát nhạc
người lớn không còn là chuyện hiếm. Vì thế, việc dạy dân ca cho thiếu nhi cấp
tiểu học là điều chính đáng và cần thiết, nhằm giúp cho trẻ được tăng trưởng
lành mạnh.
3. Vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học vào giờ dạy hát dân ca
3.1. Sử dụng phƣơng pháp trực quan
Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một phương pháp dạy học vô cùng
quan trọng và có hiệu quả rất cao trong dạy Âm nhạc cấp tiểu học. Sử dụng đồ
dùng trực quan trong dạy hát dân ca là sử dụng đàn ooc-gan; dạy trình chiếu
Powerpoint, sử dụng nhạc cụ và các đồ dùng dạy học khác…Các em có thể trực
tiếp quan sát, nghe thấy, nhìn thấy, cảm thấy.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan không những làm cho quá trình học tập
thêm sinh động mà nó còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập cho cácem
nhìn thấy bản chất của các đối tượng ẩn sau các hình thức và những biểu hiện bề
ngoài, kích thích ham hiểu biết của học sinh. Lời nói sinh động của giáo viên kết
– 13 –
hợp với tính trực quan có hiệu quả to lớn trong việc truyền đạt cũng như tiếp thu
kiến thức. Bên cạnh đó cần phải tìm tòi sáng tạo ra những đồ dùng dạy học tự
làm. Việc học sinh được trực tiếp quan sát, trực tiếp tìm hiểu qua âm thanh, hình
ảnh, màu sắc…kích thích sự tò mò khám phá cái mới của các em. Tạo cho các
em sự say mê tìm tòi, học hỏi.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan làm nội dung học tập trở nên
phong phú và sinh động hơn. Từ đó truyền đạt thông tin, giúp học sinh được học
tập bằng đa giác quan, góp phần khuyến khích và thúc đẩy học sinh tích cực học
tập, giúp các em phát triển các năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh
giá…Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được hiệu quả và
lâu bền hơn. Tạo điều kiện cho các em thực hành, thao tác kĩ thuật, chủ động
tham gia quá trình học tập. Giúp giáo viên giảng dạy đỡ vất vả, góp phần giải
phóng giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên hỗ trợ học sinh nhiều hơn. Góp phần
nâng cao năng lực âm nhạc, năng lực sư phạm của giáo viên.
3.1.1. Sử dụng tranh ảnh trong dạy hát dân ca
Sử dụng phương pháp trực quan vào dạy hát dân ca chúng ta có thể sử dụng
tranh ảnh để cho các em hiểu thêm về các tục lệ và các điệu múa truyền thống.
Trong một tiết dạy hát dân ca, cần cho các con hiểu về địa lý, dân tộc, vùng
miền nơi bài hát được ra đời. Từ đó giúp các em thể hiện hay hơn tính chất
cũng nhƣ tình cảm đối với bài hát.
Ví dụ dạy tiết 15 – lớp 3: Học hát bài Ngày mùa vui – dân ca Thái ; Giới
thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
Ở nội dung 1 Học hát bài hát Ngày mùa vui – Qua một số hình ảnh giáo
viên có thể giới thiệu nhanh cho các em biết dân tộc người Thái qua một số hình
ảnh.
– 14 –
Hình ảnh minh họa người dân tộc Thái
– 15 –
Sau đó giới thiệu cho học sinh về điệu múa Xòe hoe của người dân tộc Thái
bằng những hình ảnh.
Điệu múa Xòe hoa của người dân tộc Thái
– 16 –
Tiếp theo nội dung 2 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. Giáo viên cho học
sinh quan sát các nhạc cụ dân tộc qua hình ảnh. Từ đó các em có thể hiểu được
cấu trúc, chất liệu của từng loại nhạc cụ.
Đàn Nguyệt Đàn Tỳ Bà
Sáo
– 17 –
Cồng chiêng Tây Nguyên
3.1.2. Sử dụng băng đài, đầu video, trong dạy học Âm nhạc
Trong hoạt động dạy một bài hát mới thì việc sử dụng băng đài, đầu video
là một phương pháp trực quan vô cùng hữu hiệu. Tác dụng của nó rất lớn đối
với việc tiếp thu bài của học sinh. Các em được nghe bài hát, trực tiếp cảm nhận
tính chất, tình cảm bài hát. Các em được nhìn trực tiếp các bạn biểu diễn ngoài
việc gây hứng thú cho các em còn giúp các em tự bắt chước các bạn nét mặt, cử
chỉ, hành động thể hiện bài hát. Các em được tiếp cận với giai điệu, lời ca của
bài hát một cách trung thực nhất. Qua nghe và xem trong khi học bài hát các em
phát huy khả năng âm nhạc của mình một cách tối đa.
Tuy nhiên với thời đại 4.0 hiện nay các trường thường đã đầu tư máy tính,
máy chiếu, loa đài.v.v. nên sử dụng băng đài, đầu video không còn phổ biến
trong các trường tiểu học.
Khi lắng nghe, theo dõi những hình ảnh, giai điệu lời ca của bài hát các em
bắt đầu cảm được nét giai điệu cũng như tình cảm của bài một cách rất nhanh.
Các em tỏ ra rất thích thú, các em có thể bắt chước làm theo băng đài, đầu đĩa.
Trong dạy học Âm nhạc tiểu học phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thì
phương pháp sử dụng băng đài, đầu video là một phương pháp vô cùng hữu hiệu
– 18 –
giup học sinh cảm nhận được cái hay, cái tốt và chính xác các nét giai điệu cũng
như lời ca của âm nhạc.
3.1.3. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy hát dân ca
Nói đến dạy học sử dụng hiệu ứng của phần mềm Powerpoint trình chiếu,
nó thực chất là tổng hợp dạy học sử dụng tranh ảnh, đàn, băng đài, video… Đối
với việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc trở nên hấp dẫn
hơn và mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Dạy hát dân ca sử dụng công nghệ
thông tin cụ thể là trình chiếu trên Powerpoint đem lại hiệu quả rất rõ rệt. Hình
ảnh được lồng ghép với âm thanh là dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả
hơn. Ngoài việc giúp các em tiếp thu bài nhanh, chính xác, còn giúp giáo dục
các em tính thẩm mĩ, sự nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc.
Ví dụ dạy tiết 15 – lớp 3: Học hát bài Ngày mùa vui – dân ca Thái ; Giới
thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
Nếu chỉ đơn giản treo bảng phụ bài tập đọc nhạc lên bảng rồi đệm đàn lần
lượt từng bước giáo viên thực hiện từng thao tác thì học sinh dẫn đến tiếp thu bài
một cách nhàm chán, đơn điệu. Nhưng nếu sử dung dạy học trình chiếu
Powetpoin thiết kế bài giảng trên máy vi tính học sinh tiếp thu bài một cách cụ
thể. Các kĩ năng cần thực hiện sẽ được thực hiện chủ động tích cực vì phần sử
dụng trực quan kích thích tính tò mò của các em. Giáo viên đưa lần lượt lên màn
hình những phần như giới thiệu bài mới; giới thiệu dân ca vùng miền; nghe hát
mẫu; xem hình ảnh nhạc cụ dân tộc; xem video bài hát; xem video các nhạc
công chơi các loại nhạc cụ dân tộc.v.v.
Ngoài việc cho các em xem tranh ảnh trên Powerpoint, giáo viên cho các
em trực tiếp xem video. Ngoài việc các em có thể hình dung về người dân tộc
Thái thì các em có thể nhìn trực tiếp các hoạt động của người dân tộc Thái.
Cũng như vậy, ngoài việc các em hiểu được cấu trúc của các loại nhạc cụ dân
tộc thì các em có thể nghe trực tiếp âm thanh, cách sử dụng các loại nhạc cụ dân
tộc qua video trình chiếu trên Powerpoint.
– 19 –
Bài dạy Powerpoint
– 20 –
Để dạy học sử dụng biện pháp thông qua trình chiếu các hiệu ứng phần
mềm Powerpoint đòi hỏi giáo viên phải tích cực học hỏi sử dụng công nghệ
thông tin. Phải chịu khó mầy mò, tìm hiểu, khai thác những dữ liệu, thông tin
cần thiết cho nội dung bài học. Phải biết sắp xếp hình ảnh, biết kết hợp hình ảnh
với âm thanh một cách khoa học, hợp lí.
3.2. Sử dụng nhạc cụ trong dạy hát dân ca
Trong dạy Âm nhạc ở cấp Tiểu học thì nhạc cụ chủ yếu là đàn Ooc-gan đối
với giáo viên. Sử dụng các bộ gõ đơn giản như thanh phách, trống con, song
loan… dành cho học sinh.
Giáo viên cần sử dụng thành thạo nhạc cụ
– 21 –
Đối với giáo viên thì sử dụng đàn ooc-gan trong dạy tập đọc nhạc vô cùng
quan trọng. Vì bài hát dân ca có nhiều dấu luyến láy. Qua tiếng đàn giáo viên có
thể giúp học sinh cảm nhận và hát đúng cao độ cũng như tiết tấu của bài hát. Các
âm sắc của đàn phím điện tử có thể thay đổi một cách đa dạng. Ví dụ bài hát Cò
lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ), giáo viên có thể sử dụng âm sắc của tiếng sáo.
Âm sắc đó thể hiển được sự du dương của bài hát. Chính vì thế yêu cầu giáo
viên phải sử dụng thuần thục đàn ooc-gan. Đối với học sinh việc sử dụng các
loại nhạc cụ đơn giản trong học hát dân ca cũng vô cùng quan trọng. Nó thể hiện
sự cảm nhận giai điệu, tình cảm của bài hát dân ca. Trong học hát nói chung,
học hát dân ca nói riêng, việc sử dụng nhạc cụ là rất thiết yếu. Nó vừa hỗ trợ cho
các em cảm giai điệu nó vừa thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của từng giai
điệu vùng miền. Qua hình ảnh, âm thanh sinh động các em động não suy nghĩ,
nhận thức vấn đề. Các em chủ động suy nghĩ, tự giác vận động và tích cực vỡ
nội dung kiến thức bài một cách nhanh chóng.
Học sinh sử dụng nhạc cụ gõ trong tiết học hát dân ca
– 22 –
Một tiết dạy môn Âm nhạc áp dụng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan là
một tiết dạy có hiệu quả cao nhất nếu giáo viên biết sử dụng thành thạo đồ dùng
trực quan và có kiến thức cũng như kĩ năng sư phạm vững chắc.
3.3. Sử dụng phƣơng pháp trò chơi trong dạy hát dân ca
Đó chính là sự kết hợp các phương pháp tìm tòi, thí nghiệm, thảo
luận,luyện tập, đánh giá trong dạy hát dân ca. Tổ chức trò chơi trong dạy hát dân
ca thực chất là một hình thức ôn tập thông qua trò chơi. Nó giúp các em có sự
ghi nhớ kiến thức sâu. Trò chơi giúp các em năng động, sáng tạo, tạo sự hứng
thú trong học tập. Giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực. Đây là một hoạt động
không thể thiếu đối với học sinh tiểu học. Trò chơi là một hình thức dạy học hấp
dẫn học sinh, có giải trí, thư giãn, giúp các em phát triển hoàn thiện tính tích cực
trong học môn Âm nhạc. Trò chơi trong học môn âm nhạc là một hoạt động
được các em học sinh vô cùng yêu thích.
Mục đích tổ chức trò chơi là truyền tải tới học sinh kiến thức mới dưới một
cách mới thực tế. Và thông qua trò chơi ôn tập kiến thức, kĩ năng mà giáo viên
vừa truyền tải tới học sinh. Trò chơi mang đầy đủ những tính chất: Có luật chơi;
đội chơi; có sự thi đua giữa từng đội chơi, cá nhân chơi;có thưởng có phạt
nhưng phạt nhẹ nhàng và mang tính ôn luyện cho học sinh. Ở hoạt động tổ chức
trò chơi trước tiên giáo viên phải nêu luật chơi, tiếp theo chọn đội chơi hoặc cá
nhân chơi. Có trò chơi chọn vài học sinh làm ban giám khảo, cũng có trò chơi
cảo lớp là thành phần ban giám khảo. Sau đó giáo viên cho chơi thử, rồi tiến
hành chơi thật. Trong khi chơi có cổ vũ. Sau khi chơi có hình thức khen thưởng
đối với các em thắng cuộc và hình thức phạt kết hợp ôn tập đối cới các em thua
cuộc.
Có rất nhiều trò chơi trong dạy hát dân ca như: Trò chơi Hát và chơi tiết
tấu bằng nhạc cụ gõ; Ai nhanh hơn; Ai khỏe hơn; Em tập làm ca sĩ; Nghe giai
điệu xướng lời ca; Nghe nhạc và vận động; Hái hoa dân chủ; Hát kết hợp gõ
đệm bộ gõ cơ thể; Ghép tên bài hát và tên tác giả; Ghép tranh đoán tên bài hát;
– 23 –
Hát theo ký hiệu bàn tay; Hát theo âm “ O, A, U, I “ ; Mô tả những gì bạn
nghe được; Âm thanh đó là gì? Đặc biệt là trò chơi Thi hát dân ca…
Ngoài ra ta có thể tổ chức các trò chơi dân gian gắn liền với các bài hát dân
ca. Để các em phát triển tư duy cảm nhận của mình, giáo viên cho các em tự sưu
tầm những bài dân ca hoặc âm nhạc các dân tộc rồi tổ chức thi biểu diễn bằng
khả năng của mình. Dựa trên cơ sở đó giáo viên phân tích cái hay , cái đặc sắc
của âm nhạc dân tộc . Một loại hình không thể thiếu trong giáo dục yêu thích âm
nhạc dân tộc là các trò chơi dân gian gắn liền với các bài đồng giao như: Rồng
rắn lên mây, nu na nu nống…….hoặc từ các bài đồng giao được phổ nhạc như
bài “ Con chim hay hót “của âm nhạc lớp 5.
Nếu có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vừa hát bài dân ca
vừa kết hợp với các trò chơi dân gian như: tập tầm vông, nhảy dây, ô ăn quan,
rồng rắn lên mây, Mèo đuổi chuột…
Trò chơi Mèo đuổi chuột kết hợp với bài hát dân ca
– 24 –
Áp dụng trò chơi Mèo đuổi chuột với bài hát dân ca có thể tổ chức các
bước như sau:
– 1 đội khoảng 5 – 10Hs tham gia (Tùy thuộc không gian lớp học)
– 1 HS làm chuột, 1 HS làm mèo. Các em vừa chơi vừa hát 1 bài hát dân ca.
– Có thể sử dụng hình thức thưởng phạt là biểu diễn một bài hát dân ca.
*, Lưu ý: Các trò chơi dân gian áp dụng vào học hát dân ca có thể áp dụng
nhiều nhất vào phần cuối của trò chơi, đó là phần thưởng phạt. Ở phần này các
em có thể biểu diễn một bài hát dân ca được học hoặc các em biết. Ngoài ra có
thể bài hát dân ca vùng miền nào thì áp dụng trò chơi dân gian vùng miền đó
hoặc sử dụng các câu đồng dao được phổ thành lời bài hát dân ca đó.
Các em tham gia trò chơi Em tập làm ca sỹ với một bài hát dân ca
– 25 –
Các em tham gia trò chơi Nghe nhạc vận động với bài hát dân ca Gà gáy
Tổ chức trò chơi âm nhạc trong dạy học Âm nhạc cấp tiểu học là một hoạt
động có tác dụng rất lớn phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh
đó trò chơi âm nhạc có đặc điểm ưu việt là luôn mang tính khích lệ, giải trí giúp
các em có hứng thú trong học tập. Ngoài ra giúp học sinh nắm vững và nhớ rõ
các kiến thức các em đã được học. Phát huy kỹ năng biểu diễn và đánh giá, tự
đánh giá trong quá trình học. Trong mỗi phân môn cần áp dụng các trò chơi
riêng, có nội dung gần với kiến thức. Trò chơi âm nhạc có thể áp dụng ở hoạt
động khởi động hoặc ứng dụng của tiết học. Trò chơi âm nhạc luôn được sự
tham gia nhiệt tình của các em học sinh. Trò chơi âm

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *