dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Sử dụng sáng tạo, có hiệu quả ôn tập và kiểm tra nhằm nâng cao kết quả thi tốt nghiệp thpt môn GDCD

SKKN Sử dụng sáng tạo, có hiệu quả ôn tập và kiểm tra nhằm nâng cao kết quả thi tốt nghiệp thpt môn GDCD

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
“Muốn thấy được tương lai của một Đất nước
hãy nhìn vào gương mặt trẻ thơ khi đến trường”
Một chuyên gia giáo dục Nhật Bản đã đưa ra mệnh đề đó. Nếu nhìn giáo dục nước
ta hiện nay từ lăng kính của kiến trúc, thì việc kiến tạo nên con người là tuyệt tác
vĩ đại nhất của người thầy. Vì qua việc của một “ kỹ sư tâm hồn”, người thầy lãnh
trọng trách, giữ sứ mệnh sáng tạo ra xã hội mới. Bởi thế, nên chính họ đã và đang
không ngừng sáng tạo và thích ứng hơn bao giờ hết. Không chỉ đổi mới trong
giảng dạy mà thầy cô phải đột phá cả trong kiểm tra đánh giá và thi cử sao cho
hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của Đất nước và quốc tế. Sự ra đời của
chương trình phổ thông mới 2018 là một dấu mốc hết sức quan trọng khẳng định
Giáo dục Việt Nam đã thích ứng. Kiên trì đổi mới để thầy cô hạnh phúc, học trò
vui khi đến trường, để sản phẩm các nhà trường trao tặng cho xã hội sẽ hoàn hảo
nhất, phù hợp nhất với cầu nhân lực của nền kinh tế, của Đất nước. Mỗi học trò
được gia đình trao cho nhà trường là một kho báu. Và nếu được giáo dục chu đáo
và đúng phương pháp, không có con người nào là không trở nên hoàn hảo. Thế
nên, bên cạnh đổi mới giảng dạy theo hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực thì giáo
dục đang đổi mới ôn tập, kiểm tra, đánh giá và cả công tác thi cử. “Đạt chất lượng
tốt, giảm tối đa áp lực thi cử, và nâng cao phẩm chất năng lực cho các con học
sinh”, đang là mục tiêu cấp thiết hiện nay đối với ngành giáo dục nói chung và cả
chúng tôi – những giáo viên luôn trăn trở khi đứng lớp, khi đau đáu đồng hành với
các con trong mỗi mùa ôn tập miệt mài cho kỳ thi cuối cấp THPT.
Chúng tôi đã tìm hiểu ở một số nền giáo dục hiện đại và thấy họ rất coi trọng
các phương pháp tự học tự chiếm lĩnh kiến thức, tự kiểm tra đánh giá qua đó, giúp
người học tự tin hình thành phát triển năng lực cá nhân. Trong nền giáo dục quốc
dân, môn GDCD đang góp phần chủ đạo trong việc bồi dưỡng cho học sinh những
phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực và chăm chỉ.
2
Môn học này còn hình thành cho học sinh những năng lực đặc thù là: Năng lực
điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tìm hiểu tham
gia các vấn đề kinh tế xã hội. Từ đó giúp học sinh đủ bản lĩnh sẵn sàng cho hội
nhập như những công dân toàn cầu nhưng mang bản sắc Việt Nam ( yêu nước
thương nòi, biết quí trọng các giá trị và giàu có khát vọng…) và đặc biệt các em tự
tin sống tốt và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, sẵn
sàng thực hiện trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của môn học nên năm 2017 Bộ GD-ĐT đã lựa
chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi khoa học xã hội trong kỳ thi trung học phổ
thông (THPT) quốc gia. Và hiện tại có nhiều trường Đại học khối ngành Kinh tế và
Luật đã xét điểm theo khối như C14 ( Toán, Văn, GDCD)…Đó là triển vọng, là cơ
hội nhưng cũng là áp lực thi cử khá lớn cho cả thầy và trò của bộ môn. Là giáo
viên dạy bộ môn Giáo dục công dân trong trường THPT, chúng tôi luôn suy nghĩ,
trăn trở trước các kỳ thi, làm sao để thông qua các giờ ôn tập, các hình thức kiểm
tra đánh giá sáng tạo của mình, học sinh có thể hứng khởi tiếp thu, nâng cao năng
lực xử lý đề thi, lĩnh hội được kiến thức cơ bản cũng như mở rộng, chinh phục
thành công kỳ thi tốt nghiệp với kết quả cao nhất. Với mục đích đó, chúng tôi đã
thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Sử dụng sáng tạo, có hiệu quả các
biện pháp ôn tập và kiểm tra, nhằm nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT
môn GDCD”.
Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp ôn tập, kiểm tra đánh giá môn
GDCD lớp 12 nhằm nâng cao hiệu quả kì thi tốt nghiệp THPT. Đề tài được thực
hiện trong năm học 2021 – 2022, đồng thời có thể áp dụng trong những năm học
tiếp theo tại nhiếu trường THPT trong tỉnh. Trường thực nghiệm chủ yếu là trường
Hoàng văn Thụ, một lớp của trường THPT Xuân Trường, THPT Nguyễn Bính,
THPT Mỹ Lộc, THPT Trần Hưng Đạo …
Phương pháp nghiên cứu :
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
3
Phân tích – tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, phân tích, so sánh.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khai thác, sử dụng dữ liệu điều tra: thực hiện phát phiếu điều
tra 2 lớp 12 xác xuất, đồng thời thực hiện phỏng vấn trực tiếp nhiều học sinh để
khảo sát về thực trạng việc học tập môn Giáo dục công dân.
Phương pháp quan sát: tiến hành trực tiếp quan sát thái độ, mức độ tiếp nhận
kiến thức pháp luật của các học sinh trong giờ Giáo dục công dân trên lớp học.
Nhóm phương pháp thực nghiệm
4
II . MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1 Thực trạng ôn tập, kiểm tra, đánh giá trong môn GDCD hiện nay
Môn GDCD đã thi tốt nghiệp từ năm 2017 đến nay. Do được làm quen với
hình thức thi trắc nghiệm thông qua các kì thi học kì, hay các bài kiểm tra ở trường,
việc hướng dẫn của giáo viên, học sinh ôn tập đã có nhiều kinh nghiệm hơn nên trong
kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 có nhiều thí sinh điểm cao ( tỉnh Nam
Định có 197 điểm 10 môn GDCD). Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thí sinh điểm dưới 8,
một số em đạt điểm 5, điểm 6. Ngoài sự ôn tập kỹ lưỡng đúng phương pháp, mức độ
điểm còn phụ thuộc rất lớn vào sự chú ý học tập và kỹ năng làm bài của học sinh cũng
như sự trải nghiệm có hiệu quả các hình thức ôn tập, kiểm tra của các em trong năm
học mà do các thầy cô hướng dẫn.
Chúng ta đều biết:
* Ôn tập GDCD: Là quá trình rà soát củng cố,bổ sung kiến thức, kỹ năng, phẩm
chất, năng lực xử lý đề thi tốt nghiệp cho học trò để các con chinh phục thành công các
kỳ thi của trường, của Sở và của Bộ tổ chức.
* Kiểm tra GDCD: Là quá trình xem xét, tổ chức thu thập thông tin và gắn với
hoạt động đo lường để đưa ra các kết quả, so sánh, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu hay
chuẩn đã đề ra, với mục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được,
những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng, chi phối để điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu
giáo dục; để từ đó có những nhận định, đánh giá và điều chỉnh hoạt động ôn và giúp
HS học tập tiến bộ.
Như vậy, ôn tập, kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình
dạy học, là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học
kể cả thi tốt nghiệp THPT.
* Thực trạng ôn tập kiểm tra đánh giá môn GDCD hiện nay:
Ôn tập, kiểm tra, đánh giá ở môn GDCD những năm gần đây thường thiên về tự
luận, một chiều, giáo viên thuyết trình lại cho học sinh nắm lại các khái niệm, các quy
luật kinh tế, kiến thức pháp luật, sau đó buộc các em phải chấp nhận học thuộc lòng.
5
Ôn tập, kiểm tra thường xuyên thì chủ yếu là kiểm tra miệng dạng nhận biết: ví dụ như
giáo viên yêu cầu học sinh trình bày khái niệm đã có sẵn trong sách giáo khoa, sau đó
thêm nữa là yêu cầu các con lấy ví dụ minh họa rồi học sinh có thể dựa vào đó thuộc
hơn hiểu hơn nội dung đã thuộc. Đối với kiểm tra đành giá định kỳ phản ánh sâu sắc
hơn kết quả ôn tập, tức là học sinh áp dụng vào làm bài tập liên quan, lớp 10,11 chủ
yếu là tự luận, lớp 12 là trắc nghiệm. Tuy nhiên, bài kiểm tra chỉ dừng lại ở mức thuộc
bài hoặc trả bài trong một phạm vi nhất định chứ không có nhiều liên hệ thực tế, không
có những hình thức phương pháp đa dạng, các em chưa phát huy được các phẩm chất,
năng lực, kĩ năng làm bài của mình nên kết quả kiểm tra đánh giá còn chưa cao.
Thực trạng ôn tập, kiểm tra đánh giá môn GDCD và áp lực mùa thi…
Thực trạng ôn tập nhồi nhét, kiểm tra đánh giá 1 chiều và quá khô khan, quá
áp lực đang đè nặng lên vai học trò. Điểm số tất nhiên là thang đo, là cái phản ánh chất
lượng và hiệu quả đào tạo. Điều này là không sai, nhưng cái con đường ôn tập, phương
cách kiểm tra đánh giá như thế nào để giảm tải áp lực, nâng cao điểm số môn GDCD
trong thi tốt nghiệp, giúp các con học ôn vui vẻ hứng khởi mà vẫn điểm cao, rồi thực
hành pháp luật giỏi là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong các tiết dạy, ôn tập, kiểm tra đánh giá trong GDCD ở trường THPT
những năm qua chủ yếu 1 chiều, chưa có nhiều sáng tạo trong các biện pháp ôn tập
kiểm tra đánh giá thường xuyên như: qua sản phẩm thực hành, học tập, hồ sơ học
tập,… Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp học ôn GDCD diễn ra vẫn còn chậm,
6
chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục và kích thích sự say mê tự ôn tập thường xuyên
của học sinh dẫn đến kết quả thi chưa cao như mong đợi. Vì vậy, để học sinh có thể ôn
tập trong vui thích môn GDCD nói chung và có kĩ năng ôn tập trắc nghiệm môn
GDCD lớp 12 nói riêng nhằm đáp ứng kì thi tốt nghiệp THPT, cả cô và trò phải có
những đột phá, sáng tạo khi ôn và thay đổi liên tục “thực đơn” kiểm tra đánh giá để
học thăng hoa, phấn đấu hết ga cho kỳ thi cuối cấp.
1.2. Nguyên nhân, giải pháp cho thực trạng trên
* Về nội dung chương trình và công tác quản lý
Nội dung môn GDCD cấp THPT gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn, gắn
liền với các sự kiện trong đời sống đạo đức, chính trị, kinh tế – xã hội, pháp luật của
địa phương, của đất nước. Nhất là chương trình lớp 11, 12 hiện nay đang là chương
trình cũ đã lạc hậu, kiến thức về luật khô khan, nếu không “ khéo chế biến” sẽ thực sự
khó “ ẩm thực” nhất là với “ thực khách” là những cô cậu học trò còn rất ít vốn sống
và sự trải nghiệm thực tế. Hệ thống các văn bản pháp luật thường xuyên sửa đổi, bổ
sung nên việc cập nhật và giảng dạy gặp nhiều khó khăn.
Giáo dục công dân lớp 12 có nhiều nội dung quan trọng như: bản chất của pháp
luật; thực hiện pháp luật, trách nhiệm hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật, quyền bầu
cử, ứng cử; quyền tự do kinh doanh; tự do ngôn luận; quyền bình đẳng giữa các dân
tộc, tôn giáo; quyền khiếu nại, tố cáo của công dân… Sách giáo khoa còn nặng kiến
thức hàn lâm, chưa làm rõ tính thực tiễn gây khó hiểu cho học sinh, có nhiều kiến thức
liên quan đến pháp luật khó đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu các bộ luật thật kĩ mới
đưa ra được câu trả lời đúng. Có thể nói việc ôn thi môn GDCD đáp ứng kì thi tốt
nghiệp trung học phổ thông hiện nay đang được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam
Định, Nhà trường, Ban giám hiệu quan tâm, chỉ đạo sát sao đến bộ môn. Hi vọng trong
thời gian tới, bộ môn còn nhận được nhiều hơn thế nữa. Điều này tạo nên sự thay đổi
phần nào tích cực hơn trong dư luận xã hội nhìn nhận đánh giá sự quan trọng của môn
GDCD.
* Về phương pháp ôn, kiểm tra, đánh giá của giáo viên :
7
Hiện nay đội ngũ giáo viên (GV) môn Giáo dục công dân trong toàn tỉnh đã
được đào tạo đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Về cơ bản đội ngũ này có thể đáp ứng
được yêu cầu dạy và học Giáo dục công dân tại các trường Trung học phổ thông. Giáo
viên có tinh thần học tập, tự học, tự nghiên cứu và tham gia đầy đủ các khóa tập huấn
về chuyên môn, nghiệp vụ được trang bị những kiến thức mới về chương trình, Sách
giáo khoa môn học. Bản thân tôi đã tham gia những khóa tập huấn của Bộ về chương
trình giáo dục phổ thông mới, và đã được trường Đại học sư phạm Hà Nội cấp chứng
nhận. Tuy nhiên, về việc sáng tạo, đột phá, đa dạng các hình thức ôn tập, kiểm tra,
đánh giá vẫn còn hạn chế. Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến sự tự học, tự đánh giá
của người học, chưa nhiều sáng tạo trong công việc này…
* Học tập của học sinh và quan tâm của phụ huynh đến môn GDCD:
Nhận thức của học sinh đối với bộ môn nói chung và nhận thức về kĩ năng làm
bài trắc nghiệm môn Giáo dục công dân của các em còn rất hạn chế. Học sinh cho
rằng: học Giáo dục công dân với những định nghĩa, nếu học thuộc lòng thì lúc ấy nhớ
nhưng sau đó thì sẽ quên, chẳng nhớ gì hết, rồi còn phải đọc Hiến pháp, Bộ luật, luật…
nó thực sự là quá nặng nề. Học sinh thường có tư tưởng học chỉ để đối phó với giáo
viên và nếu có học thì chỉ là học vẹt, học thuộc lòng nhưng không hiểu được nội dung
bài học muốn truyền tải đến.
Môn Giáo dục công dân trong một tuần chỉ có một tiết học và nhiều phụ huynh
học sinh xem môn GDCD là môn phụ, môn điều kiện để đỗ tốt nghiệp, môn học thuộc
nhiều nên còn sao nhãng trong việc học tập, một số em thì có tâm lí chủ quan nên chưa
xác định rõ trọng tâm, học tập qua loa, chưa nắm vững kiến thức cơ bản, chưa có kinh
nghiệm nhiều, chưa hình thành kĩ năng trong ôn thi theo hướng trắc nghiệm khách
quan. Lượng kiến thức trong một bài dạy nhiều, có phần kiến thức còn mang tính hàn
lâm, trừu tượng … song thời gian cho mỗi tiết học thì ít, học sinh ít hứng thú với các
môn xã hội.
* Về thời gian ôn tập:
Bên cạnh những trường rất quan tâm hoặc quan tâm đúng mức đến thi tốt nghiệp
môn GDCD thì còn có nhiều trường phổ thông chưa phân bổ thời gian ôn chiều phù
8
hợp cho môn này. Số ca ôn chiều còn rất ít nên cũng khó khăn cho việc ôn tập, kiểm
tra đánh giá sáng tạo để nâng cao chất lượng.
Trong tất cả các nguyên nhân trên, theo chúng tôi nguyên nhân chính của việc
nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp môn GDCD vẫn nằm ở phương pháp của giáo viên.
Làm sao qua mỗi tiết dạy, ôn tập hay kiểm tra ta có thể chạm đến các đề thi và chạm
đến trái tim học trò. Thiết nghĩ, giáo viên hoàn toàn làm được điều đó nếu sử dụng
sáng tạo các biện pháp ôn tập, kiểm tra đánh giá vừa cuốn hút học trò vừa nâng cao kết
quả thi tốt nghiệp.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
Qua việc thực hiện những cải tiến, những sáng tạo trong quá trình ôn tập, kiểm tra
đánh giá cùng học trò đồng hành những mùa thi, chúng tôi đúc rút được những kinh
nghiệm khá quí báu, xin chia sẻ dưới đây với các thầy cô. Nó chắc chắn chưa phải là
những giải pháp tốt nhất cho tất cả mọi nhà trường, mọi thầy cô khi ôn thi cho học trò,
nhưng có thể khẳng định đây là “sân tham khảo” cho những thầy cô đang loay hoay
lục tìm phương cách ôn tập hiệu quả nhằm cải thiện thứ hạng của bộ môn liên quan
đến điểm thi tốt nghiệp lớp 12 môn GDCD. Với chúng tôi ở đề tài này: ôn tập để phục
vụ kiểm tra đánh giá và kiểm tra đánh giá được xem như một quá trình học tập vì đánh
giá là học tập, đánh giá vì học tập và nhằm mục đích nâng cao kết quả học tập, thi cử.
2.1. Một số sáng tạo khi hướng dẫn học sinh ôn tập môn GDCD
2.1.1 Ôn tập theo giai đoạn và có định hướng
Ôn tập là việc tiến hành củng cố lại những kiến thức mới được học nhưng đang
bắt đầu trở nên cũ đi, tiến hành xử lý lại một cách có hệ thống những kiến thức đó,
đồng thời căn cứ vào tình hình học tập, có những sự điều chỉnh hợp lý. Quá trình ôn
tập này không chỉ yêu cầu học trò bị động củng cố lại trí nhớ một cách đơn giản, mà
còn trong quá trình đó có thể học lại lần thứ hai, thậm chí là thứ ba hoặc nhiều hơn, lý
giải được nhiều vấn đề khó hiểu mà trước đó mình không hiểu được. Đây chính là điều
mà Khổng Tử đã nói “ôn cố tri tân” (ôn cái cũ biết cái mới). Rất nhiều học trò có trí
nhớ tốt là do chúng thường xuyên ôn tập bài học cũ với nhiều góc độ và nhiều mức độ
khác nhau, chăm chỉ học hàng ngày, tích cực tổng kết lại kiến thức sau một thời gian
9
học, từ đó mà trí nhớ của chúng luôn khiến nhiều bạn học phải thán phục. Bởi vậy, rất
nhiều trò không thể nhớ được các kiến thức đã học không phải vì học kém, mà rất có
thể do các em không thường xuyên ôn tập bài cũ, hoặc có ôn tập chỉ qua loa, đại khái.
Tính định hướng trong ôn tập trong phạm vi đề tài nghiên cứu chính là ôn tập để
nâng cao kết quả thi tốt nghiêp. Hiện tại môn GDCD vẫn thi tốt nghiệp trung học phổ
thông dưới hình thức trắc nghiệm. Bài thi GDCD làm trong 50 phút với 40 câu hỏi
theo 4 mức độ nhận thức.
Bốn mức độ nhận thức theo tỷ lệ trong đề tốt nghiệp đó là

+ Mức độ nhận biết
+ Mức độ thông hiểu
: 50% tương ứng với 20 câu
: 25% tương ứng với 10 câu
+ Mức độ Vận dụng thấp : 15% tương ứng với 6 câu
+ Mức độ vận dụng cao: 10% tương ứng với 4 câu

Trong đề thi tốt nghiệp: Nội dung lớp 12 chiếm 90% (36 câu), với 9 bài tương
ứng với 9 chuyên đề (bài 10 giảm tải). Còn lại là chương trình 11 chiếm 10 % (4 câu)
chủ yếu là các quy luật kinh tế cơ bản như cạnh tranh, cung – cầu, hàng hóa, tiền tệ, thị
trường, quy luật giá trị. Và xu hướng đề thi tốt nghiệp hiện nay có nhiều yêu cầu cao
hơn với học sinh. Các câu vận dụng đòi hỏi học sinh có sự liên hệ xâu chuỗi với nhau,
phải học hiểu vấn đề và có tư duy suy luận, tư duy KHXH tốt .
Nói về phương pháp ôn tập, ta có thể phân chia ra rất nhiều phương pháp ôn tập.
Nếu phân chia theo thời gian, có thể phân chia thành: ôn tập theo tuần, ôn tập thi giữa
kỳ, ôn tập thi cuối kỳ, ôn tập thi tốt nghiệp, ôn tập thi lên lớp. Nếu phân chia theo kiến
thức, có thể phân thành: ôn tập theo chương, bài, ôn tập theo phần, ôn tập tổng hợp…
tất cả những phương pháp ôn tập này đều được gọi là ôn tập theo hệ thống giai đoạn.
2.1.2. Mục đích của việc ôn tập theo giai đoạn?
Mục đích của việc ôn tập theo giai đoạn có rất nhiều, trong đó có thể kể đến:
Tăng cường trí nhớ, giúp kiến thức đã học luôn sẵn trong đầu để có thể vận dụng bất
cứ lúc nào. Vì theo quy luật nhớ – quên, khả năng quên kiến thức của tất cả mọi người
đều diễn ra theo quy luật trước nhanh sau chậm. Có học giả cho rằng, qua quá trình
học tập, trong đại não sẽ hình thành một mối liên hệ thần kinh nhất định, mối liên hệ
10
này nếu không được thường xuyên nhắc lại hoặc không được kích thích tăng cường, sẽ
dần dần giảm đi, biểu hiện hiện ra ngoài chính là hiện tượng quên.
Việc thường xuyên ôn tập là để tăng cường và hoàn thiện hệ thống thần kinh
này. Hiểu được kiến thức là cơ sở thuận lợi cho việc ghi nhớ. Điều này là chính xác,
nhưng kiến thức đã hiểu cần thông qua quá trình ôn tập mới có thể thực sự được ghi lại
trong đầu. Những học trò có trí nhớ tốt là những trò không chỉ giỏi nắm bắt kiến thức,
mà còn rất chú trọng đến ôn tập, thường xuyên tổng kết, ôn tập dưới nhiều góc độ,
nhiều cấp bậc khác nhau, từ đó giúp cho hiệu quả ghi nhớ tốt hơn. Kiểm tra bổ sung lỗ
hổng kiến thức, bảo đảm tính hoàn chỉnh của kiến thức. Có rất nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến học tập, trong quá trình học kéo dài và liên tục, sẽ rất khó để đảm bảo rằng
các nhân tố này đều trong trạng thái tốt nhất. Vì thế rất khó để tránh được những lỗ
hổng trong hệ thống lưu trữ kiến thức. Thông qua ôn tập, kiểm tra lại kiến thức sau đó
kịp thời bổ sung lỗ hổng này, sẽ đảm bảo tính hoàn chỉnh và tính hệ thống của những
kiến thức đã học. Những trò chịu khó ôn tập, khi phát hiện thiếu hụt kiến thức đều biết
kịp thời bổ sung và hoàn thiện, vì vậy kiến thức của các học sinh này thường khá hoàn
chỉnh.
Làm sao qua hoạt động ôn tập học sinh nắm chắc kiến thức, và phải tự hệ thống
hóa kiến thức. Trí tuệ không phải là cái gì đó đặc biệt, mà là một hệ thống kiến thức
được tổ chức lại với nhau. Hệ thống kiến thức được nói ở đây chínhh là những kiến
thức được hệ thống hóa. có thể nói, việc đưa kiến thức thành một hệ thống là nhiệm vụ
quan trọng trong việc ôn tập lại hệ thống. Qua các buổi học tập bình thường theo môn
học, theo chương, theo bài, có thể nói cơ bản học trò đã nắm được các khái niệm, kiến
thức cơ bản. Còn việc thông qua ôn tập, nhớ lại toàn bộ kiến thức, phát hiện lỗ hổng
kiến thức và bổ sung lại, có thể đảm bảo được tính hoàn chỉnh của kiến thức, nhưng
nhiệm vụ trọng tâm trong ôn tập của trẻ vẫn chưa hoàn thành, tại sao lại như vậy? Vì
kiến thức trong đầu học trò lúc này mới chỉ là “bán thành phẩm”, phải trải qua các
bước tư duy như vận dụng, phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại, khái quát, trừu
tượng, quy nạp, diễn dịch,… “lắp ráp” các phần kiến thức đã học được trong thời gian
11
dài lại với nhau, biến kiến thức thành một hệ thống trong đầu mình thì khi đó mới gọi
là hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.1.3. Gợi ý các giai đoạn ôn tập trong quá trình ôn tập môn GDCD.
Việc phân chia các giai đoạn ôn tập phụ thuộc vào điều kiện từng trường, thời
lượng ôn tập và ý đồ của người dạy học. Dưới đây là gợi ý của nhóm tác giả về việc
phân chia các giai đoạn ôn tập có định hướng cho học trò để đạt kết quả cao trong quá
trình ôn thi tốt nghiệp lớp 12.
Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành kiến thức cơ bản:
Giai đoạn này sẽ bắt đầu từ đầu năm học lớp 12 với mục tiêu các em học sinh
ghi bài đầy đủ, chính xác. Sử dụng từ chính xác vì ba vấn đề.
Một là: môn giáo dục công dân lớp 12 các em chủ yếu học về pháp luật, mà một
trong những đặc trưng của pháp luật là phải được diễn đạt chính xác nên các cụm từ sử
dụng phải được các em hiểu đúng, viết đúng như: quy phạm pháp luật, trách nhiệm
pháp lý, năng lực trách nhiệm pháp lý, vi phạm hình sự, năng lực hành vi dân sự, vi
phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỉ luật…
Thứ hai là: sách giáo khoa giáo dục công dân được viết cách đây khá lâu nhưng
những quy định pháp luật phải thay đổi theo thời gian và phù hợp với điều kiện xã hội,
chính vì vậy một số nội dung trong sách giáo khoa không còn phù hợp buộc người dạy
phải có tính cập nhật. Điển hình như trong nội dung phần trách nhiệm pháp lí của vi
phạm hình sự sách giáo khoa GDCD 12 được in lưu chiểu tháng 2 năm 2017, ở mục c
phần 2 bài 2 Thực hiện pháp luật trang 22 có ghi “Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng”; tuy nhiên theo điều 12, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung
2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể gồm các tội danh:
12
+ Tội giết người (Điều 123),
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác (Điều 134)
+ Tội hiếp dâm (Điều 141)
+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điều 142)
+ Tội cưỡng dâm (theo điều 143)
+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điều 144)
+ Tội mua bán người (điều 150)
+ Tội mua bán người dưới 16 tuổi (điều 151)
+ Tội cướp tài sản (Điều 168)
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
+ Tội cưỡng đoạt tài sản (điều 170)
+ Tội cướp giật tài sản (điều 171)
+ Tội trộm cắp tài sản (điều 173)
+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (điều 178)
+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248);
+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (điều 249)
+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (điều 250)
+ Tội mua bán trái phép chất ma túy ( Điều 251)
+ Tội chiếm đoạt chất ma túy (điều 252)
+ Tội tổ chức đua xe trái phép (điều 265)
+ Tội đua xe trái phép (điều 266)
+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, phương tiện điện tử (điều 286)
+ Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử (điều 287)
+ Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương
tiện điện tử của người khác (điều 289);
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản (điều 290)
13
+ Tội khủng bố (Điều 299),
+ Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
(điều 303).
+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304).
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng với 28 tội danh theo danh sách kể trên, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
Trong ôn tập: mục đích lớn nhất là củng cố kiến thức nền cho học sinh, trên cơ
sở đó phát triển tư duy logic, kết nối kiến thức theo mạch, theo chuyên đề sao cho
khoa học nhất để sau đó huy động vào làm bài tập trắc nghiệm theo fom của Bộ. Nên
chúng tôi luôn định hướng cả việc ghi ôn, lẫn rèn kỹ năng cho học sinh như:
Hướng dẫn học trò kỹ năng ghi ôn theo tư duy suy luận chuỗi hoặc phản chứng
Hoặc ta nhấn mạnh nội dung bản chất cho học trò hiểu đúng và sâu sắc kiến
thức. Ví dụ như: trong nội dung bài 7 Công dân với các quyền dân chủ, mục b của
phần 1: Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị
tước quyền bầu cử theo bản án, quyết đinh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người
đang phải chấp hành án phạt tù; người đang bị tạm giam; người mất năng lực hành vi
dân sự. Tuy nhiên trong Hiến pháp cụ thể tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013: “Không ai
bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
14
Người bị tạm giam, tạm giữ vốn là những người bị tình nghi và đang bị các cơ
quan điều tra tạm giam, tạm giữ nhằm phục vụ cho công tác tố tụng cũng như đảm bảo
việc đối tượng không thể bỏ trốn. Về nguyên tắc, những người bị tạm giam, tạm giữ
vẫn chưa bị xem là tội phạm và vẫn có đầy đủ những quyền công dân, quyền con
người mà cho tới khi họ bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực của tòa án.
Điều 9. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về quyền và nghĩa vụ của
người bị tạm giữ, người bị tạm giam, trong đó người bị tạm giữ, người bị tạm giam có
quyền sau: “Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy
định của Luật trưng cầu ý dân”; Cơ sở để đưa quy định này vào Luật thi hành tạm giữ,
tạm giam xuất phát từ luận điểm:
– Quyền bầu cử là một trong những quyền cơ bản của công dân.
– Người đang bị tạm giữ, tạm giam cũng được thực hiện quyền bầu cử vì về mặt
pháp lý, những người này chưa bị coi là có tội nên không bị tước mất quyền bầu cử.
Đồng thời, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đưa vào quy định này dựa trên các
cơ sở pháp lý vững chắc sau đây:
– Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Không ai bị phân biệt đối xử trong
đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
– Khoản 1, Điều 31 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Người bị buộc tội được coi là
không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
– Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng nêu: “Người bị buộc tội được
coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này
quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.
Người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện quyền bầu cử như thế nào?
15
Theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng Nhân dân 2015 quy định về việc thực hiện bầu cử của người đang bị
tạm giam, tạm giữ như sau:
– Khoản 5 Điều 29: Cử tri là người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang
chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được
ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Khoản 4 Điều 69: Đối với cử tri là người đang bị tạm giữ, tạm giam, người
đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức
khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu
cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Như vậy, những người đang bị tạm giam, tạm giữ sẽ đươc ghi tên vào danh
sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khu vực
người đó đang bị tạm giữ, tạm giam. Cùng với đó, trại tạm giam, nhà tạm giữ phối hợp
với các cơ quan có thẩm quyền khác không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng mà Tổ bầu
cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ để họ thực hiện
việc bầu cử.
Thứ ba: các nội dung trong phần tư liệu tham khảo cũng được đưa câu hỏi trong
bộ đề thi, chính vì vậy các nội dung đó được học trò ghi lại trong phần Ghi chú hoặc
phần lưu ý ngay dưới từng nội dung hoặc cuối mỗi bài. Trong quá trình ghi chép
những từ khóa luôn được gạch chân để đánh dấu và ghi nhớ lâu hơn. Sau mỗi bài học
là các khung câu hỏi thường ra trong đề và các nội dung kiến thức người ra đề “yêu
thích” để học trò “cảnh giác” hơn trong quá trình ôn tập.
Giai đoạn 2: Giai đoạn ôn tập dựa trên sơ đồ tư duy.
Thông thường ở các lớp tôi dạy mỗi em được làm sơ đồ 3 lần, lần 1 là sơ đồ sơ
lược để các em nắm được khái quát trong bài gồm những nội dung kiến thức nào; lần 2
16
là sơ đồ chi tiết đến từng khái niệm và nội dung cụ thể của từng phần, lần 3 ghi nhớ
ngắn gọn bằng so đồ rút gọn (hoặc sơ lược) để sau này khi nhìn vào sơ đồ sơ lược là
các em có thể gợi nhớ chi tiết từng phần. Cụ thể:
*Sơ đồ tư duy sơ lược( lần 1)- phục vụ nắm kiến thức chính
* Sơ đồ tư duy chi tiết ( lần 2)- triển khai kiến thức cụ thể
17
*Sơ đồ tư duy rút gọn ( lần 3)- chốt kiến thức nhớ
Trong trường hợp này nên dùng SĐTD online vì rất tường minh, tinh gọn: VD:
với chuyên đề: Thực hiện pháp luật- chuyên đề có nhiều câu trong đề thi ( khoảng 10
câu)
*Lưu ý:
18
Cho các em thuyết trình Sơ đồ tư duy để cả lớp cùng sáng tỏ, khắc sâu kiến thức ôn tập
và hình thành phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
Học sinh trường Hoàng Văn Thụ phân tích, thuyết trình về SĐTD
Giai đoạn 3: Giai đoạn luyện tập và vận dụng.
*Dựa vào tình huống có sẵn để viết ra câu trắc nghiệm có 1 đáp án đúng
Tôi thường ôn tập cho các em học sinh theo kiểu cuốn chiếu, học xong bài nào
ôn tập và làm bài tập của bài đó ngay. Các bài tập được chia theo mức độ từ dễ đến
khó và có bài nâng cao. Các giai đoạn 1,2,3 tôi thực hiện theo đơn vị bài học xuyên
suốt từ đầu năm đến cuối năm. Trong quá trình luyện tập, các câu hỏi trong sách giáo
khoa cũng được khai thác theo nhiều phương thức mới hơn.Ví dụ em có thể dựa vào
tình huống trong bài tập 9 trang 66 SGK đặt ra năm câu hỏi trắc nghiệm có đáp án
khác nhau, lưu ý có thể thay đổi 1 tình tiết nhỏ trong câu dẫn để có đáp án khác. Hoặc
có thể làm theo cách:
*Sử dụng bộ câu hỏi điền khuyết (cả Bộ lưu ở phần phụ lục cuối sáng kiến)

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay