dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập đánh giá năng lực Sinh học của học sinh THPT

SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập đánh giá năng lực Sinh học của học sinh THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Ở Việt Nam, định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai
đoạn hiện nay là “… Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn
với thực tiễn…”. Điều này đã được chỉ rõ trong theo Nghị quyết 29 của Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI. Nghị quyết cũng
nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ
năng, phát triển năng lực. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể
chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo
dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học
tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực
tự học của người học”.Để triển khai các chiến lược giáo dục và đào tạo trong thập kỉ tới,
Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai nhiều dự án ở các cấp học nhằm xây dựng hệ thống
chương trình, sách giáo khoa, đào tạo giáo viên.
Trong nhà trường phổ thông, ngoài việc trang bị kiến thức thì việc hình thành và
phát triển năng lực cho người học đóng vai trò quan trọng. Nhằm hình thành và phát triển
năng lực cho người học, các quốc gia đều lựa chọn và xây dựng hệ thống các năng lực
chung và các năng lực đặc thù mà môn học cần hướng tới. Chương trình giáo dục phổ
thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất và 10 năng lực; trong đó
có năng lực chung: giải quyết vấn đề, tính toán, ngôn ngữ, tin học, thẩm mỹ, thể chất, tìm
hiểu tự nhiên và xã hội, tự chủ, giao tiếp. Đối với học sinh lựa chọn môn Sinh học, ngoài
năng lực chung thì người học còn được rèn luyện năng lực Sinh học. Hiện nay, trên thế
giới và ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về việc rèn luyện năng lực cho học sinh; tuy
nhiên, việc đánh giá năng lực cho học sinh cũng chưa được chú trọng.
Từ những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến:“ Xây dựng hệ
thống câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực Sinh học của học sinh THPT”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
    Để có cơ sở thực tiễn cho cho sáng kiến, chúng tôi đã xây dựng các phiếu điều
    tra cho giáo viên Sinh học THPT của tỉnh Nam Địnhnăm học 2021-2022 (xem Phụ
    lục 1) dựa trên các nội dung cần điều tra và tiến hành điều tra để thu thập kết quả.
    Chúng tôi tiến hành điều tra về:
    1.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn năng lực Sinh học trong dạy và học
    bộ môn Sinh học ở trường phổ thông
    Kết quả xử lý câu hỏi điều tra nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn năng
    lực Sinh học trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông được chúng tôi thể
    hiện ở bảng 1.1 dưới đây:
    Bảng 1.1. Kết quả điều tra nhận thức giáo viên về vai trò của việc rèn năng lực Sinh học
    trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông
    Nội dung điều tra Số lượng Tỉ lệ
    Vai trò của việc rèn luyện năng
    lực Sinh học trong dạy và học bộ
    môn Sinh học ở trường phổ thông
    Rất cần thiết 72 60,0%
    Cần thiết 48 40,0%
    Bình thường 0 0,0%
    Không cần thiết 0 0,0%
    Tổng 120 100%
    Kết quả ở bảng 1.1 cho thấy, đa số giáo viên đều đánh giá cao vai trò của việc rèn
    năng lực Sinh học trong dạy và học môn Sinh học ở trường phổ thông (với 100% giáo
    viên) trong đó có 60,0% giáo viên đánh giá vai trò ở mức rất cần thiết của việc rèn năng
    lực; 40,0% giáo viên cho rằng việc rèn luyện năng lực Sinh học cho học sinh THPT là
    cần thiết và không có giáo viên được điều tra đánh giá thấp việc rèn năng lực Sinh học
    cho học sinh THPT.
    1.2. Thực trạng rèn năng lực trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
    Để đánh giá việc cụ thể hóa nhận thức về vai trò của việc rèn năng lực trong thực
    tiễn dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi thiết kế câu hỏi và tiến hành
    điều tra về thực trạng rèn năng lực Sinh học ở trường phổ thông, xử lý số liệu điều tra
    chúng tôi thu được kết quả như sau:
    Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng rèn năng lực trong dạy học Sinh học ở
    trường phổ thông
    Nội dung điều tra Số lượng Tỉ lệ
    Mức độ rèn năng lực giáo viên
    trong dạy học bộ môn Sinh học
    Thường xuyên 11 56,7%
    Thỉnh thoảng 58 43,3%
    Không tiến hành 16 0,0%
    Thường xuyên 11 56,7%
    Tổng 120 100%
    Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy mức độ rèn năng lực trong dạy học Sinh học ở trường
    phổ thông của giáo viên đạt mức trên trung bình (chiếm 56,7%). Số lượng giáo viên thỉnh
    thoảng rèn luyện năng lực cho học sinh trong dạy học vẫn còn chiếm tỉ lệ 43,3%.
    Từ kết quả trên, chúng tôi thấy rằng giáo viên nhận thức rõ về vai trò của việc rèn
    luyện năng lực trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông.Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy
    học mức độ rèn năng lực cho học sinh một cách thường xuyên là chưa cao.
    1.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện năng lực của giáo viên trong dạy học Sinh
    học ở trường phổ thông
    Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, chúng tôi tiến hành thiết kế câu hỏi
    tìm hiểu một số khó khăn ảnh đến việc rèn năng lực cho học sinh của giáo viên, kết quả
    chúng tôi thu được như sau:
    Bảng 1.3. Kết quả điều tra nguyên nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện năng lực của
    giáo viên trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
    Nội dung điều tra
    Kết quả điều tra giáo
    viên
    Số lượng Tỉ lệ
    HiểubiếtvềnănglựcSinhhọc
    và cách thiết kế câu hỏi
    đánh giá năng lực trước
    khi được tập huấn
    Chưa biết 0 0%
    Biết nhưng chưa hiểu. 30 25,0%
    Đãhiểunhưngchưabiếtcáchxây
    dựng câu hỏi, bài tập đánh giá
    năng lực
    70 58,3%
    Đãhiểuvàbiếtcáchxâydựngcâu
    hỏi, bài tập đánh giá năng lực
    20 16,7%
    Tổng 120 100%
    Số liệu bảng 1.3 cho thấy nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo viên ít rèn luyện
    năng lực cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông chủ yếu là do giáo viên
    chưa hiểu rõ về năng lực Sinh học và chưa biết xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng
    lực của học sinh.
    Từ những thực trạng điều tra trên, chúng tôi nhận định rằng việc bồi dưỡng hiểu
    biết cho giáo viên THPT về năng lực Sinh học; cũng như cách thiết kế và sử dụng câu
    hỏi, bài tập đánh giá năng lực Sinh học trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông là một
    giải pháp có hiệu quả nhằm khắc phục một số khó khăn trong thực tiễn dạy học bộ môn
    Sinh học ở trường phổ thông hiện nay, từ đó góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện
    năng lực Sinh học.
  2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
    Qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi xin đề xuất 02 nhóm giải pháp sau nhằm đánh
    giá năng lực Sinh học của học sinh THPT. Cụ thể như sau:
  • Giải pháp 1: Trang bị cho giáo viên những hiểu biết về năng lực Sinh học của học
    sinh THPT
    2.1.1. Xác định các thành tố cấu thành năng lực Sinh học của học sinh THPT
    Theo hướng dẫn thực hiện môn Sinh học của chương trình giáo dục phổ thông
    2018, môn Sinh học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sinh học, biểu hiện của
    năng lực khoa học tự nhiên, baogồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm
    hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.Những biểu hiện của năng lực sinh
    học được trình bày như sau:
    a. Nhận thức sinh học
  • Trình bày, phân tích được các kiến thức sinh học cốt lõi và các thành tựu công nghệ
    sinh học trong các lĩnh vực. Cụ thể như sau:
  • Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình
    sống.
  • Trình bày được các đặc điểm, vai trò của các đối tượng và các quá trình sống bằng các
    hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ,…
  • Phân loại được các đối tượng, hiện tượng sống theo các tiêu chí khác nhau.
  • Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theo một logic nhất
    định.
  • So sánh, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm, các cơ chế, quá trình sống dựa theo
    các tiêu chí nhất định.
  • Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (nguyên nhân – kết quả, cấu
    tạo – chức năng,…).
  • Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai; đưa ra được những nhận định có tính phê
    phán liên quan tới chủ đề trong thảo luận.
  • Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic
    có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học; sử dụng được các
    hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau.
    b. Tìm hiểu thế giới sống
    Năng lực này bao gồm các kĩ năng thực hiện được quy trình tìm hiểu thế giới
    sống. Cụ thể như sau:
  • Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn
    đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được
    vấn đề đã đề xuất.
  • Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán
    đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.
  • Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung nghiên cứu; lựa chọn
    được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư
    liệu,…); lập được kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu.
  • Thực hiện kế hoạch: thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm,
    điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số
    thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều
    chỉnh (nếu cần); đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu hoặc vấn
    đề nghiên cứu tiếp.
  • Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng
    để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu; viết được báo cáo nghiên cứu; hợp tác được
    với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do
    người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu
    một cách thuyết phục.
    c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
    Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng
    thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cụ
    thể như sau:
  • Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự
    nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá,
    phản biện được một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp.
  • Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức
    khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến
    đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
    2.1.2. Xác định các thành tố cấu thành năng lực tìm hiểu thế giới sống (năng lực
    nghiên cứu khoa học)
    Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy dạng câu hỏi đánh giá năng lực Sinh học: Tìm
    hiểu thế giới sống thực chất là đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực giải
    quyết vấn đề của học sinh. Tuy nhiên, các đề thi trong nước tính đến thời điểm này, gần
    như không xuất hiện những dạng câu hỏi này; hơn nữa để xây dựng được những câu hỏi
    thuộc dạng này thì đòi hỏi không chỉ giáo viên mà học sinh cũng phải nắm được các kỹ
    năng trong phương pháp nghiên cứu khoa học. Do đó, chúng tôi đề xuất các thành tố cấu
    thành năng lực tìm hiểu thế giới sống.
    Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2003) cho rằng, nghiên cứu khoa học là phương pháp
    nhận thức thế giới bao gồm những quan điểm tiếp cận, những quy trình, các động tác cụ
    thể để tác động vào đối tượng, để bộc lộ bản chất của sự vật hiện tượng. Cũng theo tác
    giả, quy trình nghiên cứu khoa học được thực hiện qua các bước sau đây:
    Bước 1: Quan sát sự vật, hiện tượng và xác định vấn đề cần nghiên cứu.
    Bước 2: Thiết lập giả thuyết hoặc dự đoán về vấn đề nghiên cứu.
    Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin cần nghiên cứu.
    Bước 4: Kết luận xác nhận hay phủ nhận giả thuyết về vấn đề nghiên cứu.
    Qua nghiên cứu tổng quan về năng lực nói chung và năng lực nghiên cứu khoa học
    nói riêng, chúng tôi đề xuất các kĩ năng thành phần của năng lực nghiên cứu khoa học
    của học sinh phổ thông gồm: đặt câu hỏi nghiên cứu, hình thành giả thuyết, lập kế
    hoạch và thực hiện, xử lí kết quả và rút ra kết luận, viết báo cáo.
    Những biểu hiện hành vi của mỗi kĩ năng được chúng tôi thể hiện ở bảng 2.1.
    Bảng 2.1. Những biểu hiện của từng kĩ năng cấu thành nên
    năng lực nghiên cứu khoa học
    Các kĩ năng thành phần Biểu hiện của kĩ năng
    Đặt câu hỏi nghiên cứu
    Là khả năng người học đưa ra câu hỏi giả định có giá trị
    về bản chất sự vật.
    Hình thành giả thuyết Là khả năng người học đưa ra nhận định sơ bộ, một dự
    đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu.
    Lập kế hoạch nghiên cứu
    Là khả năng người học đưa ra dự kiến triển khai đề tài
    khoa học về tất cả phương diện như: Những nội dung cần
    thực hiện, phương pháp thực hiện mỗi nội dung, thứ tự
    thực hiện công việc, dự kiến thời gian hoàn thành một
    công việc cụ thể.
    Thực hiện kế hoạch
    Là khả năng người học thu thập dữ liệu, phân tích, suy
    luận hoặc tiến hành thiết kế mô hình, thử nghiệm, điều
    chỉnh để chứng minh cho giả thuyết khoa học.
    Xửlí kết quả và rút rakết luận
    Là khả năng người học xử lý được các dữ liệu nghiên
    cứu thu được, trình bày được mối quan hệ giữa các dữ
    liệu, phân tích mối quan hệ nhân quả để rút ra tính quy
    luật, giải thích và tổng hợp các mô hình trong dữ liệu
    bằng cách sử dụng các khái niệm khoa học chuyên sâu,
    đưa ra những kết luận có giá trị từ kết quả nghiên cứu thu
    được.
    Viết báo cáo
    Là khả năng người học tổng kết lại toàn bộ quá trình học
    tập, nghiên cứu của mình theo trình tự xác định. Trình tự
    các hoạt động đó là lí do chọn đề tài khoa học, mục đích
    nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, thời gian thực hiện,
    phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và những kết
    luận cần rút ra.
    Sau khi người học được rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu khoa học thì giáo viên cần
    xây dựng các công cụ đánh giá, trong đó việc sử dụng câu hỏi là một trong những công cụ
    hiệu quả. Tuy nhiên, cách xây dựng những câu hỏi đánh giá năng lực này vẫn còn là bài toán
    khó đối với giáo viêndạy môn khoa học thực nghiệm nói chung.
    2.1.3. Những giải pháp để nâng cao hiểu biết của giáo viên về năng lực Sinh học
  • Tăng cường tập huấn cho giáo viên Sinh học THPT trong các đợt bồi dưỡng chuyên môn
    của Sở Giáo dục & Đào tạo.
  • Đưa vào nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ nhóm chuyên môn ở mỗi trường.
  • Giải pháp 2: Đề xuất quy trình xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới
    sống (năng lực nghiên cứu khoa học)
    Đây là loại câu hỏi nhằm đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và năng lực nghiên
    cứu khoa học của học sinh. So với loại câu hỏi truyền thống thì đây là dạng câu hỏi mới,
    ít xuất hiện trong các đề thi trong nước hiện nay, hơn nữa để xây dựng được những câu
    hỏi thuộc dạng này thì đòi hỏi người giáo viên phải nắm được các kỹ năng trong nghiên
    cứu khoa học.
  • Bước 1: Thiết kế các tình huống
    Từnội dung kiến thức trong chương trình Sinh học THPT, người giáo viên đưanhững
    nội dung đã lựa chọn vào một tình huống, bối cảnh cụ thể. Các bối cảnh có thể xuất phát
    từ lý thuyết hoặc thực tiễn. Khi đưa nội dung vào bối cảnh cụ thể, học sinh sẽ vận dụng
    kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra; qua đó không chỉ trang bị
    kiến thức mà còn góp phần hình thành và phát triển năng lực cho người học; đồng thời
    còn làm cho nội dung có ý nghĩa hơn.
    Để xác định bối cảnh, cần xem xét tất cả điều kiện, hoàn cảnh… tác động đến học
    sinh và liên quan đến nội dung đã lựa chọn như nội dung chuẩn kiến thức – kĩ năng, thời
    lượng, điều kiện dạy – học, đối tượng học sinh…
  • Bước 2: Thiết kế câu hỏi nhằm đánh giá kỹ năng cấu thành năng lực tìm hiểu thế giới sống
    2.1. Kỹ năng đặt câu hỏi nghiên cứu
    Câu hỏi nghiên cứu là những câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu bản chất của một sự
    vật, hiện tượng.
    ➢ Loại câu hỏi tự luận để đánh giá kỹ năng này thường được sử dụng là “Mục đích
    của thí nghiệm/nghiên cứu này là gì?”
    Ví dụ 1:Trong một thí nghiệm sinh thái trên thực địa, một nhà nghiên cứu tiến
    hành loại bỏ một loài động vật ra khỏi khu vực thí nghiệm – nơi đang có nhiều loài thực
    vật trong một quần xã sinh sống. Sau một số năm quay lại đánh giá số lượng các loài thực
    vật trong khu vực thí nghiệm, nhà nghiên cứu nhận thấy số lượng loài thực vật đã tăng
    lên nhiều so với trước khi tiến hành thí nghiệm. Hãy cho biết mục đích của thí nghiệm trên.
    Ví dụ 2: Năm 1958, F.C.Steward và các cộng sự tại đại học Cornell đã tiến hành
    thí nghiệm sau: Cắt một lát ngang của củ cà rốt được các mẩu mô 2mg. Các mẩu mô
    được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng. Trong môi trường dinh dưỡng lỏng,
    khuấy đều làm tách các tế bào rời khỏi nhau. Các tế bào đơn lẻ trong dịch huyền phù bắt
    đầu phân chia tạo ra cây con. Cây con được nuôi cấy trên môi trường thạch sau đó được
    chuyển ra trồng ở đất.
    (Nguồn: F.C. Steward et al., Growth and organized development of cultured
    cells.II. Organized in cultured grown from suspended cells. American Journal of Botany
    45: 705-708 (1958)
    Những câu hỏi nghiên cứu nào có thể được đặt ra để F.C.Steward và các cộng sự
    tiến hành thí nghiệm nêu trên?
    ➢ Nếu sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thì trong mỗi câu hỏi
    sẽ có các câu trả lời tương ứng với các mức độ của năng lực này.
    Ví dụ 1: Năm 1958, F.C.Steward và các cộng sự tại đại học Cornell đã tiến hành
    thí nghiệm sau: Cắt một lát ngang của củ cà rốt được các mẩu mô 2mg. Các mẩu mô
    được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng. Trong môi trường dinh dưỡng lỏng,
    khuấy đều làm tách các tế bào rời khỏi nhau. Các tế bào đơn lẻ trong dịch huyền phù bắt
    đầu phân chia tạo ra cây con. Cây con được nuôi cấy trên môi trường thạch sau đó được
    chuyển ra trồng ở đất. Câu hỏi nghiên cứu nào sau đây có thể được đặt ra để F.C.Steward
    và các cộng sự tiến hành thí nghiệm nêu trên?
    A. Môi trường dinh dưỡng có thành phần hóa học giống với môi trường nội bào không?
    B. Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của củ cà rốt có phải là tế bào?
    C. Các tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo còn giữ đặc tính phân chia không?
    D. Khi tế bào tách rời ra khỏi tổ chức cơ thể thì tế bào có tính toàn năng không?
    2.2. Kỹ năng hình thành giả thuyết
    Giả thuyết khoa học là nhận định sơ bộ và phán đoán về bản chất vấn đề nghiên
    cứu được đưa ra để chứng minh. Để hình thành giả thuyết khoa học, cần xem xét mối
    quan hệ nhân – quả giữa những vấn đề đã biết với những vấn đề cần tìm hiểu để đưa ra
    những nhận định sơ bộ và phán đoán về vấn đề nghiên cứu, tri thức mà học sinh sẽ thu
    nhận được.
    ➢ Loại câu hỏi tự luận để đánh giá kỹ năng này thường có cấu trúc là “Hãy đưa ra
    giả thuyết về…”.
  • Để thiết kế loại câu hỏi trắc nghiệm nhằm đánh giá kỹ năng này, giáo viên nên
    đưa ra các phương án nhằm giải thích mối quan hệ nhân – quả dựa trên những tri thức đã
    có và sự vật hiện tượng cần tìm hiểu trong bối cảnh, trong đó có ít nhất một phương án
    đúng về mối quan hệ này.
    Ví dụ 1: Trong một thí nghiệm sinh thái trên thực địa, một nhà nghiên cứu tiến hành
    loại bỏ một loài động vật ra khỏi khu vực thí nghiệm – nơi đang có nhiều loài thực vật
    trong một quần xã sinh sống. Sau một số năm quay lại đánh giá số lượng các loài thực vật
    trong khu vực thí nghiệm, nhà nghiên cứu nhận thấy số lượng loài thực vật đã tăng lên
    nhiều so với trước khi tiến hành thí nghiệm. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự gia tăng
    số lượng loài thực vật trong thí nghiệm trên.
    Ví dụ 2: Một nhà nghiên cứu đã tiến hành giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với
    cây hoa trắng thuần chủng. Kết quả ông thu được F1có tỉ lệ 100% hoa hồng. Hãy đưa ra
    các giả thuyết giải thích sự xuất hiện kiểu hình hoa hồng của cây F1.
    2.3. Kỹ năng lập kế hoạch
    Để đánh giá kỹ năng này, giáo viên cần xây dựng tiêu chí: những nội dung chính
    cần nghiên cứu, phương pháp thực hiện mỗi nội dung, thứ tự thực hiện công việc, ấn định
    thời gian hoàn thành,… .Việc đánh giá kỹ năngxây dựng và thực hiện kế hoạch cần đánh
    giá quá trình và kết quả nghiên cứu, trong đó quá trình nghiên cứu để tạo ra sản phẩm cần
    được chú trọng hơn. Giáo viên đánh giá học sinh bằng công cụ như sản phẩm, bài kiểm
    tra, sổ tay nghiên cứu, thái độ học tập.
    Qua sản phẩm Qua bài kiểm tra Kĩ năng và thái độ học tập
    Nội dung
    Sản phẩm hiển thị
    được mục tiêu đề ra
    Bài kiểm tra 15 phút
    hoặc 45 phút chứa đựng
    nội dung học tập cần đạt
    Các kĩ năng học tập
    Thái độ học tập
    Cách thực
    hiện
    Chấm điểm Chấm điểm Quan sát, ghi chép
    Thời điểm Kết thúc dự án/đề tài Kết thúc dự án/đề tài
    Trong suốt quá trình
    thực hiện dự án/đề tài
    Cách tính
    điểm
    Điểm cao nhất là 10
    cho từng sản phẩm
    Điểm cao nhất là 10
    cho nội dung đã học
    Nhận xét
    Giáo viên còn hướng dẫn các nhóm học sinh tự đánh giá toàn bộ quá trình thực
    hiện đề tài cho đến khi tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ
    ràng. Việc đánh giá có thể được thực hiện giữa các thành viên trong nhóm và giữa các
    nhóm với nhau dựa vào ý thức thái độ làm việc, hiệu quả công việc được giao.
    Trong thực tiễn giảng dạy, kỹ năng lập kế hoạch được bộc lộ rõ nhất khi học sinh
    thực hiện các dự án học tập hoặc đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng có thể đánh giá kỹ
    năng này trong một số tình huống học tập.
    Ví dụ: Ở một loài thực vật có hai đột biến gen lặn cùng gây ra kiểu hình thân thấp.
    Hai đột biến gen trên có thể thuộc cùng locut hoặc khác locut. Để khẳng định giả thuyết
    nào là đúng, em sẽ phải làm như thế nào?
    2.4. Kỹ năng xử lí kết quả và rút ra kết luận
    Kỹ năng này được biểu hiện thông qua việc phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, tìm
    mối liên hệ giữa các thông tin trong kết quả nghiên cứu; sau đó được thể hiện ở kết luận
    về vấn đề cần giải quyết.
    Đây là kỹ năng được đánh giá phổ biến trong các đề thi hiện nay, kể cả các câu hỏi
    tự luận cũng như trắc nghiệm khách quan.
    Ví dụ 1:Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con thu được 131 cây hoa đỏ và 173 cây
    hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào?
    2.5. Kỹ năng viết báo cáo
    Để đánh giá kỹ năng này, giáo viên cần xây dựng tiêu chí đánh giá, cụ thể như
    sau:
  • Lựa chọn đúng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung
    nghiên cứu.
  • Viết báo cáo đúng bố cục và phân bổ các phần hợp lí, nội dung chi tiết và đầy đủ.
  • Sử dụng văn phong khoa học, diễn đạt dễ hiểu.
  • Đưa ra các giải pháp hiệu quả để thực hiện kiểm chứng giả thuyết.
  • Đã xác định đầy đủ các nội dung thực hiện; phân chia thời gian được tiến trình, địa
    điểm thực hiện đầy đủ các nội dung.
  • Thu thập nhiều thông tin đều liên quan đến chủ đề nghiên cứu từ nhiều kênh khác
    nhau, cập nhật và có độ tin cậy cao.
  • Sử dụng đầy đủ các kết quả liên quan đến giả thuyết; phân tích, đánh giá các số liệu
    thu được; tổng hợp, khái quát để rút ra kết luận triệt để, chính xác, tường minh.
    *Bài tập thực nghiệm giả định: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, tuy
    nhiên, trong điều kiện thực tế của các nhà trường phổ thông hiện nay, nhiều thực nghiệm
    không thể tiến hành trực tiếp nên cần thiết phải xây dựng bài tập thực nghiệm giả định.
    Bài tập thực nghiệm là dạng bài tập đòi hỏi người học chủ yếu sử dụng các thao tác tư
    duy để trả lời các yêu cầu của bài tập thực nghiệm. Hình thức thể hiện thông tin cho trước
    của bài tập của bài tập dạng này có thể là bằng ngôn ngữ viết, hình vẽ minh họa, sơ đồ
    quy trình hoặc thực nghiệm mô phỏng… Bài tập thực nghiệm giả định có vai trò quan
    trọng trong việc tổ chức dạy học và trong việc phát triển năng lực tư duy thực nghiệm
    cho học sinh. Đặc biệt, ngày nay, với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
    thì bài tập thực nghiệm giả định càng trở nên phổ biến.
    Ví dụ: Một giả thuyết cho rằng: Gen kháng rầy nâu có khả năng hạn chế sự kí sinh
    của rầy nâu và đồng thời cũng làm tăng năng suất của cây lúa.
    a. Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết trên.
    b. Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào nếu thay đổi biến độc lập?
  • Giải pháp 3:Đề xuất quy trình xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực vận dụng kiến
    thức đã học
    Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng
    thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Cụ
    thể như sau:
  • Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự
    nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá,
    phản biện được một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp.
  • Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức
    khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến
    đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
    Ví dụ:Hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều về việc nghiên cứu cũng như sử dụng
    sinh vật biến đổi gen. Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? Em ủng hộ hay
    phản đối việc nghiên cứu cũng như việc sử dụng sinh vật biến đổi gen? Tại sao?
  • Giải pháp 4:Đề xuất quy trình xây dựng câu hỏi dạng đọc – hiểu
    Trong các đề đánh giá năng lực của trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã xuất
    hiện dạng câu hỏi đọc – hiểu. Để xây dựng câu hỏi này, đòi hỏi những giáo viên phải biết tìm
    ngữ liệu phù hợp và xây dựng câu hỏi tương ứng nhằm đánh giá được năng lực của học sinh.
  • Bước 1: Xác định nội dung, mục tiêu đánh giá năng lực khoa học trong Sinh học
    Dựa vào chương trình học Sinh học của học sinh, tìm ra nội dung trọng tâm của câu
    hỏi phù hợp với đối tượng được đánh giá. Nội dung trọng tâm của câu hỏi được đặt ra
    dựa trên nội dung cần hỏi về tri thức và phương pháp nhận thức tri thức khoa học. Sau đó
    xác định mục tiêu cần đánh giá theo biểu hiện về năng lực khoa học trong cấu trúc năng
    lực khoa học. Việc xác định nội dung của câu hỏi giúp cho giáo viên định hướng được
    việc xây dựng đoạn thông tin dẫn. Việc xác định mục tiêu đánh giá giúp cho giáo viên
    tìm ra được các động từ để từ đó xây dựng câu hỏi đánh giá .
  • Bước 2: Biên soạn đoạn thông tin dẫn dựa vào mục tiêu và nội dung trọng tâm cần
    đánh giá.
    Ngữ cảnh trong đánh giá năng lực Sinh học gồm: cuộc sống, sức khỏe, trái đất,
    môi trường, công nghệ. Khi xác định được nội dung, mục tiêu chính về Sinh học cần
    đánh giá, giáo viên liệt kê những “nguyên liệu” bắt buộc cần có, sau đó, đưa “nguyên
    liệu” vào ngữ cảnh thực trong đoạn thông tin dẫn (thông tin Sinh học). Giáo viên cần tìm
    kiếm các đoạn thông tin trong sách giáo khoa, tạp chí ngành Sinh học, internet… sau đó
    biên soạn để thành đoạn thông tin dẫn phù hợp. Khi xây dựng phần thông tin dẫn cần lưu
    ý: Đoạn thông tin cần có tính xác thực, là mối quan tâm của nhiều độc giả, có tính thời sự
    (như dịch bệnh Covid 19), đặc biệt hấp dẫn đối với học sinh. Cần có ngôn ngữ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT