Đề thi hsg môn hóa lớp 11 cụm trường Hoàn Kiếm Hai Bà Trưng năm 2023 2024
Trang 1/2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM TRƯỜNG THPT | ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2023-2024 Môn Hóa học – Lớp 11 |
HOÀN KIẾM – HAI BÀ TRƯNG | Thời gian làm bài: 120 phút |
(Không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 02 trang | ĐỀ CHÍNH THỨC |
Câu I (4,0 điểm)
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có) dưới dạng phân tử và ion thu gọn khi
trộn lẫn các dung dịch sau:
a) K2S và H2SO4 loãng, dư. b) AgNO3 và AlCl3.
c) NaH2PO4 và Ca(OH)2 (tỉ lệ mol 2:1). d) BaCl2 và KHSO4 (tỉ lệ mol 1:1).
2. Cho các khí không màu đựng trong các bình riêng biệt gồm: C2H2, C2H4, CH4, SO2. Bằng phương
pháp hóa học nhận biết mỗi khí. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu II (4,0 điểm)
1. Giải thích vì sao:
a) Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) được sử dụng làm chất keo tụ trong quá trình xử lý nước.
b) Acetylene (C2H2) được sử dụng làm nhiên liệu trong hàn, cắt kim loại.
2. Hãy gán các chất: CO2, C6H14 (neohexane), C2H4, C2H2, CH4, C6H14 (hexane), CH3CHO, PE cho
các kí hiệu X1, X2,… X8 (không theo thứ tự, không trùng lặp) trong sơ đồ biến hóa sau và viết phương
trình hóa học của các phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có).
Câu III (4,0 điểm)
1. Tổng hợp sulfur trioxide (SO3) từ sulfur dioxide (SO2) và không khí là giai đoạn trung gian để sản
xuất sulfuric acid (H2SO4) trong công nghiệp theo phương pháp tiếp xúc. Đây là một phản ứng thuận nghịch.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có).
b) Cho biết phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cần tác động đến yếu tố nhiệt độ hoặc áp suất
như thế nào để tăng hiệu suất tổng hợp sulfur trioxide?
c) Trộn sulfur dioxide và oxygen (O2) vào một bình kín dung tích 1 lít được giữ ở nhiệt độ không
đổi. Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thì nồng độ của các chất là [SO2] = 0,1 mol/L; [O2] =
0,45 mol/L; [SO3] = 0,3 mol/L.
i) Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở nhiệt độ trên.
ii) Với dụng cụ và nhiệt độ trên thì cần cho vào bình 1 mol sulfur dioxide và bao nhiêu mol oxygen
để hiệu suất phản ứng đạt 90%?
2. Hỗn hợp E gồm hai hydrocarbon mạch hở X, Y với MX < MY < 82. Cho 0,1 mol E, có khối lượng
5,12 gam, vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 23,31 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X, Y.
b) Tính % khối lượng của X, Y trong hỗn hợp E.
c) Nếu thêm a mol H2 vào 0,1 mol hỗn hợp E ở trên được hỗn hợp khí F. Dẫn F qua bột Ni đun nóng
thu được hỗn hợp khí G. Dẫn G qua dung dịch Br2 dư thấy thoát ra 0,1 mol hỗn hợp khí K có tỉ khối so
với H2 là 15 và có 0,11 mol Br2 đã tham gia phản ứng. Tính giá trị của a.
Câu IV (4,0 điểm)
1. Hydrocarbon X có cùng công thức đơn giản nhất với acetylene (C2H2). Phân tích phổ khối thấy
mảnh ion phân tử của X ứng với m/z = 104.
a) Tìm công thức phân tử của X.
b) Y là một trong số các đồng phân của hydrocarbon X. 1 mol Y có thể tác dụng tối đa với 1 mol Br2
trong dung dịch hoặc 4 mol H2 khi có xúc tác Ni, t0. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên Y và viết
phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Cho biết Y không có phản ứng cộng mở vòng.
Trang 2/2
c) Z là một đồng phân khác của X. Phân tử Z chỉ chứa liên kết đơn. Nếu cho Z tác dụng với khí Cl2
theo tỉ lệ mol 1 : 1 trong điều kiện được chiếu sáng chỉ thu được một sản phẩm duy nhất. Xác định công
thức cấu tạo của Z.
2. Để xác định nồng độ của dung dịch A chứa HCl và dung dịch B chứa NaOH người ta thực hiện
các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Trộn 30 mL dung dịch A với 20 mL dung dịch B được 50 mL dung dịch C. Thêm
14 mL dung dịch KOH 0,1M vào 20 mL dung dịch C thu được dung dịch có pH = 7.
– Thí nghiệm 2: Trộn 20 mL dung dịch A với 30 mL dung dịch B được 50 mL dung dịch D. Thêm
5 mL dung dịch H2SO4 0,2M vào 25 mL dung dịch D thu được dung dịch có pH = 7.
a) Tính nồng độ của dung dịch A và dung dịch B.
b) Tính tỉ lệ thể tích dung dịch A và nước cần dùng để khi pha trộn thu được dung dịch E có pH = 1.
Câu V (4,0 điểm)
1. Hợp chất hữu cơ X chứa 3 nguyên tố C, H, O với
phần trăm khối lượng tương ứng là 62,07%; 10,34%
và 27,59%.
a) Lập công thức đơn giản nhất của X.
b) Xác định công thức phân tử của X theo phổ khối
hình bên.
c) Viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở, không chứa nhóm chức ether có thể có của X.
d) Phân tích phổ IR của X (trong số các đồng phân ở câu c) được cho trong hình dưới đây để xác
định nhóm chức trong X và viết công thức cấu tạo của X. Cho biết: tín hiệu phổ hồng ngoại của một số
nhóm chức cơ bản như sau:
Hợp chất | Alcohol | Aldehyde | Carboxylic acid | Ester | Ketone | ||
Liên kết | O-H | C=O | C-H | C=O | O-H | C=O | C=O |
Số sóng (cm-1) | 3500-3200 | 1740-1685 | 2830-2695 | 1760-1690 | 3300-2500 | 1750-1715 | 1715-1666 |
2. Hòa tan hoàn toàn 42,4 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và kim loại R (có hóa trị không đổi) trong
dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,2 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4) và dung
dịch Y chỉ chứa 93,6 gam chất tan gồm 2 muối sulfate trung hòa.
a) Xác định kim loại R.
b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Ca = 40;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108.
———– HẾT ———–
Họ tên thí sinh: …………………………….…… | Số báo danh: …..……………………………….. |
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học