dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực sinh học cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất

SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực sinh học cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng tiếp cận chương trình Sinh học 11 Giáo dục phổ thông 2018

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

  1. Xuất phát từ yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông và môn Sinh học
    trong chương trình giáo dục trung học phổ thông 2018.
    Đứng trước những đổi mới về giáo dục của quốc tế và các châu lục là chuyển
    mục tiêu giáo dục từ nền giáo dục định hướng nội dung, tập trung vào truyền thụ
    kiến thức, sang nền giáo dục định hướng phát triển phẩm chất và năng lực (NL) cho
    HS (HS). Khi nói NL là nói tới khả năng của con người trong một hoạt động nhất
    định nào đó. NL chỉ được phát triển khi các yếu tố của những mặt hoạt động luôn
    luôn tác động đúng chỗ, đúng hướng vào con người và đề ra yêu cầu phải có tác
    động trở lại một cách có hiệu quả nhất. Giáo dục Việt Nam đã kịp thời nắm bắt xu
    hướng đó. Vào tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành
    Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình các môn học rất khoa
    học, toàn diện, cụ thể và chi tiết trong đó chỉ ra rõ những phẩm chất và NL cần hình
    thành cho HS. Chương trình 2018 này đã đề cập đến 3 NL chung và 7 NL đặc thù
    cần hình thành cho HS được cụ thể hóa như hình 1 sau:
    Hình 1.1: Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh
    Việc hình thành, phát triển NL khoa học cho HS trong quá trình dạy học là
    một nhiệm vụ đối với giáo viên (GV) phổ thông. NL khoa học được hình thành, phát
    triển ở nhiều môn học khoa học trong đó có môn Sinh học. Hay nói cách khác, NL
    sinh học là một bộ phận của NL khoa học. NL sinh học bao gồm các NL thành phần:
    2
    nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Vì
    vậy đổi mới thành tố của quá trình dạy học các môn học nói chung và môn Sinh học
    nói riêng để đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là rất cần thiết.
  2. Xuất phát từ những nghiên cứu về NL sinh học
    Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về NL sinh học. Ví dụ, theo
    nghiên cứu đề xuất của trường Đại học Victoria (Úc) thì hệ thống các NL sinh học
    bao gồm 4 nhóm NL chính: (1) Tri thức về sinh học, (2) NL nghiên cứu, (3) NL thực
    địa, (4) NL thực hiện trong phòng thí nghiệm. Theo chuẩn NL của CHLB Đức, các
    NL người học cần đạt khi HS học bao gồm: (1) Kiến thức môn học; (2) Nghiên cứu
    khoa học; (3) Truyền thông; (4) Đánh giá các quy chuẩn [1].
    Một số tác giả trong nước đã có các công trình nghiên cứu, các bài báo công
    bố trên các tạp chí uy tín về NL chung, NL đặc thù của môn Sinh học. Tác giả Lê
    Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội [25] đã trình bày về dạy HS học góp phần hình
    thành và phát triển các NL chung cho người học; một số giải pháp hình thành NL
    cho người học trong dạy HS học như: Xây dựng các bài tập tình huống để sử dụng
    vào các khâu của quá trình dạy học; Xây dựng các dự án học tập; Xây dựng các bài
    toán Sinh học ở một số nội dung Sinh học; Tăng cường các thí nghiệm thực hành,
    thí nghiệm nghiên cứu để giúp HS thường xuyên trải nghiệm qua thực tiễn trong dạy
    HS học.
    Trong tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học [3] cũng đã chỉ
    rõ môn Sinh học đóng góp vào việc phát triển NL khoa học. Việc hình thành, phát
    triển NL sinh học cho HS trong quá trình dạy học là một nhiệm vụ đối với GV phổ
    thông. Môn Sinh học là một môn trong nhóm các môn khoa học giúp phát triển NL
    đặc thù ở HS NL khoa học. Môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển ở HS
    NL sinh học, biểu hiện của NL khoa học tự nhiên, bao gồm 3 NL thành phần là: NL
    nhận thức sinh học, NL tìm hiểu thế giới sống và NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
    học.
    NL nhận thức sinh học là một trong những NL thành phần của NL Sinh học.
    Đây là NL nền tảng để giúp HS phá triển các NL thành phần khác như NL tìm hiểu,
    khám phá Sinh học và NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với
    tự nhiên, con người. Vì vậy, nếu giúp HS phát triển tốt NL này cũng chính là góp
    phần phát triển 2 NL thành phần còn lại của NL sinh học.
    NL tìm hiểu thế giới sống là tìm tòi, khám phá các hiện tượng trong tự nhiên
    và trong đời sống liên quan đến Sinh học. Phát triển NL tìm hiểu thế giới sống cho
    HS được xác định là nhiệm vụ quan trọng của dạy HS học. Để phát triển NL tìm
    hiểu thế giới sống có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó việc sử dụng
    câu hỏi (CH), bài tập (BT) phát huy được hiệu quả.
    3
    NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng người học huy động tổng
    hợp kiến thức đã học với thái độ tích cực để giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực
    tiễn liên quan đến tự nhiên và đời sống cá nhân, cộng đồng.
    Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học [3], NL sinh học bao
    gồm các NL thành phần và biểu hiện của chúng có thể được khái quát lại như trong
    hình 1.2 sau đây:
    Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt các NL thành phần và biểu hiện của NL sinh học
  3. Xuất phát từ một số biện pháp phát triển NL sinh học cho HS mà các tác
    giả nghiên cứu và đề xuất.
    Tác giả Lê Đình Trung, Phan Thanh Hội [26] đã đưa ra một số biện pháp hình
    thành NL cho người học trong dạy HS học như: Xây dựng CH, BT để sử dụng vào
    các khâu của quá trình dạy học; Xây dựng các dự án học tập; Xây dựng các bài toán
    sinh học ở một số nội dung; Tăng cường thí nghiệm thực hành nghiên cứu để giúp
    HS trải nghiệm qua thực tiễn trong dạy HS học.
    Các tác giả Phạm Thị Hồng Tú, Đặng Thị Thanh Hiền, Hoàng Anh Tú [27]
    đã khẳng định rằng áp dụng dạy học thực hành thí nghiệm kèm theo các CH định
    hướng nghiên cứu là biện pháp nhằm phát triển NL sinh học cho HS ở trường THPT.
    Qua phân tích các tài liệu trên có thể thấy việc sử dụng các CH, BT để hình
    thành và phát triển NL sinh học cho HS là một biện pháp quan trọng và cần thiết.
    NL sinh học
    NL nhận
    thức sinh
    học
    NL tìm hiểu
    thế giới sống
    NL vận dụng kiến
    thức, kĩ năng đã học
  • Nhận biết, kể tên,
    phát biểu, nêu được
  • Trình bày được bằng
    các hình thức biểu đạt
  • Phân loại được
  • Phân tích được
  • So sánh, lựa chọn
    được
  • Giải thích được
  • Nhận ra điểm sai và
    chỉnh sửa, phê phán
  • Tìm từ khóa, kết nối
    được thông tin
  • Đề xuất vấn đề
  • Đưa ra phán
    đoán và xây dựng
    giả thuyết
  • Lập kế hoạch
    thực hiện
    -Thực hiện kế
    hoạch
    -So sánh, lựa chọn
    được
  • Viết, trình bày
    báo cáo, thảo luận
  • Giải thích thực tiễn
  • Giải thích, đánh giá hiện
    tượng tự nhiên và đời sống
  • Giải thích, đánh giá, phản
    biện mô hình công nghệ
  • Có hành vi và thái độ
    thích hợp
  • Đề xuất, thực hiện giải
    pháp bảo vệ sức khỏe
  • Đề xuất, thực hiện giải
    pháp bảo vệ thiên nhiên,
    môi trường, phát triển bền
    vững
    NL
    thành phần
    Biểu hiện
    4
    Các tác giả cũng khẳng định rằng dạy HS học theo phương pháp tích cực để phát
    triển NL cho HS cũng cần phải có CH, BT định hướng giúp HS sau khi trả lời thì
    hình thành được NL nhận thức sinh học, thúc đẩy HS tìm hiểu thế giới sống và giúp
    HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
  1. Xuất phát từ cơ sở lí luận của việc sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học
    CH trong đời thường của con người từ thuở mới bắt đầu tập nói là biểu hiện
    sự mong muốn tìm tòi, hiểu biết về thế giới xung quanh. Việc đặt ra các CH và trả
    lời cho những loại CH là nguồn gốc để có kho tàng tri thức của nhân loại ngày nay.
    Trong dạy học, CH, BT là yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Tác
    giả Đinh Quang Báo [5], Lê Đình Trung [24] cũng đã khẳng định rằng dù sử dụng
    phương pháp dạy học nào thì cũng không thể thiếu hệ thống CH, BT trong dạy học.
    CH, BT là cầu nối để GV định hướng HS giúp HS hoạt động tương tác với đối tượng
    để lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, thái độ. Quá trình đó được biểu đạt như hình 1.3
    sau:
    Hình 1.3. Vai trò của CH, BT để kết nối các hoạt động học tập

Việc sử dụng CH, BT có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học. Vì CH,
BT có vai trò định hướng hoạt động nghiên cứu tài liệu kết hợp tri thức HS sẵn có,
hoặc thúc đẩy HS tiến hành các thao tác thực hành thí nghiệm, điều tra phỏng vấn,
trao đổi với bạn học để trả lời. CH, BT thiết kế đạt yêu cầu sẽ có vai trò quan trọng
trong việc biến HS trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, qua đó khắc phục được
tình trạng dạy học lấy GV làm trung tâm. Đây là vai trò có ý nghĩa to lớn đối với
dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Theo tác giả Mai Văn Hưng thì “Câu hỏi, bài tập vừa là phương tiện vừa là
phương pháp, biện pháp tổ chức dạy học, trong dạy học, câu hỏi/bài tập có thể được
sử dụng để dạy kiến thức mới, để củng cố, hoàn thiện kiến thức, để kiểm tra – đánh
giá và điều chỉnh lôgic trong quá trình dạy”[15].
Như vậy, CH, BT như là mối liên kết gắn các yếu tố của quá trình dạy học
thành một chỉnh thể toàn vẹn. Việc sử dụng CH, BT để tổ chức hoạt động học tập
cho HS giúp HS tự chiếm lĩnh được tri thức mới, kích thích tìm tòi khám phá đối
tượng và vận dụng có ích những tri thức vào cuộc sống. Vì vậy, việc thiết kế và sử
5
dụng CH, BT trong dạy học cần được chú trọng nhằm đạt được mục tiêu phát triển
NL sinh học trong Chương trình chi tiết môn Sinh học 2018.

  1. Xuất phát từ thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập
    Câu hỏi (CH), bài tập (BT) đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy
    học, là một nguồn tài nguyên tiềm năng cho cả việc dạy và học. Đặt CH là một phần
    không thể thiếu của việc học hỏi và nghiên cứu khoa học. Việc xây dựng CH, BT
    chu đáo trong dạy học là chìa khóa để nuôi dưỡng tinh thần tìm hiểu ở HS. Đặt CH
    tốt không những có tác dụng tốt trong dạy học mà còn rèn cho HS kĩ năng đặt ra các
    CH tốt cho người khác nên từ lâu nay ông cha ta dùng từ “học hỏi” nghĩa là “biết
    học thì mới biết hỏi” và “biết hỏi mới biết học”. CH vừa là phương pháp vừa là
    phương tiện, đồng thời là biện pháp tổ chức dạy học định hướng cho cả GV trong
    quá trình dạy và định hướng cho HS trong quá trình học. Tuy đã có rất nhiều tác giả
    nghiên cứu về việc xây dựng CH, BT nhằm phát triển các NL chung cho HS nhưng
    việc xây dựng hệ thống CH, BT trong dạy HS học nhằm phát triển được NL sinh
    học vẫn chưa được khai thác nhiều.
    Trong chương trình Sinh học 11 Trung học phổ thông (THPT), chương
    Chuyển hóa vật chất và năng lượng trang bị cho HS các kiến thức về các quá trình
    sống của thực vật, động vật và con người. Do đó, chương trình có nhiều kiến thức
    gần gũi với HS, gợi cho HS hứng thú tìm hiểu kiến thức Sinh học, tìm hiểu thế giới
    sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống hàng ngày. Đây cũng chính
    là điều kiện thuận lợi để GV có thể sử dụng các CH, BT hình thành và phát triển NL
    sinh học cho HS.
    Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
    “Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực
    sinh học cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
    tiếp cận chương trình Sinh học 11- Giáo dục phổ thông 2018.”
    II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
  2. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
    Để đánh giá tính cần thiết của vấn đề đang nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều
    tra thực trạng thiết kế, sử dụng CH, BT nhằm phát triển NL sinh học cho HS của GV
    dạy Sinh học THPT. Các GV tham gia khảo sát bằng form biểu mẫu trên google
    drive gồm 49 GV, thu thập ý kiến trong vòng 1 tuần từ ngày 24/7/2020 đến ngày
    31/7/2020. Nội dung chi tiết của phiếu điều tra thể hiện rõ trong phụ lục 01.
    Để đánh giá thực trạng NL sinh học của HS hiện nay, chúng tôi đã xây dựng
    phiếu khảo sát lấy ý kiến từ phía HS, nội dung của phiếu khảo sát được chi tiết hóa
    ở phụ lục 01. Các HS tham gia khảo sát là 147 HS của trường THPT Tống Văn Trân,
    6
    Ý Yên, Nam Định từ ngày 15/8/2020 đến 30/8/2020 bằng form biểu mẫu trên google
    drive.
    1.1. Nội dung điều tra
  • Đối với GV:
  • Sự quan tâm của GV và tính cần thiết phải phát triển NL sinh học cho HS.
  • Tình hình thiết kế và sử dụng CH, BT nhằm phát triển NL sinh học cho HS
    THPT.
  • Những khó khăn gặp phải khi GV tự xây dựng các CH, BT Sinh học.
  • Những biện pháp mà GV đã thực hiện để có thể phát triển được NL sinh học
    cho HS.
  • Đối với HS:
  • Điều tra thực trạng từ đó đánh giá được NL sinh học của HS THPT.
    1.2. Phân tích kết quả điều tra
    Kết quả điều tra như sau:
    Đối với GV:
  • Về mức độ quan tâm của GV đến việc hình thành và phát triển NL sinh học
    cho HS.
    Hình 2.1. Biểu đồ biểu thị mức độ quan tâm của GV đến việc cần hình thành và
    phát triển NL sinh học cho HS
    Qua biểu đồ này cho thấy có tới 93,87% GV đã rất quan tâm và có quan tâm
    đến việc cần hình thành và phát triển NL sinh học cho HS trong quá trình dạy học.
    Có 6,12% GV còn ít quan tâm đến vấn đề này. Số GV không quan tâm là 0%. Có
    thể thấy GV môn Sinh học thường xuyên cập nhật học hỏi để đáp ứng với những
    vấn đề đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
    0.00%
    10.00%
    20.00%
    30.00%
    40.00%
    50.00%
    60.00%
    70.00%
    80.00%
    90.00%
    Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm Không quan
    tâm
    83.67%
    10.20%
    6.12%
    0.00%
    Tỉ lệ % GV
    7
    Hình 2.2. Biểu đồ biểu thị tầm quan trọng của việc hình thành
    và phát triển NL sinh học
    Kết quả khảo sát cho thấy, 100% GV đều cho rằng NL sinh học là rất cần thiết
    (75,5%) và cần thiết (24,5%) cho HS.
    Khi được hỏi về những biện pháp có thể phát triển được NL sinh học cho HS
    thì các GV đều đưa ra biện pháp sử dụng các CH, BT trong số các biện pháp đề xuất.
    Khi được hỏi về tầm quan trọng của việc sử dụng CH, BT trong dạy học để phát
    triển NL sinh học cho HS thì có 85,71% GV khẳng định rằng CH, BT trong dạy HS
    học có vai trò rất quan trọng; 12,24% GV cho rằng việc sử dụng CH, BT là quan
    trọng.
    Hình 2.3. Biểu đồ biểu thị tầm quan trọng của CH, BT
    trong dạy học phát triển NL sinh học
    0.00%
    10.00%
    20.00%
    30.00%
    40.00%
    50.00%
    60.00%
    70.00%
    80.00%
    90.00%
    Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan
    trọng
    85.71%
    12.24%
    2.04% 0.00%
    Tỉ lệ % GV
    8
    Hình 2.4. Biểu đồ đánh giá số lượng, chất lượng của các CH, BT
    trong sách Sinh học THPT tới việc phát triển NL sinh học
    Tuy trong sách Sinh học THPT cũng đã có các CH, BT lệnh sau mỗi mục của
    bài, sau mỗi bài học, ở cuối của mỗi chương nhưng 93,88% GV khẳng định rằng
    việc sử dụng các CH, BT trong sách trình bày là chưa đủ để phát triển tốt được NL
    sinh học cho HS. Số GV cho rằng các CH, BT trong sách đủ để phát triển được NL
    sinh học chiếm tỉ lệ nhỏ 6,12%.
    Do nhận thức được tầm quan trọng của CH, BT trong dạy học và tính cấp thiết
    phải bổ sung, xây dựng thêm các CH, BT trong dạy học nên có tới 42,9% GV đã
    thường xuyên tự thiết kế hệ thống CH, BT để dạy học, tổ chức hoạt động học tập
    cho HS; 53,1% GV thỉnh thoảng làm việc này, chỉ có 4% GV hiếm khi tự xây dựng
    CH, BT. Như vậy, các GV tham gia khảo sát đều ít hay nhiều tự thiết kế các CH, BT
    để dạy học.
    Hình 2.5. Biểu đồ đánh giá mức độ GV tự thiết kế các CH, BT
    Đánh giá tình hình thiết kế, sử dụng CH, BT của GV từ góc nhìn của HS,
    chúng tôi đã tiến hành phiếu hỏi lấy ý kiến từ 147 HS lớp 11 năm học 2020-2021
    của trường THPT Tống Văn Trân.
    Nguồn CH, BT mà GV sử dụng trong quá trình dạy học như thống kê trong
    bảng sau:
    0.00%
    10.00%
    20.00%
    30.00%
    40.00%
    50.00%
    60.00%
    70.00%
    80.00%
    90.00%
    100.00%
    Đủ Chưa đủ
    6.12%
    93.88%
    Tỉ lệ % GV
    9
    Bảng 2.1. Đánh giá tình hình sử dụng các CH, BT trong sách Sinh học
    và các CH, BT ngoài sách Sinh học
    Stt Nguồn
    Mức độ
    Thường
    xuyên
    Thỉnh
    thoảng
    Hiếm
    khi
    Không
    bao giờ
    SL % SL % SL % SL %
    1 CH, BT có trong sách 110 74,83 31 20,08 6 4,08 0 0
    2 CH, BT ngoài sách 46 31,23 88 59,86 11 7,84 2 1,36
    Bảng trên cho thấy có 110/147(chiếm 74,83%) GV đều thường xuyên sử dụng
    các CT, BT trong sách giáo khoa đã trình bày. Ngoài nguồn trong sách giáo khoa có
    nhiều GV cũng thường xuyên (31,23%) hoặc thỉnh thoảng (59,86%) có sử dụng thêm
    các CH, BT ngoài sách. Có thể thấy GV nhận thức rõ được vai trò của việc sử dụng
    CH, BT trong dạy học.
    Điều đáng để chúng ta bàn thêm là có tới hơn một nửa (57,1%) GV chỉ thỉnh
    thoảng và hiếm khi tự thiết kế CH, BT trong dạy học. Nhìn từ phía đánh giá của HS
    cho thấy có 88/147 ý kiến của cho rằng GV của mình chỉ thỉnh thoảng nêu ra các
    CH, BT ngoài sách, 12/147 ý kiến nêu GV của mình hiếm khi sử dụng CH, BT ngoài
    sách và 2 ý kiến nêu GV chỉ sử dụng các CH, BT trong sách giáo khoa Sinh học để
    dạy học. Vậy những khó khăn nào mà GV đã gặp phải khi thiết kế CH, BT phát triển
    NL sinh học cho HS.
    Hình 2.6. Biểu đồ những khó khăn khi GV tự thiết kế CH, BT phát triển NL sinh học
    Có tới 39/49 (81,3%) GV cho rằng việc xây dựng CH, BT mất rất nhiều thời
    gian của họ. Đây là khó khăn chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Cùng với đó là các lí do như họ
    không có nguồn tài liệu tham khảo (chiếm 43,8%), họ chưa hiểu rõ về NL sinh học
    (chiếm 29,2%), các ý kiến khác (10,4%). Qua đây có thể thấy nhiều rào cản về thời
    gian, về tài liệu, về hiểu biết của GV về NL sinh học…đã tác động tới GV làm cho
    10
    họ chưa tự xây dựng được hệ thống CH, BT để phát triển NL sinh học. Chỉ có một
    số ít GV (8,3%) nhận định rằng họ không gặp khó khăn nào cả.
    Hình 2.7. Biểu đồ biểu thị khả năng của GV trong việc xác định
    các NL thành phần của NL sinh học mà CH, BT biểu đạt
    Khi sử dụng các CH, BT trong dạy học thì có tới 69,4% GV xác định được là
    CH, BT ấy sẽ phát triển được NL thành phần nào của NL sinh học, có 30,6% GV có
    xác định được nhưng lại không chắc chắn, có lẽ kết quả này cũng phù hợp vì theo
    điều tra ở câu hỏi số 6 thì có 29,2% GV (gần tương đương với kết quả của câu hỏi
    số 7) còn chưa hiểu rõ ràng về NL sinh học.
    Trong quá trình dạy học, khi xây dựng được hệ thống CH, BT có 59,2% GV
    sắp xếp các CH, BT để sử dụng chúng tương ứng với từng hoạt động học như CH,
    BT nào dùng phần khởi động hay dùng phần hình thành kiến thức, củng cố hay vận
    dụng, tìm tòi và mở rộng; 32,7% GV thỉnh thoảng mới sắp xếp và 8,2% GV hiếm
    khi làm việc này. Có lẽ những GV này đã sử dụng các câu lệnh, các CH, BT theo
    đúng trình tự trong sách Sinh học đã nêu ra.
    Hình 2.8. Biểu đồ biểu thị tình hình sắp xếp các CH, BT
    phù hợp với tiến trình dạy học
    Qua việc điều tra về mức độ quan tâm tới việc phát triển NL sinh học cho HS
    và tình hình sử dụng CH, BT và nhận thức về vai trò của CH, BT cho thấy: Các GV
    đều quan tâm đến việc hình thành NL sinh học cho HS đánh giá cao tính cần thiết
    của việc hình thành NL sinh học. Các GV cũng đều đánh giá cao vai trò của CH, BT
    11
    trong các khâu của tiến trình dạy học, xác định được loại CH, BT phù hợp để phát
    triển NL sinh học. Tuy nhiên, các GV đều gặp khó khăn trong việc thiết kế và sử
    dụng các CH, BT để dạy HS học, chưa xây dựng được một hệ thống CH, BT…
    Tóm lại, qua kết quả điều tra về tình hình thiết kế và sử dụng CH, BT của GV
    chúng tôi có một số nhận xét như sau:
    Đối với GV:
    → GV chưa chú ý nhiều đến việc thiết kế và sử dụng CH, BT để phát triển NL sinh
    học cho HS trong dạy học, chưa có ý thức sử dụng CH, BT phù hợp với các hoạt
    động học tập của HS.
    → Nhiều GV còn chưa hiểu rõ về NL sinh học do Chương trình giáo dục phổ thông
    môn Sinh học đề ra. GV chưa xác định rõ được CH đang dùng sẽ phát huy được NL
    thành phần nào của NL sinh học.
    → Nhiều GV còn ngại khó, sợ mất thời gian trong việc thiết kế CH, BT phát triển
    NL sinh học.
    Đối với HS:
    Khi đánh giá NL sinh học của HS, chúng tôi tiến hành điều tra 3 thành phần
    NL sinh học gồm: NL nhận thức sinh học, NL tìm hiểu thế giới sống, NL vận dụng
    kiến thức kĩ năng đã học với các chỉ số hành vi. Kết quả khảo sát với 147 HS trong
    bảng 1.4 (Phụ lục 02).
    Kết quả điều tra thực trạng về NL nhận thức sinh học được biểu hiện ở các
    chỉ số 1, 2 và 3 như hình 2.9.
    Hình 2.9. Biểu đồ thực trạng NL nhận thức sinh học của HS.
    Kết quả cho thấy lượng HS thường xuyên biểu hiện chỉ số 1 là nhận biết, kể
    tên, phát biểu, nêu được các khái niệm, quy luật, quá trình sống và sau đó trình bày
    được tri thức sinh học bằng ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ…còn chưa cao (dưới
    50%); số HS thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ có chỉ số 1 chiếm tỉ lệ gần
    0.00%
    10.00%
    20.00%
    30.00%
    40.00%
    50.00%
    60.00%
    Chỉ số 1 Chỉ số 2 Chỉ số 3
    40.14% 36.05%
    17.01%
    43.54% 46.26%
    51.70%
    15.65% 17.01%
    25.85%
    0.68% 0.68%
    5.44%
    Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ
    12
    60%. Khi xem xét ở chỉ số 2 là phân loại được đối tượng, hiện tượng sống, phân tích
    được đặc điểm của đối tượng, so sánh được các đối tượng, khái niệm, các cơ chế,
    quá trình sống, chúng tôi nhận thấy khoảng hơn 1/3 số HS được điều tra thường
    xuyên có biểu hiện của chỉ số 2; gần 2/3 số HS còn lại thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc
    họ không bao giờ có biểu hiện của chỉ số 2. Ở chỉ số 3 với biểu hiện là: thường nhận
    ra và chỉnh sửa được những điểm sai; đưa ra được những nhận định có tính phê phán
    liên quan tới CH, BT trong thảo luận thì tỉ lệ HS thường xuyên đạt được chỉ số này
    chiếm 17,01%, đây là một tỉ lệ quá thấp.
    Ba chỉ số trên đây trình bày theo mức độ tăng dần về NL nhận thức sinh học,
    xét theo chiều dọc từ chỉ số 1 đến chỉ số 3 thì tỉ lệ HS thường xuyên đạt được mức
    độ cao về thành phần NL thứ nhất của NL sinh học lại giảm đi, tỉ lệ HS thỉnh thoảng,
    hiếm khi và không bao giờ đạt được mức cao lại tăng dần lên. Qua đó có thể thấy
    rằng dù GV trong quá trình dạy học đã sử dụng các CH, BT trong sách giáo khoa và
    các CH, BT mà GV tự thiết kế hay sưu tầm được chưa phát triển tốt được NL nhận
    thức sinh học cho HS.
    Đối với NL tìm hiểu thế giới sống, chúng tôi đã xem xét ở 2 chỉ số bao gồm
    chỉ số 4 và chỉ số 5. Theo kết quả điều tra chúng tôi thu được số liệu như hình 2.10
    sau:
    Hình 2.10. Biểu đồ thực trạng NL tìm hiểu thế giới sống của HS.
    Ở chỉ số 4 với biểu hiện là HS đặt ra được câu hỏi để tìm hiểu tri thức liên
    quan nảy sinh trong khi học thì có một tỉ lệ rất thấp HS đưa ra những thắc mắc,
    những nghi vấn, những dấu hỏi khi thực hiện tìm hiểu tri thức liên quan nảy sinh
    trong giờ HS học. Nguyên nhân có thể do phương pháp học thụ động từ phía HS,
    quen với cách học thầy giảng trò nghe, thầy thông báo trò tiếp nhận, chưa tích cực,
    chủ động trong việc tìm hiểu tri thức. Ở chỉ số 5 là HS biết lập kế hoạch để làm thực
    nghiệm kiểm chứng, điều tra và sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng
    để biểu đạt quá trình, kết quả nghiên cứu và bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình thì
    0.00%
    10.00%
    20.00%
    30.00%
    40.00%
    50.00%
    Chỉ số 4 Chỉ số 5
    14.29% 12.93%
    46.94%
    30.61% 31.29%
    39.46%
    8.16%
    16.33%
    Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ
    13
    kết quả điều tra còn phản ánh rõ hơn nữa cách học thụ động từ phía HS, các em tiếp
    nhận một chiều những nội dung mà GV phản ảnh tới mình, không chịu khó tìm tòi,
    kiểm chứng lại nguồn tri thức.
    Khi điều tra thực trạng về NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, chúng tôi
    thu được kết quả như hình 2.11 sau:
    Hình 2.11. Biểu đồ thực trạng NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của HS.
    Ở chỉ số 6, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ HS thường xuyên biết vận dụng kiến thức
    Sinh học là thấp, số HS thỉnh thoảng biết vận dụng kiến thức ở chưa vượt quá 50%,
    số HS hiếm khi có biểu hiện còn cao hơn số HS có biểu hiện thường xuyên. Cón ở
    chỉ số 7 thì chỉ hơn 1/5 số HS trong khảo sát thấy được ý nghĩa của kiến thức sinh
    học, biết vận dụng tri thức ấy để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng cũng như bảo
    vệ môi trường sống.
    Để khẳng định chắc chắn về NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, chúng
    tôi còn cho HS tham gia khảo sát trả lời câu hỏi tự luận như sau: “Em hãy đưa ra một
    ví dụ về một tình huống em đã vận dụng kiến thức Sinh học đã học để giải quyết một
    vấn đề có thực trong cuộc sống?”. Kết quả thu được chỉ có 26/147 (17,68%) HS nêu
    ra ý kiến trả lời. Trong số các ví dụ mà HS nêu ra cũng có những ví dụ nêu đúng được
    tình huống là vận dụng kiến thức Sinh học để giải quyết, có những ví dụ nêu ra rất sơ
    sài chưa thể hiện được sự hiểu biết thực sự của HS, bên cạnh đó một số ví vụ còn chưa
    phải là sự vận dụng của kiến thức sinh học. Như vậy, có thể khẳng định rằng NL vận
    dụng kiến thức, kĩ năng đã học môn Sinh học của HS còn thấp.
    Để xác định lí do tại sao việc sử dụng CH, BT của GV để phát triển NL sinh
    học của HS còn chưa đạt hiệu quả, chúng tôi tiến hành khảo sát về tình hình sử dụng
    CH, BT của GV từ phần trả lời của HS. Kết quả thu được ở bảng 1.3 cho thấy việc sử
    dụng các CH, BT trong sách Sinh học và cả các CH, BT mà GV thiết kế hiện nay chưa
    phát triển được đầy đủ 3 thành phần của NL sinh học cho HS.
    0.00%
    10.00%
    20.00%
    30.00%
    40.00%
    50.00%
    Chỉ số 6 Chỉ số 7
    20.41% 22.45%
    46.94% 46.94%
    29.93%
    25.17%
    2.72%
    5.44%
    Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ
    14
    Khi tiến hành khảo sát HS về những nguồn thông tin mà HS dựa vào để trả lời
    các CH, BT mà GV đưa ra, chúng tôi thu được kết quả như bảng sau:
    Bảng 2.2. Các căn cứ để HS trả lời các CH, BT và mức độ trả lời
    tương ứng với từng căn cứ
    Stt Nguồn thông tin,
    dữ liệu làm căn
    cứ để HS trả lời
    CH, BT
    Mức độ
    Thường
    xuyên
    Thỉnh
    thoảng
    Hiếm khi Không
    bao giờ
    SL % SL % SL % SL %
    1 Câu hỏi, bài tập
    yêu cầu HS đọc
    thông tin sách
    Sinh học để trả lời
    117 79,59 26 17,68 3 2,04 1 0,68
    2 Câu hỏi, bài tập
    yêu cầu HS phải
    liên hệ thực tế để
    trả lời
    53 36,05 81 55,1 9 6,12 4 2,72
    3 Câu hỏi, bài tập
    yêu cầu HS vận
    dụng kiến thức đã
    học
    86 58,5 47 31,97 13 8,84 1 0,68
    4 Câu hỏi bài tập
    yêu cầu HS làm
    thực nghiệm, điều
    tra, phỏng vấn…
    9 6,12 45 30,61 71 50,34 22 14,97
    Qua bảng 2.2 cho thấy nguyên nhân dẫn đến NL nhận thức sinh học của HS
    còn chưa cao là do trong quá trình dạy học GV đã thường xuyên sử dụng dạng CH,
    BT yêu cầu HS đọc thông tin trong sách giáo khoa để làm căn cứ trả lời. Tỉ lệ những
    dạng CH, BT loại này chiếm tới 79,59% dẫn đến độ bền kiến thức của HS không
    sâu, HS hình thành trí nhớ ngắn hạn về tri thức đó ngay tại thời điểm trả lời nhưng
    sau đó sẽ bị quên mất dần theo thời gian. Tri thức muốn bền lâu phải là tri thức HS
    tự lực khám phá và tự xây dựng nên cho bản thân, hoặc phải được rèn luyện thường
    xuyên, được nhắc lại trong quá trình sống nhưng tỉ lệ GV sử dụng các CH, BT đòi
    hỏi HS phải làm thí nghiệm, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn… lại quá thấp chỉ
    chiếm 6,12% (9/147). Do đó, người GV trong quá trình dạy học của mình cần phải
    tích cực sử dụng các CH dạng đòi hỏi HS kiểm chứng lại những điều đã học bằng
    các thực nghiệm, điều tra…của chính HS để nâng cao độ bền tri thức cho HS.
    Bảng số liệu 2.2 cũng cho thấy có 36,05% GV thường xuyên sử dụng CH, BT
    yêu cầu HS liên hệ thực tế để trả lời; 55,10% GV thỉnh thoảng có sử dụng; 6,12%
    GV hiếm khi sử dụng và 2,72% GV không bao giờ sử dụng. Có tới 64,95% GV đã
    15
    không thường xuyên sử dụng loại CH, BT yêu cầu HS phải liên hệ thực tế trả lời, do
    đó đã không phát triển được NL quan sát của HS, mà NL quan sát là yếu tố thúc đẩy
    phát triển NL tìm hiểu thế giới sống. Có quan sát mới phát hiện ra những điều mới
    mẻ và thúc đẩy người quan sát mong muốn tìm hiểu về vấn đề mà mình nhìn thấy.
    Họ sẽ đặt ra câu hỏi Tại sao? Vì sao? và đặt ra kế hoạch thực hiện tìm hiểu vấn đề
    đó. Cùng với đó là việc sử dụng CH, BT yêu cầu HS làm thực nghiệm, điều tra,
    phỏng vấn…còn rất thấp (6,12%) nên dù HS có mong muốn tìm hiểu thế giới sống
    song lại chưa được trang bị cách thức để khám phá thế giới sống. HS không biết phải
    làm như thế nào, bắt đầu từ đâu? Nếu họ được tham gia làm thực nghiệm, điều tra,
    đo đạc, phân tích, xử lí các tham số thống kê đơn giản… thường xuyên hơn thì HS
    sẽ thấy dễ dàng hơn cho việc trả lời làm thế nào để khám phá, tìm hiểu thế giới sống.
    Tóm lại, hạn chế trong việc sử dụng các CH, BT liên hệ và sử dụng CH, BT yêu cầu
    HS làm thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn…đã góp phần làm cho NL tìm hiểu thế
    giới sống của HS ở mức thấp.
    Đối với các CH, BT dạng yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời, có
    58,50% GV thường xuyên sử dụng; 31,97% GV thỉnh thoảng sử dụng các CH, BT
    loại này; 8,84% GV hiếm khi dùng và 0,68% GV không bao giờ dùng. Phần lớn
    (90,47%) GV đã thường xuyên và thỉnh thoảng sử dụng các CH, BT yêu cầu HS vận
    dụng kiến thức, kĩ năng đã học, chỉ một số ít GV (9,63%) hiếm khi dùng và không
    bao giờ sử dụng. Vậy tại sao NL vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS phát triển chưa
    cao (chưa đạt được 50% số HS biểu hiện NL này) phải chăng do người GV trong
    quá trình dạy học đã sử dụng CH, BT loại này chưa tốt, họ sử dụng CH, BT loại này
    chưa vào đúng phần trong bài dạy nên không phát huy được hiệu quả của CH, BT
    hoặc CH, BT đã đưa ra HS có trả lời nhưng lại không nhận được phản hồi, nhận xét
    hay đính chính đáp án từ phía GV ngay từ những tiết dạy đầu tiên dẫn đến tâm lí
    chán nản, HS không muốn trả lời các CH, BT đó nữa. Hệ quả là đa số HS chưa biết
    vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế. Qua đây chứng tỏ
    rằng phần lớn HS chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng, nắm kiến thức một cách máy
    móc, chưa thực sự hiểu bài, chưa hiểu được bản chất của vấn đề, chưa phát huy được
    tính tích cực trong việc tìm hiểu thêm kiến thức thực tế và chưa vận dụng được kiến
    thức đã học.
    Tóm lại, qua kết quả điều tra để đánh giá về NL sinh học của HS, chúng tôi
    có nhận xét: Trong 3 NL thành phần của NL sinh học thì NL thành phần nhận thức
    kiến thức của HS ở mức cao hơn hai NL thành phần sinh học còn lại, NL thành phần
    tìm hiểu thế giới sống của HS là thấp nhất. Đa số HS cũng chưa phát triển được NL
    vận dụng kiến thức.
    16
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một trong các nguyên nhân là
    GV chưa có phương pháp dạy học phù hợp, chưa xây dựng được hệ thống CH, BT
    để phát triển cả 3 NL thành phần của NL sinh học
    Như vậy có thể thấy rõ rằng CH, BT đóng một vai trò quan trọng trong quá
    trình dạy học nói chung và dạy HS học nói riêng. Trong dạy học phát triển NL, người
    GV có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, trong đó có sử dụng CH,
    BT. CH, BT là cầu nối để GV định hướng, giúp HS hoạt động tương tác với đối
    tượng để hình thành NL. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về CH, BT cũng như sử
    dụng CH, BT trong quá trình dạy HS học. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập chi
    tiết việc thiết kế, sử dụng CH, BT để hình thành đầy đủ 3 NL thành phần của NL
    sinh học. Cơ sở thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng, GV phổ thông đánh giá cao tầm quan
    trọng của việc sử dụng CH, BT trong việc hình thành NL nhưng phần lớn GV vẫn
    chỉ sử dụng các CH, BT trong sách giáo khoa, chưa hình thành được đủ 3 NL thành
    phần của NL sinh học. Một trong những nguyên nhân GV không tự thiết kế thêm
    các CH, BT là do GV chưa hiểu sâu sắc vấn đề này và chưa có một quy trình cụ thể
    giúp GV có thể tự thiết kế CH, BT.
  1. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
    2.1. Nghiên cứu lí thuyết về câu hỏi, bài tập định hướng phát triển NL sinh học
    2.1.1. Khái niệm câu hỏi, bài tập
  • Khái niệm câu hỏi
    Theo từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê thì “hỏi” có nghĩa là nói ra điều
    mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời [22].
    Aristotle là người đầu tiên đã phân tích câu hỏi và ông cho rằng “Câu hỏi là
    một mệnh đề trong đó chứa cả cái đã biết và cái chưa biết”.
    CH là dạng cấu trúc ngôn ngữ có 3 ý nghĩa: một yêu cầu, một đòi hỏi, một
    mệnh lệnh đòi hỏi phải trả lời, phải thực hiện. Việc trả lời, hay thực hiện CH thì thúc
    đẩy việc mở rộng hiểu biết của con người.
    Hình thức ngôn ngữ của câu hỏi hỏi là một mệnh

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay