Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là gì
Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là gì?
Cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào khi triển khai kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực?
Nêu các bước thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.
* Sự khác biệt nhất giữa đánh giá kiến thức kĩ năng và đánh giá năng lực là:
Đánh giá kiến thức, kĩ năng là đánh giá xem xét việc đạt kiến thức kĩ năng của HS theo mục tiêu của chương trình giáo dục, gắn với nội dung được học trong nhà trường và kết quả đánh giá phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành về đơn vị kiến thức, kĩ năng. Còn đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của HS và kết quả đánh giá người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành theo các mức độ khác nhau
* Những nguyên tắc nào khi triển khai kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
- Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, trong đánh giá cần sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.
- Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình kiểm tra, đánh giá, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.
- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.
- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.
* Các bước thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học
Các bước | Nội dung thực hiện |
1. Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá | – Các mục tiêu về phẩm chất; năng lực chung; năng lực đặc thù. |
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá |
|
3. Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá | – Câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, phiếu đánh giá theo tiêu chí… |
4. Thực hiện kiểm tra, đánh giá | – Thực hiện theo các yêu cầu, kĩ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế nhằm đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình đánh giá: GV đánh giá, HS tự đánh giá, các lực lượng khác tham gia đánh giá. |
5. Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá |
|
6. Giải thích kết quả và phản hồi kết quả đánh giá |
|
7. Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực HS | – Trên cơ sở kết quả thu được, sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS; thúc đẩy HS tiến bộ. |
Mời các thầy cô xem thêm