dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy phát âm Tiếng Anh tiểu học thông qua các kĩ thuật và hoạt động

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy phát âm Tiếng Anh tiểu học thông qua các kĩ thuật và hoạt động

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong thời đại giao thương toàn cầu như ngày nay thì việc học tiếng Anh rất
quan trọng bởi lí do nó góp phần đưa người Việt tiếp xúc với văn hóa thế giới. Giỏi
tiếng Anh cũng giúp người học dễ có việc làm hơn và cơ hội trong cuộc sống cũng
nhiều hơn. Hiện nay các tập đoàn kinh tế đa quốc gia sử dụng Tiếng Anh làm ngôn
ngữ giao tiếp – ngôn ngữ thương mại. Và theo nghiên cứu của EF – một tổ chức giáo
dục quốc tế hoạt động trong lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ, du lịch kết hợp giáo dục,
trao đổi văn hóa cũng như các chương trình học thuật khác, thì các nước sử dụng tốt
Tiếng Anh thường có chất lượng cuộc sống tốt.
Khi bắt đầu thời kì đổi mới (khoảng năm 1986), Tiếng Anh mới trở thành
ngoại ngữ chính ở trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và là một trong các môn
học quan trọng được chọn làm môn thi ở các kì thi chuyển cấp.
Tuy nhiên, theo báo cáo của EF năm 2020 thì mức độ thành thạo Tiếng
Anh của người Việt được xếp hạng 65 trong số 100 quốc gia trên thế giới và xếp
13/24 trong các nước Châu Á, thuộc mức độ thông thạo thấp (EF EPI 2020).
Theo thông tin từ Đại học Đà Nẵng, năm 2012 khả năng sử dụng tiếng Anh của
sinh viên còn yếu; chỉ khoảng 20 – 30% sinh viên có thể theo học Tiếng Anh ở
trường đại học, phần còn lại phải học các lớp dự bị trước khi vào học lớp Tiếng
Anh chính thức. Theo thông tin từ doanh nghiệp thì trình độ tiếng Anh của sinh
viên ra trường chưa đáp ứng tốt nhu cầu trong công việc; chủ yếu đọc hiểu được
tài liệu, nhưng kỹ năng giao tiếp, viết và thuyết trình còn yếu.
Với thực trạng như trên câu hỏi được đặt ra là có phải người Việt có năng
lực ngoại ngữ kém. Câu trả lời là không phải. Có thực trạng trên là do trên lớp
ngay từ bậc Tiểu học học sinh đã không được chú trọng nhiều đến kĩ năng nghe,
nói do còn chịu áp lực thi cử. Vậy để cải thiện được tình trạng này thì ngoài việc
thay đổi hình thức thi cử thì người học cần được rèn luyện tốt kĩ năng nghe nói
ngay từ bậc tiểu học. Phát âm chuẩn ngay từ khi bắt đầu học sẽ giúp học sinh tự
tin hơn trong giao tiếp và làm nền cho những kĩ năng khác phát triển.
2
Vì tất cả lí do trên đây, tôi đã mạnh dạn viết ra sáng kiến “Nâng cao hiệu
quả dạy phát âm tiếng Anh tiểu học thông qua các kĩ thuật và hoạt động”.
Đây là những kĩ thuật cũng như hoạt động tôi đã mạnh dạn áp dụng vào trong các
tiết phát âm của mình và đã đạt được những thành công nhất định. Bài nghiên cứu
này cũng giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về phát âm trong Tiếng Anh – những
kiến thức cơ bản và phương pháp dạy sao cho hiệu quả. Đó là những khám phá về
hệ thống âm trong Tiếng anh cũng như cách chúng hoạt động, hiểu đúng về các khía
cạnh của phát âm và liên quan tới việc dạy chúng. Qua đó không chỉ giúp học sinh
có được cách tiếp cận với Tiếng Anh một cách chuẩn nhất nhưng không kém phần
sinh động mà còn giúp các em mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. Những biện
pháp này không chỉ giúp ích cho học sinh bậc tiểu học và còn cung cấp cho học sinh
bậc cao hơn những kiến thức về phát âm.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Trước khi thực hiện sáng kiến, tôi đã khảo sát học sinh lớp 2, 3, 4, 5 những
lớp tôi dạy với những nội dung sau:
– Em gặp phải vấn đề gì khi học Tiếng Anh? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách
đánh dấu (x) vào ô tương ứng. Kết quả thu được như sau:

Vấn đề gặp phảiKhôngKhông
quan tâm
1. Không phân biệt được hoặc nhầm lẫn giữa âm
và chữ cái.
20/3610/366/36
2. Trọng âm của từ và trọng âm của câu có quan
trọng không?
36/14750/14761/147
3. Gặp khó khăn trong việc xác định trọng âm
của từ.
67/11920/11932/119
4. Gặp khó khăn trong việc xác định trọng âm
của câu.
67/11920/11932/119
5. Gặp khó khăn trong việc đọc đúng ngữ điệu80/14737/14730/147

3

của câu.
6. Gặp khó khăn trong việc phát âm một số âm
cuối như /t/, /s/, /f/, …
80/14737/14730/147
7. Giờ học ngữ âm có buồn chán với các em
không?
92/18570/18523/185
8. Các em có muốn tham gia vào các hoạt động
để cải thiện khả năng phát âm của mình không?
150/18515/18520/185

*Lưu ý: Câu hỏi 1, 7, 8 dành cho học sinh lớp 2
Câu hỏi 2, 5, 6, 7, 8 dành cho học sinh lớp 3, 4, 5
Câu hỏi 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 dành cho học sinh lớp 4, 5
Qua quá trình nhiều năm dạy phát âm tiếng Anh bậc tiểu học, tôi nhận
thấy rằng học sinh có xu hướng Việt hóa Tiếng Anh. Điều này thể hiện qua việc
các em đọc từ không phân biệt trọng âm, không rõ âm cuối và đọc câu không
đúng ngữ điệu. Mặc dù trước khi có sáng kiến này, ở mỗi tiết học ngữ âm, tôi đã
cố gắng thị phạm cho các em thấy được cách phát âm của các âm, cũng như
nhấn mạnh trọng âm của từ, trọng âm và ngữ điệu của câu. Tuy nhiên việc này
chưa đem lại nhiều hiệu quả như mong muốn vì các em chưa được thực hành
nhiều. Cách dạy của giáo viên còn nặng về tính trình bày, hướng dẫn và mang
tính một chiều nên học sinh thụ động trong cách tiếp thu và không được thực
hành một cách kĩ lưỡng. Đặc trưng của học sinh tiểu học là nhanh nhớ nhưng lại
nhanh quên nên ngày hôm nay các em học được quy tắc nhưng nếu không được
thực hành nhiều và nhất là giờ học không gây được ấn tượng cho học sinh thì
các em sẽ không thể nhớ lâu được. Việc học diễn ra một cách tự nhiên sẽ giúp
học sinh tiếp cận một cách tự nhiên và mặc định trong suy nghĩ cũng như cách
phát âm của các em.
Vậy để giải quyết vấn đề này trước tiên học sinh phải nắm được kiến thức
và kiến thức đó phải được khắc sâu nhưng phải theo một cách tự nhiên nhất.
Học sinh phải được tiếp nhận kiến thức mới một cách đầy hứng khởi, chủ động,
ấn tượng và tích cực. Thêm vào đó việc thực hành nhiều cũng giúp các em thành
4
thạo hơn. Điều này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức ngữ âm bao gồm
các cách đọc các âm riêng biệt, quy tắc trọng âm và ngữ điệu của câu. Giáo viên
phải là người sử dụng và thành thạo những kiến thức này và thực hành hàng giờ
trên lớp thì qua đó học sinh mới được tiếp cận một cách sâu sắc nhất. Mục đích
của sáng kiến này là giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về phát âm Tiếng
Anh và có thêm những ý tưởng vào bài dạy của mình làm phong phú thêm và từ
đó mang lại hiệu quả của việc dạy phát âm. Điều quan trọng nhất đó là mang lại
cho học sinh kiến thức kĩ năng phát âm để từ đó hình thành khả năng giao tiếp
tốt và trôi chảy, đúng ngữ điệu và có trọng âm.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
a. Vấn đề cần giải quyết
* Mục tiêu của các kĩ thuật và hoạt động:
– Giúp học sinh có được kiến thức và kĩ năng đầy đủ để phát âm chuẩn các
âm riêng biệt, phân biệt được trọng âm của một lượng từ nhất định và đọc câu có
ngữ điệu.
– Nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng biểu đạt cho học sinh.
– Giúp học sinh tiếp cận về kiến thức ngữ âm một cách tự nhiên nhất và hiệu
quả nhất thông qua các kĩ thuật và hoạt động.
– Giúp học sinh có thể viết được một số từ ngắn dựa vào cách đọc của giáo viên.
– Giúp giáo viên có cơ sở để thực hành các hoạt động và kĩ thuật này trong
giờ dạy của mình.
b. Tính mới của giải pháp
– Những kĩ thuật và hoạt động này dễ áp dụng nhưng lại mang hiệu quả cao
và có thể áp dụng vào nhiều phần trong một Unit. Người dạy có thể áp dụng những
kĩ thuật này vào phần dạy phát âm, từ mới, mẫu câu, luyện đoạn hội thoại,… vừa
làm phong phú thêm tiết dạy vừa mang lại hiệu quả cao.
– Cung cấp cho người dạy và người học một cái nhìn tổng quan về phát âm:
các khía cạnh của phát âm và cách dạy chúng.
– Cung cấp cho người dạy và người học các kĩ thuật và hoạt động tạo hứng
thú cho người học và làm cho tiết học phát âm thêm phần hiệu quả thay vì là các
5
bước dạy như nhiều sáng kiến trước đây đã từng mang lại. Trước đây khi dạy phần
1 Lesson 3 mỗi Unit, tôi thường chỉ dạy theo các bước dạy của phần này. Đó là nêu
yêu cầu của hoạt động, cung cấp kiến thức, học sinh nghe băng, học sinh thực hành
bằng cách đọc đồng thanh, theo nhóm, theo cá nhân và giáo viên sửa lỗi sai nếu có.
Với những kỹ thuật và hoạt động có trong sáng kiến này giúp tôi làm phong phú và
hiệu quả hơn tiết dạy của mình. Học sinh tiếp thu bài một cách chủ động, tích cực và
tâm lí thoải mái nhưng lại nhớ bài lâu.
– Những kĩ thuật và hoạt động này giúp người dạy có thể lồng ghép việc dạy
phát âm vào nhiều phần khác nhau của bài chứ không riêng phần 1 Lesson 3 mỗi unit.
c. Nội dung và cách thức thực hiện các kỹ thuật và hoạt động
Trong khi viết sáng kiến này tôi đã đi nghiên cứu các tài liệu, sưu tầm tài
liệu, sách, báo, tìm hiểu qua mạng Internet để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa, các
kĩ thuật và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy phát âm Tiếng Anh
Tiểu học. Bài sáng kiến này tôi sẽ phân làm bốn nội dung chính đó là các kĩ
thuật và hoạt động trong dạy các âm riêng biệt, dạy trọng âm của từ và câu, ngữ
điệu của câu và cuối cùng là những kiến thức về lời nói liên kết cũng như một số
lưu ý khi dạy lời nói liên kết. Trước tiên chúng ta cần hiểu tổng quan về phát âm
(pronunciation) trong Tiếng Anh bằng cách nhìn vào bảng sau:
WORD STRESS
(TRỌNG ÂM CỦA TỪ)
CONNECTED SPEECH
(LỜI NÓI LIÊN KẾT)
9(

SOUNDS
(CÁC ÂM)

INTONATION
(NGỮ ĐIỆU)

PRONUNCIATION
(PHÁT ÂM)

6
PHẦN I: SOUNDS (các âm)
1. Các âm trong Tiếng Anh
– Âm là cái cốt lõi để tạo ra từ. Tiếng Anh có 44 âm, trong đó có 12
nguyên âm đơn, 8 nguyên âm đôi và 24 phụ âm. Chúng ta có thể nhìn vào bảng
dưới đây để biết về chúng.
Bảng nguyên âm:

Nguyên âm đơnNguyên âm đôi
/ ɪ // eɪ /
/ e // əʊ /
/ ɔ // eə /
/ ʊ // ʊə /
/ ʌ // aɪ /
/ ə // aʊ /
/ i: // ɪə /
/ æ // ɔɪ /
/ ɔ: /
/ u: /
/ a: /
/ ɜ: /

Bảng phụ âm:

Phụ âm hữu thanhPhụ âm vô thanhCác phụ âm còn lại
/b//p//m/
/g//f//η/
/v//s//l/
/z//ʃ//j/
/d//k//n/

7

/dʒ//t//h/
/ð//θ//r/
/ʒ//tʃ//w/

2. Các kĩ thuật và hoạt động dạy các âm riêng biệt
a. Presentation
– Mục đích: Giúp học sinh hiểu được cách tạo ra âm và phân biệt được âm
và chữ cái.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 2, 3, 4
– Cách thực hành:
+ Giáo viên viết âm và chữ cái cạnh nhau trong đó chữ cái viết hoa còn
âm viết thường. Giải thích cho học sinh hiểu âm là âm thanh phát ra của chữ cái
(Ví dụ âm của con mèo phát ra là meo meo). Giáo viên thị phạm cho học sinh và
yêu cầu học sinh quan sát và nhắc lại. Giáo viên có thể mở video hướng dẫn sẵn
để học sinh quan sát (giáo viên có thể đi tới đường link này để xem và hiểu hơn
về cách đọc của các âm https://www.youtube.com/watch?v=MEVt7GVlGXY).
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh phát âm /a/ giáo viên hướng dẫn học sinh bằng
cách quay mặt xuống học sinh và phát âm. Sau đó giáo viên quay nghiêng để
học sinh tiếp tục quan sát và hiểu cách đọc. Chúng ta có thể quan sát cách phát
âm các âm riêng biệt thông qua các biểu đồ sau.
Vowel chart
8
Dipthongs Chart
Consonant Chart
9
+ Hoạt động thực hành: Sau khi học sinh đã nắm được cách đọc âm
(sound) thì giáo viên tiếp tục dạy đến chữ cái (letter). Hoạt động này áp dụng cho
học sinh lớp 2 vì đối tượng này vừa mới tiếp xúc với cả âm và chữ cái nên dễ gây
nhầm lẫn. Để giúp học sinh phân biệt được âm và chữ cái giáo viên có thể quy
ước với học sinh khi cô giơ tay lên cao thì chúng ta đọc âm, khi cô giơ tay thấp là
chúng ta đọc chữ cái. Hoặc khi cô vỗ tay một lần thì là âm, còn khi cô vỗ tay hai
lần thì là chữ cái. Hoặc giáo viên có thể quy ước chữ cái thì viết hoa còn âm thì
viết thường. Quy ước này sẽ xuyên suốt các bài và các tiết tiếp theo học sinh sẽ
khắc sâu trong đầu và sau đó sẽ tạo thành phản xạ.
b. Find Your Partner (Minimal Pair)
– Mục đích: Giúp học sinh tìm và phân biệt cách đọc của những từ gần
giống nhau.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3, 4
– Cách thực hành:
+ Minimal pair là một cặp từ cái mà âm gần như giống nhau hoàn toàn chỉ
khác một âm riêng lẻ. Vd ‘pray’ and ‘play’, ‘royal’ and ‘loyal’, ‘light’ and
‘right’, ‘that’ and ‘sat’, ‘fast’ and ‘vast’, ‘save’ and ‘safe’,… Đây là hoạt động
thực hành diễn ra sau hoạt động Presentation. Lúc này học sinh đã biết đọc các
âm riêng biệt và sau đó các em sẽ tìm những từ đơn giản có chứa những âm đó.
Hoạt động này có thể áp dụng cho lớp 3, 4, 5 trong tất cả những tiết có học âm.
Việc tìm những cặp có cách đọc gần giống nhau giúp ích rất nhiều cho học sinh
trong việc thực hành không chỉ âm mà các em đang học mà còn có sự kết nối
với những âm khác trong từ.
Ví dụ khi học phần 1. Listen and repeat Lesson 3 Unit 5: Are they your
friends?, Tiếng Anh 3 giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm 4 học sinh và
phát cho mỗi nhóm một từ giấy nhỏ. Giáo viên yêu cầu các nhóm tìm và ghi lại
những từ là minimal pair của từ “that” (Ví dụ như hat, sat, cat,…). Nhóm nào
hoàn thành trước và nhanh nhất thì sẽ là người chiến thắng. Sau khi có kết quả
giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện lên đọc những minimal pair này và sửa
phát âm nếu cần thiết. (Để tham khảo thêm những minimal pair trong Tiếng Anh
10
chúng ta có thể đi tới đường link sau: https://englishpost.org/pronunciation-listminimal-pairs/)
c. Bingo
– Mục đích: Rèn luyện kĩ năng nghe phát hiện ra âm và giúp học sinh ôn
luyện từ mới xuất hiện trong hai lesson trước đó.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3, 4
– Cách thực hiện:
+ Bingo là trò chơi phổ biến, hiệu quả và dễ áp dụng trong các tiết học
Tiếng Anh. Giáo viên và học sinh không cần mất nhiều thời gian để chuẩn bị
nhưng vẫn mang lại hiệu quả giáo dục cao. Có nhiều cách áp dụng trò chơi Bingo
trong các tiết dạy âm riêng biệt. Ví dụ tiết 1 Lesson 3 unit 16 Tiếng Anh 3 phần
1 Listen and repeat giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4
người, chuẩn bị một tờ giấy trong đó kẻ sẵn một bảng gồm 9 ô, còn mình thì viết
các từ có liên quan đến âm /o/ lên bảng. Các từ này có thể là các cách đọc khác
nhau của chữ cái O hoặc là cách chữ cái khác nhau nhưng đọc giống nhau là /o/
và có thể là các từ xuất hiện trong cùng một unit. Sau khi học sinh chuẩn bị xong,
giáo viên đọc 3 từ bất kì, học sinh nào có ba từ đó cùng ở trên cùng một đường
thẳng hoặc một đường chéo thì hô to Bingo và sẽ trở thành người chiến thắng.
Một bảng này có thể chơi nhiều lần với cặp ba từ khác nhau trong một tiết.

Parrotdogbox
Orangegoldfishfox
tofrontflower

d. Tongue Twisters
– Mục đích: Giúp học sinh phân biệt các âm gần giống nhau trong các từ
khác nhau và phản xạ nhanh với âm trong câu.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3, 4
– Cách thực hiện:
+ Một cụm Tongue Twisters là một cụm từ hoặc một câu cái mà được thiết kế
để khó phát âm đúng vì các từ đứng cạnh nhau đọc gần giống nhau nhưng lại dễ
11
nhầm lẫn khi đọc nhanh những từ đó. Ví dụ: “She sells sea-shells on the sea-shore.”.
e. Same sounds and different sounds
– Mục đích: Giúp học sinh phát hiện ra sự khác nhau giữa chữ cái và âm vì
có những từ viết khác nhau nhưng đọc khác nhau nhưng có những từ viết khác
nhau lại đọc giống nhau.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3, 4.
– Cách thực hiện:
+ Trước tiên giáo viên giải thích để học sinh hiểu có những từ có cách đọc
giống nhau nhưng viết có thể khác nhau và nghĩa khác nhau (same sound, VD:
see and sea) và ngược lại có những từ viết giống nhau nhưng cách đọc khác nhau
(different sound, vd cook and pool). Giáo viên có thể viết lên bảng hoặc chuẩn bị
một mẩu giấy viết các từ same sounds và different sounds và yêu cầu học sinh
làm việc theo cặp hoặc theo nhóm quyết định xem những từ đó thuộc loại nào.
Học sinh có thể không đồng nhất quan điểm và có sự khác nhau nhưng đó là một
cách để học sinh có thể ghi nhớ bài học. Sau khi học sinh thảo luận xong giáo
viên viết hai cụm từ lên bảng (same sounds và different sounds) và yêu cầu học
sinh say one or two khi được nhắc đến mỗi từ. Để giúp học sinh hiểu rõ những
sai sót của chúng giáo viên có thể viết phiên âm của từ ra và giải thích sự khác
nhau. Đây là hoạt động hữu ích giúp học sinh phân biệt được cách đọc của
nguyên âm ngắn và nguyên âm dài. Thêm vào đó học sinh cũng hiểu được là có
những chữ cái khác nhau nhưng có thể đọc giống nhau hoặc cùng một chữ cái có
thể có cách đọc khác nhau. Sau đây là một ví dụ về same sounds và different
sounds áp dụng cho bài Lesson 3, unit 5: Are they your friends?, Tiếng Anh 3
phần 1 Listen and repeat. Giáo viên cho các từ sau và yêu cầu học sinh tìm các
từ có âm giống nhau và các từ có âm khác nhau.

CatSatThatMap
BedYesPeterMeet
FriendAreCarParrot
AppleAlligatorBeeElephant

12
f. One, two or three
– Mục đích: Trong một hoạt động học sinh có thể ôn tập lại cùng một lúc
nhiều âm đã học và làm giàu thêm cách phát âm của mình.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 2, 3, 4
– Cách tiến hành:
+ Giáo viên viết lên bảng một số âm cần ôn luyện sau đó viết tiếp một số
từ chứa âm đó và yêu cầu học sinh nói “one”, “two” or “three” mỗi khi có một từ
được nhắc đến. Ví dụ trong bài Lesson 3 unit 9 Tiếng Anh 3 phần 1. Listen
and repeat giáo viên cho học sinh các từ như sau:

ItMeetPencil
GreenWhiteThis
SitOrangeBig
IglooSeeRepeat

Giáo viên yêu cầu học sinh nói “one” khi nghe thấy các từ có chứa âm /ɪ /,
nói “two” khi nghe thấy các từ có chứa âm /i:/ và nói “three” khi nghe thấy các
âm khác ngoài hai âm trên.
g. Running dictation
– Mục đích: Giúp học sinh ôn luyện âm ở trong câu, phân biệt được âm
ngắn và âm dài.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3, 4
– Cách thực hiện:
+ Giáo viên chuẩn bị một đoạn văn (có thể viết trên một tờ giấy A4) hoặc
một số từ chứa âm đó và dán lên trên bảng sao cho học sinh ngồi dưới không thể
nhìn được nội dung. Sau đó giáo viên phát tiếp những mẩu giấy nhỏ trong đó có
ghi nội dung đoạn văn nhưng vẫn còn thiếu một số từ (các từ này sẽ được in đậm
hoặc nghiêng trong tờ giấy trên bảng). Học sinh làm việc theo cặp, trong đó có
một người chịu trách nhiệm chạy lên bảng xem từ còn thiếu là gì, người còn lại
có trách nhiệm ghi. Cặp nào hoàn thành đoạn văn trước và đúng thì cặp ấy thắng.
Muốn vậy người chạy phải chạy nhanh và đọc đúng từ cần điền nhưng không
13
được đánh vần, còn người viết phải nghe đúng và điền đúng từ cần điền. Hoạt
động này không chỉ giúp học sinh luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn gây
sự hứng khởi và tính thi đua trong học sinh. Hoạt động này cũng giúp cho lớp
học sôi động hơn bớt nhàm chán. Tuy nhiên giáo viên cần quản lí lớp tốt và thích
hợp với những lớp rộng và học sinh vừa đủ tránh gây ồn ào.
h. Odd one out
– Mục đích: giúp học sinh lựa chọn ra được từ chứa âm không giống với
những từ còn lại từ đó học sinh luyện tập cách phát âm.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3, 4
– Cách thực hiện:
+ Giáo viên cho học sinh một nhóm từ (ba hoặc bốn từ được sắp xếp lần
lượt a, b, c hoặc d) trong đó có ba trong bốn (hoặc hai trong ba) có chứa âm có
cách đọc giống nhau còn từ còn lại có chứa âm có cách đọc khác. Các chữ cái có
chứa âm này được gạch chân hoặc in đậm hoặc in nghiêng. Học sinh phải dựa
vào cách phát âm đúng để lựa chọn ra được từ khác loại đó. Ví dụ sau khi học hết
Unit 10 Tiếng Anh 4 giáo viên yêu cầu học sinh chọn từ có phần gạch chân phát
âm khác với những từ còn lại như sau:

1. a. singb. satc. booksd. sugar
2. a. teacherb. firstc. Thursdayd. bird
3. a. playedb. watchedc. wateredd. stayed
4. a. seeb. meetc. engineerd. sea

i. Slap the board
– Mục đích: Giúp học sinh nhận biết âm một cách nhanh chóng, luyện kĩ
năng nghe và phát âm.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 2, 3, 4
– Cách thực hiện:
+ Slap the board là trò chơi phổ biến và dễ áp dụng nhưng vẫn mang lại
hiệu quả tốt trong khi dạy học ngoại ngữ.
Ví dụ Unit 10: Where were you yesterday? Tiếng Anh 4, Lesson 3,
phần 1. Listen and repeat. Giáo viên giải thích cho học sinh ba cách đọc của
14
đuôi “ed” khi chúng được thêm vào sau các động từ để làm thành các động từ
trong quá khứ đó là /ɪd/, /t/ và /d/. Sau đó giáo viên viết ba phiên âm này lên trên
bảng và yêu cầu học sinh chia làm 2 đội. Lần thứ nhất giáo viên đọc to một từ lên
và yêu cầu một thành viên mỗi đội chạy nhanh lên bảng và đập tay vào phiên âm
của đuôi “ed” trong từ giáo viên đọc. Mỗi lần đập tay đúng thì sẽ được một điểm.
Cuối cùng đội nào được nhiều điểm hơn thì sẽ dành chiến thắng.
Các từ giáo viên đưa ra như: painted, watched, played, listened, washed,
watered, visited, decided, looked, repeated.
Đối với lớp đông học sinh, giáo viên có thể chọn cử mỗi đội khoảng 10
học sinh để đảm bảo thời gian của tiết học. Sau khi hoạt động kết thúc giáo viên
có thể đưa ra các mẹo nhỏ giúp học sinh nhận biết được cách đọc đuôi “ed” trong
những từ sau.
Hoạt động này có thể áp dụng cho các từ có cách đọc gần giống nhau.
Giáo viên viết các từ lên bảng sau đó chia học sinh làm 2 đội. Lần thứ nhất, giáo
viên đọc mẫu và yêu cầu một thành viên của hai đội lên đập tay một cách nhanh
nhất vào từ đó. Học sinh hoàn thành tốt có thể thay giáo viên đọc từ tiếp theo. Cứ
như thế cho đến khi hết các từ. Đội thắng là đội ghi được nhiều điểm hơn.
j. Whisper
– Mục đích: Giúp học sinh rèn luyện khả năng nghe và phát âm.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 3, 4
– Cách thực hiện:
+ Giáo viên chia lớp thành hai đội đứng xếp hàng dọc theo chiều dài của
lớp. Người đứng cuối hàng sẽ cầm một tờ giấy và một chiếc bút. Giáo viên thì
thầm vào tai học sinh đứng đầu của mỗi đội một từ hoặc một âm sao cho học
sinh đứng liền sau không nghe thấy. Sau đó các học sinh lần lượt chuyền tai nhau
từ hoặc âm đó cho tới bạn đứng cuối hàng và bạn này có nhiệm vụ viết từ hoặc
âm đó ra giấy. Giáo viên kiểm tra và cộng 1 điểm cho đội nào viết đúng và nhanh
hơn. Sau lượt thứ nhất học sinh đứng đầu hàng sẽ chuyển xuống đứng cuối hàng
và nhận nhiệm vụ nghe còn học sinh lúc trước đứng thứ hai sẽ đứng đầu hàng và
nhận nhiệm vụ từ giáo viên. Sau khi hoàn thành trò chơi học sinh tổng hợp điểm
15
và công bố đội chiến thắng. Ví dụ Unit 8: What subjects do you have today?
Lesson 3, Tiếng Anh 4 phần 1. Listen and repeat, giáo viên tổ chức cho học
sinh chơi trò này. Các từ được truyền đi như: subject, subjects, lesson, lessons,
Monday, Mondays, Thursday, Thursdays, watches,… Mục đích của bài tập này
là giúp các em luyện tổ hợp âm ct, cts và thêm vào đó là luyện âm cuối s, es.
3. Một số lưu ý về cách phòng tránh và sửa lỗi sai trong việc phát âm
những âm riêng biệt.
– Phòng hơn chữa
+ Trước khi dạy về các âm riêng biệt, giáo viên hãy nghĩ về những âm mà
nhiều học sinh cảm thấy khó khăn khi học chúng. Sau đó giáo viên hãy chuẩn bị
bài thật kĩ trước khi lên lớp bao gồm cách mà âm đó được phát ra như thế nào
(thông qua video hướng dẫn, tranh ảnh hay thị phạm của giáo viên), đưa ra các từ
chứa âm hay áp dụng những kĩ thuật và hoạt động bên trên đó để học sinh thực
hành nhiều hơn.
– Ghi lại từ mới
+ Với những từ khó đối với học sinh, giáo viên có thể ghi phiên âm lên
bảng để học sinh có thể hình dung tốt nhất cách mà từ đó được đọc. Chúng ta chỉ
áp dụng cách này với những từ thực sự khó đọc và học sinh đọc sai nhiều.
– Tìm ra nguyên nhân và tạo điều kiện để tự học sinh sửa chúng
+ Khi học sinh nói sai từ nào đó, thay vì sửa sai cho học sinh ngay thì giáo
viên hãy nhắc lại từ đó với giọng điệu lên để học sinh phát hiện vấn đề và tự sửa
chữa. Tự mình sửa sai sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn.
PHẦN II: WORD STRESS (trọng âm)
1. Khái quát về trọng âm
– Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Trong một từ có hai âm tiết trở lên
xuất hiện trọng âm. Trọng âm là âm tiết được phát âm cao hơn, mạnh hơn, dài
hơn các âm tiết còn lại trong một từ. Tuy nhiên trọng âm không phải là sự lựa
chọn ngẫu nhiên, bạn không thể nhấn trọng âm vào bất cứ chỗ nào bạn thích.
Thêm vào đó không chỉ có từ mới mang trọng âm mà câu cũng có trọng âm.
Những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ
16
còn lại. Trọng âm của câu rất quan trọng vì khi nói từ mà người nói nhấn trọng
âm cũng như họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn
nghĩa hàm chứa trong câu đó. Ngoài ra trọng âm của câu còn tạo ra giai điệu hay
tiếng nhạc cho ngôn ngữ. Và chúng ta thường nhấn trọng âm vào những từ thuộc
về mặt nội dung của câu.
2. Quy tắc trọng âm của từ.
a. Từ có hai âm tiết

Từ loạiDanh từTính từĐộng từ
Vị trí trọng âmÂm tiết 1Âm tiết 1Âm tiết 2
Ví dụperson /ˈpɜːsn/
table /ˈteɪbl /
center/ˈsentər/
object /ˈɑːbdʒɪkt/
happy/ˈhæpi/
present /ˈpreznt/
clever /ˈklevər/
sporty /ˈspɔːrti/
relax /rɪˈlæks/,
object /əbˈdʒekt/
receive / rɪˈsiːv/
accept /əkˈsept/

Trường hợp ngoại lệ:
– Danh từ: Nếu danh từ hai âm tiết có chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi
ở âm tiết thứ 2 thì có trọng âm ở âm tiết 2.
VD: belief /bɪˈliːf/, mistake /mɪˈsteɪk/
– Tính từ: Tính từ bắt đầu bằng “a” thì có trọng âm là âm tiết 2.
VD: alive /ə’laiv/, alone /ə’loun/
– Động từ:
+ Nếu động từ hai âm tiết có nguyên âm ngắn ở âm tiết thứ hai và kết thúc
bằng một (hoặc không) phụ âm, thì trọng âm rơi vào âm tiết 1.
VD: enter /ˈentər/, travel /ˈtrævl/, open /ˈoʊpən/,
+ Các động từ tận cùng là “ow”, thì trọng âm rơi vào âm tiết 1.
VD: borrow /ˈbɔːroʊ/, follow /ˈfɑːloʊ/
b. Từ có ba hoặc bốn âm tiết
– Danh từ:
+ Nếu âm tiết thứ 1 chứa nguyên âm yếu (/ə/ hoặc /i/) hay âm tiết thứ 2
chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi thì có trọng âm ở âm tiết 2.
17
VD: computer /kəmˈpjuːtə(r)/, potato /pəˈteɪtəʊ/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/,
banana /bəˈnɑːnə/
+ Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm yếu thì trọng âm rơi vào âm tiết 1.
VD: holiday /ˈhɒlədeɪ/, exercise /ˈeksəsaɪz/, resident /ˈrezɪdənt/,
attitude /ˈætɪtjuːd/
– Tính từ:
+ Nếu tính từ có âm đầu tiên chứa nguyên âm yếu thì có trọng âm ở âm
tiết 2.
VD: familiar /fəˈmɪliər/, considerate /kənˈsɪdərət/
– Động từ:
+ Âm tiết cuối là âm tiết yếu thì có trọng âm ở âm tiết 2.
VD: consider /kənˈsɪdər/, inhabit /ɪnˈhæbɪt/, remember /rɪˈmembər/,
examine /ɪɡˈzæmɪn/,…
+ Âm tiết cuối là nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài hoặc /e/ thì có 2
trường hợp:
*Trọng âm chính – phụ
VD: introduce /ˌɪntrəˈdjuːs/, entertain /ˌentəˈteɪn/, recommend
/ˌrekəˈmend/
*Trọng âm rơi vào âm tiết 1
VD: decorate /ˈdekəreɪt/, generate /ˈdʒenəreɪt/, advertise /ˈædvətaɪz/
c. Từ ghép

Từ loạiDanh từTính từĐộng từ
Vị trí trọng âmÂm tiết 1Âm tiết 1 hoặc 2Âm tiết 2
Ví dụgreenhouse
/ˈɡriːnhaʊs/
birthday /ˈbɜːθdeɪ/
bookshop
/ˈbʊkʃɒp/
ˈhomesick
ˈairsick
ˈpraiseworthy
ˈwaterproof
bad-ˈtemper
short-ˈsighted
Understand
/ˌʌndərˈstænd /
overflow
/ˌoʊvərˈfloʊ/

18
* Lưu ý:
+ Một số từ vừa thuộc nhóm danh từ vừa thuộc nhóm động từ thì sẽ có
trọng âm khác nhau

Danh từĐộng từ
Desert /ˈdezət/Desert /dɪˈzɜːt/
Process /ˈprəʊses/Process / ˈprɑːses /
Record /ˈrekɔːd/Record /rɪˈkɔːd/
Contrast /ˈkɒntrɑːst/Contrast /kənˈtrɑːst/
Conduct /ˈkɒndʌkt/Conduct /kənˈdʌkt/
Export /ˈekspɔːt/Export /ɪkˈspɔːt/
Import /ˈɪmpɔːt/Import /ɪmˈpɔːt/
Object /ˈɒbdʒɪkt/Object /əbˈdʒekt/
Present /ˈpreznt/Present /prɪˈzent/

+ Một số từ vừa thuộc nhóm danh từ, vừa thuộc nhóm động từ sẽ có cùng
vị trí trọng âm.
VD: Answer, promise, travel, visit, reply, picture
* Một số lưu ý:
– Hầu hết các giới từ hai âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết 2.
VD: among, aside, between,…
– Các đại từ tận cùng là how, where, what,… thì trọng âm rơi vào âm tiết 1.
VD: anywhere, somehow, somewhere,…
– Từ có hai âm tiết bắt đầu bằng “a” thường nhấn trọng âm vào âm tiết 2.
VD: about, again, alone, achieve, alive, asleep, abuse, afraid,…
– Đại từ phản thân luôn nhấn trọng âm ở cuối từ.
VD: myself, himself, themselves, yourself….
– Từ hai âm tiết có âm thứ hai là /y/ và được nhấn trọng âm ở âm thứ 2,
âm /y/ sẽ được đọc thành /ai/.
VD: reply, apply, imply, rely, ally, supply, comply, deny, defy,…
19
– Từ bắt đầu bằng every có trọng âm ở âm tiết 1.
VD: everyday, everybody, everything, everywhere,…
d. Trọng âm các từ có tiền tố và hậu tố.
*.1. Tiền tố
– Đối với từ có 2 âm tiết thì trọng âm không rơi vào tiền tố.
VD: unwise /ˌʌnˈwaɪz/, dislike /dɪsˈlaɪk/, prepare /prɪˈper/, redo /ˌriːˈduː/
– Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ:

UNimportant /ɪmˈpɔːtnt/unimportant /ˌʌnɪmˈpɔːtnt/
IMperfect /ˈpɜːfɪkt/imperfect /ɪmˈpɜːfɪkt/
INcomplete /kəmˈpliːt/incomˈplete /ˌɪnkəmˈpliːt/
IRrespective /rɪˈspektɪv/irrespective /ɪrɪˈspektɪv/
DISdanger /ˈdeɪndʒə(r)/dangerous /ˈdeɪndʒərəs/
NONsmoker /ˈsməʊkə(r)/nonsmoker /ˌnɒn ˈsməʊkə(r)/
EN/EXcourage /ˈkʌrɪdʒ/encourage/ɪnˈkʌrɪdʒ/
REarrange /əˈreɪndʒ/rearrange /ˌriːəˈreɪndʒ/
OVERpopulated /ˈpɒpjuleɪt/overpopulated /ˌəʊvəˈpɒpjuleɪtɪd/
UNDERdeveloped /dɪˈveləpt/underdeveloped/ˌʌndədɪˈveləpt/

Ngoại lệ: Understatement/ˈʌndəsteɪtmənt/, Underground/ˈʌndəɡraʊnd/(n)
*.2. Hậu tố
– Trọng âm rơi vào âm tiết chứa nó: -ee, -eer, -ese, -ique, -esque, -ain.
VD: agree /əˈɡriː/ (Ngoại trừ: ˈcoffee, comˈmitee…), Japanese
/ˌdʒæpəˈniːz/, mountaineer /ˌmaʊntnˈɪr/, entertain /ˌentərˈteɪn /, unique /juˈniːk/,
retain /rɪˈteɪn/, picturesque /pɪktʃəˈres/
– Trọng âm rơi vào âm tiết liền trước các hậu tố : -ic , -ish, -ical, -sion, –
tion, -ian, -ial, -ity, -acy, -lous, -ious, -ior, -ive, -id, -ience, -iar
VD: foolish /ˈfuːlɪʃ/, economic /ˌiːkəˈnɑːmɪk/, poetical /pəʊˈetɪk/,
familiar /fəˈmɪliə(r)/, stupid /ˈstjuːpɪd/, suggestive /səˈdʒestɪv/, decision /dɪˈsɪʒn/,
enormous /ɪˈnɔːməs/, experience /ɪkˈspɪəriəns/
Ngoại lệ: ˈlunatic, ˈArabic, ˈpolitics, ˈrithmetic
20
– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên: -cy ,-ty ,-phy,-gy,-ical,-ate
VD: communicate /kəˈmjuːnɪkeɪt/, privacy /ˈpraɪvəsi / (ngoại trừ:
ˈAccuracy), photography /fəˈtɑːɡrəfi /, practical /ˈpræktɪkl/, credibility
/ˌkredəˈbɪləti/, geology /dʒiˈɑːlədʒi/
– Hậu tố không làm thay đổi trọng âm:

FULbeauty /ˈbjuːti/beautiful/ˈbjuːtɪfl/
LESSthought /θɔːt/thoughtless/ˈθɔːtləs/
ABLEenjoy /ɪnˈdʒɔɪ/enjoyable /ɪnˈdʒɔɪəbl/
ALtradition /trəˈdɪʃn/traditional /trəˈdɪʃənl/
OUSdanger /ˈdeɪndʒə(r)/dangerous/ˈdeɪndʒərəs/
LYdirect /daɪˈrekt/directly /daɪˈrektli/
ER/OR/ANTwork /wɜːk/worker /ˈwɜːkə(r)/
NG/IVEbegin /bɪˈɡɪn/beginning /bɪˈɡɪnɪŋ/
ISE/IZEmemory /ˈmeməri/memorize/ˈmeməraɪz/
ENwide /waɪd/widen/ˈwaɪdn/
MENTagree /əˈɡriː/agreement/əˈɡriːmənt/
NESShappy /ˈhæpi/happiness/ˈhæpinəs/
SHIPrelation /rɪˈleɪʃn/relationship /rɪˈleɪʃnʃɪp/
HOODchild /tʃaɪld/childhood/ˈtʃaɪldhʊd/

3. Quy tắc trọng âm của câu
– Trong một câu, hầu hết các từ được chia làm hai loại: Từ thuộc về mặt
nội dung và từ thuộc về mặt cấu trúc. Những từ thuộc về mặt nội dung thường
mang trọng âm của câu, còn những từ thuộc mặt cấu trúc thì không. Nếu bỏ
những từ thuộc mặt cấu trúc thì người nghe vẫn có thể hiểu được nghĩa của câu.
Nhưng nếu bỏ từ thuộc mặt nội dung thì câu không còn ý nghĩa. Những từ thuộc
về mặt nội dung thường là: động từ chính, danh từ, tính từ, trạng từ, từ để hỏi, đại
từ chỉ định, trợ động từ (dạng phủ định). Ví dụ trong câu “How many lessons do
you have today?” thì từ How (từ để hỏi), Lessons (danh từ), have (động từ
chính), today (trạng từ) mang trọng âm của câu. Khi đọc chúng ta sẽ nhấn mạnh
21
vào những từ này bằng cách đọc to hơn, rõ hơn và dài hơn. Những từ còn lại sẽ
được đọc lướt.
– Ngoài ra trọng âm của câu còn phụ thuộc vào từ mà người đó muốn nhấn
mạnh. Ví dụ trong câu “She is my girlfriend” người nói có thể nhấn mạnh vào
“She” để phân biệt cô ấy chứ không phải là bất cứ người nào khác là bạn gái của
tôi. Hoặc người nói có thể nhấn mạnh vào girl trong từ girlfriend để nhấn mạnh
cô ấy là bạn gái mình nhưng sẽ thành bạn là con gái nếu người nói nhấn vào
friend trong từ girlfriend.
4. Các kĩ thuật và hoạt động dạy trọng âm
a. Raise awareness & build confidence
– Trước tiên giáo viên cần nâng cao ý thức của học sinh về việc sử dụng
trọng âm khi phát âm các từ riêng biệt cũng như trong một câu. Giáo viên có thể
hỏi học sinh một số câu hỏi sau:
+ Tại sao trọng âm lại quan trọng?
+ Trọng âm là gì?
– Có rất nhiều cách để một đứa trẻ tiếp cận ngôn ngữ. Chúng có thể đơn
giản chỉ cần ngữ pháp để giải các bài tập và phục vụ cho kĩ năng viết nhưng
cũng có những đứa trẻ thích học Tiếng Anh để giao tiếp. Để dung hòa các cách
tiếp cận này giáo viên cần khéo léo để các em hiểu và áp dụng các quy tắc trọng
âm này để làm giàu thêm và hiệu quả thêm mục đích diễn đạt của câu.
Ví dụ Unit 17: How much is the T-shirt? Tiếng Anh 4, Lesson 3, phần
1: Listen and repeat, học sinh lần đầu tiên được làm quen với khái niệm trọng
âm của từ. Trước khi giải thích cho học sinh thấy được sự cần thiết và mức độ
quan trọng của trọng âm thì giáo viên có thể liên hệ với bài học trước đó của học
sinh. Đó là Unit 16: Let’s go to the bookshop. Tiếng Anh 4, Lesson 3, phần
1. Listen and repeat, học sinh đã làm quen với khái niệm âm tiết. Từ đó giáo
viên nhấn mạnh Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Trong một từ có hai âm tiết
trở lên xuất hiện trọng âm. Trọng âm là âm tiết được phát âm cao hơn, mạnh hơn,
dài hơn các âm tiết còn lại trong một từ. Tuy nhiên trọng âm không phải là sự lựa
chọn ngẫu nhiên, bạn không thể nhấn trọng âm vào bất cứ chỗ nào bạn thích mà
22
chúng ta phải dựa trên những nguyên tắc cũng như dựa trên chính những nguyên
âm chính trong các âm tiết đó hoạt động. Việc đọc đúng trọng âm của từ sẽ giúp
việc diễn đạt trở lên trôi chảy hơn, tự nhiên hơn và giúp người nói truyền tải hết
ý nghĩa của câu nói tới người nghe. Thêm vào đó, đọc đúng trọng âm giúp học
sinh phát triển kĩ năng nghe – nói Tiếng Anh.
Để nâng cao ý thức của học sinh về trọng âm thì giáo viên không chỉ dạy
kiến thức này cho học sinh vào phần 1 của Lesson 3 mỗi unit mà ngay ở phần 2
Lesson 1,2 khi giới thiệu từ mới giáo viên cần giúp học sinh có sự hiểu biết và
thực hành về trọng âm của từ. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh xác định trọng
âm của từ mới hoặc giáo viên có thể giới thiệu về chúng. Thêm vào đó, giáo viên
cần nói đúng trọng âm của từ bất cứ lúc nào vì bắt chước cũng là một cách mà
học sinh tiểu học rất hay sử dụng để học một kiến thức mới.
Đối với trọng âm của câu thì ngay từ khi học sinh làm quen với Tiếng Anh
(có thể từ lớp 1 hoặc 2) thì khi đọc câu giáo viên không chỉ cần chú trọng đến
phát âm các từ trong câu mà còn rèn cho học sinh trọng âm của câu. Có thể giáo
viên chưa nói rõ là học sinh cần phải nhấn vào các từ thuộc mặt nội dung mà đơn
giản chỉ là giáo viên đọc nhấn mạnh và yêu cầu học sinh nhắc lại theo. Đối với
học sinh lớp 5 khi học đến Unit 6: How many lessons do you have today?,
Lesson 3, phần 1. Listen and repeat thì giáo viên mới giải thích rõ cho học sinh
về trọng âm của câu và những từ nào thì mang trọng âm của câu.
b. Mark the stress
– Sử dụng cách dễ nhìn thấy nhất để đánh dấu trọng âm. Giáo viên có thể
sử dụng những vòng tròn to hoặc ô vuông to để biểu thị cho âm tiết mang trọng
âm ngược lại sử dụng vòng tròn hoặc ô vuông nhỏ cho các âm tiết còn lại. Hoặc
giáo viên có thể quy định khi viết từ mới trên bảng thì âm tiết mang trọng âm sẽ
được viết bằng phần màu (vàng, đỏ, xanh,…) còn âm tiết không nhấn trọng âm
sẽ viết bằng phấn trắng. Thêm vào đó giáo viên cần làm rõ để học sinh hiểu cách
thức mà một cuốn từ điển biểu thị trọng âm của từ là thông qua dấu -ˈ- được đặt
ngay bên trên và đằng trước âm tiết mang trọng âm. Còn đối với trọng âm của
câu chúng ta có thể sử dụng phương pháp in đậm, in nghiêng hoặc viết hoa hoặc
23
gạch chân để biểu thị cho những từ mang trọng âm của câu. (Những từ này lại
mang dấu trọng âm của mình.)
Ví dụ 1: Unit 4: Did you go to the party? Lesson 3, phần 1. Listen and
repeat, giáo viên viết các từ lên bảng và thị phạm trọng âm của từ thông qua các
chấm tròn to như sau:
– O o party
– O o Sunday
– o O enjoyed
– o O invite
Ví dụ 2: Unit 7: How do you learn English? Lesson 3, phần 1. Listen
and repeat, sau khi yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc nhấn trọng âm của từ và
của câu mà học sinh đã học ở bài trước, giáo viên phát phiếu bài tập và yêu cầu
học sinh làm việc theo nhóm 4 học sinh hãy xác định trọng âm của câu và các từ
trong câu bằng cách gạch chân từ mang trọng âm của câu và đánh dấu trọng âm
của từ trong câu.
Phiếu học tập như sau:

1. How do you practise reading?I read English comic books.
2. How do you practise listening?I watch English cartoons on TV.
3. Why do you learn English?Because I want to sing English songs.
4. Why do you learn English?Because I want to read English comic
books.

Sau khi học sinh hoàn thành bài, giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày
ý kiến của nhóm mình trước lớp. Giáo viên nghe và nhận xét rồi đưa ra đáp
án đúng.
24

1. How do you ‘practise ‘reading?I read ‘English ‘comic books.
2. How do you ‘practise ‘listening?I watch ‘English car’toons on ‘TV.
3. Why do you learn ‘English?Be’cause I want to sing ‘English songs.
4. Why do you learn ‘English?Be’cause I want to read ‘English ‘comic
books.

Học sinh nghe băng hai lần, nhắc lại đồng thanh, theo nhóm và theo cá
nhân. Giáo viên sửa phát âm và trọng âm của câu nếu cần thiết. Sau khi hoàn
thành các câu trong sách giáo khoa học sinh luyện đọc tiếp các câu trong phiếu
bài tập.
c. Cuisenaire rods
– Đây là các khối hình có màu sắc và kích thước khác nhau để giúp cho
học sinh dễ hình dung ra trọng âm của từ cũng như của câu. Học sinh sử dụng
những khối này để tạo lên các từ và các câu để thấy được trong một từ cũng như
trong một câu các âm tiết hay các từ là không bình đẳng với nhau mà chúng có
sự khác biệt.
Ví dụ trước khi học Unit 10: When will Sports Day be?, Lesson 3, phần
1. Listen and repeat, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà những khối
hình tròn cắt từ bìa cứng sau đó được tô các màu khác nhau. Sau khi học xong
phần 1. Listen and repeat theo như các bước (Nêu mục tiêu hoạt động, học sinh
nhắc lại kiến thức về trọng âm của từ và của câu, học nghe băng sau đó nhắc lại
đồng thanh cả lớp rồi theo nhóm, theo cá nhân), giáo viên phát phiếu học tập
trong đó có ghi từ, câu và các kí hiệu và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
Hoạt động 1: Học sinh sẽ dùng những khối màu chuẩn bị ở nhà để đặt bên dưới
âm tiết mang trọng âm của từ và dưới từ mang trọng âm của câu. Quy định
chung học sinh sẽ đặt các khối tròn to cùng màu dưới các từ mang trọng âm của
câu, và âm tiết mang trọng âm của từ đó và đặt các khối nhỏ bên dưới âm tiết và
từ không mang trọng âm của từ và của câu. Hoạt động 2: Học sinh lấy ví dụ là
25
các từ hoặc các câu có trọng âm như kí hiệu.
Phiếu học tập:

1.WhenwillSportsDaybe?
2.Theyaregoingtoplayfootball.
3.Ooo
4.OooO ooOoOO?

Kết qủa của một nhóm học sinh:

1.WhenwillSportsDaybe?
OoOOO
2.Theyaregoingtoplayfootball.
ooO ooOO o
3.Ooo
Saturday
4.OooO ooOoOO?
WhataretheygoingtodoonSportsDay?

d. Intergrate word stress and sentence stress into your lesson
– Trong cùng một lúc thì thất khó cho học sinh có thể ghi nhớ hết quy tắc
trọng âm. Giáo viên có thể lặp lại điều này trong khi giới thiệu từ mới trong các
tiết dạy của mình một cách thường xuyên để học sinh có thời gian ngấm kiến
26
thức ngôn ngữ. Việc giáo viên sử dụng và nhắc đi nhắc lại trọng âm sẽ làm cho
học sinh nâng cao được ý thức sử dụng nó và có thể thành thục hơn.
Ví dụ Unit 2: I always get up early. How about you? Lesson 1, phần 2.
Point and say, khi viết các từ mới lên bảng giáo viên sẽ dùng phấn vàng để viết
âm tiết mang trọng âm, còn âm tiết không mang trọng âm giáo viên sẽ dùng
phấn trắng.
* New words:
– Always:
– Usually:
– Often:
– Sometimes:
e. Odd one out
– Mục đích: Giúp học sinh lựa chọn ra được từ có trọng âm không giống
với những từ còn lại.
– Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 4, 5
– Cách thực hiện:
+ Giáo viên cho học sinh một nhóm từ (ba hoặc bốn từ được sắp xếp lần
lượt a, b, c hoặc d) trong đó có ba trong bốn (hoặc hai trong ba) có chứa âm có
cách đọc giống nhau còn từ còn lại có chứa âm có cách đọc khác. Các chữ cái có
chứa âm này được gạch chân hoặc in đậm hoặc in nghiêng. Học sinh phải dựa
vào cách phát âm đúng để lựa chọn ra được từ khác loại đó. Ví dụ sau khi học hết
Unit 5: Where will you be this weekend., Tiếng Anh 5 giáo viên yêu cầu học
sinh chọn từ có trọng âm khác với những từ còn lại như sau:

1. A. cityB. villageC. mountainD. invite
2. A. oftenB. completeC. usuallyD. party
3. A. openB. alwaysC. enjoyD. travel
4. A. visitB. cartoonC. motorbikeD. underground

27
f. Troubleshooting
– Đầu tiên cả giáo viên và học sinh có thể thấy khó để nghe trọng âm của
từ. Một cách rất hay đó là giáo viên sẽ lần lượt nhấn trọng âm vào các âm tiết
các nhau của từ và đọc to chúng lên. Sau đó giáo viên hỏi học sinh trong những
cách đọc đó thì cách đọc nào là tốt nhất là tự nhiên nhất. Bằng cách nghe những
từ và câu với trọng âm sai sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận biết và ghi nhớ lâu hơn
cách đọc đúng.
g. Role play
– Hoạt động đóng vai là một hoạt động rất hữu ích giúp học sinh rèn luyện
trọng âm của từ và của câu. Giáo viên có thể thiết kế những bài hội thoại nhỏ và yêu
cầu học sinh đóng thành các nhân vật có trong bài hội thoại đó. Khi diễn học sinh
phải làm sao bắt chước được cách diễn đạt sao cho tự nhiên nhất và đúng với trọng
âm của câu để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Tuy nhiên trong một số trường
hợp trọng âm của câu có thể bị thay đổi do mục đích nói của nhân vật.
Ví dụ sau khi học Unit 8: What are you reading? Lesson 2, giáo viên yêu
cầu học sinh theo cặp hãy chuẩn bị một bài hội thoại tương tự như phần 1 lesson 2
sau đó đóng vai là Mai và Quan để nói về một câu chuyện khác. Vào tiết kế tiếp,
sau khi học sinh thực hiện hết các bước của hoạt động 1 lesson 3 (Nêu mục tiêu
hoạt động, học sinh nhắc lại kiến thức về trọng âm của từ và của câu, học nghe
băng sau đó nhắc lại đồng thanh cả lớp rồi theo nhóm, theo cá nhân), giáo viên
yêu cầu một số cặp lên trình bày phần mình chuẩn bị trước đó. Lượt đóng vai đầu
tiên, giáo viên yêu cầu học sinh không nhấn vào trọng âm của từ và của câu. Lượt
đóng vai thứ hai, giáo viên yêu cầu học đọc đúng trọng âm của từ và câu. Lượt
đóng vai thứ ba, giáo viên yêu cầu học nói đúng trọng âm của từ và câu và thêm
các điệu bộ của cơ thể để làm cuộc hội thoại tự nhiên nhất. Kết thúc hoạt động
giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét xem phần đóng vai nào là hay nhất. Giáo viên
nhắc lại tầm quan trọng của trọng âm từ và câu trong giao tiếp.
Một hội thoại do học sinh chuẩn bị:
Mai: What are you reading, Quan?
Quan: Snow White and the Seven Dwarfs.
28
Mai: Who’s the main character?
Quan: A girl, Snow White.
Mai: What’s she like?
Quan: I think she’s kind.
Mai: May I borrow the book?
Quan: Yes. You can have it when I finish it.
h. Telling a story
– Kể một câu chuyện là một hình thức luyện tập trọng âm của từ và của
câu. Khi kể chuyện giọng điệu của học trở lên mềm mại hơn có giai điệu hơn và
từ đó trọng âm của từ và của câu được thiết lập và sử dụng. Hoạt động này cùng
với hoạt động Role play có thể sử dụng trong các tiết học trên lớp hoặc trong các
tiết câu lạc bộ hay hoạt động ngoài không gian lớp học. Hoạt động này không chỉ
giúp tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học mà còn giúp cho kiến thức được
tiếp nhận một cách tự nhiên, sinh động nhưng không kém phần hiệu quả.
Ví dụ sau khi học xong Lesson 2, Unit 9: What did you see at the zoo?
Tiếng Anh 5, giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể một câu chuyện về chuyến viếng
thăm của em tới sở thú và trình bày trước lớp vào tiết học tiếp theo. Giờ học tiếp
theo, giáo viên gọi một số học sinh lên bảng kể lại câu chuyện của mình trước
lớp. Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét phần kể chuyện của các bạn khác để
thấy sự khác nhau giữa những câu có sử dụng trọng âm và không dùng trọng âm.
Một ví dụ về câu chuyện của học sinh: “Last week, my parents took me to
the zoo. I saw four monkeys, two elephants, two tigers, one crocodile, and some
other animals. The monkeys were really noisy when I was there. They jumped up
and down and swinged from one tree to another. The elephants sprayed water
with their trunks. The tigers roared loudly. The animals at the zoo are intelligent
and cute. My trip was really great. I want to come back here in the future.”
5. Một số khó khăn gặp phải khi dạy trọng âm
– Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên có thể ghi lại những khó
khăn mà học sinh của mình hay gặp phải để tìm cách tháo gỡ. Đối với học sinh ở
khu vực nông thôn, các em thường cảm thấy ngại ngùng khi giao tiếp bằng tiếng
29
Anh vì tâm lí sợ sai. Các em thường nói nhỏ, phát âm không rõ ràng. Các em
thường xác định trọng âm của câu rất tốt nhưng khi nói lại bỏ qua hoặc nói sai
trọng âm của từ. Để giải quyết vấn đề này đầu tiên giáo viên cần tạo tâm thế tốt
cho mình trước mỗi bài dạy để tạo không khí tốt nhất cho tiết học ngoại ngữ,
không gây áp lực cho học sinh cũng như chính bản thân mình. Khi học sinh nói
nhỏ, giáo viên có thể đưa tay lên tai làm điệu bộ không nghe thấy để học sinh
nhắc lại. Học sinh đọc câu còn sai sót chỗ nào thì giáo viên có thể đọc lại làm
mẫu để học sinh phát hiện ra chỗ sai sót và sửa lại cho đúng.
PHẦN III: INTONATION (ngữ điệu)
1. Khái niệm chung
– Khi chúng ta nói, giọng điệu của chúng ta không ở cùng một độ cao và
độ to của tiếng; nó lên hoặc xuống để diễn tả sự đa dạng của cảm xúc và chức
năng. Khi bày tỏ cảm xúc thường thì ngữ điệu lên để diển tả cảm xúc tích cực và
lịch sự. Trong khi đó, ngữ điệu xuống có thể ám chỉ cảm xúc tiêu cực và không
lịch sự. Ngữ điệu làm cho câu nói khác với câu đọc vì nó chứa cảm xúc của
người nói và thông qua những chỗ lên giọng hay xuống giọng đó người nghe
hiểu chính xác điều mà người nói muốn truyền tải tới mình. Vì vậy một câu mà
thiếu ngữ điệu thì sẽ thật khó khăn cho người nghe hiểu chính xác sự diễn tả và
suy nghĩ của người nói cái mà ẩn chứa trong các từ.
Vậy khi nào chúng ta lên giọng và khi nào thì chúng ta xuống giọng.
Trong khuôn khổ môn học Tiếng Anh trong trường Tiểu học các câu chưa phức
tạp về cách trình bày thì chúng ta sẽ lên giọng ở câu hỏi đoán và xuống giọng ở
câu trần thuật và câu hỏi. Trong câu hỏi có 2 sự lựa chọn thì trước sự lựa chọn
thứ nhất chúng ta sẽ xuống giọng sau đó lên giọng ở cuối sự lựa chọn thứ nhất và
xuống giọng ở cuối câu. Còn trong câu có nhiều hơn 2 sự lựa chọn thì ta sẽ
xuống giọng trước sự lựa chọn thứ nhất, lên giọng sau sự lựa chọn thử nhất, thứ
hai… và xuống giọng ở cuối câu. Trong câu có liệt kê danh sách thì ta lên giọng
ở những từ đầu và xuống giọng ở từ cuối cùng. Thêm vào đó, chúng ta lên giọng
để ám chỉ chúng ta chưa nói xong và ngược lại xuống giọng để ám chỉ ta đã hoàn
thành câu nói. Ngoài ra thì tùy thuộc vào mục đích nói của người nói mà người ta
30
sẽ lên giọng hay xuống giọng ở những chỗ khác nhau nhằm mục đích làm cho
người nghe hiểu được điều mình muốn nói.
VD: 1. What’s the matter with you? ↷
2. Don’t play with the knife. ↷
3. I surf the internet. ↷
4. Which place would you like to visit, ↷ Tran Quoc Pagoda ⤻ or the
Museum of History? ↷
5. I’d like a banana,↷ a glass of milk, ↷and a sandwich, ↷ please. ⤻
6. I have one dog, ⤻ two cats⤻ and three goldfish. ↷
7. Would you like some milk? ⤻
– Tại sao phải dạy ngữ điệu?
+ Ngữ điệu tồn tại ở mọi ngôn ngữ vì vậy khái niệm này không phải là
mới. Tuy nhiên người học thì thường quá bận rộn để tìm ra ngữ điệu thích hợp
cho câu nói của mình. Vì vậy một số kiến thức cũng như hoạt động sẽ giúp cho
học sinh tập cho mình phản xạ dùng ngữ điệu khi nói. Đây là một điểm yếu của
học sinh tiểu học sau trọng âm. Học sinh thường có xu hướng nói với ngữ điệu
giống như đọc và thường không nhớ trọng âm của từ cũng như của câu. Để giải
quyết vấn đề này chúng ta sẽ điểm qua một số phương pháp để tăng hiệu quả
việc dạy ngữ điệu cho học sinh tiểu học.
2. Một số phương pháp khi dạy ngữ điệu
a. Awareness-raising
– Đầu tiên giáo viên phải nhắc nhở

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay