Đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa THPT Bùi Thị Xuân
SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: HÓA HỌC 12 – AB-A2 Thời gian làm bài: 30 phút; |
|
(Đề thi có 24 câu trắc nghiệm, in trên 2 trang) |
Mã đề thi 135 |
Họ, tên học sinh:…………………………………………………………… Số báo danh: ………………………..
Lưu ý: Thí sinh phải tô số báo danh và mã đề vào phiếu trả lời trắc nghiệm trước khi làm bài
Cho: Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85; Ca = 40; C = 12; O = 16; H = 1; Al = 27; Cl = 35,5; Cr = 52;
Fe = 56; Cu = 64, n=14, Mg=24, Ag=108. Thí sinh không được sử dụng tài liệu
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về crom (III) oxit?
A. có tính oxi hóa mạnh.
B. Tạo màu lục cho đồ gốm, thủy tinh.
C. không tác dụng với dung dịch HCl loãng, nguội.
D. có tính lưỡng tính.
Câu 2: Cho các dung dịch riêng biệt sau: NH4Cl , FeCl2, FeCl3, MgCl2, AlCl3? Dung dịch chứa chất tan nào sau đây được dùng để nhận biết các dung dịch muối này?
A. NaOH. B. H2SO4. C. HCl. D. NaCl.
Câu 3: Cho các kim loại: Cr, Fe, Mg, Al. Kim loại có tính khử yếu nhất là
A. Mg . B. Fe . C. Al . D. Cr .
Câu 4: Crom không có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. Cr2(SO4)3. B. CrO3. C. K2Cr2O7. D. Na2CrO4.
Câu 5: Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78 gam. B. 1,56 gam. C. 1,74 gam. D. 1,19 gam.
Câu 6: Cặp chất nào sau đây không phản ứng với nhau?
A. Dung dịch AlCl3 và dung dịch NH3. B. Al(OH)3 và dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch Na2CO3 và khí CO2. D. Al(OH)3 và dung dịch NH3.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
a) Các kim loại nhóm IA và nhóm IIA đều phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường.
b) Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại nhóm IA và IIA đều biến đổi có qui luật.
c) Na2CO3 và Ca(HCO3)2 đều phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch Ba(OH)2.
d) Ca(OH)2 là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.
Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 8: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng giữa FeSO4 với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 là
A. 34. B. 33. C. 36. D. 35.
Câu 9: Hợp chất nào sau đây có màu đỏ thẫm?
A. Cr(OH)3. B. CrO3. C. Cr2O3. D. K2Cr2O7.
Câu 10: Điện phân nóng chảy 3,725 gam muối clorua của một kim loại kiềm thu được 0,56 lít khí (đktc) tại anot. Kim loại kiềm đó là
A. Na . B. K. C. Li. D. Rb .
Câu 11: Cho các kim loại sau : Mg, Ca, Na, Al, Rb, Sn, Cs. Số kim loại kiềm và kiềm thổ lần lượt là
A. 2 và 2. B. 2 và 3. C. 3 và 3. D. 3 và 2.
Câu 12: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do:
A. Có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
B. Nhôm là kim loại kém hoạt động.
C. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
D. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước .
Câu 13: Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí?
A. Khí thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp. B. Khí thải của các phương tiện giao thông.
C. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. D. Hoạt động của núi lửa.
Câu 14: Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3. B. Fe(NO3)3 , AgNO3.
C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 15: Kim loại nào sau đây không điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Mg . B. K . C. Fe . D. Al .
Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá:(mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. NaCl, Cu(OH)2. B. HCl, Al(OH)3. C. HCl, NaOH. D. Cl2, NaOH.
Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(b) Cho Fe vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(d) Cho Fevào dung dịch HNO3.
(e) Cho Mg vào dung dịch HNO3.
Số trường hợp sau phản ứng có thể tạo thành 2 muối là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa: M X
Y
Z
M.
Cho biết M là kim loại. Trong các nhận định sau:
(a) M, X, Y và Z đều tác dụng với dung dịch NaOH.
(b) M có tính khử yếu hơn magie.
(c) X vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(d) Y có trong thành phần chính của đá saphia.
Số nhận định đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 10,8g hỗn hợp 2 kim loại Fe, Cr trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Cr trong hỗn hợp kim loại là
A. 51,85%. B. 48,15%. C. 56,18%. D. 58,14.
Câu 20: Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ chứa hỗn hợp bột X gồm 0,1 mol Al2O3 và 0,2 mol FeO nung nóng sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 gam kết tủa. Cho toàn bộ chất rắn Y vào dung dịch AgNO3 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn T . Giá trị của m là
A. 25,92. B. 108,00. C. 44,76. D. 36,12.
Câu 21: Cho các phương trình hóa học sau:
(a) 3 Zn + 2 CrCl3 3 ZnCl2 + 2 Cr
(b) 2 NaAlO2 + CO2 + 3 H2O 2 Al(OH)3 + Na2CO3
(c) Al + 6 HNO3 đặc Al(NO3)3 + 3 NO2 + 2 H2O
(d) 2 Cr + 3 H2SO4 Cr2(SO4)3 + 3 H2
Số phương trình hóa học biểu diễn không đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 22: Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Mặt khác, cho 1,5V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được 0,75m gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 0,40. B. 0,28. C. 0,36. D. 0,32.
Câu 23: Cho sơ đồ điện phân sản xuất nhôm trong công nghiệp:
Trong sơ đồ trên:
(3) là một tấm than chì nguyên chất. (a)
(1) là hỗn hợp nhôm nóng chảy và criolit. (b)
(2) là cực âm (sẽ bị đốt cháy trong quá trình điện phân). (c)
(4) là quặng boxit. (d)
Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 thu được 0,45 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Nhỏ tiếp dung dịch H2SO4 vừa đủ vào dung dịch sau phản ứng thu thêm được 0,05 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X . Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
A. 45,60 gam. B. 40,00 gam. C. 32,50 gam. D. 29,64 gam.
———– HẾT ———-
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Hoa 12 – Bui Thi Xuan – tu luan
Xem thêm
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa học
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá học
Tổng hợp đề thi giữa học kì 2 cả ba khối 10 11 12
Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết