Đề thi giữa học kì 2 chương 5 hóa 11 có ma trận và bảng đặc tả
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: [NB] Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen?
A. CH4 B. CH2=CH2 C. CH3Cl D.C6H6.
Câu 2: [NB] CH3CH2Cl có tên thay thế là
A. chloroethane. B. chlorineethane. C. ethylchloride. D.ethylchlorine.
Câu 3: [NB] Chất nào sau đây có tên thường là chlorofom?
A. CH4 B. CHCl3 C. CH3Cl D.CH3Br.
Câu 4: [NB] Monome dùng để tổng hợp ra poly(vinyl chloride) – PVC là
A. CH=CH2Cl B. CH2=CH2 C. CHCH. D.CH3Cl.
Câu 5: [NB] Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức mạch hở là
A. CnH2n+2O (n1) B. CnH2n+1OH (n1) C. CnH2n+1O (n1) D. CnH2n+2O (n2)
Câu 6: [NB] Chất nào sau đây là alcohol?
A. CH3OCH3 B. CH3CH2OH. C. CH3CHO. D.C2H5COOH.
Câu 7: [NB] Hợp chất CH3OH có tên thay thế là
A. ethanol. B. methylalcohol. C. ethylalcohol. D. methanol.
Câu 8: [NB] ethanol không tác dụng với chất nào trong các chất sau?
A. NaOH. B. Na. C. CuO. D. O2.
Câu 9: [NB] Chất nào sau đây là alcohol bậc 1?
A. CH3OH B. CH3CH(OH)CH3 C. (CH3)3COH. D.(CH3)2CHOH.
Câu 10: : [NB] alcohol CH3CH(OH)CH2CH3 có tên thay thế là
A. butan – 1-ol. B. butan – 2-ol. C. butane – 1-ol. D. buthyl.
Câu 11: [NB] Cho methanol tác dụng với kim loại Na, thu được muối có công thức là
A. CH3ONa B. CH3CH2ONa. C. CH3OHNa. D. CH3Na.
Câu 12: [NB] ở điều kiện thường phenol tan nhiều trong dung môi nào sau đây?
A. nước. B. HCl. C. ethanol. D. CH3COOH.
Câu 13: [NB] Công thức cấu tạo viết gọn của glycerol là
A. C3H5(OH)3. B. CH3CH2OH. C. C2H4(OH)2. D.C6H6OH.
Câu 14: [NB] Dung dịch phenol ở nồng độ thấp có thể dùng để
A. dược phẩm. B. diệt nấm, diệt virut. C. mỹ phẩm. D. sản xuất alcohol.
Câu 15: [NB] Phenol đơn giản nhất có công thức là
A. C6H5OH. B. C2H5OH. C. C6H5CH2OH. D.C6H6.
Câu 16: [NB] Ở điều kiện thường phenol không có tính chất nào sau đây?
A. Chất rắn. B. Không màu.
C. Tan nhiều trong nước. D.Độc, gây bỏng da.
Câu 17: [TH] C4H10O có bao nhiêu đồng phân alcohol bậc 1?
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Câu 18: [TH] Số đồng phân dẫn xuất chloro của C4H9Cl là
A. 4. B. 2. C. 3. D.1.
Câu 19: [TH] Cho sơ đồ: CH3CH2CH(Cl)CH3 X + HCl, X là sản phẩm chính. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH=CHCH3. B. CH2=CH2
C. CH2=CHCH2CH3. D.CH3CH=CH2.
Câu 20: [TH] Nhiệt đội sôi của methanol (M =32) là 64,70C, của propane (M =44) là – 42,10C. Nguyên nhân nhiệt độ sôi của methanol cao hơn so với propane là
A. giữa các phân tử methanol có liên kết hiddrogen.
B. giữa các phân tử methanol có liên kết hiddrogen với phân tử nước.
C. giữa các phân tử propane có lực tương tác vanderwaal.
D. giữa các phân tử propane có liên kết hidrogen yếu.
Câu 21: [TH] Cho 4,6 gam ethanol tác dụng với Na dư thu được V lit khí hidrogen (đkc). Giá trị của V là
A. 1,2395. B. 2,479. C. 4,958. D.3,7285.
Câu 22: [TH] Cho 9,4 gam phenol (C6H5OH) tác dụng với nước bromine dư, thu dược m gam kết tủa trắng. Giá trị m là
A. 33,0. B. 66,0. C. 33,1. D. 66,2..
Câu 23: [TH] Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam metanol trong oxigen, thể tích khí CO2 thu được ở điều kiện chuẩn là
A. 4,958. B. 2,479. C. 1,2395. D.3,7285.
Câu 24: [TH] Cho 1,88 gam phenol tác dụng vừa đủ với V mL dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là
A. 100. B. 20. C. 200. D. 10.
Câu 25: [VD] Đốt cháy hoàn toàn m gam một alcohol X thu được 2,479 lit CO2 (đkc) và 3,6 gam H2O. Alcohol X có tên thay thế là
A. ethanol. B. methanol. C. methyl alcohol. D. ethyl alcohol..
Câu 26: [VD] Cho m gam hỗn hợp X gồm ethanol và phenol tác dụng vừa đủ với Na thu được 3,7185 lít H2 (đkc). Mặt khác m gam X tác dụng với dung dịch bromine dư thu được 33,1 gam kết tủa trắng. Thành phần phần trăm theo khối lượng của ethanol trong X là
A. 40,13%. B. 37,09%. C. 49,46%. D. 24,73%.
Câu 27: [VDC] Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm methanol, ethylene glycol, glycerol thu được V lit CO2 (đkc) và 3,24 gam H2O, Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 1,4874 lit H2 (đkc). Giá trị của m là
A. 3,76. B. 1,88. C. 7,52. D. 9,40..
Câu 28: [VDC] ethanol được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ sau:
Để điều chế 10 lít ancol etylic 46o cần m kg gạo (chứa 80% tinh bột, còn lại là tạp chất). Biết hiệu suất của cả quá
trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là
A. 10,125. B. 10,800. C. 8,100. D.6,480..
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29: [TH] (1,0 điểm)
Viết các phương trình phản ứng sau
a. Cho methanol tác dụng với sodium (Na)
b. Oxi hóa ethanol bởi CuO, đun nóng.
c. glycerol tác dụng với Cu(OH)2.
d. propan – 2 – ol tác dụng với CuO, t0.
Câu 30: [VD] (1,0 điểm)
Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn methanol (CH3OH). Đốt cháy 15 gam cồn X tỏa ra nhiệt lượng 437,85 kJ. Biết khi đốt cháy 1 mol metanol tỏa ra nhiệt lượng là 716 kJ, đốt cháy 1 mol etanol tỏa ra nhiệt lượng là 1370 kJ. Tính thành phần phần trăm khối lượng methanol trong X?
Câu 31: [VD] (0,5 điểm)
Xăng sinh học E5 (chứa 5% ethanol về thể tích, còn lại là xăng, giả thiết chỉ là octhane). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol ethanol tỏa ra lượng nhiệt là 1365,0 kJ và 1 mol octhane tỏa ra lượng nhiệt là 5928,7 kJ. Trung bình, một chiếc xe máy di chuyển được 1km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành công cơ học có độ lớn là 211,8 kJ. Nếu xe máy đó đã sử dụng 4,5 lit xăng E5 ở trên thì quãng đường di chuyển được là bao nhiêu km, biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của đông cơ là 25%; khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/ml, của octhane là 0,7 g/ml.
Câu 32: [VDC] (0,5 điểm)
Hỗn hợp X gồm ethanol và hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,96 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,3 mol O2, thu được 0,195 mol CO2. Phần trăm số mol C2H5OH trong hỗn hợp là
——————— HẾT ———————
NHÓM 3 THEO SÁCH CTST TN 70% + TL 30% | HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – CHƯƠNG 5 MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
BẢNG ĐÁP ÁN
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 |
C | A | B | A | B | B | D | A | A | B | B | C | A | B |
Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 | Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 |
A | C | B | A | A | A | A | C | A | D | B | C | A | A |
Câu 1: [NB] Chất nào sau đây là dẫn xuất halogen?
A. CH4 B. CH2=CH2 C. CH3Cl D.C6H6.
Hướng dẫn:
Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hidrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen của hidrocarbon.
Câu 2: [NB] CH3CH2Cl có tên thay thế là
A. chloroethane. B. chlorineethane. C. ethylchloride. D.ethylchlorine.
Hướng dẫn:
Tên thay thế của dẫn xuất halogen được gọi theo công thức
Tên halogen (thay ine bằng o) + tên của hidrocarbon.
Câu 3: [NB] Chất nào sau đây có tên thường là chloroform?
A. CH4 B. CHCl3 C. CH3Cl D.CH3Br.
Hướng dẫn:
Một số dẫn xuất halogen có tên thông thường
CHCl3: chloroform; CHBr3: bromoform; CCl2F-CF2Cl : freon 113
Câu 4: [NB] Monome dùng để tổng hợp ra poly(vinyl chloride) – PVC là
A. CH=CH2Cl B. CH2=CH2 C. CHCH. D.CH3Cl.
Hướng dẫn:
Trùng hợp vinyl chlorine thu được poli (vinyl chlorine)
Câu 5: [NB] Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức mạch hở là
A. CnH2n+2O (n1) B. CnH2n+1OH (n1) C. CnH2n+1O (n1) D. CnH2n+2O (n2)
Hướng dẫn:
Nhóm chức alcohol là -OH (hydroxi), đơn chức: có 1 nhóm -OH
No, hở: nhóm -OH liên kết với gốc alkyl
Câu 6: [NB] Chất nào sau đây là alcohol?
A. CH3OCH3 B. CH3CH2OH. C. CH3CHO. D.C2H5COOH.
Hướng dẫn:
Nhóm chức alcohol là -OH (hydroxi), đơn chức: có 1 nhóm -OH
Alcohol là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -OH lien kết trực tiếp với nguyên tử C no.
Câu 7: [NB] Hợp chất CH3OH có tên thay thế là
A. ethanol. B. methyl alcohol. C. ethyl alcohol. D. methanol.
Hướng dẫn:
Tên thay thế của alcohol
Tên hidrocarbon + số chỉ vị trí OH + ol
Câu 8: [NB] ethanol không tác dụng với chất nào trong các chất sau?
A. NaOH. B. Na. C. CuO. D. O2.
Hướng dẫn:
Alcohol không tác dụng với dung dịch kiềm
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
CH3CH2OH + CuO CH3CHO + Co + H2O
C2H5OH + 3 O2 2 CO2 + 3H2O
Câu 9: [NB] Chất nào sau đây là alcohol bậc 1?
A. CH3OH B. CH3CH(OH)CH3 C. (CH3)3COH. D.(CH3)2CHOH.
Hướng dẫn:
Bậc của alcohol = bậc của nguyên tử C liên kết với -OH
Alcohol bậc 1: RCH2OH
Alcohol bậc 2: RCH(OH)R’
Alcohol bậc 3: R3COH
Câu 10: [NB] alcohol CH3CH(OH)CH2CH3 có tên thay thế là
A. butan – 1-ol. B. butan – 2-ol. C. butane – 1-ol. D. buthyl.
Hướng dẫn:
Tên thay thế của alcohol = tên hidrocarbon + số chỉ vị trí -OH + ol
Câu 11: [NB] Cho methanol tác dụng với kim loại Na, thu được muối có công thức là
A. CH3ONa B. CH3CH2ONa. C. CH3OHNa. D. CH3Na.
Hướng dẫn:
2CH3OH + 2Na 2CH3ONa + H2
Câu 12: [NB] Lên men glucose thu được CO2 và chất nào sau đây?
A. CH3OH. B. CH2=CH2 C. CH3CH2OH. D. CH3CHO.
Hướng dẫn:
C6H12O6 2 C2H5OH + 2 CO2
Câu 13: [NB] Công thức cấu tạo viết gọn của glycerol là
A. C3H5(OH)3. B. CH3CH2OH. C. C2H4(OH)2. D.C6H6OH.
Câu 14: [NB] Hidrat hóa ethylene có xúc tát acid, đun nhẹ, thu được
A. methyl alcohol. B. ethyl alcohol. C. ethylene glycol. D. glycerol.
Hướng dẫn:
CH3CH2OH CH2=CH2 + H2O
Câu 15: [NB] Phenol đơn giản nhất có công thức là
A. C6H5OH. B. C2H5OH. C. C6H5CH2OH. D.C6H6.
Câu 16: [NB] Ở điều kiện thường phenol không có tính chất nào sau đây?
A. Chất rắn. B. Không màu.
C. Tan nhiều trong nước. D.Độc, gây bỏng da.
Câu 17: [TH] C4H10O có bao nhiêu đồng phân alcohol bậc 1?
A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Hướng dẫn:
Liên kết trong nhóm OH phân cực, nên giữa các phân tử alcohol có liên kết hydrogen làm cho nhiệt độ sôi của alcohol cao hơn so với ether, hidrocarbon có M tương đương.
Câu 18: [TH] Số đồng phân dẫn xuất chloro của C4H9Cl là
A. 4. B. 2. C. 3. D.1.
Hướng dẫn:
Liên kết trong nhóm OH phân cực, nên giữa các phân tử alcohol có liên kết hydrogen làm cho nhiệt độ sôi của alcohol cao hơn so với ether, hidrocarbon có M tương đương.
Câu 19: [TH] Cho sơ đồ: CH3CH2CH(Cl)CH3 X + HCl, X là sản phẩm chính. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH=CHCH3. B. CH2=CH2
C. CH2=CHCH2CH3. D.CH3CH=CH2.
Hướng dẫn:
Khi tách HX ra khỏi dẫn xuất halogen thì X ưu tiên tách cùng với nguyên tử H ở C bên cạnh có bậc cao hơn tạo ra sản phẩm chính.
CH3CH2CH(Cl)CH3 CH3CH=CHCH3. + HCl
Câu 20: [TH] Nhiệt đội sôi của methanol (M =32) là 64,70C, của propane (M =44) là – 42,10C. Nguyên nhân nhiệt độ sôi của methanol cao hơn so với propane là
A. giữa các phân tử methanol có liên kết hiddrogen.
B. giữa các phân tử methanol có liên kết hiddrogen với phân tử nước.
C. giữa các phân tử propane có lực tương tác vanderwaal.
D. giữa các phân tử propane có liên kết hidrogen yếu.
Hướng dẫn:
Liên kết trong nhóm OH phân cực, nên giữa các phân tử alcohol có liên kết hydrogen làm cho nhiệt độ sôi của alcohol cao hơn so với ether, hidrocarbon có M tương đương.
Câu 21: [TH] Cho 4,6 gam ethanol tác dụng với Na dư thu được V lit khí hidrogen (đkc). Giá trị của V là
A. 1,2395. B. 2,479. C. 4,958. D.3,7285.
Hướng dẫn:
Số mol ethanol:
2C2H5OH + 2 Na 2 C2H5ONa + H2
nH= 0,05 mol lit
Câu 22: [TH] Cho 9,4 gam phenol (C6H5OH) tác dụng với nước bromine dư, thu dược m gam kết tủa trắng. Giá trị m là
A. 33,0. B. 66,0. C. 33,1. D. 66,2.
Hướng dẫn:
Số mol phenol:
C6H5OH + 3 Br2 C6H2Br3OH + 3HBr
m = 0,1 . 331 = 33,1 gam.
Câu 23: [TH] Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam metanol trong oxigen, thể tích khí CO2 thu được ở điều kiện chuẩn là
A. 4,958. B. 2,479. C. 1,2395. D.3,7285.
Hướng dẫn:
Số mol methanol:
2CH3OH + 3O2 2CO2 + 4H2O
nCO= 0,2 mol lit
Câu 24: [TH] Cho 1,88 gam phenol tác dụng vừa đủ với V mL dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là
A. 100. B. 20. C. 200. D. 10.
Hướng dẫn:
Số mol phenol:
C6H5OH + NaOHC6H5ONa + H2O
nNaOH2= 0,05 mol
Câu 25: [VD] Đốt cháy hoàn toàn m gam một alcohol X thu được 2,479 lit CO2 (đkc) và 3,6 gam H2O. Alcohol X có tên thay thế là
A. ethanol. B. methanol. C. methyl alcohol. D. ethyl alcohol.
Hướng dẫn:
nalcohol = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol số C = 0,2 : 0,1 = 1
Công thức của alcohol là CH3OH Có tên thay thế là methanol.
Câu 26: [VD] Cho m gam hỗn hợp X gồm ethanol và phenol tác dụng vừa đủ với Na thu được 3,7185 lít H2 (đkc). Mặt khác m gam X tác dụng với dung dịch bromine dư thu được 33,1 gam kết tủa trắng. Thành phần phần trăm theo khối lượng của ethanol trong X là
A. 40,13%. B. 37,09%. C. 49,46%. D. 24,73%.
Hướng dẫn:
;
C6H5OH + 3 Br2 C6H2Br3OH + 3HBr
0,1 mol………………….0,1 mol
2C6H5OH + 2 Na 2 C6H5ONa + H2
0,1 mol………………………………0,05mol
2C2H5OH + 2 Na 2 C2H5ONa + H2
0,2mol……………………………….0,1 mol
% m C2H5OH = 49,46%
Câu 27: [VDC] Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm methanol, ethylene glycol, glycerol thu được V lit CO2 (đkc) và 3,24 gam H2O, Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 1,4874 lit H2 (đkc). Giá trị của m là
A. 3,72. B. 1,88. C. 7,52. D. 9,40.
Hướng dẫn:
;
Methanol CH3OH, ethylene glycol C2H4(OH)2 , glycerol C3H5(OH)3
Các alcohol đều có số C = số nhóm OH
nC = nOH = 2 nH= 0,12 mol
m = mC + mH + mO = 0,12 . 12 + 0,18 . 2 + 0,12 . 16 = 3,72 gam.
Câu 28: [VDC] ethanol được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ sau:
Để điều chế 10 lít ancol etylic 46o cần m kg gạo (chứa 80% tinh bột, còn lại là tạp chất). Biết hiệu suất của cả quá
trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là
A. 10,125. B. 10,800. C. 8,100. D.6,480.
Hướng dẫn:
m alcohol = (10 . 46%). 0,8 = 3,68 kg
nTB = = 10,125 kg
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29: [TH] (1,0 điểm)
Viết các phương trình phản ứng sau
a. Cho methanol tác dụng với sodium (Na)
2CH3OH + 2 Na 2 CH3ONa + H2
b. Oxi hóa ethanol bởi CuO, đun nóng.
C2H5OH + CuO 2 CH3CHO + H2 O + Cu
c. glycerol tác dụng với Cu(OH)2.
2C3H5 (OH)3 + Cu(OH)2 (C3H5 (OH)2O)2Cu + 2 H2 O
d. propan – 2 – ol tác dụng với CuO, t0.
CH3CH(OH)CH3 + CuO (CH3)2C=O + Cu + H2O
Câu 30: [VD] (1,0 điểm)
Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn methanol (CH3OH). Đốt cháy 15 gam cồn X tỏa ra nhiệt lượng 437,85 kJ. Biết khi đốt cháy 1 mol metanol tỏa ra nhiệt lượng là 716 kJ, đốt cháy 1 mol etanol tỏa ra nhiệt lượng là 1370 kJ. Tính thành phần phần trăm khối lượng methanol trong X?
Hướng dẫn:
Số mol của ethanol là x; số mol của methanol là y
Ta có 46 x + 32 y = 15
1370 x + 716 y = 437,85 x = 0,3; y = 0,0375
% m methanol = 8%
Câu 31: [VD] (0,5 điểm)
Xăng sinh học E5 (chứa 5% ethanol về thể tích, còn lại là xăng, giả thiết chỉ là octhane). Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol ethanol tỏa ra lượng nhiệt là 1365,0 kJ và 1 mol octhane tỏa ra lượng nhiệt là 5928,7 kJ. Trung bình, một chiếc xe máy di chuyển được 1km thì cần một nhiệt lượng chuyển thành công cơ học có độ lớn là 211,8 kJ. Nếu xe máy đó đã sử dụng 4,5 lit xăng E5 ở trên thì quãng đường di chuyển được là bao nhiêu km, biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của đông cơ là 25%; khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/ml, của octhane là 0,7 g/ml.
Hướng dẫn:
4,5 lit xăng có số mol ethanol là: (4,5 . 103 . 5% . 0,8): 46 = 90/23 mol
4,5 lit xăng có số mol octhane là: (4,5 .103. 95% .0,7): 114 = 105/4 mol
Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 4,5 lit xăng là: kJ
Số km xe máy di chuyển được khi sử dụng 4,5 lít xăng là:
Câu 32: [VDC] (0,5 điểm)
Hỗn hợp X gồm ethanol và hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,64 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,1475 mol O2, thu được 0,095mol CO2. Phần trăm số mol C2H5OH trong hỗn hợp là
Hướng dẫn:
Thấy 2 hidrocarbon là ankane
0,01 mol
% số mol của ethanol = 50%
——————— HẾT ———————
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
- [NB] Nội dung câu hỏi
Hướng dẫn:
- [NB] Nộị dung câu hỏi
Hướng dẫn:
- [NB]
- [NB]
…………………………….
- [TH]
Hướng dẫn:
- [TH]
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
- [VD] (1,0 điểm)
Hướng dẫn:
- [VD] (1,0 điểm)
Hướng dẫn:
- [VDC] (0,5 điểm)
Hướng dẫn:
- [VDC] (0,5 điểm)
Hướng dẫn:
——————— HẾT ———————
O2 Education gửi các thầy cô link download
Mời các thầy cô và các em xem thêm
Câu hỏi trắc nghiệm và phân dạng bài tập theo từng bài hóa 11 cả năm