SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc dạy học môn ngữ văn ở trường THPT áp dụng cụ thể vào dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương
pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng
Đổi mới phương pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục. Việc
đổi mới giáo dục Trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục
của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm
trong việc phát triển và đổi mới giáo dục Trung học. Việc đổi mới phương pháp
dạy học cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo
dục trung học.
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói
chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt
trong các văn bản sau:
– Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự
học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
– Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo
dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
– Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
2
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy và học”; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản
của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích
học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà
trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
– Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ chỉ rõ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học
của người học”.
– Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định
“Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo
hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh
giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát
triển”…
Những quan điểm, định hướng nêu trên là cơ sở thực tiễn và môi trường pháp
lí thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới phương pháp
dạy học (viết tắt PPDH) theo định hướng năng lực người học nói riêng.
2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường
phổ thông
Bản chất văn chương là sáng tạo. “Cái nghề văn, kỵ nhất cái lối thấy người ăn
3
khoai cũng vác mai đi đào” (Trích tác phẩm “Những truyện không muốn viết”,
Nam Cao); “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một
vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết
tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…” (Câu
nói của nhân vật Hộ trong tác phẩm “Đời thừa”, Nam Cao); Tác phẩm chân chính
không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu
chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn
đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và
ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật (Aimatop);
Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một
cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào
trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một
quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh
động … thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con
người. Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con
người ngoài đời bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật
ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên
khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian (Lí luận văn
học). Để thỏa niềm đam mê khám phá địa hạt văn chương, để tạo ra không khí,
không gian lớp học mang đậm sắc màu văn chương, không có cách nào khác là
phải thay đổi cách nhìn, tư duy, định kiến cho người dạy và người học mà mấu
chốt thay đổi PPDH. Đây là vấn đề sống còn của dạy Văn – học Văn.
3. Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của thời đại
– Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (viết tắt GD & ĐT), các nhà trường phổ
thông: PPDH phải nhằm phát triển tối đa sự suy nghĩ độc lập của HS, kĩ năng đạt
đến và vận dụng tri thức, góp phần định hướng nghề nghiệp. Vì vậy, phát triển
chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực (viết tắt NL): NL nhận
thức, NL giải quyết vấn đề, NL hành động, NL sáng tạo, NL làm việc nhóm, NL
thích ứng với môi trường, … là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp với xu
thế phát triển của xã hội.
4
– Theo tâm lí phụ huynh và dư luận xã hội: trông mong ở mỗi con em/ công
dân sự hoạt bát, nhanh nhạy, tinh tường, am hiểu, không rập khuôn, không là bản
sao hay phiên bản sẵn có.
– Theo yêu cầu nghề nghiệp: cần thiết mỗi người lao động chân tay hay trí óc
có khả năng tự học, tự sáng tạo, phát huy sở trường, năng khiếu, làm theo năng lực,
trả lương theo vị trí việc làm.
Như vậy, trong quá trình dạy – học ở trường trung học phổ thông hiện nay,
nhiệm vụ phát triển các NL cốt lõi cho học sinh (viết tắt HS) trở thành nhiệm vụ vô
cùng quan trọng. Nhiệm vụ đó đòi hỏi tiến hành đồng bộ ở tất cả các cấp học, các
môn học trong đó có bộ môn Ngữ văn. Do đó, việc đổi mới PPDH trong giáo dục,
đào tạo ở nước ta đã trở thành một yêu cầu tất yếu và cấp thiết.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Thực trạng dạy của giáo viên môn Ngữ văn
Giải pháp cũ thường làm – “truyền thụ một chiều” – phương pháp thuyết trình
a. Ưu điểm
– Giáo viên (viết tắt GV) chủ động trong giờ dạy (cung cấp kiến thức, sử dụng
phương tiện dạy học, xử lý thời gian)
– Tránh được thời gian “chết” hay quá mất thời gian cho một vấn đề trong giờ
học.
– Đẩm bảo tiến độ theo kế hoạch bài học: nội dung dạy học – thời lượng tiết
học tương đối khớp nhau.
– Hiệu suất giờ học, chất lượng giáo dục bình ổn đều.
b. Nhược điểm
– Theo lối mòn văn chương đã định sẵn trong thời gian qua, việc dạy học môn
Ngữ Văn vẫn theo phương pháp truyền thống “truyền thụ một chiều” với PPDH
chiếm ưu thế vẫn là các phương pháp thuyết trình tức là trong giờ học, GV giảng
bài, HS lắng nghe, ghi chép, sau đó trả bài trong phần kiểm tra miệng hay trong
các tiết kiểm tra và thi tập trung. Gần đây, theo yêu cầu đổi mới PPDH của Bộ GD
& ĐT, việc dạy hộc bộ môn đã có một số thay đổi như đã chú ý đến đối tượng chủ
5
thể giờ học là HS, tăng cường đối thoại giữa GV và HS, tăng cường việc thảo luận
nhóm… Tuy nhiên, “bình mới rượu cũ”, sự đổi mới ấy còn nặng nề, chiếu lệ về
hình thức, việc hoạt động nhóm của HS chưa thực sự hiệu quả, GV vẫn vô cùng
vất vả trong chọn, đọc tư liệu, soạn giáo án, nói nhiều, cho ghi chép dài khi đứng
lớp; vẫn mang nặng áp lực chất lượng thi cử; chưa thực sự tin tưởng vào khả năng
tự học và sáng tạo của HS, ít/ không trao cơ hội học tập, nghiên cứu tới HS.
– Thiếu sự tương tác giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh: trong quá
trình giảng dạy và học tập, giáo viên chỉ miệt mài quan tâm đến việc dạy, học sinh
lại chăm chăm quan tâm đến việc ghi chép bài nên thiếu đi sự tương tác lẫn nhau.
– Giờ học vì thế tẻ nhạt, thiếu sự sinh động, hấp dẫn.
– Hiệu suất giờ học, chất lượng giáo dục thiếu bước đột phá, cải tiến.
Để cụ thể hơn, tôi đã sử dụng Phiếu điều tra để khảo sát thực nghiệm việc
dạy học trong chương trình Ngữ Văn 11 ở trường THPT Nguyễn Khuyến – Nam
Định (Mẫu phiếu điềutra ở phần Phụ lục1)
0
20
40
60
80
100
120
Phương pháp
thuyết trình
Phương pháp
thảo luận
nhóm
Phương pháp
đóng vai
Phương pháp
dạy học dự án
Phương pháp
kích thích tư
duy
Phương pháp
tình huống có
vấn đề
Phương pháp
vấn đáp
PHIẾU ĐIỀU TRA
1.2. Thực trạng học của học sinh trong môn Ngữ văn
a. Ưu điểm
– HS ghi chép được, đặc biệt với HS ban A thường có tâm lí “ỷ nại” kiến thức
thầy/ cô đã cung cấp, ngại đọc tài liệu tham khảo; đảm bảo độ an toàn kiến thức
phục vụ thi cử.
6
– Theo đó, bộ môn khoa học nghệ thuật này ít/ không làm khó/ mệt HS, đặc
biệt với HS thiếu tố chất văn chương.
b. Nhược điểm
– HS thụ động; thui chột/ làm mất khả năng sáng tạo; yếu các kĩ năng mềm:
tranh biện, gieo và giải quyết vấn đề, hợp tác, …; không hình thành thói quen tự học.
– Thiếu sự hứng thú và đam mê với việc học: học sinh không có hứng thú,
niềm đam mê với tiết học ngữ văn, dẫn đến việc học tập không hiệu quả.
– Thiếu đi những kỉ niệm học trò trong/ qua giờ học.
Khi được hỏi về mức độ tích cực tham gia học tập của lớp 11A2 trường THPT
Nguyễn Khuyến – Nam Định trong giờ học văn học Việt Nam – chương trình Ngữ
Văn11, tôi thu được kết quả sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA CÁ NHÂN (Dành chohọc sinh)
Thái độ đón nhận của anh/ chị với PPDH dự án?
Lớp | Số HS Tỉ lệ % | Mức độ | |||
Hào hứng tiếp nhận PP mới | Bình thường, bản thân không có ý kiến gì | Thờ ơ nhưng không làm ảnh hưởng đến lớp học | Làm việc riêng | ||
11A2 | 50 | 26 | 17 | 5 | 2 |
100% | 52% | 34% | 10% | 4% |
7
1.3. Thực trạng khác
– Bối cảnh của đời sống kinh tế xã hội thời kinh tế thị trường đã tác động
mạnh mẽ đến quan niệm, nhận thức, thái độ và hành động của phụ huynh học sinh
nói riêng và nhân dân nói chung. Cách nhìn về giáo dục, về bộ môn Ngữ văn có
phần thực tế đến thực dụng. Họ chưa quan tâm nhiều đến chức năng mang tính
nhân văn của việc học tập bộ môn này trong khi rất nặng nề về điểm số. Cùng với
đó tâm lí phụ huynh HS, dư luận xã hội dành cho bộ môn cũng không mấy thiện
cảm: giờ học Văn đọc chép, mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ gật, nghe ù tai, chép nhừ tay,
không đi học cũng không lo/ không mất gì cả, vẫn mượn vở bạn chép được đủ kiến
thức, không phải động não tư duy …
1.4. Sự cần thiết đề xuất giải pháp mới trước thực trạng dạy và học môn
Ngữ văn hiện nay
Xuất phát từ những thực trạng trên, để giúp GV và HS khắc phục được những
hạn chế trong quá trình dạy – học môn Ngữ văn, tôi xin đề xuất giải pháp được
trình bày cụ thể trong các phần sau đây.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Đề xuất theo giải pháp mới: Dạy học dự án
Xuất phát từ mục tiêu dạy học dự án:
– Tất cả các nội dung của môn học đều hướng tới các vấn đề của thực tiễn,
gắn kết nội dung học với cuộc sống thực. Có thể lí giải điều này qua
(Sơ đồ về tỉ lệ tiếp thu trung bình)
8
– Rèn luyện cho người học phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
liên quan đến nội dung học tập và cuộc sống.
– Rèn luyện cho người học nhiều kĩ năng khác: tổ chức kiến thức, kĩ năng
sống, làm việc theo nhóm.
– Giúp người học nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình
học tập và tạo ra sản phẩm.
– Tích hợp liên môn, kết nối nội môn giữa các trường ở cùng địa bàn hay địa
phương khác nhau.
Ví dụ: Kế hoạch bài học “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) tại trường THPT
Nguyễn Khuyến – Nam Định
+ có thể nâng cao khả năng Hội họa, Âm nhạc, Điện ảnh, Báo chí, Tiếng Việt,
Tin học, Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Giáo dục công dân, …
+ có thể kết nối trường học cùng GV và HS ở Huế, đặc biệt ở Vĩ Dạ qua
phòng máy tính được đầu tư chất lượng cao.
Qua đó, học sinh vừa được bổ sung, làm sâu và mở rộng, phong phú hơn kiến
thức trong sách vở, vừa có thêm kiến thức thực tiễn cuộc sống. Dạy học dự án
không chỉ thay lời chối bỏ cho những tiết học đơn điệu, khô khan, nhàm chán,
những bài học thuộc lòng máy móc vô nghĩa mà còn đem đến một không gian thực
sự văn học để đánh thức cảm hứng văn chương, để những tâm hồn văn chương
được khơi gợi và đốt cháy trong khát khao tìm hiểu cái đẹp.
2.1. Tìm hiểu chung về phương pháp dạy học dự án
2.1.1. Khái niệm dạy học dự án
Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh
và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế
hoạch.
Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời
gian, phương tiện, tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã
đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổ chức dự
án chuyên biệt.
9
2.1.1.1. Khái niệm
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển
và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp
không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các
sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
Như vậy dạy học dự án là một phương pháp dạy học lấy hoạt động của người
học làm trung tâm. Bản chất của dạy học dự án là người học lĩnh hội kiến thức và
kĩ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn (bài tập
dự án). Kết thúc dự án người học phải cho ra sản phẩm gắn với thực tiễn cụ thể.
Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.
2.1.1.2. Phân loại
a) Phân loại theo quĩ thời gian thực hiện dự án
•Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 02 đến 06 giờ.
•Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (còn gọi là ngày dự án)
nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.
•Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể
kéo dài trong nhiều tuần.
b) Phân loại theo nhiệm vụ
•Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
•Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng,
quá trình.
•Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực
hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng
bày, biểu diễn, sáng tác.
c) Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập
•Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một
nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ
bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất
•Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung
hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện
10
các hoạt động thực hành, thực tiễn
Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án
môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học
(dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…).
2.1.1.3. Đặc điểm
Trong các tài liệu về dạy học dự án có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các
nhà sư phạm Mĩ đầu thế kỉ XX khi xác lập cơ sở lí thuyết cho phương pháp dạy
học này đã nêu ra 03 đặc điểm cốt lõi của dạy học dự án: định hướng học sinh,
định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của
dạy học dự án như sau:
•Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của
thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự
án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của
người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học
tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí
tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
•Định hướng hứng thú người học: học sinh được tham gia chọn đề tài, nội
dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của
người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
•Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của
nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn
đề mang tính phức hợp.
•Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa
nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực
hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn
luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia
tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và
khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng
11
vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh
nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
•Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm,
trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên
trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng
công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng
như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được
gọi là học tập mang tính xã hội (tính cộng đồng).
•Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được
tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường
hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực
hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
2.1.1.4. Lưu ý
•Dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn
đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào
hoạt động thực tiễn, thực hành.
•Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả
năng của HS.
•HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và
hứng thú cá nhân.
•Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác
nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
•Dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác
làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.
•Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản
phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
•Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính
xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, thuyết vật lí).
12
2.1.2. Các bước tổ chức dạy học dự án
Bước | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Chuẩn bị • Xây dựng ý tưởng, • Lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề • Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập | • Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được. • Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tưởng và tên dự án. • Thiết kế các nhiệm vụ cho HS: làm thế nào để HS thực hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được. • Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. | • Làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề dự án. • Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công v iệc trong nhóm. • Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án. • Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án. |
2. Thực hiện dự án • Thu thập thông tin • Thực hiện điều tra • Thảo luận với các thành viên khác • Tham vấn | • Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án • Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho HS. • Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án. • Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS. | • Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch. • Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. • Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. • Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần. • Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác. |
13
giáo viên hướng dẫn | ||
3. Kết thúc dự án • Tổng hợp các kết quả • Xây dựng sản phẩm • Trình bày kết quả • Phản ánh lại quá trình học tập | • Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án. • Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. | • Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm. • Tiến hành giới thiệu sản phẩm. • Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. • Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra. |
2.2. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài thơ “Đây
thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)
2.2.1. Mục tiêu cần đạt
a. Kiến thức: Giúp học sinh
•Hiểu:
– Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca (đặc biệt phong
cách sáng tác) của Hàn Mặc Tử.
– Cảm nhận được những nét đặc sắc của bài thơ:
+ Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh:
++ Bức tranh phong cảnh thôn Vĩ vừa thực, vừa mộng – ảo.
++ Bức tranh tâm cảnh: nỗi buồn, nỗi cô đơn, sự bất lực và tuyệt vọng trong
cảnh ngộ bất hạnh (bệnh tật, tình yêu xa xăm, vô vọng) cùng tình yêu thiên nhiên,
yêu con người, yêu sự sống tha thiết, những khao khát mãnh liệt hướng tới cái đẹp,
cái thánh thiện trong cuộc đời.
14
– Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua một bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại
yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và
ảo; sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình nhanh, lạ; bút pháp thơ
tài hoa, độc đáo.
•Tích hợp kiến thức Văn học với kiến thức liên môn, liên lĩnh vực:
– Văn học:
+ Đến với con người thơ, phong cách sáng tác Hàn Mặc Tử; khám phá vẻ đẹp
bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (lớp 11)
+ Một số tiết Văn ở THCS về các tác phẩm của các tác giả người Huế
+ Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (lớp 10)
– Địa lí: Vĩ Dạ – Huế – kiến trúc nhà vườn
– Sinh học: Căn bệnh phong
– GDCD: Tinh thần chiến thắng bệnh tật, hoàn cảnh
– Tin học: Tra cứu tìm tài liệu, trình chiếu
– Hội họa: Vẽ tranh Vĩ Dạ
– Âm nhạc: Bài hát về Huế, Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ
– Báo chí: Tiến hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
– Điện ảnh: Phim về cuộc đời Hàn Mặc Tử
b. Kĩ năng
– Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
– Phân tích, cảm nhận được vẻ đẹp ngôn ngữ, hình tượng thơ.
c. Thái độ, phẩm chất
– Trân trọng tài năng nghệ thuật của tác giả Hàn Mặc Tử.
– Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, lòng yêu đời, nghị lực
sống mạnh mẽ trước thử thách của hoàn cảnh.
– Động viên, trân quí tinh thần đam mê nghệ thuật và sáng tạo của HS.
d. Năng lực
– Năng lực chung: tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và
hợp tác.
– Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học
15
+ Biết cách đọc và nắm được những thông tin chính về bài thơ (kĩ năng đọc)
+ Biết viết một đoạn văn giới thiệu về tác giả, tác phẩm, giá trị của tác phẩm (kĩ
năng viết)
+ Biết trình bày vấn đề liên quan đến các tác giả và tác phẩm (kĩ năng nói)
+ Nghe và nắm được thông tin chính; thảo luận về những vấn đề có liên quan
đến tác phẩm (kĩ năng nghe)
2.2.2. Phương pháp, phương tiện
a. Phương pháp: thuyết trình, thảo luân nhóm, sơ đồ tư duy, đóng vai, mảnh
ghép.
Kĩ thuật dạy học: lồng ghép trò chơi, trò chơi Tiếp sức, khăn trải bàn, “hỏi và
trả lời”, “trình bày một phút”.
b. Phương tiện
– Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, tivi thông minh, biên bản họp
nhóm/ video của các nhóm.
– Học sinh: giấy A0, A3, bút dạ, bút màu, chì, bảng phân công nhiệm vụ
nhóm.
2.2.3. Tiến trình tổ chức dạy học
Bước 1: Lập kế hoạch
(Thời gian: 45 phút. Thực hiện ngoài giờ lên lớp)
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa