dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Xây dựng học liệu số chủ đề Tốc độ phản ứng hoá học Môn Hoá học 10 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Xây dựng học liệu số chủ đề Tốc độ phản ứng hoá học Môn Hoá học 10 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục
phổ thông 2018 đối với lớp 10
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH2013 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của
Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết
số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình
thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông, từ năm học 2022 – 2023 chương trình giáo
dục phổ thông 2018 được đưa vào giảng dạy đối với các em học sinh lớp 10. Đây
là cơ hội và cũng là thách thức để chúng tôi – đội ngũ các thầy giáo, cô giáo cần
phải cố gắng nỗ lực để thực hiện tốt được mục đích “đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 với quan điểm theo định
hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học do đó đòi hỏi người giáo viên
phải đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá sao cho hiệu
quả và phù hợp, có như vậy mới thực hiện được mục tiêu giúp học sinh (HS) làm
chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào
đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
2. Vai trò của giáo viên trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
Nếu như ở chương trình giáo dục phổ thông 2006, vai trò của giáo viên (GV)
chủ yếu nặng về trang bị kiến thức, kỹ năng cho HS, chưa chú trọng việc vận dụng
kiến thức vào thực tiễn thì ở chương trình giáo dục phổ thông 2018 GV đóng vai
trò: là người tổ chức, kiểm tra định hướng, giúp HS tiếp nhận kiến thức chủ yếu
“học qua làm”, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải thích các hiện
tượng trong cuộc sống.
* Như vậy chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi GV liên tục phải
cập nhật, tư duy, học hỏi, trau dồi kiến thức, vận dụng sự hiểu biết của mình trong
cuộc sống để có những sự sáng tạo trong bài dạy … có như vậy mới đạt được mục
tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiệu quả nhất.
2
3. Vai trò của sách giáo khoa trong sự nghiệp giáo dục hiện nay
Chương trình GDPT 2006 , nội dung sách giáo khoa (SGK) được coi là
“nguồn kiến thức”, là căn cứ duy nhất để dạy học, kiểm tra đánh giá, cả chương
trình GDPT chỉ có một bộ sách duy nhất.
Chương trình GDPT 2018, nội dung SGK đóng vai trò là “học liệu” để tổ
chức hoạt động dạy học; dạy học theo nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình;
mỗi môn học có nhiều bộ SGK.
* Đây cũng là điểm rất mới trong khi thực hiện Chương trình GDPT 2018,
nếu GV biết chọn lọc và khai thác ưu điểm của các bộ sách trong quá trình dạy
học chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển năng lực HS.
4. Điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục hiện nay
Khi thực hiện chương trình giáo dục 2006, các nhà trường đã được trang bị
phòng học bộ môn, phòng thực hành với một số thiết bị dạy học tối thiểu, phòng
thực hành môn Hóa học có dụng cụ, hóa chất đáp ứng cho các thí nghiệm minh
họa và thí nghiệm thực hành. Tuy nhiên, khi đối chiếu danh mục thiết bị dạy học
hiện có với danh mục dạy học tối thiểu môn Hóa học theo chương trình giáo dục
phổ thông 2018 thì các trang thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu rất nhiều,
kinh phí của nhà trường lại hạn chế nên không thể trang bị đủ đáp ứng yêu cầu.
Cuối năm 2019, đầu năm 2020, khi dịch bênh Covid-19 bùng phát, hình thức
học chuyển chủ yếu từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Các phần mềm dạy học
trực tuyến được áp dụng, đó là phương pháp kết nối giữa người học và người dạy
bằng thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh và hệ thống internet. Để
đáp ứng nhu cầu dạy học trong thời gian dịch bệnh, các cơ sở giáo dục đã chú
trọng đầu tư trang thiết bị dạy học trực tuyến như: hệ thống mạng lan, máy quay,
máy tính…
Trường THPT Tống Văn Trân đã huy động nguồn lực từ các mạnh thường
quân, các thế hệ cựu học sinh để trang bị đủ cho mỗi lớp học 01 tivi thông minh
màn hình rộng 70 inch có kết nối Internet. Qua phương tiện dạy học này, thầy trò
nhà trường đã khai thác được các học liệu trên không gian mạng để phục vụ cho
nhu cầu dạy và học. Trong quá trình khai thác nguồn học liệu, chúng tôi nhận thấy
có những học liệu chất lượng rất tốt, tuy nhiên có học liệu chưa đạt yêu cầu.
Từ những lí do mang tính thời điểm, mục đích, yêu cầu của chương trình
GDPT mới; từ sự lạ lẫm chưa quen trong tâm lí của cả thầy cô và học trò trong
việc sử dụng các bộ tài liệu khác nhau làm học liệu giảng dạy và học tập và cũng
3
là năm đầu tiên thực hiện chương trình mới cho đối tượng HS lớp 10 trong khi
nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải xây dựng
một kho học liệu số phong phú làm chất liệu giúp GV và HS dựa vào đó để thoả
sức sáng tạo trong khi thiết kế các kế hoạch bài dạy theo ý tưởng, đối tượng HS
của mình; Dựa vào kho học liệu số đó HS cũng có thể tự học, tự nghiên cứu, tự
ôn tập củng cố kiến thức mọi lúc, mọi nơi…Cũng từ kho học liệu số đó có thể khai
thác triệt để hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị học tập, giảng dạy hiện nay của
trường THPT Tống Văn Trân.
* Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi nhận thấy chủ đề “Tốc
độ phản ứng hoá học” là chủ đề có một phần kiến thức của chương trình cũ và
một phần kiến thức mới được đưa vào giảng dạy tại chương trình Hoá học 10, nội
dung kiến thức của chủ đề lại gắn nhiều với thực tiễn cuộc sống và đem lại các
kiến thức thực tế bổ ích cho HS nên chúng tôi đã lựa chọn đề: Xây dựng học liệu
số chủ đề “Tốc độ phản ứng hoá học” – môn Hóa học 10 – Chương trình giáo
dục phổ thông 2018.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả gải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Phân tích nội dung, phương pháp, kiến thức khi dạy học chủ đề “Tốc độ
phản ứng hóa học”
Thứ nhất về mặt nội dung Chương trình cũ và mới đã có sự khác nhau:
Chương trình mới cung cấp thêm kiến thức về biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng
số tốc độ phản ứng và nồng độ (còn gọi là định luật tác dụng khối lượng); nêu được
ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ); Chương trình mới không còn nội dung
CBHH ở chủ đề này. Khi xuất hiện nội dung kiến thức mới, chắc chắn việc GV
cần có nguồn tài liệu tham khảo là hoàn toàn cần thiết và cấp bách, do đó chúng
tôi đề ra giải pháp xây dựng các dạng bài tập chủ đề “Tốc độ phản ứng hoá học”
làm nguồn tài liệu cho GV và HS giảng dạy và học tập.
Thứ hai về mặt phương pháp dạy học cả hai Chương trình đều khuyến khích
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Nhưng làm thế nào để giúp GV dễ
dàng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực? Chúng tôi đưa ra giải pháp cần
phải xây dựng được nguồn học liệu như: các thí nghiệm hoá học ảo, các video thí
nghiệm, phân dạng bài tập cho chủ đề 6 … sao cho phong phú, đa dạng, sinh động
để GV có nhiều lựa chọn và có thể nhanh chóng xây dựng được kế hoạch bài dạy
đạt hiệu quả và chất lượng. Khi xây dựng được các thí nghiệm hoá học thay thế
4
các thí nghiệm trong các bộ SGK đã nêu sẽ giúp các em có thể dễ dàng tự mình
thực hiện tại nhà, hoặc đưa được các hiện tượng thực tiễn quen thuộc vào bài học
để HS tự mình khám phá tri thức, kiểm chứng tri thức đã học góp phần củng cố
niềm tin vào môn học, tạo hứng thú với môn học và sự say mê nghiên cứu khoa
học cho các em.
Thứ ba nội dung kiến thức chủ đề Tốc độ phản ứng gắn với rất nhiều hiện
tượng hoá học trong cuộc sống hàng ngày nên chúng tôi lựa chọn chủ đề này nhằm
phát triển năng lực Hoá học cho HS là hoàn toàn hiệu quả và thuận lợi: năng lực
nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống.
1.2. Thực trạng việc dạy học phát triển năng lực học sinh thông qua chương trình
GDPT 2018 tại các trường THPT
1.2.1. Mục đích điều tra
+ Chỉ ra được thực trạng trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy của GV THPT.
+ Chỉ ra được thực trạng phương pháp dạy học Hóa học (DHHH) của GV THPT
trên địa bàn huyện Ý Yên tỉnh Nam Định hiện nay, và Huyện Vụ Bản.
+ Chỉ rõ thực trạng việc thiết kế và sử dụng thí nghiệm hóa học (TNHH) khi
DHHH ở trường THPT.
+ Chỉ ra được thực trạng việc khai thác và sử dụng các học liệu số khi giảng dạy
hiện nay.
+ Chỉ rõ năng lực hoá học của HS khi học Hóa học ở trường THPT.
1.2.2. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu
+ Địa bàn nghiên cứu: Huyện Ý Yên tỉnh Nam Định.
+ Đối tượng nghiên cứu: GV dạy môn Hóa học THPT và HS THPT trên địa bàn.
Bảng 1. Danh sách các trường trung học phổ thông, số lượng giáo viên, số lượng
học sinh tham gia khảo sát

STTTên trườngSố lượng
GV Hóa học
Số lượng
HS
1THPT Tống Văn Trân7150
2THPT Lý Nhân Tông480
3THPT Mỹ Tho6100
4THPT Nguyễn Bính380
Tổng số20300

5
1.2.3. Nội dung điều tra
* Đối với GV
+ Tính cần thiết phải xây dựng các kế hoạch dạy học nhằm phát triển phẩm chất,
năng lực HS.
+ Thận lợi, khó khăn trong việc xây dựng các kế hoạch dạy học theo Chương
trình GDPT mới.
+ Tính cần thiết phải xây dựng kho học liệu số cho các chủ đề của Chương trình
GDPT mới hiện nay.
+ Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng TN trong các giờ dạy khác nhau.
* Đối với HS
+ Ý nghĩa, vai trò của môn Hoá học với cuộc sống.
+ Mức độ hứng thú của HS với môn Hóa học hiện nay.
+ Tình hình vận dụng kiến thức hóa học của bản thân vào thực tiễn.
+ Thực trạng kỹ năng TN thực hành hóa học của HS.
* Các bước tiến hành điều tra
+ Xây dựng nội dung các phiếu khảo sát và phiếu điều tra.
+ Khảo sát cơ sở vật chất, dụng cụ, hóa chất phòng thực hành.
+ Trực tiếp gặp gỡ, chia sẻ với GV, đồng thời tiến hành phỏng vấn HS.
+ Phát phiếu điều tra, thu thập kết quả và tổng hợp.
+ Xử lí các thông tin và các số liệu thu được.
* Nội dung các phiếu điều tra được liệt kê ở phụ lục số 01 và phụ lục số 02.
1.2.4. Phân tích kết quả điều tra
* Đối với giáo viên

25% GV cho rằng rất cần thiết,
50% cho rằng cần thiết phải
xây dựng các kế hoạch dạy học
phát triển phẩm chất, năng lực
HS. Như vậy, phần lớn GV đã
nhận thức rõ ràng vai trò và
tầm quan trọng của các kế
hoạch dạy học trong việc thực
hiện mục đích, yêu cầu của
Chương trình GDPT mới.
Biểu đồ 1. Đánh giá sự cần thiết xây dựng kế hoạch
dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
25%
50%
20%
5%
Đánh giá sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch
dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần
thiết

6

Biểu đồ 2. Khó khăn khi giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo quan điểm
Chương trình mới
40%
20%
25%
10% 5%
Khó khăn gặp phải khi xây dựng kế hoạch dạy học mới
Mất nhiều thời gian và công sức khi
xây dựng kế hoạch dạy học
Khó khăn trong việc lựa chọn phương
pháp dạy học tích cực
Nguồn học liệu còn ít và chưa đa
dạng
Học sinh còn thụ động chưa đáp ứng
được yêu cầu của chương trình mới
Các khó khăn khác

Căn cứ vào số liệu khảo sát 40% GV gặp khó khăn khi phải mất nhiều thời gian
và công sức để xây dựng được kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng HS; 25%
GV nhận thấy cần thiết có thêm các học liệu để tham khảo cho qua trình xậy dựng
kế hoạch dạy học.

Kết quả khảo sát cho
thấy: 64% GV cho rằng
rất cần thiết; 23% cho
rằng cần thiết phải xây
dựng học liệu số chủ đề
“Tốc độ phản ứng” để
GV, HS có thể tham
khảo trong quá trình dạy
và học, có như thế mới
đạt được chất lượng và
hiệu quả cao hơn.
Biểu đồ 3. Đánh giá mức độ cần thiết phải xây dựng học liệu
số chủ đề “Tốc độ phản ứng hoá học”
64%
23%
4%
9%
Mức độ cần thiết phải xây dựng học liệu số
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết

7
* Đối với học sinh

Như vậy căn cứ vào kết
quả khảo sát nhận thấy
phần lớn HS đều gặp
phải các khó khăn khi
tiếp cận với kiến thức
hoá học mới, kiến thức
đa số trừu tượng, khó
hiểu trong khi đó nguồn
tài liệu tham khảo lại
không nhiều.
Biểu đồ 4. Khó khăn học sinh gặp phải khi lần đầu tiên học
Chương trình mới
40%
30%
27%
3%
Những khó khăn học sinh gặp phải khi học Chương
trình mới
Có nhiều kiến thức mới và
trừu tượng
Lúng túng trong việc thực
hiện các nhiệm vụ học tập
Khó khăn trong việc tìm tài
liệu, ôn tập củng cố kiến
thức
Những khó khăn khác
Nhìn vào biểu đồ ta nhận
thấy rõ học sinh không còn
nhiều hứng thú với môn
Hoá học vì nhiều lí do khác
nhau.
Biểu đồ 5. Mức độ hứng thú của học sinh trong giờ học
Hoá hiện nay
3%
33%
8%
56%
Mức độ hứng thú của học sinh khi học Hoá
Rất hứng thú
Bình thường
Thỉnh Thoảng
Không hứng thú

Biểu đồ 6. Phản ứng của HS khi gặp các hiện tượng hóa học trong thực tiễn3 10 4 9 13
0
50
100
150
200
250
300
Quan tâm tới tình
huống đó
Trong thế chủ động Quan tâm, đặt ra
câu hỏi tại sao
Đi tìm nguyên
nhân và bản chất
hóa học của tình
huống
Tìm cách xử lí và
thay thế tình huống
đó một cách sáng
tạo, hiệu quả hơn
Luôn luôn Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Khi gặp các tình huống hóa học trong thực tiễn đa phần HS ở thế bị động
không quan tâm, đặt câu hỏi và đi tìm căn nguyên để giải thích thiện tượng đó
bằng kiến thức hóa học cũng như có biện pháp cải tiến thực tiễn cụ thể: 70% HS

8
luôn ở thế bị động; 89% tỏ ra không quan tâm; số ít còn lại bày tỏ sự quan tâm tới
các hiện tượng thực tiễn.
1.2.5. Nhận xét chung về kết quả điều tra
* Đối với GV: Qua kết quả điều tra và khảo sát chúng tôi nhận thấy GV đang gặp khó
khăn về nguồn học liệu, về việc mất quá nhiều thời gian khi thiết kế các hoạt động dạy
học khi thực hiện Chương trình mới. Đối tượng HS còn chưa chủ động khi tham gia
các hoạt động học tập vì các em cần có thêm thời gian quen dần với các phương pháp
học tập tích cực, đó cũng là trở ngại lớn trong công tác giảng dạy của GV. Phần lớn
GV đều mong muốn và thấy được sự cần thiết phải xây dựng được học liệu số cho
mỗi chương, bài, có như thế GV mới có nguồn tài liệu phong phú, đa dạng để sáng tạo
nên những giờ học hiệu quả và dễ dàng rút ngắn được thời gian soạn bài.
* Đối với HS: Qua kết quả điều tra và khảo sát chúng tôi nhận thấy phần lớn HS đều
cho rằng kiến thức Hoá học trừu tượng và khó hiểu, đó cũng là lý do mà sự yêu thích,
hứng thú với môn Hoá học ngày một giảm sút đặc biệt là những năm gần đây, thể hiện
ở tỷ lệ số học sinh lựa chọn môn Hóa học làm môn tự chọn trong chương trình giáo
dục phổ thông 2018 ngày cảng giảm mạnh. Phần lớn HS đều đánh giá cao các giờ học
có thí nghiệm Hoá học, các giờ học các em được tự mình thực hiện thí nghiệm nó giúp
các em yêu thích môn Hoá hơn, tiếp thu kiến thức được dễ dàng, nhớ lâu hơn. Phần
lớn các em đều nhận thấy mình bị thiếu hụt về kỹ năng thực hành thí nghiệm, vận dụng
kiến thức Hoá học vào thực tiễn. Khi các em gặp các hiện tượng Hoá học thực tiễn rất
bối rối, không giải quyết thế nào. Các em HS rất mong muốn có được nguồn học liệu
mà ở đó có các TN Hoá học, có hướng dẫn làm TN tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, có
phần củng cố và luyện tập kiến thức để các em có thể tự học, tự tìm hiểu không chỉ
trên lớp mà học mọi lúc mọi nơi.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề dạy học nhằm phát triển năng lực hoá học cho
học sinh THPT
2.1.1. Khái niệm năng lực người học
Năng lực được hiểu theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài cách
hiểu về NL:
+ Năng lực là khả năng thực hiện một công việc nào đó thành thạo.
+ Theo tài liệu tập huấn về dạy học và kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào
tạo “Năng lực được xem là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức,
9
kỹ năng, thái độ, giá trị động cơ cá nhân…nhằm thực hiện thành công một hoạt
động hay một nhiệm vụ học tập nhất định”.
+ Theo tài liệu chương trình THPT tổng thể 12/2018 chỉ ra rằng “Năng lực là
thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình
học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng và các thuộc tính cá nhân khác…để thực hiện thành công một loại công
việc nào đó”.
Với các cách hiểu khác nhau tôi chọn cách hiểu về NL một cách giản đơn và dễ
hình dung nhất là: NL của người học là sự làm chủ tri thức, kỹ năng, thái độ…để kết
nối chúng một cách logic hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập.
2.1.2. Năng lực đặc thù môn Hóa học
Theo quan điểm Chương trình THPT tổng thể 12/2018 chỉ ra: “Môn Hoá
học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học – một biểu hiện đặc
thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hoá học; tìm
hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học”.
Hình 1. Các năng lực thành phần đặc thù môn Hóa học
2.1.3. Các biểu hiện cụ thể từng năng lực đặc thù hóa học
Sau khi tham khảo tài liệu trong Chương trình THPT tổng thể môn Hóa
học 2018 thì NLHH được tạo thành bởi 3 thành tố với các biểu hiện sau:
Bảng 2. Các biểu hiện của năng lực đặc thù hóa học

Biểu hiện
Nhận
thức hóa
học
– Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm
hoặc quá trình hoá học
– Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng,
khái niệm hoặc quá trình hoá học.
– Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ
đồ, biểu đồ, bảng.

Năng lực nhận
thức hóa học
Năng lực tìm
hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc
độ hóa học
Năng lực vận
dụng kiến thức
kỹ năng đã học
10

– So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc
quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau.
– Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc
quá trình hoá học theo logic nhất định.
– Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối tượng,
khái niệm hoặc quá trình hoá học.
– Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được
thông tin theo logic có ý nghĩa, thảo luận, đưa ra được những nhận
định phê phán có liên quan đến chủ đề.
Tìm hiểu
thế giới
tự nhiên
dưới góc
độ hóa
học
– Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề;
phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được.
– Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề
để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết
nghiên cứu.
– Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm
hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm,
điều tra, phỏng vấn,…); lập được kế hoạch triển khai.
– Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan
sát, ghi chép, thu thập dữ liệu…)
– Viết và trình bày báo cáo thảo luận.
Vận
dụng
kiến
thức kỹ
năng đã
học vào
thực tiễn
– – Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn
đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể
trong thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể.
– Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một
số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học.
– Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng
của một vấn đề thực tiễn.
– Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một
vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình,
kế hoạch giải quyết vấn đề.
– Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung
học phổ thông.
– Ứng xử thích hợp trong các tình huống liên quan đến bản thân, gia
đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội.

11
2.2. Cơ sở lí luận về học liệu số
2.2.1. Học liệu số
Học liệu số (digital learning resources) là tài nguyên giáo dục được cung cấp
dưới dạng số, chẳng hạn như các bài giảng điện tử, sách điện tử, thí nghiệm mô
phỏng và các học liệu được số hóa khác, video học tập, bài kiểm tra trực tuyến và
các ứng dụng học tập khác.
Học liệu số được sử dụng để hỗ trợ việc giảng dạy và học tập thông qua các
thiết bị kỹ thuật số như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, và các
thiết bị hỗ trợ học tập khác.
2.2.2. Vai trò của học liệu số
Học liệu số đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục hiện đại. Dưới đây là
một số vai trò của học liệu số:
– Tăng cường tính tương tác: Học liệu số giúp tăng cường tính tương tác giữa GV
và HS. GV có thể tạo ra các bài kiểm tra trực tuyến để đánh giá hiệu quả học tập
của HS và phản hồi trực tiếp với HS. HS cũng có thể tương tác với nhau thông
qua các công cụ trực tuyến như diễn đàn và phòng trò chuyện.
– Tiết kiệm thời gian và chi phí: Học liệu số giúp GV tiết kiệm thời gian và chi
phí trong việc chuẩn bị và cung cấp tài liệu giáo dục. GV không cần phải in tài
liệu giáo dục hay chuẩn bị bài giảng trên bảng đen mà có thể tạo các tài liệu giáo
dục trực tuyến hoặc bài giảng điện tử, bảng điện tử…
– Tính sẵn sàng và tiện lợi: Học liệu số có thể được truy cập bất cứ lúc nào và ở
bất cứ đâu trên thế giới chỉ cần có kết nối Internet. HS và GV có thể truy cập tài
liệu giáo dục một cách dễ dàng và thuận tiện, không cần phải mang theo sách giáo
khoa hay tài liệu tham khảo.
– Tăng cường hiệu quả học tập: Học liệu số giúp tăng cường hiệu quả học tập bằng
cách cho phép HS học theo tốc độ của mình và tái sử dụng tài liệu giáo dục nhiều
lần. Học liệu số cũng có thể giúp tăng khả năng học tập của HS thông qua các
phương pháp học tập mới và hiệu quả hơn.
– Thúc đẩy sự phát triển kỹ năng sống: Học liệu số có thể thúc đẩy sự phát triển
kỹ năng sống của HS, bao gồm kỹ năng tìm kiếm thông tin, đọc hiểu và xử lý
thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo và kỹ năng kỹ thuật số.
Với những vai trò này, học liệu số đang ngày càng được sử dụng rộng rãi
trong giáo dục và trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy
và học tập. Việc sử dụng học liệu số cũng đòi hỏi các GV và nhà giáo dục cần
12
phải có kiến thức về công nghệ để có thể sử dụng tối đa các tài nguyên này và
đảm bảo tính an toàn thông tin. Ngoài ra, cần có sự đầu tư về hạ tầng kỹ thuật và
tài chính để cung cấp đầy đủ các thiết bị kỹ thuật số và kết nối mạng cho học sinh
và giáo viên. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và mạng Internet, học liệu
số đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Việc sử dụng học liệu số giúp cho giáo dục trở nên tiện lợi hơn, linh hoạt
hơn và đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh ở mọi lúc, mọi nơi.
2.2.3. Một số học liệu số phổ biến hiện nay
Dưới đây là một số học liệu số phổ biến GV đã sử dụng trong giảng dạy:
– Sách giáo khoa điện tử.
– Tài liệu tham khảo điện tử.
– Bài kiểm tra đánh giá điện tử.
– Bản trình chiếu bằng các phần mềm như PowerPoint, Google Slides và được
chia sẻ với học sinh thông qua email hoặc các nền tảng học tập trực tuyến khác.
– Bảng dữ liệu.
– Các tệp/file âm thanh, hình ảnh, video:
– Bài giảng điện tử.
2.3. Các bước xây dựng học liệu số
Để xây dựng được học liệu số chúng tôi dựa trên 5 bước
Hình 2. Các bước xây dựng học liệu số
CÁC
BƯỚC
XÂY
DỰNG
HỌC LIỆU
SỐ
Bước 1
Xác định
nội dung
kiến thức Bước 2
Xây dựng
nội dung
kiến thức
trong học
liệu
Bước 3
Lựa chọn
phương
tiện xây
dựng học
liệu
Bước 4
Lựa chọn
cách thức
thể hiện
học liệu
Bước 5
Tìm hiều
các phần
mềm
Xây dựng
kho học
liệu số
hoàn chỉnh
13
2.3.1. Xác định nội dung kiến thức thể hiện trong học liệu số
Chúng tôi căn cứ vào nội dung kiến thức, yêu cầu cần đạt sau đó quyết định
lựa chọn chủ đề “Tốc độ phản ứng hoá học” để xây dựng nội dung trong học liệu
số. Căn cứ vào tài liệu tham khảo SGK Cánh Diều, Chân Trời Sáng Tạo, Kết Nối
Tri Thức Với Cuộc Sống cùng các kiến thức thực tiễn để lựa chọn những thí
nghiệm hoá học phù hợp; lựa chọn những hiện tượng hoá học điển hình và gần
gũi trong cuộc sống; Đề xuất các thí nghiệm thay thế: có dụng cụ, hoá chất dễ
kiếm, dễ tìm, có thể làm tại nhà, xây dựng các dạng bài tập định tính, định lượng
giúp HS cũng cố, luyện tập và phát triển năng lực Hoá học.
2.3.2. Xây dựng nội dung thể hiện trong học liệu số
* Nội dung kiến thức chủ đề “Tốc độ phản ứng hoá học” bao gồm:
– Tốc độ phản ứng hoá học và tốc độ trung bình của phản ứng.
– Định luật tác dụng khối lượng, công thức tính tốc độ phản ứng theo định luật tác
dụng khối lượng.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học, hệ số nhiệt Van’t hoff
– Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất.
* Nội dung cụ thể lựa chọn xây dựng học liệu số:

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: 

Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay