dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Thiết kế kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn kết hợp giáo dục STEM tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới 2018

SKKN Thiết kế kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn kết hợp giáo dục STEM tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới 2018

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Giáo dục luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa,
xã hội ở mỗi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam giáo dục (GD) cũng luôn được coi
trọng, đại hội Đảng lần thứ XII vẫn tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Với tầm quan trọng như vậy, việc đổi mới và phát triển giáo dục là vấn đề
cấp thiết cần được thực hiện ở mỗi cấp học.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình GD tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực (NL) của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến
việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua
việc học, chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành NL và phẩm chất;
đồng thời đang dần chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ
sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức (NLVDKT) để giải quyết vấn đề
(GQVĐ) trong học tập và thực tiễn có liên quan.
Một trong những định hướng chính mang tính chiến lược của đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 là dạy học tích hợp và dạy học phân hóa.
Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục, chuyển từ cách tiếp cận nội dung GD sang tiếp cận NL nhằm giúp người học
có khả năng GQVĐ trong cuộc sống. GD STEM dựa trên dạy học tích hợp các môn
Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học đang là mối quan tâm của nhiều nhà giáo,
nhà khoa học giáo dục và xã hội.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều các kiến thức liên quan đến
thực tiễn cuộc sống. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mức độ nhận thức cao nhất
của con người, quá trình này vừa giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần
rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng sống. Do đó, thông qua việc dạy học chủ đề (CĐ)
STEM có lồng ghép các kiến thức thúc đẩy sự gắn kết kiến thức trong nhà trường với
thực tiễn đời sống. Hiện nay, việc rèn cho HS năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng
2
(NLVDKTKN) đã và đang được nhiều nhà giáo dục và giáo viên (GV) quan tâm. Từ
đó giúp các em phát triển được NL cần thiết và góp phần nâng cao hiệu quả học tập.
Tuy nhiên, thực tế ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết GV vẫn còn lúng túng
trong việc phát triển, đánh giá các năng lực nói chung và NLVDKTKN nói riêng cũng
như xây dựng các chủ đề dạy học STEM trong môn Hóa học còn hạn chế. Vì vậy, cần
có thêm những nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề này nhằm giúp cho GV làm tài liệu
tham khảo đáp ứng với yêu cầu dạy học chương trình mới.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận
dụng kiến thức kĩ năng thông qua dạy học STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 12”.
PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
    Thực trạng công tác dạy và học môn Hóa học theo hướng phát triển năng lực vận
    dụng kiến thức kĩ năng cho HS tại trường THPT Lý Nhân Tông.
  • Đội ngũ giáo viên dạy Hóa học có trình độ đạt chuẩn, đặc biệt các giáo viên Vật
    lí, Hóa học và Sinh học tích cực trao đổi, thảo luận và xây dựng các đề tài Khoa học kĩ
    thuật tích hợp, liên môn. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hành áp
    dụng các PPDH tích cực của GV, chưa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của học
    sinh với vai trò HS là người chủ động học tập. Dạy học định hướng phát triển
    NLVDKTKN còn khá mới mẻ trong nhà trường, HS chưa vận dụng kiến thức, kĩ năng
    được học giải quyết vấn đề thực tiễn, chế tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật ứng
    dụng trong đời sống. Mặt khác việc dạy học theo định hướng STEM nhằm phát triển
    NLVDKTKN hiệu quả cần có nhiều thời gian, phương tiện hiện đại, các điều kiện để
    khai thác nguồn tài nguyên học tập và ứng dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.
  • Về phía HS: HS trường Lý Nhân Tông có đầu vào thấp, đa số các em có học lực
    trung bình và khá, nên học sinh ít quan tâm học môn Hóa học do nội dung Hóa học
    THPT kiến thức hàn lâm, trừu tượng, ít nằm trong tổ hợp bộ môn xét cao đẳng, đại học
    ở ngành nghề các em lựa chọn.
  • Về cơ sở vật chất : nhà trường đã có phòng học bộ môn Hóa học với các trang
    thiết bị cần thiết.
    3
  • Trong những năm gần đây Sở GD& ĐT Nam Định thường xuyên tổ chức Cuộc
    thi KHKT và Ngày hội STEM, tại trường THPT Lý Nhân Tông ban giám hiệu tạo điều
    kiện và luôn khuyến khích các giáo viên đầu tư, hướng dẫn học sinh tham gia.
  1. Tóm tắt nội dung giải pháp và làm rõ tính mới
    Các nội dung cơ bản được đưa ra là:
  • Nghiên cứu lí luận chung về các vấn đề: dạy học theo định hướng phát triển NL
    người học, NLVDKTKN, quan điểm dạy học tích hợp và GD STEM trong dạy học
    hoá học.
  • Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình hoá học lớp 12 THPT và đi sâu vào
    phần Hóa học hữu cơ lớp 12.
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện một số CĐGD STEM phần Hóa học hữu cơ lớp
  1. Thiết kế kế hoạch dạy học cho các CĐGD STEM đã đề xuất.
  • Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLVDKTKN thông qua dạy học CĐGD STEM
    của thực tiễn cho HS THPT.
  • Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá sự phù hợp, khả thi của
    các đề xuất và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra.
    Điểm mới của giải pháp
  • Chưa có đề tài nghiên cứu, SKKN được công bố giống hoặc gần giống với đề
    tài của SKKN.
  • Đề xuất 4 CĐ và xây dựng nội dung chi tiết cho 2 CĐGD STEM phần Hóa học
    hữu cơ lớp 12 và tổ chức thực hiện các CĐ này nhằm phát triển NLVDKTKN cho HS.
    Thiết kế các kế hoạch bài dạy (KHBD) minh hoạ.
  • Xác định cấu trúc NLVDKTKN thông qua dạy học CĐGD STEM. Thiết kế và
    sử dụng bộ công cụ đánh giá NLVDKTKN của HS sau khi thực hiện CĐGD STEM đã
    đề xuất.
  1. Nội dung giải pháp
    NỘI DUNG 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
    1.1. Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng
    1.1.1 Khái niệm
    4
    NLVDKTKN của HS là “khả năng vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã có vào
    một số tình huống cụ thể trong học tập và thực tiễn, mô tả, dự đoán, giải thích hiện
    tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học”.
    NLVDKTKN còn phản ánh khả năng ứng xử thích hợp trong các tình huống có
    liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng; ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu
    cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
    1.1.2. Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng
    Theo [7], [22] cấu trúc của NLVDKTKN bao gồm các NL thành phần như:
  • NL phát hiện, giải thích hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống.
  • NL phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
  • NL vận dụng kiến thức tổng hợp, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn
    và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch GQVĐ.
  • NL định hướng nghề nghiệp.
  • NL ứng xử với tình huống của bản thân và xã hội.
    1.1.3. Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng
    Theo [7], biểu hiện của NLVDKTKN như sau:
  • Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện
    tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong các lĩnh vực của thực tiễn
  • Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, ĐG ảnh hưởng của một vấn đề
    thực tiễn.
  • Vận dụng được kiến thức tổng hợp để ĐG ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn
    và đề xuất một số PP, biện pháp, mô hình, kế hoạch GQVĐ.
  • Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT.
  • Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và
    cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
    1.2. Xác định cấu trúc và thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến
    thức kĩ năng thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM
    1.2.1. Xác định cấu trúc của NLVDKTKN thông qua dạy học chủ đề STEM
    Từ biểu hiện của NLVDKTKN mô tả trong văn bản chương trình GDPT môn
    Hóa học 2018; đặc điểm của mô hình GD STEM; đặc điểm, nội dung của CĐ dạy học
    5
    STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 12, chúng tôi xác định cấu trúc của NLVDKTKN
    gồm 5 thành tố cơ bản với 8 tiêu chí biểu hiện và được mô tả ở bảng sau:
    Bảng 1. 1. Bảng mô tả cấu trúc của NLVDKTKN
    NL thành tố Tiêu chí
  1. NL phát hiện, giải thích
    vấn đề thực tiễn
    TC1. Phát hiện được vấn đề thực tiễn liên quan đến CĐ
    STEM
    TC2: Giải thích vấn đề thực tiễn có liên quan đến môn
    Hóa học trong CĐ STEM
  2. NL phản biện/ ĐG các
    vấn đề thực tiễn có liên
    quan
    TC3: Vận dụng được kiến thức hóa học để xác định,
    phân tích/ suy luận vấn đề thực tiễn có liên quan đến CĐ
    STEM
    TC4: Đưa ra được kết luận đúng đắn về bản chất vấn đề
    thực tiễn trong CĐ STEM
  3. NL đề xuất PP, biện
    pháp, mô hình, lập kế
    hoạch thực hiện GQVĐ
    TC5: Đề xuất được một số PP, biện pháp, mô hình, kế
    hoạch để GQVĐ thực tiễn liên quan đến CĐ STEM.
    TC6: Lựa chọn phương án, mô hình/ kế hoạch thực hiện
    có tính khả thi GQVĐ thực tiễn của CĐ.
  4. NL thực hiện kế hoạch
    GQVĐ thực tiễn
    TC7: Thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn
    và trình bày kết quả sản phẩm.
  5. NL ứng xử bảo vệ môi
    trường
    TC8: Phát hiện, hiểu rõ tác động của vấn đề nghiên cứu
    trong CĐ STEM tới việc bảo vệ môi trường.
    1.2.2. Xác định mức độ biểu hiện của các tiêu chí NLVDKTKN.
    Căn cứ vào cấu trúc của NLVDKTKN đã xây dựng ở trên để xây dựng bảng mô tả
    cụ thể các tiêu chí đánh giá và mức độ đạt được của từng tiêu chí:
    Bảng 1. 2. Mô tả các mức độ biểu hiện của các tiêu chí NL VDKTKN
    Tiêu chí đánh giá Mức độ biểu hiện
  6. Phát hiện được vấn
    đề thực tiễn liên quan
    đến CĐ STEM
    MĐ 1: Phát hiện ra vấn đề thực tiễn nhưng không liên quan
    trực tiếp đến CĐ STEM
    MĐ 2: Phát hiện được vấn đề thực tiễn liên quan đến CĐ
    6
    STEM nhưng chưa đầy đủ
    MĐ 3: Phát hiện được vấn đề thực tiễn liên quan đến CĐ
    STEM chính xác, đầy đủ.
  7. Giải thích VĐ thực
    tiễn có liên quan đến
    môn Hóa học trong
    chủ đề STEM
    MĐ 1: Giải thích chưa đúng cơ sở khoa học, bản chất của vấn
    đề thực tiễn có liên quan đến CĐ STEM
    MĐ 2: Giải thích được một số nội dung vấn đề thực tiễn có
    liên quan đến CĐ STEM
    MĐ 3: Giải thích một cách chính xác, đầy đủ nội dung vấn đề
    thực tiễn có liên quan đến CĐ STEM trên cơ sở khoa học
  8. Vận dụng được kiến
    thức Hóa học để xác
    định, phân tích/ suy
    luận vấn đề thực tiễn
    có liên quan đến CĐ
    STEM
    MĐ 1: Vận dụng chưa đúng kiến thức Hóa học để phân tích
    suy luận được các yếu tố trong CĐ STEM.
    MĐ 2: Vận dụng được kiến thức hoá học để phân tích suy
    luận được các yếu tố trong CĐ STEM nhưng chưa đầy đủ
    chính xác
    MĐ 3: Vận dụng đúng các kiến thức hoá học để phân tích
    suy luận đầy đủ, chính xác, khoa học các yếu tố trong CĐ
    STEM
  9. Đưa ra được kết
    luận đúng đắn về bản
    chất vấn đề thực tiễn
    trong CĐ STEM
    MĐ 1: Đưa ra kết luận nhưng không đúng về bản chất vấn đề
    thực tiễn có trong CĐ STEM.
    MĐ 2: Đưa ra được kết luận về bản chất vấn đề thực tiễn
    trong CĐ STEM nhưng chưa đầy đủ
    MĐ3. Đưa ra được kết luận đầy đủ, chính xác và khoa học về
    bản chất vấn đề thực tiễn trong CĐ STEM
  10. Đề xuất được một
    số phương án, biện
    pháp, mô hình, kế
    hoạch để GQVĐ thực
    tiễn liên quan đến CĐ
    STEM
    MĐ 1: Đề xuất một vài biện pháp GQVĐ nhưng chưa mang
    tính khả thi và không thực tiễn
    MĐ 2: Đã đề xuất được một số giải pháp, phương án GQVĐ
    nhưng chưa phân tích cụ thể và đầy đủ về các giải pháp này
    MĐ 3: Đề xuất được các phương án, giải pháp để GQVĐ,
    phân tích được ưu và nhược điểm của từng giải pháp một
    7
    cách đầy đủ, hợp lí
  11. Lựa chọn phương
    án, mô hình/ kế hoạch
    thực hiện có tính khả
    thi GQVĐ thực tiễn
    của chủ đề
    MĐ 1: Lựa chọn phương án, mô hình và kế hoạch thực hiện
    chưa mang tính khả thi.
    MĐ 2: Lựa chọn được giải pháp, mô hình, kế hoạch thực hiện
    có tính khả thi nhưng chưa có sự giải thích đầy đủ và hợp lí.
    MĐ 3: Lựa chọn được giải pháp thực hiện phù hợp, khả thi và
    có phân tích, lập luận giải thích hợp lý
  12. Thực hiện kế hoạch
    GQVĐ thực tiễn đã
    lựa chọn và trình bày
    kết quả sản phẩm
    MĐ 1: Thực hiện được một phần nhỏ (1/4 nội dung) kế hoạch
    GQVĐ thực tiễn, trình bày kết quả chưa đầy đủ, còn lúng
    túng.
    MĐ 2: Đã thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn
    nhưng chưa đầy đủ (khoảng ½ đến ¾ nội dung), trình bày kết
    quả rõ ràng nhưng chưa đầy đủ và logic
    MĐ 3: Thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn một
    cách đầy đủ, chuẩn xác, khoa học. Trình bày rõ ràng, logic,
    bảo vệ được kết quả của mình
  13. Phát hiện, hiểu rõ
    tác động của VĐ
    nghiên cứu trong chủ
    đề STEM tới việc bảo
    vệ môi trường
    MĐ 1: Phát hiện được vấn đề nghiên cứu nhưng chưa hiểu về tác
    động của nó đến việc bảo vệ môi trường
    MĐ 2: Phát hiện và hiểu được một số tác động của vấn đề
    nghiên cứu tới việc bảo vệ môi trường nhưng chưa đầy đủ
    MĐ 3: Phát hiện và hiểu rõ được các tác động của vấn đề
    nghiên cứu tới việc bảo vệ môi trường.
    Trong đó Mức độ 1: tương ứng với 1 điểm; Mức độ 2: tương ứng với 2 điểm; Mức độ
    3: tương ứng với 3 điểm
    1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM
    1.3.1 Khái niệm STEM
    Theo [2], [9], [14], STEM là cách viết ghép các chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh
    của các từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật),
    Mathematic (Toán học).
    8
    STEM là thuật ngữ lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào năm
  14. STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng giáo dục HS theo bốn
    chuyên ngành cụ thể – khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận
    liên ngành và ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học riêng biệt, STEM tích hợp chúng
    vào một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng trong thế giới thực, thông qua
    đó các kỹ năng STEM được tích hợp, lồng ghép hài hòa.
    1.3.2. Giáo dục STEM
    Trong chương trình GDPT tổng thể năm 2018 [6], xác định: “GD STEM là mô
    hình GD dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học,
    công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh
    cụ thể”.
    1.3.3. Mục tiêu của giáo dục STEM
    Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa STEM vào chương trình GD và đặt
    ra các mục tiêu cho GD STEM. Tuỳ từng quốc gia và bối cảnh khác nhau mà mục tiêu
    của GD STEM cũng khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự tác động đến người
    học, nhằm phát triển con người đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của quốc
    gia trong thời đại toàn cầu hoá đầy cạnh tranh và thách thức.
    Theo [9], [15], [16], với GD nước ta thì mục tiêu chung của GD STEM là hướng tới
    sự tác động đến người học, hướng tới vận dụng kiến thức các môn học để GQVĐ thực
    tiễn nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Cụ thể là GD STEM thể
    hiện đầy đủ mục tiêu GDPT theo chương trình GDPT tổng thể và còn phát triển cho HS:
  • Các NL đặc thù của các môn học thuộc lĩnh vực STEM: Đó là những kiến thức,
    kĩ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học. Qua đó
    HS biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để GQVĐ thực tiễn, biết sử dụng,
    quản lí và truy cập Công nghệ, biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm.
  • Các NL cốt lõi: GD STEM nhằm trang bị cho HS những NL, hành trang trước
    những cơ hội, thách thức trong thời đại công nghệ 4.0. Ngoài những hiểu biết về các
    lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, HS sẽ được phát triển tư duy sáng
    tao, kĩ năng hợp tác để thành công…
    9
  • Định hướng nghề nghiệp: GD STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kĩ năng
    mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp
    trong tương lai. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có NL, phẩm chất tốt
    đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM đáp ứng yêu cầu nguồn lao động xây dựng
    và phát triển đất nước.
    Với mục tiêu trên, mô hình GD STEM tổ chức các hoạt động học tập tích cực
    nhằm tác động đến HS như:
  • Đưa trải nghiệm sáng tạo vào trong quá trình học tập. HS được học trên cơ sở
    dự án (DA), được giao nhiệm vụ theo từng DA, từ đó phát huy tối đa khả năng tư duy
    sáng tạo và ứng dung các kiến thức khoa học vào cuộc sống.
  • Đem lại sự hứng thú trong học tập. Nhiệm vụ giao cho HS gắn với thực tiễn nên
    hấp dẫn, kích thích trí sáng tạo và tò mò của HS.
  • Đánh giá đúng chính xác NL HS. Thay vì những bài thi quyết định kết quả học
    tập của một cá nhân, thì GD STEM đánh giá sự tiến bộ của HS theo một quá trình.
    Trong đó, HS được cọ sát, tranh luận, bảo vệ ý kiến của bản thân cũng như được hợp
    tác vơi các thành viên trong nhóm.
    Qua đó, GD STEM đã góp phần GQVĐ của GD nước ta hiện nay là: giảm tải
    kiến thức kinh viện, thay đổi PPDH và PP đánh giá HS.
    1.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM
    1.4.1. Tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM
    Trên cơ sở nội dung của phần Hóa học hữu cơ lớp 12, GV nghiên cứu chuẩn kiến
    thức, kĩ năng của môn học, tìm ra các vấn đề, các mâu thuẫn trong thực tế có liên quan
    và nội dung GD STEM để xây dựng các chủ đề học tập. Một CĐGD STEM được xây
    dựng dựa trên các tiêu chí sau:
    Tiêu chí 1: Chủ đề STEM cần tập trung vào các vấn đề thực tiễn.
    Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM kết hợp tiến trình khoa học và quy trình thiết kế kĩ thuật.
    Tiêu chí 3: PPDH bài học STEM đưa HS vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định
    hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.
    Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn HS vào hoạt động nhóm kiến
    tạo.
    10
    Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà
    HS đã và đang học.
    Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại
    như là một phần cần thiết trong học tập.
    1.4.2. Quy trình xây dựng chủ đề/ bài học dạy học STEM
    Từ các quy trình xây dựng CĐGD STEM, chúng tôi xác định quy trình xây dựng
    CĐGD STEM gồm 4 bước và được mô tả bằng sơ đồ sau:
    Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
    Căn cứ vào nội dung kiến thức và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức
    đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng kiến thức phần Hóa
    học hữu cơ lớp 12 để lựa chọn chủ đề của bài học.
    Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
    Sau khi chọn CĐ của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS
    thực hiện đảm bảo sau khi GQVĐ đó, HS nắm được những kiến thức, kĩ năng cần hình
    thành trong phần Hóa học hữu cơ lớp 12 hoặc VDKTKN đã biết để xây dựng bài học.
    Bước 3: Xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm/ giải pháp GQVĐ
    Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/ sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ
    tiêu chí của giải pháp/ sản phẩm. Đây chính là căn cứ để đề xuất giả thuyết khoa học/ giải
    pháp GQVĐ/ thiết kế mẫu sản phẩm. Các tiêu chí cần hướng tới định hướng quá trình học
    tập và vận dụng kiến thức nền của HS, không nên tập trung ĐG sản phẩm vật chất.
    Bước 1: Lựa chọn chủ đề STEM
    Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
    Bước 3: Xác định tiêu chí đánh giá sản phẩm/ giải
    pháp giải quyết vấn đề
    Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học
    Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng CĐGD STEM
    11
    Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
    Các hoạt động DH được thiết kế theo các PP và kĩ thuật dạy học tích cực. Mỗi hoạt
    động được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm mà HS phải hoàn thành.
    1.4.3. Tiến trình dạy học chủ đề/ bài học STEM.
    Tiến trình DH bài học STEM được thực hiện theo quy trình kỹ thuật, trong đó việc
    nghiên cứu kiến thức nền chính là hoạt động học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức tương
    ứng với các vấn đề cần giải quyết trong bài học. HS là người chủ động nghiên cứu SGK,
    tài liệu hỗ trợ, tiến hành thí nghiệm…Thông qua các hoạt động đó mà HS hình thành
    được kiến thức mới, rèn luyện các kĩ năng, phát triển phẩm chất và NL cần có.
    Tiến trình dạy học CĐ/ bài học STEM được mô tả bằng sơ đồ sau:

Tiến trình bài học CĐ STEM là sự kết hợp giữa tiến trình khoa học và chu trình
thiết kế kĩ thuật, tuy nhiên các bước không nhất thiết phải tổ chức theo thứ tự mà có
thể song hành tương hỗ lẫn nhau.
Xác định vấn đề
Nghiên cứu kiến thức nền
9
9
Đề xuất giải pháp/ bản thiết kế
Lựa chọn giải pháp/ bản thiết
kế
Chế tạo mô hình (nguyên mẫu)
Chia sẻ và thảo luận
Điều chỉnh thiết kế
Hình 1.2 : Tiến trình dạy học chủ đề/ bài học STEM
12
NỘI DUNG 2: PHÁT TRIỂN NLVDKTKN CHO HS THÔNG QUA DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ STEM PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12
2.1. Phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung phần Hóa học hữu cơ lớp 12
2.1.1. Mục tiêu cần đạt phần Hóa học hữu cơ lớp 12
Chương 1: Este- Lipit
a. Kiến thức

  • HS nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, phân loại, đồng phân, danh
    pháp (gốc- chức) của este, PP điều chế este và ứng dụng của một số este tiêu biểu.
  • HS nêu được khái niệm và phân loại lipit, khái niệm chất béo, tính chất vật lý
    và ứng dụng của chất béo.
  • HS trình bày được tính chất hóa học (TCHH) cơ bản của este (phản ứng thủy
    phân) và của chất béo.
  • HS giải thích được este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp; cách
    chuyển chất béo lỏng về chất béo rắn.
    b. Kĩ năng
  • Viết được công thức cấu tạo (CTCT) của este, các phương trình hoá học
    (PTHH) của phản ứng minh hoạ TCHH của este no, đơn chức và chất béo.
  • Phân biệt este với các chất khác (ancol, axit,… ) bằng PP hoá học, phân biệt
    được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
  • Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòn

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ