dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề môn Sinh học

SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề môn Sinh học

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
I. Lý do chọn đề tài
I.1.Yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam
Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học phổ
thông của Đảng, Nhà nước Nghị quyết, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và Nghị
quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 chương trình giáo dục trung học phổ thông
có những định hướng đổi mới cụ thể như sau:
Một là, chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương
trình định hướng năng lực: Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất
lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm
chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống
thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của
cuộc sống và nghề nghiệp.
Hai là, định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương
trình giáo dục cấp trung học phổ thông, từ các phẩm chất và năng lực chung mỗi
môn học xác định những phẩm chất và năng lực chuyên biệt, những yêu cầu đặt ra
cho từng môn học, từng hoạt động giáo dục.
Ba là, có sự tích hợp và phân hóa sâu trong dạy học. Dạy học tích hợp là
định hướng dạy học để học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến
thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn
đề trong học tập và trong cuộc sống . Phân hóa trong dạy học (hay dạy học phân
hóa) là định hướng dạy học bảo đảm sự phù hợp với các đối tượng học sinh khác
nhau (về hoàn cảnh, đặc điểm tâm – sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú, sở
thích cá nhân), nhằm phát triển tối đa điều kiện và tiềm năng của mỗi học sinh.
Bốn là, giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông) nhằm
phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học
sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau có chất lượng hoặc
tham gia cuộc sống lao động.
2
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
I.2. Đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn Sinh học
Mục tiêu chương trình môn Sinh học là hình thành, phát triển ở học sinh
NL sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác
hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và NL chung, đặc biệt là tình
yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn
trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng
xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; rèn luyện cho HS
thế giới quan khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu lao động,
các NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Yêu cầu cần đạt là đầu ra của chương trình, góp phần hình thành và phát
triển phẩm chất chủ yếu và NL chung, đồng thời, hình thành và phát triển ở HS
NL Sinh học chuyên biệt.
Đặc điểm nội dung môn Sinh học ở trường phổ thông: Sinh học là môn
khoa học thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là thế giới sinh vật
gần gũi với đời sống hằng ngày của HS. Do vậy dạy học Sinh học cần phải gắn
với thực tiễn, HS phải biết VDKT, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống như
vận dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia
đình và cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống….
Do vậy trong quá trình dạy học môn Sinh học GV giữ vai trò là người
hướng dẫn, tổ chức các hoạt động; HS là chủ thể hoạt động thu nhận kiến thức,
hình thành kĩ năng, năng lực cốt lõi và chuyên biệt. Trong đó năng lực GQVĐ và
sáng tạo là năng lực biểu hiện thông qua việc phát hiện và làm rõ được vấn đề;
đề xuất, lựa chọn, thực hiện và đánh giá được các giải pháp giải quyết vấn đề;
nhận ra, hình thành và triển khai được các ý tưởng mới; có tư duy độc lập.
Với mong muốn phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo phát triển
và nâng cao năng lực học tập; năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống
học tập, vào thực tiễn lao động sản xuất theo định hướng nghề nghiệp, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với con người trong thời đại mới, tôi đã
3
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
thiết kế và áp dụng trong dạy học sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề “
Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11.
II. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế được kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả thực
nghiệm dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
theo hướng phát triển năng lực GQVĐ và sáng tạo cho HS.
III. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học
sinh THPT thông qua dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”-
Sinh học 11 .
IV. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn.
– Phương pháp thống kê số liệu.
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa..
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
V. Phạm vi áp dụng
Trường THPT Nguyễn Khuyến- Thành phố Nam Định.
VI. Đóng góp của đề tài
– Phân tích thực trạng về việc dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo cho học sinh THPT.
– Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim
mạch” một cách có hiệu quả.
4
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
A. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI CÓ SÁNG KIẾN
Thực trạng công tác dạy và học môn Sinh học theo hướng phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS tại trường THPT Nguyễn
Khuyến.
I. Ưu điểm
– Đa số GV dạy Sinh học tại trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn,
tâm huyết với nghề, cầu thị trong chuyên môn, thường xuyên tiếp cận định
hướng đổi mới giáo dục.
5
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
– GV có điều kiện dạy học: cơ sở vật chất tương đối tốt, được sự quan tâm
của cha mẹ học sinh và xã hội.
– Điểm tuyển sinh vào lớp 10 cao, chọn được nhiều HS có tư duy thông
minh.
II. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Tồn tại do khách quan: CT giáo dục Sinh học hiện hành ở trường THPT
cho thấy lí thuyết còn ít gắn liền với thực tiễn, nặng về kiến thức, nhẹ thực hành.
Phương thức kiểm tra đánh giá chủ yếu qua bài kiểm tra trắc nghiệm một sự lựa
chọn đúng duy nhất nên HS có thể giải thành thạo các bài tập định tính định
lượng, nhưng học sinh ít biết những ứng dụng của Sinh học trong đời sống và
sản xuất. Chính vì vậy không thể đạt được mục tiêu vận dụng kiến thức tổng hợp
đã học trong toàn bộ chương trình và sự phát triển tư duy tổng hợp, khả năng
sáng tạo của học sinh mà còn làm học sinh lúng túng trong việc giải quyết một
số tình huống thực tiễn cụ thể, mất đi những hiểu biết sáng tạo có tính định
hướng nghề nghiệp vốn rất lí thú của bộ môn Sinh học. Mặt khác CT hiện hành
còn gây khó cho GV trong việc biên soạn chủ đề tích hợp liên môn.
Học sinh ít quan tâm học môn Sinh, sớm có định hướng ngay từ lớp 10 là
học, ôn tập theo khối thi đại học và do nội dung Sinh học THPT kiến thức hàn
lâm, trừu tượng, ít nằm trong tổ hợp bộ môn xét CĐ, ĐH ở ngành nghề các em
lựa chọn. Hàng năm có 9 HS, năm nhiều có 22 HS ôn thi khối B có liên quan
đến môn Sinh học. Nhiều HS thụ động trong học tập và chưa có phương pháp
học hiệu quả. Biểu hiện rõ qua khả năng ghi nhớ nhanh và ghi chép hệ thống
kiến thức học được còn chậm và sơ sài.
Cách ra đề thi THPT hiện nay chưa kiểm tra toàn diện năng lực học sinh.
Với áp lực với kết quả thi hàng năm và để soạn giảng bài học theo chủ đề phát
triển NL GQVĐ tốn nhiều thời gian nên GV chủ yếu vẫn dạy theo phương pháp
truyền thống chưa phát triển năng lực GQVĐ và sáng tạo cho HS.
Một bộ phận GV tiếp cận với CT giáo dục tổng thể chưa toàn diện, chưa
6
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
hiểu đúng, hiểu rõ về chủ trương đổi mới giáo dục nên dạy học, kiểm tra đánh
giá còn theo nội dung, bám sát SGK trong khi quan điểm hiện tại: SGK là tư
liệu, chương trình là pháp lệnh, dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh.
Việc thực hành áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực của GV còn
chưa thường xuyên và chưa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của học sinh
với vai trò HS là người chủ động học tập. Dạy học định hướng phát triển năng
lực học sinh còn khá mới mẻ trong nhà trường, HS chưa vận dụng kiến thức, kĩ
năng được học giải quyết vấn đề thực tiễn. Mặt khác việc dạy học theo chủ đề
nhằm phát triển năng lực GQVĐ và sáng tạo hiệu quả cần có nhiều thời gian,
phương tiện hiện đại, các điều kiện để khai thác nguồn tài nguyên học tập và
ứng dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.
Một số tài liệu, GV đã xây dựng chủ đề “ Tuần hoàn máu”, chủ yếu bám
sát chuẩn kiến thức kĩ năng chưa chú trọng phát triển năng lực học sinh.Vì vậy
chưa thiết kế chủ đề theo hướng dạy học phân hóa đối tượng người học và
phương thức đánh giá sự phát triển năng lực HS một cách toàn diện, chưa ứng
dụng công nghệ thông tin trong mở rộng không gian lớp học, thiết kế phiếu học
tập theo phong cách học tập của HS….
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lý luận
I.1. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực GQVĐ có thể được hiểu là khả năng của con người phát hiện ra
vấn đề cần giải quyết và biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
của bản thân, sẵn sàng hành động để giải quyết tốt vấn đề đặt ra. Năng lực
GQVĐ là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt
động) trong hoạt động nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của vấn đề.
Có thể nói năng lực GQVĐ có cấu trúc chung là sự tổng hòa của các năng lực
trên.
7
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
Năng lực GQVĐ và ST bao gồm 5 năng lực thành phần với các biểu hiện
của năng lực GQVĐ và ST.
Bảng 1: Mô tả cấu trúc năng lực GQVĐ và ST

NL thành phầnBiểu hiện của năng lực
Phát hiện và làm
rõ vấn đề
Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống;
phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập,
trong cuộc sống.
Đề xuất, lựa chọn
giải pháp
Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề;
đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề;
lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
Thực hiện và đánh
giá giải pháp giải
quyết vấn đề
Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm
về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều
chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
Nhận ra ý tưởng
mới
Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các
nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc
lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng
mới.
Hình thành và
triển khai ý tưởng
mới
Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống;
suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên
những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý
tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của
bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

Đánh giá theo năng lực là đánh giá năng lực người học được hiểu là đánh
giá khả năng áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống thực tiễn.
Đánh giá năng lực GQVĐ của người học không lấy việc kiểm tra khả năng
tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm mà chú trọng đến khả năng vận dụng
sáng tạo tri thức trong những tình huống sáng tạo khác nhau.
8
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
Đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm học tập và quá trình học tập của
người học, đánh giá năng lực người học được thực hiện bằng một số phương
pháp (công cụ) sau: Đánh giá qua quan sát, đánh giá qua hồ sơ học tập, tự đánh
giá, đánh giá qua bài kiểm tra, đánh giá đồng đẳng.
– Căn cứ theo các nguyên tắc dạy học, chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức
khỏe tim mạch”- Sinh học 11 sẽ được thiết kế theo dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề.
– Đảm bảo mục tiêu học tập gắn với chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát huy
năng lực GQVĐ và sáng tạo của HS. Chú ý giáo dục phân hóa theo phong cách
học tập của HS.
– Đảm bảo chủ đề bắt đầu từ thực tế và kết thúc bằng thực tế.
– Đảm bảo phát huy tính chủ động, tự học, sáng tạo của học sinh.
– Đảm bảo tính khả thi và đặc điểm của dạy học chủ đề.
– Đảm bảo tính khách quan, thường xuyên, liên tục trong quá trình đánh
giá.
– Đảm bảo thời gian thực hiện chủ đề.
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những
tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích
cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức,
rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản
của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là tạo nên những “tình huống có vấn
đề” và điều khiển HS giải quyết những vấn đề học tập đó. Nhờ vậy, đảm bảo cho
HS lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng
tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học.
Quy trình thực hiện dạy học giải quyết vấn đề gồm các bước sau đây:
Đặt vấn đề
Thực hiện giải
pháp giải
quyết vấn đề
Trình bày giải
pháp – báo
cáo kết quả
9
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
Bước 1. Đặt vấn đề
Tạo tình huống có vấn đề
Phát hiện và nhận dạng vấn đề
Phát biểu vấn đề cần giải quyết
Bước 2: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
Thực hiện kế hoạch
Bước 3. Trình bày giải pháp – báo cáo kết quả
Thảo luận kết quả và đánh giá
Phát biểu kết luận
Một bài học/chủ đề được thiết kế theo hướng dạy học giải quyết vấn đề
thường gồm một chuỗi các hoạt động liên quan mật thiết với nhau bao gồm HĐ
khởi động; HĐ hình thành kiến thức; HĐ luyện tập củng cố; HĐ vận dụng mở
rộng và HĐ giao nhiệm vụ về nhà.
Để rèn luyện NL GQVĐ cho HS, chúng ta cần chú ý tới hai yếu tố của
năng lực này là: phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
Giải quyết vấn đề yêu cầu HS cần có sự phân tích vấn đề, tìm điểm mẫu
thuẫn chính, xây dựng các hướng GQVĐ, thử GQVĐ theo các hướng khác nhau,
so sánh các hướng giải quyết và tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất.
I.2. Dạy học theo chủ đề
DHTCĐ là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế chủ đề dạy học và tổ
chức dạy học chủ đề đó. Trong quá trình thiết kế chủ đề dạy học, GV phải tìm
tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề… có
sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và
thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó
làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó
HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
10
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
Các chủ đề dạy học đặt người học vào những tình huống thực tế. Vì vậy,
HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ học
tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, đòi hỏi HS phải VDKT tổng hợp
hoặc liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo
hướng tích hợp đa chiều, liên môn, tích hợp vào nội dung kiến thức các ứng
dụng kĩ thuật và thực tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn và góp
phần hình thành và phát triển NL người học, đáp ứng yêu cầu dạy học theo định
hướng STEM.
I.3. Đặc điểm chủ đề “Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
Chủ đề “Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch” là nội dung nằm trong giới
hạn thi THPT quốc gia chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
Có các quan điểm chủ đề: Chủ đề đơn môn, chủ đề tích hợp liên môn, đa
môn.
Chủ đề đơn môn: Là các chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội
dung kiến thức theo môn học trên cơ sở nghiên cứu chương trình SGK hiện
hành đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và định hướng
phát triển năng lực.
Thiết kế mạch nội dung dạy học của chủ đề “Tuần hoàn máu và sức khỏe
tim mạch”: thuộc chủ đề đơn môn vì đơn giản là cấu trúc lại nội dung kiến thức
các bài thuộc về tuần hoàn máu, hoạt động của tim và hệ mạch trong đó chú
trọng lựa chọn yếu tố vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để bảo vệ hệ tim mạch.
Đặc điểm nội dung chủ đề “Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch” – Sinh học
11. Đây là nội dung có nhiều kiến thức có thể ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống: chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, định hướng nghề nghiệp …như làm thế nào
để cầm máu? Cách garo vết thương? Tại sao khi quấn chun (nịt) ở ngón tay lại thấy
đầu ngón tay chuyển màu tím thẫm và thấy tức ở ngón tay bị buộc chun? Tại sao máu
vận chuyển được trong cơ thể người? Gần đây một số người dân đã bị rắn lục đuôi đỏ
11
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
cắn. Làm thế nào để xử trí, sơ cứu kịp thời trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện ?
Giải thích tại sao trong môn chạy thể dục, học sinh không được ngồi nghỉ ngay sau khi
về đích mà vẫn phải vận động nhẹ, đi lại? Phản ứng cấp cứu tại chỗ cho những trường
hợp tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp đột ngột? Bảo vệ sức khỏe tim mạch như thế
nào? Yêu cầu cần có khi học nghề y, xu hướng phát triển nghề….
II. Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
thông qua dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch” – Sinh
học 11
II.1. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu và sức khỏe tim
mạch” – Sinh học 11 theo hướng dạy học giải quyết vấn đề.
Tên chủ đề: Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch
1) Giới thiệu chung về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
2) Các dạng hệ tuần hoàn
3) Hoạt động của tim
4) Hoạt động của hệ mạch
5) Bảo vệ hệ tuần hoàn (tim và hệ mạch) để có cơ thể khỏe mạnh
6) Cách xác định nhịp tim, huyết áp
Kế hoạch dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”
MỤC TIÊU
Kiến thức
 Đặc điểm chung và cấu tạo hệ tuần hoàn, chức năng của hệ tuần hoàn
Các dạng tuần hoàn ở động vật: tuần hoàn kín và tuần hoàn hở; tuần hoàn
đơn và tuần hoàn kép.
Cấu tạo và hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng
của tim, khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.
Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.
Quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự
trao đổi chất giữa máu với các tế bào).
12
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT thông
qua dạy học chủ đề “ Tuần hoàn máu và sức khỏe tim mạch”- Sinh học 11
Tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khoẻ của con người, đặc
biệt là hệ tim mạch.
Các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn. Trình bày được một số biện pháp
phòng chống các bệnh tim mạch, cách đo huyết áp, đo nhịp tim.
Kỹ năng
– Phát triển năng lực quan sát, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, đo
được nhịp tim và huyết áp.
Thái độ
– Nhận thức được tầm quan quan của hệ toàn hoàn đối với cơ thể, có thái
độ giữ gìn, rèn luyện thể dục thể thao, duy trì chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ
hệ tuần hoàn.
– Hình thành phẩm chất, lối sống trách nhiệm, nhân ái.
Năng lực hướng đến: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, năng lực tự học.
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
– PP dạy học giải quyết vấn đề, trực quan, hỏi đáp, PP thực hành, đóng vai,
kịch bản truyền hình.
– Dạy học theo tình huống
– Hình thức hoạt động nhóm.
– Kỹ thuật chia nhóm, dạy học mảnh ghép, khăn trải bàn, trạm, góc, KWL,
trình bày 1 phút, think-paire-share
– Kỹ thuật tia chớp/công não/động não
CHUẨN BỊ
– Giáo viên: Tranh ảnh về hệ tuần hoàn, tim mạch, video, tình huống/bài
tập thực tiễn, mô hình hệ tuần hoàn, dụng cụ hỗ trợ công nghệ AR.
– Học sinh: Dụng cụ chế tạo mô hình hệ tuần hoàn
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay