SKKN Xây dựng quy trình giáo dục STEM Sắc tố tự nhiên ở trường THPT theo định hướng chương trình GDPT 2018
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
I. Căn cứ chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng:
- Trong công cuộc “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo tinh
thần Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị BCH TW
8 khóa XI ngành Giáo dục và Đào tạo (GD – ĐT) đã liên tục có những đổi mới tích
cực, toàn diện để đáp ứng mục tiêu:“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây
dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu
và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều
kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội
nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và
bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên
tiến trong khu vực.”. - Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Ban hành kèm theo Thông
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo): - Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. - Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết
ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. - Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy
năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung
cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Thấm nhuần chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng, trong những năm qua để
thực hiện chương trình GDPT 2006 đang hiện hành và đi trước đón đầu chuẩn bị thực
hiện chương trình GDPT 2018 nhiều địa phương, cơ sở đã triển khai việc xây dựng và
phát triển kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh của mỗi trường
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học
2
sinh. Trong đó, có giải pháp dạy học định hướng giáo dục STEM giúp học sinh tự
khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.
II. Căn cứ cơ sở lí luận về giáo dục STEM ở trường THPT:
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cánh mạng công nghiệp
lần thứ tư, nhằm hỗ trợ các trường phổ thông triển khai có hiệu quả giáo dục Khoa
học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học; Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn
3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020, Sở GDĐT Nam Định có công văn số
1303/SGDĐT-GDTrH ngày 08/9/2020 về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM
trong giáo dục trung học từ năm học 2020-2021 nhằm thực hiện có hiệu quả việc:
Đảm bảo giáo dục toàn diện: Triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên
cạnh các môn học đang được quan tâm, như: Toán, Khoa học..; các lĩnh vực Công
nghệ, Kỹ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ
giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất.
Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập trong
giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề
thực tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với
cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi triển khai
các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các
nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các hoạt
động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho
học sinh.
Kết nối trường học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục
STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất triển
khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thông cũng hướng
tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương.
Hướng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường phổ
thông, học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù
hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực
hiện tốt giáo dục STEM ở trường phổ thông cũng là cách thức thu hút học sinh theo
học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao
về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đặc biệt, tổ chức tốt giáo dục STEM ở nhà trường còn góp phần thực hiện
mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018: Giúp học sinh tiếp tục phát
triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân;
khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học
nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay
trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
3
III. Căn cứ cơ sở thực tiễn
Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao vì vậy đã thúc đẩy các ngành công
nghiệp, lương thực, thực phẩm, y dược, mỹ phẩm… cũng phát triển không ngừng để
cung cấp các sản phẩm phục vụ đời sống con người. Việc sử dụng các phụ gia và
phẩm màu trong chế biến lương thực, thực phẩm là một công đoạn không thể thiếu.
Nó nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ cho món ăn,
hấp dẫn với người tiêu dùng.
Tuy nhiên việc sử dụng các loại phẩm màu chưa được quản lý chặt chẽ và
những hiểu biết về ảnh hưởng đến sức khỏe chưa được phổ biến rộng rãi đến người.
Nên vấn nạn sử dụng phụ phẩm màu một cách tràn nan gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận.
Trong tự nhiên có nhiều sắc tố rất dễ chiết xuất để có thể thay thế nhiều phụ
phẩm hóa học độc trong chế biến thực phẩm. Đặc biệt, sắc tố tự nhiên có ưu việt trong
chế biến thực phẩm là rất an toàn, hiệu quả… Đây chính là gợi dẫn quan trọng để
chúng tôi hình thành ý tưởng: Xây dựng quy trình giáo dục STEM “Sắc tố tự nhiên” ở
trường THPT
Thực hiện ý tưởng này, chúng tôi mong muốn cho học sinh có cơ hội trải
nghiệm vận dụng kiến thức liên môn đã học vào quy trình tạo ra nước tẩy rửa sinh học
từ rác thải hữu cơ, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Đặc biệt, đây cũng là hình thức
dạy học mới, giúp định hướng cho học sinh phát triển các năng lực như: giải quyết
vấn đề và sáng tạo, tự học tự chủ, giao tiếp – hợp tác… Qua đó, hình thành ở học sinh
các phẩm chất, như: trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực… giúp các em tự khám phá,
trải nghiệm và sáng tạo cũng như rèn luyện và nâng cao kĩ năng lao động sản xuất
trong thực tiễn cuộc sống.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên; lãnh đạo cùng với nhóm giáo
viên môn Sinh học, Hóa học, Công nghệ, Vật lý ở trường THPT Nguyễn Trường
Thúy đã lựa chọn đề tài: Xây dựng quy trình giáo dục STEM “Sắc tố tự nhiên” ở
trường THPT theo định hướng chương trình GDPT 2018 làm đề tài sáng kiến
kinh nghiệm để trao đổi với các bạn đồng nghiệp, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục ở trường THPT, đặc biệt thực hiện thắng lợi mục tiêu
chương trình GDPT 2018.
4
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
- Vai trò và các dạng phẩm màu sử dụng làm lương thực thực phẩm.
Trong chế biến thực phẩm, màu sắc thực phẩm làm cho món ăn trở nên đẹp mắt
ngon miệng và phong phú hơn. Quá trình chế biến thực phẩm có thể làm biến chất
hoặc mất các chất màu tự nhiên trong nguyên liệu. Do đó, một số sản phẩm chế biến
có công thức, chẳng hạn như nước ngọt, bánh kẹo, kem và thức ăn nhẹ, xôi, … yêu
cầu phải bổ sung chất tạo màu. Chất tạo màu thường cần thiết để tạo ra một sản phẩm
đồng nhất từ các nguyên liệu thô có cường độ màu khác nhau. Vai trò của chất tạo
màu:
- Tăng sức hấp dẫn với người tiêu dùng
- Khôi phục màu đã mất
- Điều chỉnh màu sắc tự nhiên của thực phẩm
- Gia tăng màu sắc thực phẩm ở mức độ cần thiết
Chất tạo màu được sử dụng làm phụ gia thực phẩm được phân loại thành chất
tạo màu tự nhiên và chất tạo màu tổng hợp. Chất tạo màu tự nhiên có nguồn gốc từ
thực vật, động vật và các nguồn khoáng sản, trong khi chất tạo màu tổng hợp chủ yếu
là các hợp chất hóa học từ quá trình lọc hóa dầu.
1.1. Chất tạo màu tự nhiên
Hầu hết các chất tạo màu tự nhiên là chiết xuất có nguồn gốc từ các mô thực
vật. Việc sử dụng các chất chiết xuất này trong ngành công nghiệp thực phẩm có một
số vấn đề nhất định đi kèm với nó, bao gồm thiếu độ đậm màu nhất quán, không ổn
định khi tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt, tính biến đổi của nguồn cung cấp, phản ứng
với các thành phần thực phẩm khác, và bổ sung hương vị hay mùi thứ cấp. Ngoài ra,
nhiều loại không hòa tan trong nước và do đó phải được thêm chất nhũ hóa để đạt
được sự phân bố đồng đều trong sản phẩm thực phẩm.
Sử dụng các thực phẩm có chất tạo màu từ sắc tố tự nhiên từ những cây rất
quen thộc gần gũi xung quanh chúng ta (cây nghệ, cà rốt, củ rau dền, lá nếp, dứa, nếp
cẩm…) không chỉ tạo hương vị món ăn ngon hơn, kích thích vị giác, tạo màu sắc hấp
dẫn mà đảm bảo an toàn sức khỏe con người, bổ sung nhiều Vitamin A, C,
E…khoáng chất cho con người. Nếu chúng ta sử dụng chất tạo màu tổng hợp không
5
đúng cách và tràn lan sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hại cho sức khỏe con người như bệnh
ung thư, các bệnh về đường tiêu hóa… Đây là giá trị vô cùng to lớn mà không thể cân
đo đong đếm được. Đặc biệt sắc tố β carotene có ở các loại quả gấc, của cà rốt…có
vai trò dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Phân tử β carotene (provitamin A) là tiền chất
để tổng hợp vitamin A – một loại vitamin có khả năng tăng cường thị giác như giúp
tạo thành rhodopsin – sắc tố nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt, giúp võng mạc
nhận được các hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng, và có khả năng làm chậm sự tiến
triển của bệnh thoái hoá điểm vàng, qua đó giảm nguy cơ mù loà. Mặc dù có vai trò
quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ, song bản thân cơ thể con người lại không tự tổng
hợp được Beta caroten mà phải đưa vào nhờ thực phẩm.
6
7
1.2. Chất tạo màu tổng hợp
Chất tạo màu tổng hợp hòa tan trong nước và có sẵn trên thị trường dưới dạng
bột, bột nhão, hạt hoặc dung dịch. Các chế phẩm đặc biệt như là các “lake” (tên gọi
các hợp chất màu chứa kim loại, ít tan trong nước hoặc dung môi hữu cơ), được tạo ra
bằng cách xử lý chất màu với nhôm hydroxit. Chúng chứa khoảng 10 đến 40% phẩm
nhuộm tổng hợp và không hòa tan trong nước và dung môi hữu cơ. Lakes rất lý tưởng
để sử dụng cho các sản phẩm khô và nền dầu. Tính ổn định của chất màu tổng hợp bị
ảnh hưởng bởi ánh sáng, nhiệt, pH và các chất khử. Một số loại phẩm nhuộm đã được
tổng hợp hóa học và được phép sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau. Các chất màu
này được chỉ định theo hệ thống đánh số đặc biệt dành riêng cho từng quốc gia. Ví dụ:
Hoa Kỳ sử dụng số FD&C (hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm, thuốc và
mỹ phẩm) và Liên minh châu Âu (EU) sử dụng số E.
Tất cả các chất tạo màu tổng hợp đều đã trải qua phân tích độc học. Brilliant
Blue FCF, Indigo Carmine, Fast Green FCF, và Erythrosine được hấp thu kém và ít
có độc tính. Nồng độ cực cao (lớn hơn 10%) của Allura Red AC gây ra độc tính tâm
lý và Tartrazine gây ra phản ứng quá mẫn cảm ở một số người. Chất tạo màu tổng hợp
không được chấp thuận rộng rãi ở tất cả các quốc gia.
- Tác hại của việc sử dụng chất tạo màu tổng hợp tràn lan cho thực phẩm
2.1. Thực trạng và tác hại một số chất tạo màu tổng hợp phổ trên thế giới
và Việt Nam:
8
Xu hướng giới hạn việc sử dùng chất tạo màu tổng hợp ở Mỹ và EU.
Trong suốt những năm 1920 và 1930, Đạo luật “Thực phẩm và Thuốc tinh sạch” năm
1906 của Hoa Kỳ thực tế đã không đủ bao quát để bảo vệ công chúng Mỹ khỏi các
sản phẩm bị bóp méo công dụng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA)
thành lập vào năm 1927 được trao trách nhiệm thực thi Đạo luật này. Vào mùa thu
năm 1950, nhiều trẻ em bị ốm do ăn bỏng ngô có chứa 1-2% FD&C Orange # 1, một
chất phụ gia tạo màu đã được phê duyệt để sử dụng trong thực phẩm. Từ đó, FDA đã
khởi động một vòng điều tra độc học mới cho các chất tạo màu. Danh sách điều tra
ban đầu là bảy chất tạo màu, nhưng chỉ rút lại còn hai trong số bảy chất ban đầu được
sử dụng. Bản “Sửa đổi bổ sung màu” ban hành năm 1960 đã định nghĩa lại rõ ràng
những “chất phụ gia màu”, yêu cầu chỉ “các chất phụ gia màu” được liệt kê trong đó
là “phù hợp và an toàn” cho một mục đích sử dụng nhất định, mới có thể được sử
dụng trong thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm và thiết bị y tế. Trong vài năm tiếp theo, FDA
phát hiện ra rằng một số màu thực phẩm nhân tạo gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng
và đã tiến hành loại bỏ chúng ra khỏi danh sách, cho đến ngày nay chỉ còn lại một số
ít được phép sử dụng ở Hoa Kỳ.
Ở EU cũng có cùng xu hướng giảm số lượng phẩm màu tổng hợp được phép sử
dụng trong thực phẩm. EU có các hệ thống giám sát (bắt đầu từ sự thành lập các Nhà
phân tích cộng đồng vào thế kỷ 19) để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Chỉ thị đầu
tiên của EU tập trung vào việc sử dụng chất tạo màu trong thực phẩm được công bố
vào năm 1962; 36 màu được cho phép – 20 trong số đó là màu tự nhiên,16 màu tổng
hợp và tất cả đều được coi là an toàn cho con người. Luật cập nhật vào năm 1994,
trong đó ngừng cung cấp bảy màu (Chrysoine S, Fast Yellow AB, Orange GGN,
Scarlet GN, Ponceau 6R, Anthroquinone Blue và Black 7984). Đến năm 2007, Red
2G đã bị loại bỏ do lo ngại về an toàn. Từ đó, Luật mới dưới dạng Quy định 1331
năm 2008 bãi bỏ tất cả các luật trước đó và chỉ rõ lại danh sách các chất phụ gia thực
phẩm được phê duyệt (bao gồm cả màu), các loại thực phẩm có thể thêm vào và điều
kiện sử dụng của chúng một cách rõ ràng hơn và lưu hành cho tới bây giờ.
Nhiều chất phụ màu cấm vẫn tràn lan trong thị trường, điển hình như:
- Chất màu công nghiệp Sudan trong thực phẩm: Sudan nguồn gốc từ than
nhựa, tìm ra cách đây hơn 150 năm, gồm Sudan I (đỏ), Sudan II (màu cam), Sudan III
(đỏ đậm), Sudan IV (đỏ 24). Trong đó Sudan I dùng phỏ biến nhất. Dùng chủ yếu để
nhuộm giày, vải vóc, đồ chơi Plastic… Tác hại Sudan I gây biến đổi gen hình thành
khối U ác tính gây ung thư… Qua khảo sát của cơ quan chức năng tháng 1/2007 có
đến 9/18 mẫu ở Sài Gòn có Sudan I và Sudan 4… Như vậy Sudan đã có trong thực
phẩm từ lâu, nó như “trái bom sinh học” giết cả 1 thế hệ. Trong khi đó màu gấc có thể
thay thế được Sudan. - Rhodamin B là chất bột đỏ tím, dùng làm thuốc nhộm và làm chất đánh dấu
(thuốc nhuộm huỳnh quang) dùng trong phân tích phát hiện vi khuẩn và một số phân
tích hóa sinh. Người ta đã kiểm nghiệm trên động vật và có thể gây ung thư. Tuy
9
nhiên do lợi nhuận người sản xuất vẫn sử dụng để nhuộm cho bột ớt, tương ớt, hạt
dưa…
Ví dụ ngày 18/9/2020, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường – CATP Hà Nội,
phối hợp với CAH Phú Xuyên kiểm tra xưởng sản xuất, chế biến tương ớt nhà ông
Dương Văn Đình (SN 1965, ở Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên) (Nguồn: báo
dantri.com.vn) - Chất nhuộm Tartrazine ( E102) dùng nhiều có thể tăng hiếu động thái quá
và gây kém tập trung ở trẻ 3 tuổi và 8-9 tuổi. Đồng thời nguy cơ gây tổn thương
nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản ở Nam giới. Nhiều nước trên thế giới đã loại
10
E102 ra khỏi thực phẩm và nước uống. Năm 2003 Nhật Bản cấm dùng E102 trong
một số thực phẩm, trong đó có mì tôm. Tuy nhiên E102 ở Việt nam vẫn còn được sử
dụng trong hàm lượng cho phép. Năm 2008, EU cảnh báo về sự nguy hại của phẩm
màu vàng E102 và yêu cầu các sản phẩm có sử dụng E102 phải ghi khuyến cáo trên
nhãn như sau: phẩm màu vàng E102 – có thể có ảnh hưởng xấu lên hoạt động và sự
chú ý của trẻ em.
Phẩm màu vàng E102 còn có nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe sinh
sản của nam giới. Tại Mỹ, trong một nghiên cứu khoa học thực hiện trên chuột đực
được tiêm Tartrazine, kết quả cho thấy: Số lượng tinh trùng giảm và gây nên những
bất thường về hình thái của tinh trùng.
Phát hiện chất E102 trong bánh quy Magic (nguồn Báo VTC.vn) - Malachite green tạo màu xanh bắt mắt, giá thành rẻ. Malachite green là loại
hóa chất trong thành phần có chứa đồng và được sử dụng để nhuộm màu vi khuẩn
trong phòng thí nghiệm, xử lý nước diệt nấm trong nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2005,
chất này đã bị đưa vào danh mục hóa chất, kháng sinh bị cấm trong sản xuất kinh
doanh thủy sản tại Việt Nam do có nhiều nguy cơ với sức khỏe người sử dụng như có
thể gây rối loạn chuyển hóa, gây tổn thương chức năng gan, thận.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết hiện đã có kết quả kiểm nghiệm từ Viện
Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy có
hóa chất bị cấm trong đặc sản cốm Vòng (Hà Nội).
11
Nguồn báo Vietnamnet.vn
2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng
Nguyên nhân của việc sử dụng tràn lan phẩm màu hóa học như trên là do một
số nhóm nguyên nhân sau: - Do thói quen người tiêu dùng
- Do ăn thức ăn bất đắc dĩ
- Quen thuộc với sản phẩm
- Nội trợ không rõ mua không rõ nguồn gốc về chế biến thức ăn
- Do thiếu kiến thức, thông tin cần thiết
12 - Do khâu quản lý, kiểm soát của các cơ quan ban ngành còn yếu.
- Do chưa cập nhật thông tin chất cấm trên thế giới
Từ những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Xây dựng quy trình
giáo dục STEM “Sắc tố tự nhiên” ở trường THPT không chỉ giúp học sinh tự
khám phá, trải nghiệm và sáng tạo đồng thời nhằm tạo ra một loại chất tẩy rửa sinh
học, vừa an toàn lành tính, vừa không gây ô nhiễm môi trường và còn tận dụng nguồn
rác thải hữu cơ trong sinh hoạt.
- Thực trạng giáo dục STEM ở trường THPT
Để có căn cứ xác thực đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả trong việc xây
dựng quy trình giáo dục STEM “Sắc tố tự nhiên” ở trường THPT ở trường THPT
hiện nay, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng dạy học này thông qua
những hình thức như: phỏng vấn, trao đổi với giáo viên (GV), trò chuyện với học sinh
(HS), sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với GV và HS ở một số trường THPT tỉnh
Nam Định.
3.1. Đối với giáo viên:
Tôi đã tiến hành khảo sát 50 GV dạy các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh
học, Công nghệ ở trường THPT Nguyễn Trường Thúy và một số trường THPT trên
địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
a) Nội dung phiếu khảo sát:
Thầy (cô) hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách khoanh tròn vào chữ số
tương ứng theo quy ước trong từng câu hỏi hoặc đánh dấu X vào ô tương ứng:
Câu 1: Theo Thầy (Cô) giáo dục STEM có vị trí, vai trò như thế nào đối với
việc đổi mới phương pháp dạy học, phát triển phẩm chất, năng lực HS ở trường
THPT? - Không quan trọng 2. Bình thường
- Quan trọng 4. Rất quan trọng
Câu 2: Thầy (cô) có chú trọng tới việc giáo dục STEM cho học sinh ở môn
mình phụ trách giảng dạy không? - Không quan trọng 2. Ít chú trọng
- Chú trọng 3. Rất quan trọng
Câu 3: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về nhận thức của học sinh với chủ đề
STEM “Sắc tố tự nhiên” ở trường THPT? - Không tốt 2. Bình thường
- Tốt 4. Rất tốt
Câu 4: Trong thực tiễn dạy học bộ môn của mình, thầy (cô) đã sử dụng những
giải pháp nào để nâng cao hiệu quả giáo dục STEM ở trường THPT?
13
Giải pháp Mức độ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Chưa
tiến hành
Dạy học các môn học theo phương
pháp giáo dục STEM
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
trong chương trình giáo dục STEM
Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa
học, kĩ thuật, tham gia ngày hội STEM
b) Kết quả khảo sát:
- Bảng 1a: Kết quả khảo sát GV câu 1,2,3
Câu hỏi Các mức độ
1 2 3 4
SL % SL % SL % SL %
1 0 0 9 18% 27 54% 14 28%
2 0 0 18 36% 22 44% 10 20%
3 9 18% 21 42% 15 30% 5 10% - Bảng 1b: Kết quả khảo sát GV câu 4
Giải pháp Mức độ
1 2 3
SL % SL % SL %
1 13 26% 19 38% 18 36%
2 7 14% 13 26% 30 60%
3 4 8% 8 16% 38 76%
c) Phân tích kết quả khảo sát:
Ở câu hỏi số 1: Đa số GV khẳng định, giáo dục STEM có vị trí, vai trò quan
trọng và rất quan trọng đối với học sinh ở trường THPT (chiếm 82%). Tuy nhiên,
vẫn còn 18% GV xem nhẹ (bình thường) công tác giáo dục này.
Đối với câu hỏi số 2: GV khẳng định chú trọng đến việc giáo dục STEM ở
môn mình phụ trách giảng dạy (chiếm 44%), chỉ có 10/50 GV nhấn mạnh rất chú
trọng (chiếm 20%) và đáng tiếc là vẫn 36% GV được khảo sát còn thờ ơ với việc
này.
Trong câu hỏi 3, chỉ có 30%GV cho rằng,nhận thức của học sinh với chủ đề
STEM: “Sắc tố tự nhiên ” ở chương trình THPT ở mức tốt và rất tốt; có tới 60% thầy
cô cho là bình thường và không tốt. Đây sẽ là cơ sở thực tế quan trọng để đưa ra
những giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
14
học sinh với vấn đề giáo dục STEM cũng như ý thức bảo vệ môi trường, tái sử dụng
nguồn rác.
Khảo sát về những giải pháp của GV để nâng cao hiệu quả giáo dục STEM ở
trường THPT thì có đến 26% GV thường xuyên dạy học các môn học theo phương
pháp giáo dục STEM; chỉ có 14% GV thường xuyên tổ chức các hoạt động trải
nghiệm trong chương trình giáo dục STEM; chỉ có 8% GV thường xuyên tổ chức
hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, tham gia ngày hội STEM. Còn đa số GV chỉ
thỉnh thoảng, hoặc không quan tâm tới vấn đề này. Điều đó cho thấy GV chưa quan
tâm đúng mức và còn e ngại, lúng túng, chưa nâng cao ý thức trách nhiệm khi thực
hiện giáo dục STEM ở nhà trường; sự hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của
Ban giám hiệu trường THPT về giáo dục STEM.
3.2. Đối với học sinh:
Tôi sử dụng 803 phiếu điều tra cho toàn bộ HS Trường THPT Nguyễn Trường
Thúy tỉnh Nam Định để có thêm căn cứ thực tiễn về nhận thức của học sinh với việc
dạy học định hướng giáo dục STEM chủ đề “Sắc tố tự nhiên”
Phiếu khảo sát số 1:
Kết quả khảo sát cho thấy, có 94% các gia đình chưa bao giờ sử dụng các chất
tạo màu tự nhiên cho thực phẩm, 5% các gia đình được khảo sát thỉnh thoảng mới sử
dụng chất tạo màu tự nhiên cho thực phẩm, chỉ có 1% số gia đình thường xuyên sử
dụng các chất tạo màu tự nhiên cho thực phẩm tại nhà và được bán trên thị trường.
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1
Để chuẩn bị xây dựng cho chủ đề dạy học STEM các em HS vui lòng điền
vào phiếu khảo sát sau:
- Mức độ sử dụng sắc tố tự nhiên để tạo màu cho thực phẩm của gia đình
các em?
Thường xuyên , Thỉnh thoảng , Chưa bao giờ - Lí do gia đình các em không sử dụng sắc tố tự nhiên?
Không biết làm Không biết độ an toàn
Trên thị trường ít bán Các chất tạo màu tổng hợp tiện ích hơn
15
Thường Xuyên
1% Thỉnh thoảng
5%
Chưa bao giờ
94%
0%
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG
Thường Xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
Biều đồ khảo sát lí do không sử dụng chất tạo màu tự nhiên cho thực phẩm.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân việc sử dụng các chất tạo màu:
Sau khi chúng tôi điều tra lý do vì sao các gia đình không sử dụng các chất tạo
màu tự nhiên cho thực phẩm thì nhận được các ý kiến khác nhau như: - Không biết làm như thế nào.
- Không biết độ an toàn của sản phẩm.
- Thị trường ít bán và giá thành cao của các loại chất tạo màu tự nhiên cho thực
phẩm. - Các sản phẩm khác (sản phẩm chất tạo màu tổng hợp) tiện ích hơn: rẻ, dễ
mua…
16
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2
Em hãy cho biết ý kiến của bản thân bằng cách khoanh tròn vào chữ số tương
ứng trong các câu hỏi sau:
Câu 1: Theo em, dạy học STEM chủ đề “Sắc tố tự nhiên” có vị trí, vai trò
như thế nào đối với học sinh ở trường THPT?
- Không quan trọng 2. Bình thường
- Quan trọng 3. Rất quan trọng
Câu 2: Trong các giờ học ở các môn khoa học tự nhiên em có quan tâm, chú ý
tới những chủ đề dạy học STEM không?
Có chú ý Không chú ý
Câu 3: Em tự đánh giá nhận thức của bản thân mình như thế nào về giáo dục
STEM chủ đề đề “Sắc tố tự nhiên” ở trường THPT ?
Rất tốt Trung bình Kém Rất kém
Câu 4: Em có thường xuyên sưu tầm tài liệu, thực hiện các yêu cầu của GV để
học các chủ đề STEM không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
- Bảng : Kết quả khảo sát HS phiếu số 2:
Câu hỏi Các mức độ
1 2 3 4
SL % SL % SL % SL %
1 96 12% 249 31% 345 43% 113 14%
2 341 42,5 462 57,5%
3 76 9,5% 333 41,5% 289 36% 105 13%
4 759 94,5% 44 5,5%
5 84 10,5% 582 72,5 137 17%
Phân tích kết quả khảo sát:
Ở câu hỏi số 1: Có 57% HS khẳng định, giáo dục STEM có vị trí, vai trò quan
trọng và rất quan trọng đối với học sinh ở trường THPT. Tuy nhiên, vẫn còn 43%
HS xem nhẹ (bình thường; không quan trọng) phương pháp dạy học này.
Đối với câu hỏi số 2: 42,5% HS đã quan tâm, chú ý tới những chủ đề dạy học
STEM trong các giờ học, nhưng vẫn còn tới 57,5% HS không chú ý việc này.
Trong câu hỏi 3: Chỉ có 9,5% HS tự đánh giá, nhận thức của bản thân mình về
dạy học STEM chủ đề đề “Sắc tố tự nhiên” ở trường THPT rất tốt; 41,5% tự nhận ở
mức trung bình; có tới 49% tự nhận ở mức kém và rất kém. Điều này khá tương
đồng với đánh giá của GV và cũng sẽ là cơ sở thực tế quan trọng để đưa ra những giải
pháp tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh
với giáo dục STEM cũng như ý thức an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người.
17
Kết quả khảo sát ở câu hỏi 4 cho thấy: Chỉ có 10,5% HS thường xuyên sưu
tầm tài liệu, thực hiện các yêu cầu của GV để học các chủ đề STEM; đa số HS (72%)
thỉnh thoảng mới thực hiện yêu cầu này và 17% HS không bao giờ thực hiện.
Dựa trên các kết quả, số liệu trên cùng với kinh nghiệm các năm tham gia công
tác giảng dạy và một số năm triển khai giáo dục STEM có thể nhận thấy một thực tế
rằng: Giáo dục STEM là giải pháp cần thiết nhằm tích hợp các lĩnh vực khoa giúp
học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và
tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Phương pháp dạy học
định hướng giáo dục STEM giúp HS tiếp thu được kiến thức khoa học, kỹ thuật,
công nghệ và toán học chắc chắn; rèn khả năng sáng tạo, tư duy logic; giảm
gánh nặng về tâm lí học tập khô khan và quá tải đối với học sinh. Phương pháp
này có thể kích thích ở mức cao nhất tính tích cực học tập của học sinh, không chỉ
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện được kĩ năng nhận thức, kĩ năng
tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, kĩ năng giao tiếp,
tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập,kết hợp với hoạt động tập thể để phát huy tối đa
tính sáng tạo…Giúp cho việc hình, phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện ở
người học.
18
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
- NẮM CHẮC BẢN CHẤT VỀ GIÁO DỤC STEM, NỘI DUNG CT
GDPT 2018; CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ
ĐỔI MỚI KTĐG
1.1. NẮM CHẮC BẢN CHẤT GIÁO DỤC STEM
1.1.1. Khái niệm
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi
bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học của
mỗi quốc gia. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào
năm 2001.
Với những tiếp cận khác nhau, giáo dục STEM sẽ được hiểu và triển khai theo
những cách khác nhau. Các nhà lãnh đạo và quản lý đề xuất các chính sách để thúc
đẩy giáo dục STEM, quan tâm tới việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của
sự phát triển khoa học, công nghệ. Người làm chương trình quán triệt giáo dục STEM
theo cách quan tâm tới nâng cao vai trò, vị trí, sự phối hợp giữa các môn học có liên
quan trong chương trình. Giáo viên thực hiện giáo dục STEM thông qua hoạt động
dạy học để kết nối kiến thức học đường với thế giới thực, giải quyết các vấn đề thực
tiễn, để nâng cao hứng thú, để hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học
sinh.
Nhìn chung, khi đề cập tới STEM, giáo dục STEM, cần nhận thức và hành
động theo cả hai cách hiểu sau đây:
Một là, TƯ TƯỞNG (chiến lược, định hướng) giáo dục, bên cạnh định hướng
giáo dục toàn diện, THÚC ĐẨY giáo dục 4 lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật,
Toán với mục tiêu định hướng và chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của các ngành nghề liên quan, nhờ đó, nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế.
Hai là, phương pháp TIẾP CẬN LIÊN MÔN (khoa học, công nghệ, kỹ thuật,
toán) trong dạy học với mục tiêu: (1) nâng cao hứng thú học tập các môn học thuộc
các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán; (2) vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các vấn đề thực tiễn; (3) kết nối trường học và cộng đồng; (4) định
hướng hành động, trải nghiệm trong học tập; (5) hình thành và phát triển năng lực và
phẩm chất người học.
1.1.2. Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM
- Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường trung học.
Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn
học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc
tích hợp liên môn. - Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình của các môn học
nhằm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo thời lượng quy định của các
môn học trong chương trình.
19 - Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu sách giáo khoa,
tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dung kiến thức thông qua các hoạt động: lựa chọn
giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia
sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dưới sự hướng dẫn của giáo
viên.
1.1.3. Chu trình STEM
Mối quan hệ giữa Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học trong sự phát triển
của khoa học – kĩ thuật được thể hiện khái quát trong chu trình STEM dưới đây.
Chu trình trên đây bao gồm hai quy trình sáng tạo: Quy trình khoa học và Quy
trình kĩ thuật.
Quy trình khoa học: Xuất phát từ các ý tưởng khoa học, với sự hỗ trợ của các
công nghệ hiện tại, với công cụ toán học, các nhà khoa học khám phá ra tri thức mới.
Để thực hiện công việc đó, các nhà khoa học thực hiện quy trình: câu hỏi – giả thuyết - kiểm chứng – kết luận. Kết quả là phát minh ra kiến thức mới cho nhân loại.
Quy trình kĩ thuật: Xuất phát từ vấn đề hay đòi hỏi của thực tiễn, các nhà công
nghệ sử dụng kiến thức khoa học, toán học sáng tạo ra giải pháp công nghệ ứng dụng
các kiến thức khoa học đó để giải quyết vấn đề. Để thực hiện việc này, các nhà công
nghệ thực hiện quy trình: vấn đề – giải pháp – thử nghiệm – kết luận. Kết quả là sáng
chế ra các sản phẩm, công nghệ cho xã hội.
Hai quy trình nói trên tiếp nối nhau, khép kín thành chu trình sáng tạo khoa học - kĩ thuật theo mô hình “xoáy ốc” mà cứ sau mỗi chu trình thì l
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: