dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Xây dựng kế hoạch bài học dạy học kết hợp chuyên đề Thực hành hóa học và công nghệ thông tin bài Vẽ cấu trúc phân tử Hóa học 10

SKKN Xây dựng kế hoạch bài học dạy học kết hợp chuyên đề Thực hành hóa học và công nghệ thông tin bài Vẽ cấu trúc phân tử Hóa học 10

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hiện nay, thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đây là cuộc
cách mạng dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ nano… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn bản lề cho các nước đang phát triển
tiến đến theo kịp với xu hướng thế giới. Đây là thời cơ cũng là thách thức đối với Việt
Nam. Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang và đã được đặt ra đối với Việt Nam.
Đáp ứng nhu cầu của thời đại, triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI có những biến đổi
to lớn. Trong đó quan niệm về “học tập suốt đời” và “giáo dục toàn diện” được coi như
một trong những chìa khóa mở cửa đi vào thế kỷ XXI ; ý tưởng “đặt học tập suốt đời vào
trung tâm của xã hội” được coi như một bước nhảy về chất trong sự phát triển của giáo
dục. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi con người phải học cách học, học cách
học chính là học cách tự học, tự đào tạo. Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đang
tiến hành đổi mới nền giáo dục trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đổi mới phương pháp
đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, năng lực tự chủ và tự học là một trong
những năng lực chung cần phát triển cho học sinh (HS) ở các cấp học. Dạy học theo mô
hình dạy học kết hợp và mô hình lớp học đảo ngược là một trong những mô hình dạy học
hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Thay vì dạy kiến thức mới như lớp học
truyền thống, giáo viên (GV) hướng dẫn HS tự học kiến thức mới ở nhà, trên lớp GV tập
trung vào việc giải đáp thắc mắc của HS, làm bài tập vận dụng kiến thức hay thảo luận sâu
hơn về kiến thức, ngược lại người học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ GV,
các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các
thông tin liên quan về bài học. Mô hình này giúp HS phát huy và rèn luyện tính tự học,
tính chủ động làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ
thuộc trong quá trình khám phá tri thức.
2
Thực trạng dạy học hóa học ở một số trường phổ thông hiện nay cho thấy việc áp
dụng mô hình lớp học đảo ngược ở các trường phổ thông còn chưa phổ biến.
Những hướng dẫn tự học của GV cho HS chủ yếu ở hoạt động ra bài tập về nhà để
vận dụng, ôn luyện kiến thức kĩ năng mà chưa chú trọng phát triển khả năng tự học, tự
nghiên cứu của HS.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC ‘‘ VẼ CẤU TRÚC PHÂN TỬ’’ THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC
KẾT HỢP – MÔN HÓA HỌC 10.”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
II.1.1. Thực trạng về việc phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua mô hình
lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông
II.1.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc phát triển năng lực tự học (NLTH) thông qua mô
hình dạy học kết hợp và mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học và điều
tra về tình hình tự học của HS ở các trường THPT hiện nay.
II.1.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 34 GV hóa học và 257 HS lớp 10 tại hai trường THPT
ở TP Nam Định trong năm học 2020-2021.
II.1.3. Nội dung và phương pháp điều tra
II.1.3.1. Nội dung điều tra

  • Đối với GV
  • Thực trạng sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hóa học nhằm phát triển NLTH
    cho HS THPT.
  • Mức độ thường xuyên sử dụng các biện pháp và công cụ đánh giá NLTH trong dạy
    học hóa học.
  • Tìm hiểu thực trạng sử dụng các thiết bị CNTT hỗ trợ dạy học của GV.
    3
  • Việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học.
  • Đối với HS:
    Phương pháp tự học được HS sử dụng và những khó khăn HS gặp phải trong quá
    trình tự học Hóa học.
    II.1.3.2. Phương án khảo sát
  • Gửi phiếu điều tra đến các trường.
  • Gặp gỡ, phỏng vấn HS, GV ở trường THPT
  • Dự giờ các tiết dạy Hóa học.
    Đối tượng khảo sát
  • HS lớp 10
  • Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học thuộc một số trường THPT thuộc
    SGD&ĐT Nam Định.
  • Địa bàn khảo sát: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định và trường
    THPT Nguyễn Huệ, Mỹ Lộc – Nam Định
    Thời gian khảo sát
    Năm học 2021 – 2022.
    Kết quả khảo sát
    Kết quả khảo sát giáo viên
    Câu hỏi 1: Thầy cô vui lòng cho biết mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp và
    hình thức tổ chức dạy học trong dạy học hóa học ở trường THPT?
    Mức 1: Không bao giờ Mức 2: Hiếm khi
    Mức 3: Thỉnh thoảng Mức 4: Thường xuyên
    Biểu đồ 1.1. Mức độ sử dụng các PP/KTDH trong DH hóa học
    Biểu đồ cho thấy PP/KTDH được phần lớp GV sử dụng thường xuyên nhất trong dạy học môn
    4
    Hóa học là sử dụng bài tập hướng dẫn HS tự học và phương pháp thảo luận nhóm. Nhiều GV
    thỉnh thoảng hoặc thường xuyên sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học, KTDH KWL, KTDH SĐTD.
    PPDH theo hợp đồng khiếm khi sử dụng.
    Phương pháp thiết kế website hướng dẫn HS tự học còn rất it và nhiều GV còn chưa
    bao giờ thực hiện. Như vậy, GV phần lớn đã sử dụng các PP/KTDH tích cực trong
    DH Hóa học. Các GV cho phương pháp thiết kế website hướng dẫn HS TH còn ít
    được sử dụng vì cần đầu tư thời gian để tìm hiểu và GV còn có ít kinh nghiệm để học
    tập và trao đổi.
    Câu hỏi 2: Thầy cô hãy cho biết mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ đánh giá
    HS trong dạy học Hóa học ở trường THPT?
    Biểu đồ 1.2. Mức độ sử dụng các công cụ đánh giá trong DH Hóa học
    Biểu đồ cho thấy đa phần GV thường xuyên sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm/tự luận, trắc
    nghiệm có nhiều lựa chọn và vấn đáp để đánh giá HS; thỉnh thoảng đánh giá qua phiếu đánh giá
    của GV và tổ chức HS tự đánh giá. Việc đánh giá qua vở tự học của HS còn ít sử dụng. Nguyên
    nhân có thể là do chương trình hóa học hiện hành vẫn còn là chương trình theo hướng tiếp cận nội
    dung nên việc đánh giá còn nặng về kiến thức, kỹ năng hơn là đánh giá quá trình phát triển, sự
    sáng tạo tìm tòi kiến thức qua vở tự học của HS.
    Câu hỏi 3: Thầy cô vui lòng cho biết biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của năng lực
    tự học (NLTH) của HS THPT bằng cách đánh dấu x vào ô ‘Đồng ý’ hoặc ‘Không đồng
    ý’
    TT Các biểu hiện của NLTH Đồng ý Không
    5
    đồng ý
    1
    Xác định nội dung cần TH: HS xác định nội dung về
    KT, KN và mức độ cần đạt được của từng nội dung.
    2
    Xác định phương pháp và phương tiện TH: HS xác
    định các biện pháp cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ TH
    trong đó đề xuất phương tiện và cách thức khai thác để
    lĩnh hội những nội dung TH đã xác định.
    3
    Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả: HS xác định
    được quỹ thời gian cho mỗi hoạt động TH và đưa ra dự
    kiến sản phẩm đạt được sau khi TH.
    4
    Thu thập/Tìm kiếm nguồn thông tin TH: HS nghe, đọc,
    ghi chép, quan sát để lấy thông tin và chọn lọc nguồn
    thông tin qua sách giáo khoa, sách tham khảo, website,
    khảo sát thực tiễn, thực nghiệm, giáo trình điện tử, …
    5
    Phân tích và xử lí thông tin đã tìm kiếm: HS so sánh,
    đối chiếu, phân tích, giải thích, chứng minh các thông tin
    thu thập được và rút ra kết luận.
    6
    Vận dụng KT, KN để giải quyết tình huống/ nhiệm vụ
    học tập: HS đề xuất và lựa chọn các KT, KN để giải quyết
    các yêu cầu của tình huống/nhiệm vụ học tập.
    7
    Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH và
    chuẩn KT, KN: HS phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả
    TH với thang đánh giá NLTH và chuẩn KT, KN để đưa ra
    nhận xét, kết luận về mức độ NLTH và điểm số đạt được.
    8
    Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiệm
    vụ TH tiếp theo: HS nhận ra và điều chỉnh được những
    sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình TH, rút kinh
    nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống/nhiệm vụ
    học tập khác.
    6
    Biểu đồ 1.3. Đánh giá của GV đối với biểu hiện NLTH của HS THPT
    Từ biểu đồ, chỉ có một GV lựa chọn không đồng ý với biểu hiệu số (5), và hai GV không đồng
    ý với biểu hiện số (8), còn lại các GV đều đồng ý với các biểu hiện NLTH mà chúng tôi đã đưa
    ra. Qua đó, có thể thấy vấn đề phát triển NLTH cho HS rất được GV quan tâm.
    Câu hỏi 4: Thầy cô đánh día NLTH của HS lớp mình dạy hiện nay ở mức độ nào? Biểu đồ 1.4. Kết quả GV đánh giá NLTH của HS THPT
    Kết quả cho thấy GV đánh giá NLTH của HS THPT ở mức độ khá (44,1%) và mức độ trung
    bình (38,2%). Điều này, một lần nữa khẳng định việc nghiên cứu tìm ra biện pháp phát triển
    NLTH của HS THPT là rất cần thiết vàcó ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học giai đoạn
    hiện nay.
    Câu hỏi 5: Thầy/ cô cho biết về mô hình lớp học đảo ngược như thế nào?
    Biểu đồ 1.5. GV sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Hóa học
    Qua kết quả khảo sát, bộ phận GV chưa biết (26,5%), biết nhưng chưa áp dụng (23,5%) chiếm
    7
    tỉ lệ 50% số lượng GV tham gia khảo sát. Qua trao đổi, các thầy cô cho biết có những khó khăn
    nhất định khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học, như: điều kiện cơ sở vật chất
    của HS hoặc nhà trường chưa thể đáp ứng, mô hình lớp học đảo ngược còn chưa được tập huấn,
    giới thiệu đến với GV THPT.
    Câu hỏi 6: Thầy/ cô cho biết mức độ thường xuyên của việc dạy học trực tuyến cho
    HS?
    Câu hỏi 7:Kỹ năng công nghệ thông tin dưới đây của thầy cô đạt mức nào?
    Mức 1: Chưa biết Mức 2: Cơ bản Mức 3: Thành thạo
    Biểu đồ 1.7. Cách thức DH trực tuyến môn Hóa học
    Biểu đồ 1.7 cho thấy mức độ thường xuyên DH trực tuyến của GV đạt tỉ lệ rất
    cao (61,8%), điều này có thể giải thích do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đã làm
    cho 2 trường học khảo sát đều phải dạy học trực tuyến trong thời gian giãn cách. Tuy
    nhiên, cách thức dạy học trực tuyến được nhiều GV tổ chức là qua phần mềm ứng dụng (Zoom,
    Google meet, Teams…) (97,1%) hoặc tạo nhóm/lớp học (qua zalo, facebook…) (50%). Việc
    thiết kế website, bài giảng E-learning chưa được nhiều GV thực hiện. Qua trao đổi, các thầy/cô
    giáo đều cho rằng việc dạy học trực tuyến đại trà cho HS đến khá bất ngờ do ảnh hưởng của
    dịch Covid – 19, nên chưa có nhiều thời gian để quan tâm nhiều và đầu tư bài bản, chưa có sự
    kết hợp chặt chẽ với việc học trên lớp, do đó cũng chưa mang lại hiệu quả tốt nhất.
    Câu hỏi 8: Thầy cô thường dạy học trực tuyến bằng cách nào? (có thể có nhiều lựa chọn)
    8
    Biểu đồ 1.8. Kỹ năng CNTT của GV môn Hóa học
    Kỹ năng CNTT là một yếu tố quan trọng để triển khai dạy học trực tuyến nói chung và dạy học
    theo mô hình lớp học đảo ngược nói riêng. Số liệu biểu đồ 1.8 cho thấy phần lớn GV đã cơ bản
    hoặc thành thạo các kỹ năng về CNTT, tuy nhiên với kỹ năng thiết kế bài giảng E-learning và
    thiết kế video bài giảng/thí nghiệm hóa học của GV còn chưa đồng đều, tỉ lệ không biết và biết
    ở mức độ cơ bản còn khá cao. Vì vậy để vận dụng mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của
    bài giảng E-learning trong dạy học một cách đồng bộ và hiệu quả phải tiếp tục trau dồi và nâng
    cao các kỹ năng này ở GV thông qua các chương trình tập huấn bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng.
    Kết quả khảo sát học sinh
    Chúng tôi đã tiến hành thu thập và phân tích các phiếu điều tra (qua google form), thu được
    những kết quả cụ thể được thể hiện qua các biểu đồ:
    Số lượng HS tham gia khảo sát: 257 HS lớp 10 tại thời điểm giữa và cuối học kỳ II.
    Câu hỏi 1: Về định hướng tổ hợp môn thi tốt nghiệp
    Biểu đồ 1.9. Kết quả lựa chọn tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT
    31
    Thông qua số liệu cho thấy, trong số HS đã khảo sát số HS chọn tổ hợp tự
    nhiên nhiều hơn số HS chọn tổ hợp xã hội, đây cũng là yếu tố thuận lợi trong việc tạo
    động cơ khi học tập môn hóa học.
    Câu hỏi 2: Về vai trò của tự học trong quá trình học tập?
    9
    Biểu đồ 1.10. Kết quả về nhận thức của HS về vai trò của tự học
    Từ kết quả của biểu đồ 1.9, biểu đồ 1.10 chúng ta thấy kết quả phản ánh đúng
    về nhận thức của HS đối với nhiệm vụ tự học. Chỉ có 1,6% số lượng HS khảo sát còn
    chưa nhận thức rõ ràng về tàm quan trọng của tự học.
    Câu hỏi 3: Về thời gian tự học môn Hóa học ở nhà trung bình trong một ngày/tuần.
    Biểu đồ 1.11. Kết quả khảo sát thời gian tự học ở nhà trong một ngày/tuần
    Số liệu trên biểu đồ cho thấy, thời gian trung bình mỗi ngày dành cho hoạt động TH của HS
    chủ yếu là từ 1-2 giờ (44,7%) và từ 2-3 giờ (40,9%), cho thấy khoảng thời gian giành cho TH
    của HS chưa nhiều. Nguyên nhân được cho là việc học ở trường, học thêm và các hoạt động
    khác đã chiếm nhiều thời gian trong ngày của HS.
    Điều này đặt ra yêu cầu đối với GV cần phải tìm ra PP/hình thức dạy học phù hợp để
    HS có thể chủ động sắp xếp thời gian cho các hoạt động TH.
    Câu hỏi 4: Về phương pháp tự học môn Hóa học của em hiện nay?
    Mức 1: Không bao giờ Mức 2: Hiếm khi
    Mức 3: Thỉnh thoảng Mức 4: Thường xuyên
    TT Phương pháp tự học môn Hóa học
    Mức độ
    thường xuyên
    1 2 3 4
    10
    1 Học kĩ bài cũ trước khi đến lớp
    2
    Đọc và chuẩn bị bài mới trong SGK, tài liệu trước khi
    đến lớp ngay cả khi GV không yêu cầu
    3
    Chỉ đọc và chuẩn bị bài trong trường hợp mà GV yêu
    cầu
    4
    Xây dựng kế hoạch TH: xác định được nội dung cần
    TH, phương pháp, phương tiện TH, xác định được thời
    gian TH và dự kiến kết quả
    5
    Thực hiện kế hoạch TH: tìm kiếm tài liệu, phân tích,
    xử lí thông tin và vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải
    quyết bài tập.
    6 Đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH
    Biểu đồ 1.12. Kết quả khả sát phương pháp tự học của HS
    Từ biểu đồ, đa số HS đã sử dụng các phương pháp tự học nhưng không diễn ra thường xuyên.
    Bên cạnh đó, với kết quả khảo sát của phương pháp số 3, HS đã có ý thức tự giác đối với việc
    chuẩn bị bài kể cả khi GV không yêu cầu.
    Câu hỏi 5: Về những khó khăn thường gặp trong quá trình tự học hóa học.
    Trong quá trình tự học Hóa học ở trường THPT các em thường gặp những khó khan nào sau
    đây? (Đánh dấu x vào ô đồng ý hoặc không đồng ý)
    11
    Biểu đồ 1.13. Khó khăn của HS trong quá trình TH môn Hóa học
    Từ kết quả cho thấy, các khó khăn mà HS chủ yếu gặp phải khi TH môn Hóa học là do
    không biết cách tự học, chưa biết tìm kiếm nguồn tài nguyên tự học và đặc biệt rất nhiều
    HS cho rằng kiến thức Hóa học nhiều, rộng và khó. Điều này đòi hỏi GV cần tăng cường
    hướng dẫn cụ thể về cách học cho HS với từng đơn vị kiến thức và động viên thường
    xuyên HS trong quá trình tự học.
    Câu hỏi 6: Về mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt động cụ thể khi truy cập
    Internet.
    Mức 1: Không sử dụng Mức 2: Thỉnh thoảng Mức 3: Thường xuyên
    Biểu đồ 1.14. Mục đích và mức độ thường xuyên của HS sử dụng Internet
    Với kết quả khảo sát, tỉ lệ HS thường xuyên hoặc thỉnh thoảng tìm kiếm/thu thập thông
    trên Internet đều khá cao do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19. Đây có thể coi là một
    thuận lợi cho việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học sau này.
    12
    Tổng kết khảo sát
    Qua các kết quả thống kê và phân tích số liệu ở trên, chúng tôi rút ra một vài nhận xét như sau:
  • Về thực trạng TH và phát triển NLTH cho HS trong dạy học Hóa học:
    Đa phần HS đã nhận thức đúng đắn được vai trò của TH, tuy nhiên, thời gian đầu tư cho hoạt
    động tự học của HS chưa nhiều, HS còn gặp một số khó khăn trong TH, trong đó rất nhiều em
    còn chưa biết cách tự học như thế nào. Các hoạt động TH chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, tự
    giác và thói quen của HS mà chủ yếu từ yêu cầu của GV.
    GV cũng đã nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển NLTH cho HS trong giai đoạn hiện
    nay. Tất cả GV đều có áp dụng các PP/KTDH phát huy tính tích cực của HS, tuy nhiên các
    phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS thì chưa đa dạng, phần nhiều thông qua
    các bài tập trắc nghiệm, tự luận, vấn đáp theo yêu cầu thực hiện chương trình hiện hành nhằm
    kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mà chưa chú trọng đến đánh giá năng lực. Qua đây
    cho thấy, việc tìm ra các biện pháp hiệu quả phát triển NLTH cho HS THPT là cần thiết và có ý
    nghĩa quan trọng, đặc biệt các biện pháp cần chú trọng tăng cường hướng dẫn về cách học cho
    HS, quản lí hiệu quả hoạt động TH và giúp HS chủ động, linh hoạt trong việc sắp xếp kế hoạch
    và thực hiện kế hoạch TH.
  • Về thực trạng vận dụng mô hình lớp học đảo ngược ở trường THPT
    Đa phần các GV chưa biết hoặc biết nhưng chưa áp dụng về mô hình lớp học đảo ngược.
    DH trực tuyến đã thực hiện trong DH hóa học ở trường THPT, tuy nhiên chưa có sự kết hợp
    chặt chẽ, hiệu quả với bài học trên lớp mà chỉ mang tính chất bổ trợ, ứng phó tức thời trước
    tình hình dịch bệnh, vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DH còn chưa được quan
    tâm, tìm hiểu và thực hiện một cách bài bản, chứng tỏ việc nghiên cứu vận dụng mô hình
    lớp học đảo ngược trong DH nói chung và DH hóa học nói riêng vẫn còn là một hướng mới,
    cần tiếp tục được nghiên cứu sâu.
    Bên cạnh đó, phần lớn GV và HS đều có kĩ năng CNTT ở mức cơ bản hoặc thành thạo và
    truy cập Internet thường xuyên, hàng ngày. Internet đã được sử dụng mục đích học tập và giảng
    dạy. Các công cụ kĩ thuật truy cập Internet đã trở lên phổ biến. Ngoài ra HS đã có những thái độ
    tích cực với việc kết hợp học trực tuyến và học trên lớp học. Đây là những điều kiện thuận lợi
    cho việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong DH ở trường THPT. Việc thực hiện chỉ
    đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học trực tuyến qua Internet ứng phó với diễn biến phức
    tạp của dịch bệnh Covid-19 đã giúp kĩ năng công nghệ thông tin của nhiều GV được cải thiện.
    13
    Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu DH trong giai đoạn mới, đặc biệt là vận dụng đồng bộ và hiệu
    quả mô hình lớp học đảo ngược trong DH thì đòi hỏi các GV cần tiếp tục tăng cường bồi
    dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa các kĩ năng công nghệ thông tin của bản thân.
    Qua các kết quả khảo sát thực trạng áp dụng mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển
    NLTH ở một số trường THPT hiện nay cho thấy tại các trường còn hạn chế trong việc phát
    triển và vận dụng mô hình này vào dạy học nhằm phát triển NLTH cho HS. NLTH ở HS vẫn
    còn hạn chế và chưa phát huy được tối đa, GV cũng chưa chú trọng phát triển NLTH cho HS.
    Các phương pháp dạy học được áp dụng chưa thực sự hiệu quả trong việc phát triển NLTH của
    HS. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất cách vận dụng mô hình
    LHĐN trong việc phát triển NLTH cho HS ở phần 2: Mô tả giải pháp sau khi có sáng
    kiến.
    14
    II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
    ” XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC DẠY HỌC KẾT HỢP
    Chuyên đề THỰC HÀNH HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    BÀI VẼ CẤU TRÚC PHÂN TỬ – Môn Hóa 10″
    II.2.1. MỞ ĐẦU.
  1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch bài học.
  • Bài học góp phần thực hiện mục tiêu môn học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
    Hóa của chương trình GDPT 2018.
  • Đảm bảo tính khoa học, phù hợp nội dung của chuyên đề học tập ‘‘ Thực hành hóa
    học và công nghệ thông tin’’.
  • Kích thích khả năng tự học, khám phá, yêu thích môn học và sáng tạo.
  1. Các bước xây dựng kế hoạch bài học.
    Bước 1: Tạo lớp học trên trên Microsofteams và thiết kế bài E-learning trong dạy
    học BÀI 8. VẼ CẤU TRÚC PHÂN TỬ thuộc chủ đề THỰC HÀNH HÓA HỌC VÀ CÔNG
    NGHỆ THÔNG TIN.
    Bước 2: Xây dựng nội dung cho lớp học trên công cụ Microsofteams.
    Bước 3: Xây dựng nội dung KHBD cho lớp học trực tiếp.
    Bước 4: Kiểm tra, mở rộng và sáng tạo.
    II.2.2. NỘI DUNG
    II.2.2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ DẠY HỌC KẾT HỢP
    TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  2. MÔ DẠY DẠY HỌC KẾT HỢP.
    Là một mô hình DH chính qui, trong đó một phần nội dung dạy học diễn ra trực tuyến và
    một phần là trải nghiệm lớp học trực tiếp. Tạo cơ hộ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay