dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi giữa học kì 2 chương 4 5 hóa 11 có ma trận và bảng đặc tả

Đề thi giữa học kì 2 chương 4 5 hóa 11 có ma trận và bảng đặc tả

NHÓM 3 THEO SÁCH Kết nối tri thức TRẮC NGHIỆM 100% ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC MÔN: HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề: ……………

Câu 1. [NB] Alkane hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây?

A. Nước.                                                               B. Benzene.                      

C. Dung dịch axit HCl.                                        D. Dung dịch NaOH.

Câu 2. [NB] Alkene là các hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n ≥ 1).                                                B. CnH2n (n ≥ 2).               

C. CnH2n (n ≥ 3).                                                   D. CnH2n-2 (n ≥ 2).

Câu 3. [NB] Chất nàokhôngphải là dẫn xuất halogen của hyđrocarbon ?

A. CH2 = CH–CH2Br.                                          B. ClBrCH–CF3

C. Cl2CH–CF2–O–CH3.                                       D. C6H6Cl6.

Câu 4. [NB]  Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, alcohol methylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane. Công thức phân tử của methane là

A. CH4.                      B. C2H4.                           C. C2H2.                            D. C6H6.

Câu 5. [NB]  Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?

A. Benzen.                 B. Ethene.                        C. Methane.                      D. Butane.

Câu 6. [NB]  Ankin CH3-C≡C-CH3 có tên gọi là

A. but-1-yne.              B. but-2-yne.                     C. methylpropyne.             D. methylbut-1-yne.

Câu 7. [NB]  Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu gì?

A. vàng nhạt.              B. trắng.                             C. đen.                               D. xanh.

Câu 8. [NB]  Số nguyên tử carbon và hyđrogen trong benzene lần lượt là

A. 12 và 6.                  B. 6 và 6.                           C. 6 và 12.                         C. 6 và 14.

Câu 9. [NB]  Alcohol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm OH liên kết trực tiếp với

A. nguyên tử carbon.                                           B. nguyên tử carbon không no.

C. nguyên tử carbon no.                                       D. nguyên tử oxygen.

Câu 10. [NB]  Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Na sinh ra khí H2?

     A. C2H5OH.                B. CH3COOCH3.              C. HCHO.                         D. CH4.

Câu 11. Hợp chất C6H5OH có tên là

           A. benzene.                   B. alcohol ethylic.            C. alcohol benzylic.          D. phenol.

Câu 12. [NB]  Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi lớn nhất?

A. C2H5OH.               B. CH3Cl.                          C. C2H6.                            D. CH3OH.

Câu 13. [NB]  Cho vài giọt nước Br2 vào dung dịch phenol, lắc nhẹ thấy xuất hiện

A. kết tủa trắng.                                                           B. kết tủa đỏ nâu.             

C. bọt khí.                                                                    D. dung dịch màu xanh.

Câu 14. [TH] Cho 1 mol alcohol đơn chức X phản ứng với Na dư thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 22,4.                              B. 44,8.                              C. 11,2.                              D. 1,12.

Câu 15. [TH] Phân tử methane không tan trong nư­ớc vì lí do nào sau đây?

A. Phân tử methane không phân cực.                   B. Methane là chất khí.

C. Phân tử khối của methane nhỏ.                       D. Methane không có liên kết đôi.

Câu 16. [TH] Công thức cấu tạo của 4-methylpent-2-yne là

A. CH3-C≡C-CH2CH2CH3.                                B. (CH3)2CH-C≡CH-CH3.

C. CH3CH2-C≡CH-CH2CH3.                             D. (CH3)3C-C≡CH.

Câu 17. [TH] Khả năng phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm –OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là :

A. Anlyl cloride, phenyl cloride, propyl cloride.       

B. Anlyl cloride, propyl cloride, phenyl cloride.

C. Phenyl cloride, anlyl cloride, propyl cloride.       

D. Phenyl cloride, propyl cloride, anlyl cloride.

Câu 18. [TH] So với benzene, khả năng phản ứng của toluene với dung dịch HNO3(đ)/H2SO4 (đ) như thế nào?

A. Dễ hơn, tạo ra o – nitro toluene và p – nitro toluene.

B. Khó hơn, tạo ra o – nitro toluene và p – nitro toluene.

C. Dễ hơn, tạo ra o – nitro toluene và m – nitro toluene.

D. Dễ hơn, tạo ra m – nitro toluene và p – nitro toluene.

Câu 19. [TH] Khi đun nóng hỗn hợp ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được tối đa là

A. 4.                             B. 2.                                 C. 1.                                  D. 3.

Câu 20. [TH] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?

           A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím

           B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa

           C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức

           D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng

Câu 21. [TH] Đốt cháy hoàn toàn hyđrocarbon B thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 13,5 gam hơi nước. Công thức phân tử của B là

           A. C4H8.                      B. C4H10.                          C. C3H8.                           D. C3H6.

Câu 22. [TH] Cho 3,36 lít khí hyđrocarbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

      A. C4H4.                      B. C3H4.                            C. C4H6.                            D. C2H2.

Câu 23. [TH] Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzene) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

     A. CH3C6H3(OH)2.                                                 B. CH3OC6H4OH.            

     C. C6H5CH(OH)2.                                                  D. HOC6H4CH2OH.

Câu 24. [VD] Cho các phát biểu sau:

(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là alkene.

(b) Trong thành phần của hydrocarbon nhất thiết phải có carbon.

(c) Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp hydrocarbon là liên kết cộng hóa trị.

(d) C2H2 và C6H6 có cùng công thức đơn giản nhất.

(e) Tính chất hóa học đặc trưng của Hydrocarbon không no là phản ứng cộng.

(g) Hợp chất C9H16 có vòng benzen trong phân tử.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                           B. 3.                                   C. 2.                                   D. 5.

Câu 25. [VD] Cho các phát biểu sau:

(a) Methanol tan vô trong nước.

(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.

(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.

(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.

(e) Oxi hóa không hoàn toàn Ethanol thu được Xeton.

(g) Propan 1,3 – điol tác dụng Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                           B. 2.                                   C. 5.                                   D. 3.

Câu 26. [VD]   Nung nóng một lượng butane trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,47 mol hỗn hợp X gồm H2 và các hiđrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ X vào bình chứa dung dịch Br2 dư thì có tối đa a mol Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng 9,52 gam và thoát ra hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,28 mol O2, thu được CO2 vầ H2O. Giá trị của a là

A. 0,24.                      B. 0,27.                              C. 0,21.                              D. 0,20.

Câu 27. [VD]  Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm acetylene và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng

A. 11,2.                      B. 13,44.                            C. 5,60.                              D. 8,96.

Câu 28. [VD]  Đốt cháy hoàn toàn một lượng alcohol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chức Y. Nhận xét nào sau đây đúng với X?

A. Trong X có 3 nhóm -CH3.

B. Hiđrat hóa but-2-ene thu được X.

C. Trong X có 2 nhóm -OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai.

D. X làm mất màu nước brom.

Câu 29. [VD]  Đốt cháy hỗn hợp X gồm ba chất thuộc dãy đồng đẳng benzene cần dùng V lít không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 ở đktc). Cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi, thu được 3,0 gam kết tủa, khối lượng dung dịch tăng 12,012 gam. Đun nóng dung dịch, thu được thêm 12,0 gam kết tủa nữa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 39,9840 lít.            B. 7,9968 lít.                      C. 26,5440 lít.                   D. 5,3088 lít.

Câu 30. [VDC]   Chia hỗn hợp gồm hai alcohol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

– Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.

– Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Hiệu suất của phản ứng tạo ether của X, Y lần lượt là:

A. 30% và 30%                 B. 25% và 35%                  C. 40% và 20%                 D. 20% và 40%

Câu 31. [VDC]  Xăng sinh học E10 là nhiên liệu hỗn hợp giữa (10% ethanol và 90% octane) về khối lượng, còn có tên là gasohol. Hiện nay có khoảng 40 nước trên thế giới đang sử dụng nhiên liệu này trong các động cơ đốt trong của xe hơi và phương tiện giao thông tải trọng nhẹ. Biết rằng nhiệt lượng cháy của nhiên liệu đo ở điều kiện tiêu chuẩn (25 oC, 100 kPa) được đưa trong bảng dưới đây:

Nhiên liệuCông thứcTrạng tháiNhiệt lượng cháy (kJ.g-1)
EtanolC2H5OHLỏng29,6
OctanC8H18Lỏng47,9

Để sản sinh năng lượng khoảng 2396 MJ thì cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu tấn xăng E10 ở điều kiện tiêu chuẩn?

A. 5,0×10–2 tấn.              B. 5,2×10–2 tấn.            C. 7,6×10–2 tấn.            D. 8,1×10–2 tấn.

Câu 32. [VDC] Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn được trộn đều gồm natri acetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1: 2 về khối lượng.

Bước 2: Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.

Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm tại vị trí hỗn hợp bột phản ứng bằng đèn cồn.

Cho các phát biểu sau:

(a) Thí nghiệm trên là thí nghiệm điều chế metan.

(b) Nếu thay CH3COONa bằng HCOONa thì sản phẩm phản ứng vẫn thu được hiđrocacbon.

(c) Dẫn khí thoát ra vào dd KMnO4 thì dung dịch này bị mất màu và xuất hiện kết tủa màu đen.

(d) Nên lắp ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng sao cho miệng ống nghiệm hơi dốc xuống.

(e) Muốn thu khí thoát ra ở thí nghiệm trên ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp dời nước.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                B. 4.                              C. 2.                              D. 1.

——————— HẾT ———————

O2 Education gửi các thầy cô link download

Mời các thầy cô và các em xem thêm

Câu hỏi trắc nghiệm và phân dạng bài tập theo từng bài hóa 11 cả năm

Giáo án powerpoint hóa học 11 KNTT cả năm

Tổng hợp giáo án và các chuyên đề dạy học hóa học 11

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay