dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Vận dụng thuyết đa trí thông minh trong dạy học Lịch sử thế giới Chương trình Lịch sử lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT

SKKN Vận dụng thuyết đa trí thông minh trong dạy học Lịch sử thế giới Chương trình Lịch sử lớp 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hiện nay, chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành
xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ
theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng
lực của người học. Ở Việt Nam, Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014
của Quốc hội cũng đã yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bối cảnh đó đòi hỏi giáo dục
phải đào tạo những con người phát triển toàn diện phù hợp với sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa, biết nắm bắt cơ hội trong thời đại mới. Nhà trường là môi
trường phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Mỗi môn học ở nhà trường với đặc
trưng của từng bộ môn, đều phải góp phần giáo dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, trong
đó có sự đóng góp của môn Lịch sử. Tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ –
những con người thật, sự việc thật trong lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc có ý nghĩa
quan trọng, là tấm gương phản chiếu có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ sâu sắc.
Bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục
tiêu giáo dục của Đảng, nhà nước và nhân dân ta – những con người có lí tưởng
cách mạng đồng thời là những con người Việt Nam của thế kỉ XXI. Chính vì thế,
giáo dục lịch sử được coi trọng. Thế nhưng trong những năm gần đây, dưới tác
động của nền kinh tế thị trường, tác động của bối cảnh xã hội hiện đại, vai trò, vị
thế của các môn khoa học xã hội trong nhà trường nói chung, môn Lịch sử nói
riêng chưa được đánh giá đúng vai trò và nhiệm vụ của nó trong công tác “dạy
chữ, dạy người” mà môn học có ưu thế.
Những năm gần đây, việc dạy học Lịch sử ở nhà trường phổ thông có những
bước tiến đáng kể về nội dung, nhận thức và phương pháp dạy học nhưng vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Điều này đã làm cho các nhà khoa học, nhà giáo dục
lịch sử, nhà giáo ở trường phổ thông và toàn xã hội phải lo lắng. Qua các kỳ thi
Trung học phổ thông quốc gia (THPT QG), dư luận, báo chí quan tâm nhiều hơn
đến kết quả của bộ môn Lịch sử, về sự giảm sút số lượng thí sinh tham gia, chất
lượng của môn học này. Việc đánh giá đúng thực trạng dạy – học môn Lịch sử hiện
nay và tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, sẽ góp phần đề xuất những giải
pháp khắc phục tình trạng nêu trên.
Dạy học Lịch sử ở trường phổ thông cũng giống như dạy – học các môn khoa
học khác trong hệ thống giáo dục quốc gia được phân bố thời lượng theo qui định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo giảng dạy và học
tập cũng được đầu tư, cung cấp đầy đủ và phong phú hơn so với trước đây. Bên
2
cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Sở GD&ĐT đã rất chú trọng đến
công tác tập huấn, triển khai trang bị những kỹ năng cho giáo viên (GV): Việc đổi
mới phương pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thực
hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, đổi mới tư duy trong kiểm tra đánh giá học sinh
(HS), kiểm tra đánh giá theo ma trận đề; giảng dạy theo hướng tích hợp về giáo
dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tích hợp giáo dục môi trường,
phòng chống tham nhũng; xây dựng hệ thống các tài liệu dạy học như: tài liệu
giảng dạy phục vụ nội bộ, hệ thống hoá hiến thức, ngân hàng đề kiểm tra đáng giá,
ngân hàng câu hỏi đăng trên website Sở GD&ĐT và các đơn vị trường học; các
giải pháp sinh hoạt chuyên môn như: sinh hoạt chuyên môn theo cụm, theo trường,
trên trường học kết nối, …. Ngoài ra, người GV cũng đã cố gắng sử dụng và kết
hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy học dự án,
…Tất cả những giải pháp này góp phần làm biến chuyển công tác dạy học Lịch sử
trong nhà trường, công tác giảng dạy và học tập của bộ môn Lịch sử bắt đầu có sự
thay đổi tích cực hơn trước.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người bày tỏ sự lo lắng, trăn trở khi nhìn vào thực
trạng dạy và học bộ môn Lịch sử trong các nhà trường hiện nay. Không khó để
nhận ra, đang có những tiết học Lịch sử trở thành giờ “học sách giáo khoa”, khô
khan, nặng về trình bày sự kiện; nhiều HS thiếu hoặc nhầm lẫn các kiến thức cơ
bản; nhiều em không chọn Lịch sử là môn thi xét tuyển đại học; chất lượng kì thi
Tốt nghiệp trung học phổ thông môn Lịch sử có điểm trung bình thấp hơn so với
các bộ môn khác… Nhiều GV bày tỏ, họ đang bị “mắc kẹt” giữa một bên là lượng
kiến thức khổng lồ với một bên là khoảng thời gian hạn hẹp trên lớp. Kết quả là
HS phải chịu tiếp nhận 1 mô hình giáo dục khô cứng theo kiểu “1 cỡ cho vừa tất
cả”- mọi HS cùng học theo 1 cách, kiểm tra theo cùng 1 kiểu bài và phân loại,
đánh giá theo cùng 1 tiêu chuẩn nhất định. Và cứ như vậy thì sẽ thật bất công “nếu
bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời nó phải sống với niềm tin
rằng, nó là kẻ ngu ngốc” (Albert Einstein). Đã đến lúc, chúng ta cần tìm kiếm, áp
dụng những ý tưởng giáo dục mới, thổi hồn vào bộ môn Lịch sử (LS) để mỗi HS
không chỉ được tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong học tập, phát huy sở thích, thế
mạnh của bản thân mà qua đó còn khơi dậy niềm đam mê với Lịch sử, góp phần
định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Giáo dục sẽ chỉ thực sự thành công nếu
có thể để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mình,
đồng thời có cơ hội thay đổi và khắc phục những thiếu sót. Điều quan trọng là
“đánh thức” những năng lực, trí thông minh của HS như thế nào?
Dạy học là một trong những việc khó thực hiện nhất vì tất cả chỉ liên quan
đến việc xử lý trí óc của con người. Tâm trí con người tiếp nhận thông tin theo
nhiều cách khác nhau tùy theo nền tảng và kinh nghiệm khác nhau. Từ đây, tầm
3
quan trọng của việc nghiên cứu các loại trí thông minh khác nhau mà con người
tiếp nhận, giải mã, hiểu, áp dụng và phân tích thông tin. Để thành công trong việc
giảng dạy, một GV phải nâng cao khả năng của họ để giải quyết mọi suy nghĩ của
HS khi họ có thể khác nhau. “Thuyết đa trí thông minh” (TĐTTM) của Howard
Gadner chỉ ra rằng, trong mỗi cá nhân đều tồn tại 8 loại hình trí thông minh, tồn tại
ở những mức độ cao thấp khác nhau, có những trí thông minh nổi bật, phát triển
với người này nhưng lại không phát triển đối với người khác và hoàn toàn có thể
phát triển qua giáo dục (GD) để mỗi người đều trở thành một người thực sự tài
năng với trí thông minh nổi bật của mình. Vì vậy, “Thuyết đa trí thông minh” như
một gợi ý để GV tìm tòi, lựa chọn, sáng tạo ra các phương pháp dạy học (PPDH)
hiệu quả trong quá trình dạy học (DH).
Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, tôi cho rằng, cùng với các phương
pháp dạy học tích cực khác, việc vận dụng thuyết đa trí thông minh trong dạy học
Lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn Lịch sử. Góp phần làm cho thế hệ trẻ hôm nay trong hành trang tri thức
khoa học được trang bị đầy đủ tri thức, phương pháp học tập thông minh về lịch
sử. Với lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng thuyết đa trí thông minh
trong dạy học Lịch sử thế giới (chương trình Lịch sử lớp 10) nhằm phát triển
năng lực cho HS THPT” làm đề tài cho Sáng kiến kinh nghiệm dự thi của mình.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
II.1.1. Cơ sở lí luận
Trên thế giới hiện nay, nhiều lý thuyết có tính ứng dụng cao trong giáo dục như
Thuyết kiến tạo, Thuyết hành vi, Thuyết nhận thức, Thuyết liên kết, Linh hoạt nhận
thức, Học theo tình huống, Cộng đồng thực hành, Học khám phá và Thuyết đa trí
thông minh. Mỗi lý thuyết đều có ưu nhược điểm, phù hợp với nhiều bối cảnh giáo
dục khác nhau. Trong số đó, lý thuyết đa trí thông minh cho thấy sự phù hợp trong
mô hình lớp học. Học thuyết về Đa trí thông minh trong giáo dục đã được một số
nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước tiếp cận. Trên thế giới, người khai sinh ra
thuyết đa trí thông minh là nhà nghiên cứu Howard Gardner khi ông xuất bản cuốn
sách có tựa đề “Khung trí thông minh: Thuyết đa trí thông minh” vào năm 1983.
TĐTTM thừa nhận nhiều thành phần của trí thông minh trong một hoặc nhiều năng
lực của con người, cụ thể bao gồm 8 loại trí thông minh và mỗi loại trí thông minh
tương ứng với đặc điểm và phù hợp với những ngành nghề nhất định trong xã hội.
Cụ thể:
Thứ nhất, trí thông minh ngôn ngữ. Theo Howard Gardner, đó là “khả năng
phân tích thông tin và tạo ra các sản phẩm sử dụng ngôn ngữ nói và viết như lời
4
nói, sách và bản ghi nhớ”1
. Với thế mạnh về ngôn ngữ, môn Lịch sử có lợi thế
trong việc sử dụng thế mạnh ngôn ngữ để việc đọc, viết, kể chuyện, ghi nhớ từ
khóa và có xu hướng học tốt nhất thông qua đọc sách, nghe giảng, tiếp cận tư liệu
và tài liệu tham khảo, tranh luận và thảo luận… Đây cũng là loại hình trí thông
minh mà nhiều người sở hữu nhất. Có nhiều PPDH để vận dụng trí thông minh
ngôn ngữ trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông như: trình bày miệng (tường
thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích), hùng biện, tiếp cận tư liệu và tài liệu tham
khảo, trò chơi ô chữ, kể chuyện, viết nhật ký, động não, …
Thứ hai, trí thông minh logic-toán học. Theo Howard Gardner, logic toán học
là “khả năng phát triển các phương trình và chứng minh, tính toán và giải quyết các
vấn đề trừu tượng”2
. Nó bao gồm khả năng phân tích và suy luận vấn đề một cách
logic. Người có trí thông minh này có khả năng phát hiện, suy luận trình tự,
nguyên nhân và tư duy logic tốt, nhạy bén với các mối quan hệ và sơ đồ logic …
Trên thực tế, trong quá trình dạy học, có rất nhiều những phương pháp để vận dụng
trí thông minh logic – toán học, khơi gợi và phát triển tư duy của HS một cách có
hiệu quả. Có thể kể tới một vài phương pháp như: lập sơ đồ tư duy, trò chơi điền
lược đồ trống, dạy học nêu vấn đề, tranh biện, …
Thứ ba, trí thông minh âm nhạc. Theo Howard Gardner, âm nhạc thông minh
cùng với trí thông minh ngôn ngữ, là khả năng tạo ra, ghi nhớ và tạo ra ý nghĩa của
các mẫu âm thanh khác nhau, hoặc khả năng tạo ra và đánh giá cao độ nhịp điệu và
âm sắc; đánh giá cao các hình thức biểu đạt âm nhạc. Những người có trí thông
minh này có xu hướng học hỏi qua các giai điệu âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, ca
hát, truyền cảm hứng và đọc các tác phẩm. Ở mô hình lớp học, trong dạy học Lịch
sử, thông qua các bài hát, lời bài hát có liên quan, các làn điệu về Chủ tịch Hồ Chí
Minh, các vị lãnh tụ cách mạng, các anh hùng dân tộc, các bộ phim Lịch sử … sẽ
phát huy thế mạnh này, đây cũng là biện pháp kích thích thính giác, cảm xúc của
người học, giảm tính hàn lâm, giờ học sẽ trở nên có điểm nhấn, hào hứng hơn.
Thứ tư, trí thông minh cơ thể. Loại trí thông minh này bao gồm các kỹ năng
cơ thể đặc biệt như phối hợp vận động, giữ thăng bằng, khéo léo, linh hoạt và mềm
dẻo. Người có trí thông minh này có khuynh hướng học tập thông qua vận động và
sử dụng động tác, thích hoạt động thể chất, chơi thể thao,… Những người mạnh về
trí thông minh này yêu thích thực hành và vận động. Trong quá trình dạy học LS,
rất nhiều PPDH có thể vận dụng trí thông minh này để đem lại hiệu quả như sân
khấu hóa, đóng vai, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, dạy học trải nghiệm sáng tạo, dựng
phim ngắn, video…
1 Trần Văn Trung, Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm theo hướng tiếp cận Lý thuyết đa thông minh, Tạp chí Khoa
học Giáo dục, số 138, tr.28-30, Hà Nội.
2 Trần Văn Trung, Lê Thị Tuyết Hạnh, 2017, Ứng dụng Lý thuyết Đa trí thông minh trong dạy học nhằm phát triển
các năng lực cần thiết cho học sinh phổ thông ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, Số. 420, Hà Nội, tr.18.
5
Thứ năm, trí thông minh không gian: Đó là khả năng liên tưởng đến tư duy
trực quan, hình ảnh, khả năng nhận thức, biến đổi và khả năng tái tạo các góc độ
khác nhau của thế giới không gian trực quan. Những người có khả năng về trí
thông minh không gian thường rất giỏi hình dung và tưởng tượng, có khả năng tự
định hướng một cách thích hợp trong một không gian. Để vận dụng trí thông minh
không gian trong dạy học Lịch sử nhằm tác động tới dạng trí thông minh này của
HS, thay vì yêu cầu HS tìm hiểu nội dung chương trình học, GV có thể tổ chức
nhóm, thiết kế bài vẽ hoặc nhận diện tranh theo chủ đề và thuyết minh ý tưởng về
sản phẩm của nhóm thông qua các phương pháp như sử dụng đồ dùng trực quan,
thiết kế poster, lập sơ đồ tư duy…
Thứ sáu, trí thông minh nội tâm: Là khả năng hiểu rõ bản thân và hành động
phù hợp trên cơ sở hiểu biết của bản thân. Những người có trí thông minh này có
xu hướng học tập thông qua cảm xúc, tình cảm, kiểm soát và kiểm soát tốt việc học
của họ, hiểu được suy nghĩ của họ và có thể hiểu được cảm xúc và tình cảm. cảm
xúc của người khác … Để vận dụng trí thông minh nội tâm trong dạy học LS, có
thể sử dụng các phương pháp phát huy tính tư duy độc lập của mỗi cá nhân như:
suy ngẫm trong một phút, tạo các liên kết cá nhân, các hoạt động đặt mục đích, kỹ
thuật KWLH, …
Thứ bảy, trí thông minh tương tác cá nhân (trí thông minh giao tiếp): Là khả
năng hiểu và làm việc với người khác, đặc biệt là khả năng cảm nhận và chia sẻ dễ
dàng với tâm trạng, tính cách, ý định. và mong muốn của người khác. Những
người sở hữu trí thông minh này có xu hướng học hỏi thông qua việc sử dụng các
kỹ năng xã hội, giao tiếp, hợp tác làm việc với người khác, thích gặp gỡ và trò
chuyện, có khả năng nắm bắt tâm lý của các thành viên trong nhóm học tập. Vận
dụng trí thông minh giao tiếp trong dạy học LS đã được nhiều GV thực hiện.
Phương pháp dễ nhận thấy nhất đó chính là các hình thức hoạt động nhóm; tuy
nhiên, mức độ hiệu quả trong vận dụng trí thông minh tương tác cá nhân ra sao phụ
thuộc vào cách thức tổ chức hoạt động nhóm và yêu cầu nhiệm vụ của GV. Không
chỉ có hoạt động nhóm, nhiều PPDH khác cũng có khả năng vận dụng tốt loại hình
trí thông minh này như: tranh biện, thuyết trình, vấn đáp, trò chơi hiểu ý đồng đội,
làm phóng sự, …
Thứ tám, trí thông minh về tự nhiên: Là khả năng nhận biết và phân loại các
loại động thực vật trong môi trường của chúng ta. Loại trí thông minh này cũng rất
nhạy cảm với các hiện tượng thay đổi của tự nhiên. Người có trí thông minh thiên
bẩm luôn thích hòa mình với thiên nhiên, thích chăm sóc, trồng trọt, khám phá
thiên nhiên, tìm hiểu các loài sinh vật. Những người này thích đi picnic, cắm trại,
leo núi, khám phá thế giới. Vận dụng trí thông minh tự nhiên học trong dạy học
6
LS, có thể sử dụng các hình thức dạy học ngoài trời, trải nghiệm, dự án, tham quan
học tập, …sẽ đem lại hiệu quả cao cho quá trình lĩnh hội kiến thức lịch sử của HS.
Theo quan điểm của nhà giáo dục, mỗi trí thông minh phải dẫn đến một trong
những kỹ năng giải quyết vấn đề, cho phép người học giải quyết các vấn đề gặp
phải và tạo ra kết quả, đồng thời mang lại những điều hữu ích và đáng kể. TĐTTM
đã cho thấy sự phù hợp của mình khi khẳng định rằng trí thông minh của người
học không phải là bất biến, được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà có thể
cải thiện khả năng giao tiếp, thông qua giáo dục. Mỗi loại trí thông minh nếu được
chăm sóc và phát triển đúng cách sẽ là tiền đề tạo nên sự đa dạng của mỗi cá nhân.
Thuyết đa trí thông minh cung cấp cho GV những cơ sở về mặt lí luận để
đánh giá sự phát triển trí thông minh của HS, từ đó lựa chọn, tìm tòi hoặc sáng tạo
ra những PPDH tác động được tới các dạng trí thông minh của HS một cách toàn
diện nhất. Trên cơ sở, đó GV linh hoạt vận dụng các phương pháp để HS có cơ hội
sử dụng thế mạnh của mình trong chủ động phát triển năng lực bản thân cũng như
có thể rèn luyện những trí thông minh mình còn hạn chế. Sở dĩ có sự trùng lặp một
vài phương pháp khi vận dụng mỗi loại trí thông minh trong dạy học, bởi thuyết đa
trí thông minh khẳng định: các dạng trí thông minh luôn tồn tại đồng thời và tương
tác với nhau bằng nhiều cách. Trên thực tế, mỗi phương pháp đều là sự tổng hòa
của việc vận dụng một vài dạng trí thông minh. Tuy nhiên, mức độ vận dụng của
mỗi dạng trí thông minh có tác dụng đậm nhạt khác nhau là do yêu cầu và cách
thức tổ chức dạy học của GV trong giờ học.
Từ việc nghiên cứu bước đầu, tôi nhận thấy: thuyết đa trí thông minh hướng
đến việc dạy học đa dạng. Vì giữa các HS có sự khác biệt về thiên hướng trí thông
minh như thế nên GV cần ứng dụng nhiều chiến lược dạy học khác nhau đối với
các em. Ngày nào GV còn di chuyển được từ dạng trí thông minh này sang dạng trí
thông minh khác thì mọi HS đến một lúc nào đó trong tiết học hay hàng ngày đều
sẽ có cơ may được học với một hoặc nhiều trí thông minh nổi trội nhất của mình.
II.1.2. Năng lực và phát triển năng lực HS trong dạy học Lịch sử
II.1.2.1. Định nghĩa năng lực
Trên thế giới, trong các nghiên cứu về năng lực, nhiều tác giả đã định nghĩa
năng lực ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, có thể định nghĩa năng lực theo ba
xu hướng: Thứ nhất là các tác giả đã định nghĩa năng lực là một phẩm chất của
nhân cách. Theo những quan điểm này, năng lực là khả năng bên trong (phẩm chất
tâm lý và sinh lý) của mỗi con người để đạt được một hoạt động nhất định.
Nhóm thứ hai dựa vào thành phần cấu trúc của năng lực để xác định năng
lực. Tất cả các định nghĩa trong nhóm này đều xác nhận rằng năng lực bao gồm
các kỹ năng. Kỹ năng thể hiện khả năng thực hiện các hành động nhận thức hoặc
7
hành vi một cách thành thạo, chính xác và thích ứng với các điều kiện có thể thay
đổi, trong khi năng lực có nghĩa là một hệ thống các hành động phức tạp, bao gồm
năng lực và các thành phần phi nhận thức (thái độ, cảm xúc, động cơ, giá trị và đạo
đức).
Nhóm thứ ba xác định năng lực dựa trên nguồn gốc của năng lực. Tất cả các
định nghĩa của nhóm này khẳng định rằng năng lực được hình thành từ các hoạt
động và thông qua hoạt động, năng lực có thể được hình thành và phát triển.
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Việt Nam (2017): “Năng lực là thuộc tính của cá nhân được hình thành,
phát triển bởi phẩm chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người
tổng hợp kiến thức, kỹ năng và các các thuộc tính của cá nhân như hứng thú, niềm
tin, ý chí,… để thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả
mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho HS các năng
lực cốt lõi sau:

  • Các năng lực chung được hình thành và phát triển bởi tất cả các môn học và
    hoạt động giáo dục như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
    năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
  • Năng lực nghề nghiệp: Năng lực nghề nghiệp được hình thành và phát triển
    chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như năng lực
    ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khám phá tự nhiên và xã hội, năng lực công
    nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
    II.1.2.2. Phát triển năng lực HS trong dạy học Lịch sử
    Bộ môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông đang được điều
    chỉnh, xây dựng theo định hướng phát triển năng lực (Chương trình GD phổ thông
    mới). Vì vậy, phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người
    học. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho HS thực hiện các hoạt
    động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí thông
    minh với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường tự học, làm việc trong nhóm
    nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực lịch sử cho
    HS. Với đặc trưng riêng của môn học, môn Lịch sử góp phần phát triển năng lực
    lịch sử, thành phần năng lực được xác định gồm:
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử, được thể hiện qua việc:
  • Nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử: phân biệt được các loại hình tư liệu
    lịch sử, hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá
    trình học tập.

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *