dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi hsg môn hóa lớp 11 cụm trường Ứng Hòa Mỹ Đức năm 2023 2024

Đề thi hsg môn hóa lớp 11 cụm trường Ứng Hòa Mỹ Đức năm 2023 2024

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
CỤM TRƯỜNG THPT
ỨNG HÒA – MỸ ĐỨC
ĐỀ THI OLYMPIC CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 10, 11
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: Hóa học – Lớp: 11
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 4 trang)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80;
I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137;
Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108, Ni=59.

Câu 1 (5 điểm).
a) Ester là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, một số ester được sử dụng làm chất tạo mùi thơm
cho các loại bánh, thưc phâm. Phản ứng điều chế ester là một phản ứng thuận nghịch:
CH COOH(aq) C H OH(aq) CH COOC H (aq) + H O(aq) 3 2 5 3 2 5 2 +
Hãy cho biết khi chịu tác động những yếu tố sau thì cân băng trên dịch chuyển theo chiều
nào và giải thích?
– Tăng nồng độ của C H OH 2 5
– Giảm nồng độ của CH COOC H 3 2 5
– Tăng áp suất
– Thêm sulfuric acid đặc vào hệ
b) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) cho các
thí nghiệm sau:
– Sục khí sulfur dioxide vào dung dịch nước bromine.
– Sục khí sulfur dioxide vào dung dịch thuốc tím potassium permanganate (KMnO4).
– Cho từ từ đến dư dung dịch ammonia vào dung dịch aluminium chloride.
– Nhỏ dung dịch Sodium carbonate vào dung dịch iron (III) chloride.
c) Tính lượng NaF có trong 100ml dung dịch HF 0,1M. Biết dung dịch có pH=3,5; hăng
số cân băng Ka của HF là 3,17.10-4.
Câu 2 (4 điểm).
a) Giải thích vì sao ở điều kiện thường Nitrogen là chất khí và tan ít trong nước?
b) Một học sinh trong nhóm đã thiết kế thí nghiệm như trong hình (a) bên dưới để khám
phá tính khử của ammonia
Hình a: Thí nghiệm thử tính chất của NH3.
ĐỀ CHÍNH THỨC
2
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
– Viết phản ứng xảy ra khi nung nóng ống nghiệm A.
– Thiết kế trên có điểm chưa chính xác, hãy chỉ ra điểm chưa chính xác và cách chỉnh
sửa nó.
– Sau khi điều chỉnh thiết kế, nhóm thí nghiệm quan sát thấy CuO màu đen bị chuyển
thành chất màu đỏ, CuSO4 khan chuyển màu xanh, đồng thời có khí thoát ra không gây ô
nhiễm môi trường. Viết phương trình hoá học giữa ammonia và copper (II) oxide và giải
thích hiện tượng xảy ra.
c) Cho 10 gam bột Mg vào dung dịch KNO3 và H2SO4. Đun nhẹ trong điều kiện thích
hợp đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 1,9832
lít hỗn hợp khí Y (đkc) gồm 2 khí không màu, trong đó có 1 khí hoá nâu ngoài không khí và
còn lại 5,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của Y đối với He là 5,75. Tính giá trị
của m ?
d) Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe3O4. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa
1,325 mol HCl (dư 25% so với lượng phản ứng) thu được 0,08 mol H2 và 250 gam dung
dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung
dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,12 mol SO2 (sản phâm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác
dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối
lượng không đổi, thu được 172,81 gam chất rắn. Tính nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y ?
Câu 3 (4 điểm).
a) Viết tất cả các đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10 và gọi tên theo
danh pháp thay thế của các đồng phân đó?
b)

Ethanol (rượu) là hợp chất có rất nhiều ứng dụng
trong thưc tế như: ngâm xả vào ethanol để làm dung dịch
đuổi muỗi, làm thuốc trừ sâu sinh học từ ethanol với ớt,
tỏi… Quá trình sản xuất ethanol trải qua nhiều công
đoạn, trong đó có công đoạn tách ethanol từ dung dịch
chứa ethanol và nước. Hình bên mô tả dụng cụ dùng để
tách các chất trong dung dịch chứa ethanol và nước ra
khỏi nhau.
– Phương pháp nào đã được sử dụng để tách các chất
ra khỏi nhau trong trường hợp này?
– Hãy trình bày các bước để tách ethanol ra khỏi hỗn
hợp (biết nhiệt độ sôi của ethanol là 78,37oC, nhiệt độ
sôi của nước là 100oC)?

c) X là hợp chất hữu cơ có trong bơ, phomat… với mùi hơi khó chịu. Nó được sử dụng
làm nguyên liệu để tổng hợp ester. Phân tích X (chứa C, H, O) thu được phần trăm khối
lượng của C và O lần lượt là 54,54%; 36,37%. Phổ khối lượng của X như sau:
3
Để xác định nhóm chức của X, người ta tiến hành phân tích và cho kết quả phổ IR như
sau:
– Xác định công thức phân tử của X?
– Biết X là hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch không phân nhánh. Viết công thức cấu tạo
của X?
Câu 4 (6 điểm).
a) Xăng (Gasoline), khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG – Liquefied Petroleum Gas) là các nhiên
liệu được sử dụng phổ biến trong thưc tế. Thành phần hóa học chính của xăng và LPG là
các hydrocarbon. Giả sử răng: Xăng chỉ chứa octane (C8H18); LPG chỉ gồm propane (C3H8)
và butane (C4H10) với số mol băng nhau; khối lượng riêng của octane, propane, butane lần
lượng là 0,70 kg/l, 0,50 kg/l, 0,57 kg/l (xét ở điều kiện chuân). Một chiếc xe ô tô có mức
tiêu thụ xăng là 13,0 lít/100 km. Nếu có thể sử dụng LPG làm nhiên liệu thay thế cho ô tô
này, hãy tính quãng đường ô tô đi được với 1 lít LPG. Coi hiệu suất động cơ của ô tô khi
dùng hai nhiên liệu trên là như nhau. Cho phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng đốt
cháy một số hydrocarbon (propane, butane và octane) như sau:
(1) C3H8 (l) + 5O2 (g) 3CO2 (g) + 4H2O (l) Δ H 2219KJ r 298 o = –
(2) C4H10 (l) + 6,5O2 (g) 4CO2 (g) + 5H2O (l) Δ H 2877KJ r 298 o = –
(3) C8H18 (l) + 12,5O2 (g) 8CO2 (g) + 9H2O (l) Δ H 4238KJ r 298 o = –
b) Hỗn hợp X gồm C3H6, C2H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa
một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần
dùng vừa đủ V lít O2 (đkc). Sản phâm cháy cho hấp thụ hết vào bình đưng nước vôi trong
dư, thu được một dung dịch có khối lượng giảm 25,92 gam. Nếu cho Y đi qua bình đưng
lượng dư dung dịch bromine trong CCl4 thì có 32 gam bromine phản ứng. Mặt khác, cho
4
14,874 lít (đkc) hỗn hợp X đi qua bình đưng dung dịch bromine dư trong CCl4, thấy có 80
gam bromine phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của V ?
c) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (viết sản phâm chính):
– Toluen + HNO3 ( H2SO4 đặc, đun nóng)
– Ethyl Benzene + Cl2 ( FeBr3, đun nóng )
– Isopropylbenzene + Cl2 (chiếu sáng)
– Ethylbenzene + KMnO4 + H2SO4 ( đun nóng )
d) Hãy nhận biết các dung dịch sau băng phương pháp hóa học: hexane, hex – 1- ene,
hex – 1 – yne, toluene.
Câu 5 (1 điểm).
Hợp chất A là dẫn xuất monochloro của alkylbenzene (B). Phần trăm khối lượng nguyên
tố chlorine trong A băng 7100/253 %.
– Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của A.
– Chất A có phản ứng thủy phân khi đun nóng với dung dịch NaOH, tạo ra chất E có mùi
thơm, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ, ức chế sư sinh sản của vi khuân nên được
dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất mĩ phâm. Tìm công thức cấu tạo đúng của A. Viết
phương trình hóa học.
———-HẾT———-
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh: ……………………………….. Số báo danh: …………….
Chữ ký giám thị coi thi số 1: Chữ ký giám thị coi thi số 2:

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học

Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay