dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Xây dựng bộ tư liệu tranh biếm họa để giảng dạy chuyên đề Địa lí 10 Bộ sách Cánh Diều theo mô hình lớp học đảo ngược

SKKN Xây dựng bộ tư liệu tranh biếm họa để giảng dạy chuyên đề Địa lí 10 Bộ sách Cánh Diều theo mô hình lớp học đảo ngược

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ền tảng văn hoá vững chắc và
năng lực thích ứng cao với sự thay đổi của Thế giới. Đổi mới giáo dục đã trở
thành xu thế mang tính toàn cầu.
Trong chiến lƣợc đổi mới toàn diện ngành giáo dục, đổi mới phƣơng pháp
dạy học cóý nghĩa quyết định. Các phƣơng pháp dạy học tích cực đƣợc áp dụng
ngày càng nhiều và đều có mục tiêu là phát huy năng lực nhận thức, độc lập,
sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của ngƣời học. Dạy học theo mô hình
lớp học đảo ngƣợc – Flipped classroom là một trong những phƣơng pháp dạy học
tích cực, hiện đại và đáp ứng đƣợc các yêu cầu nêu trên. Thay vì giảng bài nhƣ
thông lệ, giáo viên (GV) lại là ngƣời hƣớng dẫn; ngƣời học thay vì tiếp thu kiến
thức một cách thụ động từ GV, sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải
nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học. Mô hình này giúp
học sinh (HS) phát huy và rèn luyện năng lực tự học, tính chủ động của chính
bản thân mà không còn thụ động trong quá trình khám phá tri thức.
Trong quá trình giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngƣợc (LHĐN), việc
sử dụng các loại bản đồ, tranh ảnh, đặc biệt là tranh biếm họa (TBH) đƣợc đánh
giá là một công cụ quan trọng và có hiệu quả để đổi mới phƣơng pháp dạy học.
Khi những hiểu biết mà bản đồ mang đến chỉ dừng lại ở những đƣờng biên giới,
những địa danh và những sự vật Địa lí khô khan thì tranh ảnh lại chuyên chở
một giá trị đặc biệt mang tính trực quan và tạo hứng thú rất lớn cho HS. Chính
vì thế, việc thu thập nguồn TBH phong phú trên mạng internet và các nguồn
sách báo, tạp chí để xây dựng thành một bộ tƣ liệu tranh, phục vụ cho quá trình
3
dạy học Địa lí nói chung, dạy học chuyên đề Địa lí 10 nói riêng, có một ý nghĩa
rất lớn. Nó sẽ tạo ra một cái nhìn mới mẻ và khác biệt cho các vấn đề Địa lí
tƣởng nhƣ khô khan, trừu tƣợng. Bộ tƣ liệu TBH cùng với các video bài giảng E

  • learning cũng góp vào kho học liệu số nhƣ một nguồn tƣ liệu hữu ích, cùng với
    sách điện tử, bài kiểm tra dƣới dạng tệp tin, các bài phát biểu, chƣơng trình
    truyền hình, cho đến các loại hình ảnh, đồ họa thông tin, video, phim ảnh, hay
    các trang web chia sẻ tài nguyên…khác để GV và HS có thể tham khảo, tra cứu.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã có sáng kiến “ Xây dựng bộ tư
    liệu tranh biếm họa để giảng dạy chuyên đề Địa lí 10 (bộ sách Cánh Diều) theo
    mô hình lớp học đảo ngược”
    PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP
    I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƢỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
    Chúng ta đang sống ở những thập niên đầu của thế kỉ XXI, trong những
    thập kỉ qua, nền giáo dục của thế giới đã có những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ
    cả về hình thức, nội dung, từ cách tổ chức quản lí trƣờng học cho đến phƣơng
    pháp giảng dạy của mỗi thầy cô giáo. Tuy giống nhau về mục tiêu nhƣng trình
    độ và sự phát triển về giáo dục của mỗi quốc gia có nhiều điểm khác biệt.
    Tại Việt Nam, công cuộc cải cách giáo dục hiện nay đang đƣợc tiến hành
    khá mạnh mẽ, quyết liệt. Một trong những mục tiêu của cải cách giáo dục là
    chuyển từ mô hình “lớp học truyền thống” sang mô hình “hiện đại”. Tuy nhiên,
    mô hình lớp học truyền thống vẫn đang đƣợc áp dụng chủ yếu ở tất cả các cấp
    học. Đó là mô hình lớp học với bảng đen phấn trắng, GV chuẩn bị kế hoạch bài
    dạy trƣớc khi lên lớp. Trong 45 phút học trên lớp, GV chủ yếu truyền thụ kiến
    thức, HS lĩnh hội tri thức thông qua việc học tại lớp và làm bài tập ở nhà. Mô
    hình này có nhiều ƣu điểm nhƣ: HS có thể nắm bắt đƣợc kiến thức cơ bản ngay
    trên lớp học, vấn đề gì chƣa hiểu HS có thể trao đổi trực tiếp với GV và với bạn
    bè. GV có thể nắm đƣợc lực học của từng HS để có những phƣơng pháp dạy học
    phù hợp với từng đối tƣợng HS. Trong thời lƣợng 1 tiết học, việc giao tiếp trực
    4
    tiếp giữa HS với HS, HS với GV sẽ góp phần hình thành năng lực và phẩm chất
    chủ yếu của HS. Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ nhiều hạn chế:
  • Trên lớp, GV chủ yếu truyền đạt kiến thức mới, HS tiếp thu kiến thức
    một cách thụ động. Theo thang tƣ duy của Bloom (Benjamin Bloom, một giáo
    sƣ của trƣờng Đại học Chicago), thì nhiệm vụ này chỉ ở bậc nhận thức thấp (tức
    là “Biết” và “Hiểu”), thuộc “Low thinking”. Còn khi về nhà, HS lại phải làm
    những bài tập vận dụng – những nhiệm vụ thuộc bậc nhận thức cao của thang tƣ
    duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”). Điều trở
    ngại ở đây là những nhiệm vụ bậc cao lại do HS và phụ huynh – là những ngƣời
    không có chuyên môn đảm nhận.
  • Mỗi bài học trên lớp đều có thời gian nhất định. GV phải dùng phần lớn
    thời gian trên lớp để giúp HS nắm đƣợc kiến thức, kỹ năng mới, sau đó HS làm
    bài tập về nhà để củng cố, hoàn thiện tri thức đã tiếp nhận trên lớp. Nhiều khi
    HS không có thời gian để kịp hiểu bài, giờ học sau đã phải chuyển sang bài học
    mới. Việc học nhƣ vậy lâu dần, khiến HS cảm thấy chán nản, không kích thích
    đƣợc tính chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập của HS.
  • Việc kiểm tra đánh giá chủ yếu làm trên giấy, hạn chế rất nhiều khả
    năng tranh biện, sáng tạo của HS…
    Nhƣ vậy, mô hình lớp học truyền thống tuy có nhiều ƣu điểm nhƣng cũng
    bộc lộ không ít hạn chế. Thực tế tại trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh, mô hình này
    vẫn là mô hình dạy học chủ yếu.
    Tuy nhiên, hiện nay, ngành giáo dục đang có những thay đổi căn bản và
    toàn diện. Nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực đã và đang đƣợc áp dụng linh
    hoạt. Đặc biệt trong hai năm học 2019-2020, 2020-2021, do dịch bệnh Covid 19
    diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đứng trƣớc thách thức lớn, phải chuyển từ
    dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến. Các trƣờng trung học phổ thông đã
    thích ứng để duy trì dạy và học linh hoạt, vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa
    cung cấp kiến thức cho HS trong thời gian học trực tiếp tại trƣờng và trực tuyến
    tại nhà. Việc giảng dạy cùng lúc hai hình thức “online-offline” cũng là thách
    5
    thức với các thầy cô giáo để đảm bảo chất lƣợng giảng dạy. Trƣớc tình hình đó,
    mô hình dạy học LHĐN đã đƣợc áp dụng và bƣớc đầu đã mang lại những hiệu
    quả nhất định. Đến năm học 2022-2023, dịch bệnh Covid 19 cơ bản đã đƣợc
    khống chế, GV và HS đã đƣợc trở lại trƣờng dạy và học trực tiếp. Tuy nhiên,
    các hình thức và phƣơng pháp dạy học mới kết hợp với mô hình LHĐN vẫn cần
    đƣợc phát huy để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
    II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong những năm gần đây, dạy học Địa lí đã có những chuyển biến tích
    cực. Nhiều phƣơng pháp dạy học mới đã đƣợc áp dụng nhằm phát huy tính tích
    cực, chủ động và sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Công nghệ thông tin,
    học liệu số và thiết bị công nghệ đã đƣợc đƣa vào trong dạy học, giáo dục ngày
    càng phổ biến nhằm hỗ trợ việc dạy, học và đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá
    HS trong môi trƣờng số hóa…
    Trong các phƣơng pháp dạy học tích cực, việc sử dụng tranh ảnh đƣợc
    đánh giá là một công cụ quan trọng và có hiệu quả để đổi mới phƣơng pháp dạy
    học. Các loại tranh ảnh rất phong phú, trong đó có một thể loại tranh có mức độ
    thể hiện rất sâu sắc, đó là tranh biếm họa. Ở các quốc gia phát triển nhƣ Anh,
    Đức, Hoa Kỳ, Pháp, Australia…TBH đã sớm đƣợc đƣa vào trƣờng học và trở
    thành một công cụ dạy học quan trọng hàng đầu để hình thành kiến thức, phát
    triển kĩ năng. Ở nƣớc ta, việc sử dụng TBH chƣa đƣợc ứng dụng và phổ biến
    rộng rãi trong quá trình dạy học.
    Thực tế dạy học Địa lí cho thấy nhiều vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội phức
    tạp không đƣợc phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc trong SGK với bản đồ và
    tranh ảnh thông thƣờng, thì chúng lại đƣợc thể hiện rõ nét trong TBH vì TBH
    thực sự là tấm gƣơng đầy màu sắc phản ánh các hiện tƣợng Địa lí về mặt tự
    nhiên và kinh tế – xã hội một cách mới mẻ. Với sức mạnh biểu đạt riêng biệt của
    mình, TBH còn có khả năng phản ánh những vấn đề dƣờng nhƣ rất rộng lớn,
    6
    phức tạp trên quy mô toàn cầu, liên lục địa hay đa quốc gia cũng nhƣ có khả
    năng tác động đến thái độ và hành vi của ngƣời học.
    Bên cạnh đó, để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS, mở rộng
    hình thức học tập với sự linh hoạt về thời gian, không gian, sự phong phú, hấp
    dẫn trong những học liệu đa phƣơng tiện, mô hình LHĐN là một cách thức hữu
    hiệu để đƣa TBH vào giảng dạy Địa lí hiệu quả, nhất là Địa lí 10 nói chung và
    chuyên đề Địa lí 10 nói riêng trong chƣơng trình GDPT 2018. Đây là môn học
    trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về khoa học Địa lí, kiến thức Địa lí tự
    nhiên, kinh tế xã hội đại cƣơng, cũng nhƣ vận dụng những kiến thức đó vào
    cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trƣờng tự nhiên và xã hội xung quanh,
    đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nƣớc trong thời đại mới. Tuy
    nhiên, chƣơng trình Địa lí 10 có khá nhiều những khái niệm trừu tƣợng, các khái
    niệm đó nếu đƣợc đƣa vào bài giảng bằng các hình ảnh trực quan, sinh động,
    mang tính châm biếm với hình thức học tập “ đảo ngược ” sẽ kích thích đƣợc sự
    hứng thú và yêu thích môn học của HS. HS sẽ làm chủ quá trình nhận thức của
    mình, từ đó giúp các em phát triển các phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của
    chƣơng trình GDPT 2018.
    B.TÍNH MỚI, TÍNH KHÁC BIỆT CỦA SÁNG KIẾN
    Để đƣa tranh biếm họa vào giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngƣợc, tác giả
    đã xác định một số nội dung chủ yếu của sáng kiến nhƣ sau:
  • Tranh biếm họa là gì?
  • Khái niệm về tranh biếm họa
  • Phân loại tranh biếm họa
  • Lợi ích của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí
  • Nguyên tắc lựa chọn tranh biếm họa
  • Mô hình lớp học đảo ngƣợc:
  • Khái niệm về lớp học đảo ngƣợc
  • So sánh mô hình lớp học truyền thống và lớp học đảo ngƣợc
  • Những ƣu điểm của lớp học đảo ngƣợc
    7
  • Ứng dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong việc giảng Địa lí 10 tại trƣờng
    THPT Lƣơng Thế Vinh
  • Xây dựng bộ tƣ liệu tranh biếm họa để giảng dạy chuyên đề Địa lí 10 theo
    mô hình lớp học đảo ngƣợc:
  • Xác định rõ những nội dung có thể sử dụng tranh biếm họa trong chuyên
    đề Địa lí 10 ( Bộ sách Cánh Diều)
  • Chủ động thu thập tƣ liệu tranh biếm họa để giảng dạy chuyên đề Địa lí 10
  • Một số công cụ hỗ trợ dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc
  • Kết hợp một số phƣơng pháp dạy học tích cực trong mô hình lớp học đảo
    ngƣợc
  • Quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngƣợc
  • Bảng tổng hợp bộ tƣ liệu tranh biếm họa để giảng dạy chuyên đề Địa lí 10
    (sách Cánh Diều) theo mô hình lớp học đảo ngƣợc.
  • Kế hoạch bài dạy minh họa: sử dụng TBH vào giảng dạy chuyên đề “Biến
    đổi khí hậu” theo mô hình LHĐN.
  • Bài giảng E-lerning minh họa sử dụng TBH vào giảng dạy chuyên đề “Biến
    đổi khí hậu” theo mô hình LHĐN.
    C. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
  1. Phạm vi :
    Năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022, chúng tôi đã sử dụng tranh biếm họa
    để giảng dạy vào khối lớp 10 (chƣơng trình Địa lí THPT 2006) theo mô hình
    LHĐN và đã thu đƣợc những hiệu quả tích cực. Năm học 2022 – 2023, sách
    giáo khoa Địa lí 10 theo chƣơng trình GDPT 2018 đƣợc áp dụng ở khối lớp 10,
    trên cơ sở những kinh nghiệm đã có, chúng tôi đã xây dựng bộ tƣ liệu TBH để
    áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy chuyên đề Địa lí 10 bộ sách Cánh Diều.
  2. Đối tƣợng áp dụng
  • Học sinh các lớp 10 của trƣờng .
    8
  • Sáng kiến này cùng với bộ tƣ liệu tranh biếm họa và bài giảng E –
    learning có thể góp một phần vào nguồn học liệu số thêm phong phú, làm tài
    liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
    D. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG
    SÁNG KIẾN VÀO GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ LỚP 10
    (SÁCH CÁNH DIỀU)
  1. Những thuận lợi:
  • Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng các tổ, nhóm chuyên môn trong trƣờng
    quan tâm đến việc dạy – học của GV và HS, quan tâm đến việc đổi mới thƣờng
    xuyên hình thức và phƣơng pháp dạy – học.
  • 100% GV của trƣờng đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo. Việc sử dụng
    công nghệ thông tin ngày càng đƣợc chú trọng, nên phần lớn GV đã biết ứng
    dụng công nghệ thông tin để khai thác nguồn học liệu số phong phú phục vụ quá
    trình giảng dạy tại trƣờng.
  • Cơ sở vật chất của trƣờng khá tốt, với đầy đủ máy tính, máy chiếu có kết
    nối internet, các phòng chức năng… thuận lợi cho việc dạy và học theo mô hình
    LHĐN
  • Đa số HS tích cực, chủ động, tự giác trong việc học tập và rèn luyện.
  • Bản thân chúng tôi luôn chủ động, tích cực trong việc giảng dạy và đổi
    mới phƣơng pháp dạy học, chủ động xây dựng các sáng kiến dựa vào kinh
    nghiệm của mình.
  1. Những khó khăn:
  • Nhận thức của một bộ phận GV, phụ huynh, HS về tổ chức LHĐN còn
    chƣa đồng đều.
  • Thời gian để GV và HS tổ chức LHĐN không nhiều do môn Địa lí 10
    chƣơng trình GDPT 2018 trung bình chỉ có 2 tiết/ tuần, chuyên đề Địa lí 10 có
    tổng 35 tiết/ cả năm nên để có thể tổ chức đƣợc LHĐN đòi hỏi cả GV và HS
    phải có sự chuẩn bị thật kỹ trƣớc khi lên lớp mới có đủ thời gian để hoàn thành
    bài học.
    9
  • Việc tổ chức LHĐN đòi hỏi phải có các phƣơng tiện dạy – học hiện đại
    nhƣ máy tính, điện thoại thông minh có kết nối Internet. Trong khi đó, nhiều HS
    hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên chƣa thể trang bị đầy đủ các phƣơng tiện
    đó, nhiều em phải lên trƣờng hoặc nhờ bạn bè để xem video bài giảng hoặc bài
    tập GV giao trƣớc khi lên lớp. Bên cạnh đó đƣờng truyền Internet không ổn định
    cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng dạy – học của GV và HS
    E. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN:
  1. Tranh biếm họa là gì?
    1.1. Khái niệm tranh biếm họa:
    Thuật ngữ “tranh biếm họa” có gốc la-tinh là“Carrus” và trong tiếng Ý
    “caricare” nghĩa là “cường điệu“. Lần đầu tiên thuật ngữ này xuất hiện trong
    các bức tranh của họa sĩ ngƣời Ý Carracci từ những năm cuối thế kỷ XVI . Ở
    Đức, thuật ngữ “karikatur” có nghĩa là “tranh biếm họa” xuất hiện muộn và mãi
    sau mới đƣợc sử dụng rộng rãi vào giữa thế kỷ XIX. Theo từ điển tiếng Đức
    “tranh biếm họa” gồm hai lớp nghĩa: thứ nhất là “những bức tranh hài hước,
    phóng đại hoặc tương tự về một người, một vật hay sự kiện này thông qua sự hài
    hước hoặc nhấn mạnh châm biếm bằng cách chú trọng vào một số tính chất, đặc
    trưng để chế giễu”. Lớp nghĩa thứ hai ở cấp độ mạnh hơn nghĩa là “nhạo báng”.
    Ở Việt Nam, TBH đƣợc quan niệm “là một loại hình nghệ thuật có chính
    kiến rõ ràng dùng ngôn ngữ tạo hình đặc biệt vạch ra, biểu đạt một cách cường
    điệu, khuếch đại được các mâu thuẫn nội tại đối với các quan hệ chính trị, xã
    hội, giá trị đạo đức… trong sự hình thành và phát triển xã hội loài người”. Phần
    lớn TBH gắn liền với các sự kiện thời sự, chính trị, xã hội nóng quan trọng. Sức
    nặng của một bức TBH hay có giá trị hơn nhiều các bài bình luận, các bài diễn
    văn dài lê thê. Cho nên TBH đã từng đƣợc coi là “vũ khí sắc bén” trong nhiều
    lĩnh vực.
    (Nguồn: https://hoangthinga.wordpress.com/)
    Hiện nay TBH đã có mặt trong các ấn phẩm báo chí nhƣ Tuổi trẻ cười,
    Học trò cười, báo Sài Gòn Giải phóng có chuyên mục Biếm họa; báo Quân đội
    10
    nhân dân Cuối tuần duy trì chuyên mục Câu lạc bộ Chiến sĩ… Những tác
    phẩm biếm họa đã tạo đƣợc chỗ đứng và khẳng định giá trị, sức mạnh riêng có
    của nó trong truyền thông. Trong lĩnh vực giáo dục, TBH đang là một khía cạnh
    cần đƣợc khai thác có tác dụng truyền tải kiến thức trực quan, khắc sâu kiến
    thức, tạo nên nét chấm phá sinh động cho mỗi bài học.
    1.2. Phân loại tranh biếm họa
    Theo Dietrich Grünewald, ông chia TBH theo ba tiêu chí sau:
    – Xét trên tiêu chí lĩnh vực có: TBH về chính trị; TBH về kinh tế; TBH về
    quân sự; TBH về văn hóa…
    – Xét theo cách trình bày có hai loại: TBH hình ảnh và TBH có cả hình
    ảnh lẫn lời dẫn.
    – Xét theo mức độ thể hiện có bốn loại: TBH vắn tắt; TBH kỳ cục – khó
    hiểu; TBH tự nhiên và TBH sống động.
    Theo Wolfgang Marienfeld, TBH có thể đƣợc chia thành các loại nhƣ sau:
    – Theo cấu trúc thì có 3 loại: TBH về sự vật, sự việc; TBH một nhóm
    ngƣời, một tổ chức, quốc gia… và TBH cá nhân cụ thể .
    – Theo nội dung thì TBH đƣợc chia nhƣ sau: TBH về một sự kiện lịch sử,
    TBH về quá trình lịch sử và TBH về trạng thái .
    (Nguồn: https://hoangthinga.wordpress.com/)
    1.3. Lợi ích của việc sử dụng TBH trong dạy học Địa lí
    Bản thân TBH cũng là một loại kênh hình vì vậy nó có tính trực quan cao.
    Bên cạnh đó, TBH lại có yếu tố cƣờng điệu, sự hài hƣớc, lạ lẫm thu hút học sinh
    mà tranh minh họa đơn thuần không có đƣợc. Vì vậy, với TBH học sinh không
    đơn thuần chỉ quan sát tranh và liên hệ đến nội dung kiến thức mà còn phải lý
    giải, phân tích, giải thích, đánh giá những nội dung kiến thức đƣợc “cường điệu”
    trong tranh. Mặt khác, TBH cũng không “nặng nề”, không khô khan nhƣ bản
    đồ, lƣợc đồ. Mặc dù ít nhiều TBH mang tính chủ quan của tác giả nhƣng nó
    cũng có có ý nghĩa sƣ phạm to lớn, đặc biệt trong việc dạy học Địa lí trên cả ba
    mặt: kiến thức, thái độ và kỹ năng.
    11
    Về mặt kiến thức, HS khi xem xét một bức TBH, muốn hiểu đƣợc những
    biểu hiện trong đó nói lên điều gì, buộc HS phải đặt nó trong tổng thể kiến thức.
    Bên cạnh việc phải phân tích, HS phải thiết lập các mối liên hệ, các giả thuyết
    giữa hình ảnh và nội dung bài học để phán đoán và kết luận. Nhƣ vậy, khi sử
    dụng TBH, HS đƣợc tái hiện một lần nữa những kiến thức liên quan đến hình
    ảnh và qua quá trình suy luận, kiến thức dễ khắc sâu hơn rất nhiều so với việc sử
    dụng các kênh hình thông thƣờng.
    Ví dụ: Khi học chuyên đề Biến đổi khí hậu ( SGK chuyên đề Địa lí 10 –
    Cánh diều), nếu HS đƣợc xem hình ảnh thì chắc chắn các em tự đặt ra những
    câu hỏi suy luận và tìm cách giải thích: Băng tan và ngập lụt là do nguyên nhân
    nào? Hậu quả của nó là gì?
    Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/hoa-si-biem-hoa-viet-nam
    Về mặt thái độ, TBH mang đến sự hấp dẫn và cuốn hút HS bởi chính đặc
    thù của TBH. HS dễ bị lôi cuốn vào yếu tố hài hƣớc, trào phúng hay sự thể hiện
    biếm họa độc đáo trong bức tranh. HS từ chỗ tò mò, hiếu kỳ về những yếu tố đặc
    biệt trong tranh, đi đến muốn tìm hiểu nội dung ẩn giấu trong bức tranh đó là gì?
    Có một số TBH, khi mới nhìn HS có thể bật cƣời vì sự trào phúng của nó,
    nhƣng sau tiếng cƣời sảng khoái đó, các em sẽ phân tích, tổng hợp kiến thức,
    liên hệ để giải thích sự ẩn dụ trong đó. Sau cùng HS sẽ bày tỏ đƣợc quan điểm
    và thái độ của mình đồng tình hay phản đối với vấn đề đƣợc đề cập.
    12
    Về kỹ năng, việc sử dụng thích hợp các TBH đã thúc đẩy HS không thể
    làm việc đơn giản thông qua việc phân tích văn bản (kênh chữ) hay nghe giảng
    một cách đơn thuần mà nó đòi hỏi tổng hợp các kỹ năng: phân tích hình ảnh, đọc
    văn bản, liên hệ kênh chữ và kênh hình, phán đoán, liên hệ, suy xét và kết luận.
    Các nhà giáo dục học gọi chung quá trình phân tích một bức TBH là “sự giải
    mã”, bởi bức TBH càng đơn giản thì nó lại là sự mã hóa nội dung bằng hình ảnh
    ở mức cao nhất . Khi giải mã bức tranh, tức là HS đƣợc lần lƣợt thực hiện các kỹ
    năng nói trên, và khi lặp lại nhiều lần, các kỹ năng của HS sẽ trở nên thành thục.
    Mặt khác, tƣ duy độc lập, sáng tạo của HS đƣợc phát triển trong việc đánh giá
    TBH. Các hình ảnh mang yếu tố trực quan đánh thức tƣ duy, đƣa HS đi từ biết
    đến hiểu sâu sắc kiến thức.
    Với những thế mạnh của TBH thiết nghĩ việc đƣa TBH vào SGK và các
    chuyên đề Địa lí là thực sự cần thiết, nhƣ một luồng gió mới làm phong phú
    thêm các thiết bị dạy học và học liệu truyền thống.
    1.4. Nguyên tắc lựa chọn tranh biếm họa
    1.4.1. Cần đảm bảo phù hợp với nội dung bài học. Lựa chọn TBH phù
    hợp với mục tiêu của từng hoạt động.
    Ví dụ: Khi dạy chuyên đề “ Biến đổi khí hậu” hoạt động : “Tìm hiểu biểu
    hiện của biến đổi khí hậu”
  • Mục tiêu hoạt động: Trình bày đƣợc biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  • Sản phẩm: Biểu hiện của biến đổi khí hậu
  • Nhiệt độ Trái Đất tăng
  • Lƣợng mƣa thay đổi
  • Nƣớc biển dâng
  • Gia tăng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
  • Tổ chức thực hiện:
    Bước 1: GV tổ chức trò chơi: Đặt tên cho tranh. GV đƣa ra 4 bức tranh
    13

Hình 1: Nguồn//http://songngoc.com/ Hình 2: Nguồn: https://psa.vn

Hình 3: Nguồn: https://dantri.com.vn Hình 4: Nguồn: https://images.app.goo.gl
Bước 2: Hs trao đổi, thảo luận, phân tích

  • Hình 1: Trái Đất đang ốm và cần đƣợc chăm sóc vì nhiệt độ quá cao. Hình
    ảnh cho thấy nhiệt độ Trái Đất tăng
  • Hình 2: Trái Đất ở hai thái cực, nơi thì mƣa nhiều, nơi thì hạn hán, chứng tỏ
    lƣợng mƣa phân bố không đều và có sự khác biệt ở các địa điểm trên Trái Đất
  • Hình 3: Hai tảng băng đang nói chuyện với nhau, tảng băng lớn hỏi tảng
    băng bé sao gầy thế? Hình ảnh muốn nói về hiện tƣợng băng tan ở hai cực, nƣớc
    biển dâng
  • Hình 4: Thời tiết quá nóng, một bắp ngô đã không còn hình dạng nhƣ ban
    đầu vì không đƣợc che chắn. Cho thấy thời tiết nắng nóng cực đoan
    Bước 3: Đặt tên cho tranh
    Hình 1: Trái Đất ốm rồi
    14
    Hình 2: Kẻ ăn không hết, ngƣời lần chẳng ra
    Hình 3: Giảm cân bất đắc dĩ
    Hình 4: Hot: nhan sắc tàn phai
    Bước 4: GV: kết luận, chuẩn xác kiến thức về những biểu hiện của biến đổi
    khí hậu
    1.4.2. Cần đảm bảo tính vừa sức. Vì TBH có yếu tố cƣờng điệu, phóng
    đại và có cả sự khó hiểu nên khi lựa chọn cần chú ý đến đối tƣợng HS. Sử dụng
    một bức TBH quá phức tạp có thể đƣa đến sự kích thích tìm hiểu, nhƣng có thể
    là một “gánh nặng” khi nó quá sức HS, từ đó dẫn đến việc không đạt mục tiêu
    dạy học dự kiến cho nội dung đó. Đồng thời cũng không nên sử dụng quá ba
    TBH cho một nội dung kiến thức hoặc quá năm tranh trong một tiết học.
    Hình 5: Nguồn:https://dantri.com.vn/ Hình 6: Nguồn: https://vneconomy.vn
    Ví dụ: Khi dạy về chuyên đề “ Biến đổi khí hậu”, phần tác động và hậu
    quả của biến đổi khí hậu, thay vì sử dụng hình 5 khiến HS khó hình dung, GV
    nên sử dụng hình 6, HS sẽ thấy ngay đƣợc tình trạng hạn hán, thiếu nƣớc cho
    sinh hoạt và sản xuất
    1.4.3. Cần đảm bảo được độ tin cậy. Độ tin cậy của TBH thể hiện tính
    chân thực của nhân vật, sự kiện, hiện tƣợng đƣợc phản ánh trong tranh, giúp HS
    có đánh giá thấu đáo. TBH thƣờng phản ánh thực tế cuộc sống nên nếu nguồn
    tranh đƣợc sử dụng không đáng tin cậy sẽ tạo nên những thông tin sai lệch cho
    ngƣời học. TBH thƣờng mang tính chủ quan của ngƣời vẽ, nên khi sử dụng
    tranh vào bài học, GV cần tìm hiểu dụng ý của ngƣời vẽ, trích dẫn rõ nguồn
    trang, giúp HS tiếp cận tranh không chỉ trên lớp mà cả bên ngoài lớp học.
    15
    1.4.4. Cần đảm bảo nguyên tắc hài hòa với các loại kênh hình khác
    nhƣ: tranh, ảnh, bản đồ, lƣợc đồ, sơ đồ, bảng thống kê. TBH có thế mạnh lớn
    trong việc hấp dẫn, cuốn hút học sinh, có thể sử dụng trong tất cả các khâu của
    quá trình dạy học nhƣ khởi động, hình thành kiến thức mới hay củng cố. Tuy
    nhiên nó chỉ có thể phản ánh một khía cạnh nhất định của bài học, do đó sử dụng
    TBH cần kết hợp với các kênh hình khác để đạt đƣợc hiệu quả tối đa.
    Ví dụ: khi dạy chuyên đề “ Biến đổi khí hậu” hoạt động: Tìm hiểu nguyên
    nhân của biến đổi khí hậu. GV sử dụng hình 6 thì HS sẽ chỉ thấy đƣợc một số
    nguyên nhân gây biến đổi khí hậu đó là hoạt động công nghiệp, giao thông vận
    tải, còn các hoạt động phát thải khí nhà kính khác nhƣ năng lƣợng, nông nghiệp,
    công trình xây dựng và nhà ở, chất thải thì HS vẫn cần phải nghiên cứu dựa vào
    bảng kiến thức và biểu đồ trong SGK. Nên trong trƣờng hợp này, hình 7 đƣợc sử
    dụng nhƣ một ví dụ minh họa cho một trong những nguyên nhân của biến đổi
    khí hậu là phù hợp.
    Hình 7: Nguồn: https://cuoi.tuoitre.vn/
  1. Mô hình lớp học đảo ngƣợc:
    2.1. Khái niệm về mô hình lớp học đảo ngược:
    Lớp học lật ngƣợc hay lớp học đảo ngƣợc là một chiến lƣợc hƣớng dẫn
    học tập, và là một kiểu học tập kết hợp đảo ngƣợc môi trƣờng học tập truyền
    thống bằng cách cung cấp nội dung hƣớng dẫn học tập, thƣờng là trực tuyến, cho
    HS học tập ngoài giờ học trên lớp. Nó di chuyển các hoạt động, bao gồm cả
    16
    những hoạt động có thể đƣợc coi là làm bài tập về nhà, vào trong lớp học (trong
    giờ học). Trong một LHĐN, HS xem các bài giảng trực tuyến, hợp tác trong các
    cuộc thảo luận trực tuyến hoặc thực hiện nghiên cứu tại nhà, còn tại lớp HS đào
    sâu và vận dụng kiến thức với sự hƣớng dẫn của GV. “Lớp học đảo ngược là một
    mô hình truyền đạt trong đó các yếu tố bài giảng điển hình và bài tập về nhà
    được đảo ngược cho nhau. Học sinh (ví dụ như ở nhà) xem các bài giảng video
    ngắn trước buổi học. Trong khi đó, thời gian trên lớp dành cho các bài tập, đồ
    án, HS hỏi sâu hơn về nội dung bài giảng đã xem và tham gia vào các hoạt động
    thực hành, đồng thời GV kiểm tra khả năng áp dụng kiến thức của học sinh.”
    (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/)
    Mô hình LHĐN đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về học tập tích
    cực (active learning). Đây là cách tiếp cận trong dạy học theo hƣớng để ngƣời học
    chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tƣơng tác. Phƣơng
    thức dạy học này tạo ra môi trƣờng khuyến khích tính tự chủ trong học tập cho
    ngƣời học vì họ có thể tìm hiểu trƣớc các kiến thức cần thiết chuẩn bị cho các bài
    học cũng nhƣ có thể tìm tòi trƣớc các vấn đề liên quan thay vì chờ đợi sự truyền
    đạt kiến thức của GV trên lớp. Thực hiện mô hình LHĐN sẽ góp phần rèn luyện
    tính tự học, phát triển nhận thức cho HS.
    Trong mô hình giảng dạy truyền thống trong lớp học, GV thƣờng là trọng
    tâm chính của một bài học và là ngƣời phổ biến chính thông tin trong suốt thời
    gian học. LHĐN chuyển sự hƣớng dẫn học tập sang mô hình lấy HS làm trung
    tâm, trong đó thời gian lên lớp đƣợc sử dụng để khám phá sâu hơn các chủ đề và
    tạo ra cơ hội học tập có ý nghĩa.
    2.2. So sánh mô hình lớp học đảo ngược với mô hình lớp học truyền
    thống
    Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí ở lớp học truyền thống, GV thƣờng
    phải dành phần lớn thời gian trên lớp để giúp HS nắm đƣợc những kiến thức, kỹ
    năng mới, sau đó HS làm bài tập, thực hành tại lớp, giao bài tập về nhà để củng
    cố, hoàn thiện tri thức đã tiếp nhận đƣợc. GV cũng chƣa có điều kiện để ứng
    17
    dụng nhiều công nghệ thông tin trong giảng dạy, GV chủ yếu sử dụng atlat, bản
    đồ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, ít có điều kiện để sƣu tầm và sử dụng các
    nguồn tranh ảnh khác, nhất là tranh biếm họa phục vụ bài giảng. Vì vậy, lớp học
    truyền thống chƣa thực sự tạo cho HS tính chủ động, tích cực và có nhiều hứng
    thú trong học tập.
    Hiện nay, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Vì
    vậy, việc dạy học kết hợp sử dụng phƣơng tiện dạy học nhƣ tranh ảnh, bản đồ,
    kết hợp với công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình học tập bên ngoài lớp
    học là một xu thế đã và đang ngày càng phổ biến trong giáo dục trên thế giới.
    Tranh ảnh, đặc biệt là TBH, với sức mạnh riêng của nó, nếu đƣợc sử dụng
    thƣờng xuyên, kết hợp với mô hình LHĐN, sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cách
    dạy và học của HS và GV các trƣờng THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT