Đề thi hsg môn hóa lớp 11 THPT Lạc Sơn Hòa Bình năm 2023 2024
SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT LẠC SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC | KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 06 trang) |
Cho nguyên tử khối (đvC): H = 1; F = 19; C = 12; N = 14; O = 16; S = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; He = 4.
Câu 1: Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ. B. nhiệt độ C. Áp suất. D. Chất xúc tác.
Câu 2: Chất điện li là:
A. Chất tan trong nước B. Chất dẫn điện
C. Chất phân li trong nước thành các ion D. Chất không tan trong nước
Câu 3 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của một acid?
A. Acid có thể làm đổi màu chất chỉ thị. B. Một acid có vị đắng.
C. Một acid phân li trong nước. D. Một acid cho H+ trong nước.
Câu 4: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp, người ta đã
A. cho hỗn hợp qua nước. B. cho hỗn hợp qua dung dịch HCl.
C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH3. D. cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 5: Cho một ít bột sulfur vào ống nghiệm chứa dd HNO3 đặc đun nhẹ. Hiện tượng thu được là
A.sulfur tan có khí không màu thoát ra mùi xốc. B.sulfur tan có khí màu nâu mùi xốc thoát ra.
C.sulfur không phản ứng. D.sulfur nóng chảy và bay hơi có màu vàng.
Câu 6: Oxide X là chất khí, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp). Trong công nghiệp, X dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ, sản xuất sulfuric acid. Công thức của X là:
A. CO2. B. H2S. C. SO2. D. P2O5.
Câu 7: Cho những chất sau: NaHCO3 (1), CH3COONa (2), H2C2O4 (3), CaC2 (4), Al4C3 (5), C2H5OH (6), C2H5Cl (7). Những chất hữu cơ là:
A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (3), (4), (5), (6) và (7)
C. (1), (4), (5) và (6) D. (2), (3), (6) và (7)
Câu 8: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của methane.
A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8 B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10
C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12 D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12
Câu 9: Hình sau là phổ hồng ngoại của phân tử A. |
Dựa vào bảng 10.2 , xác định được nhóm chức trong phân tử A là
A. CO. B. COOH. C. OH. D. CHO.
Câu 10: Benzoic acid được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử benzoic acid là
A. C6H5CH2COOH. B. HCOOH. C. C6H5COOH. D. (COOH)2.
Câu 11: N2 (g) + 3H2 (g) ⇋ 2NH3 (g); ∆H < 0; tại 400°C có tỷ khối so với khí H2 là d1. Nâng nhiệt độ hỗn hợp lên 500°C, thu được hỗn hợp mới có tỷ khối so với khí H2 là d2. So sánh d1 với d2:
A. d1 < d2. B. d1 = d2. C. d1 > d2. D. d2 = 2d1.
Câu 12: Đổ 2mL dd acid HNO3 63% (d = 1,43g/mL) nước thu được 2 L dung dịch. Tính nồng độ H+ của dd thu được
A. 14,3M B. 0,0286M C. 0,0143M D. 7,15M
Câu 13: Cho phản ứng : H2(g) + I2(g) 2HI(g)
Ở nhiệt độ 430oC, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 L chứa 4,0 gam H2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430oC, nồng độ HI là :
A. 0,275 M B. 0,225 M C. 0,151 M D. 0,320 M
Câu 14: Khí nitrogen khó hóa lỏng và rất ít tan trong nước là do lý nào sau đây ?
A. Phân tử nitrogen chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực.
B. Do tương tác Val der Waals trong phân tử nitrogen rất yếu (nhỏ).
C. Do phân tử nitrogen nhẹ hơn không khí.
D. Do phân tử nitrogen chứa liên kết ba rất bền.
Câu 15: Để oxi hóa hoàn toàn 12 L NH3 thì thể tích O2 cần dùng là bao nhiêu biết phản ứng tạo cả khí N2 và NO với tỉ lệ mol 1 : 4 (các khí đo cùng điều kiện).
A. 12 L. B. 14 L. C. 13 L. D. 16 L.
Câu 16: Hành động nào của con người không phải nguyên nhân chính gây nên hiện tượng phú dưỡng ?
A. Nước thải chăn nuôi, nước thải công nghiệp chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng như N, P.
B. Sử dụng dư thừa lượng phân bón chứa ion NO2, NO3–.
C. Quá trình đánh bắt cá bằng chích điện của con người.
D. Sử dụng dư thừa lượng phân bón chứa ion PO43-.
Câu 17: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H và O. Phân tích X thu được phần trăm khối lượng của C và O lần lượt là 54,54%; 36,37%. Phổ khối lượng của X như sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng về X?
A. Phân tử khối của X là 88. B. Tỉ lệ nguyên tử C : H : O = 1 : 2 : 1.
C. Công thức phân tử của X là C4H8O2. D. Tỉ lệ nguyên tử C : H : O = 2 : 2 : 1.
Câu 18: Cho các chất:
CH3–C(CH3)=CH–CH3 (1), CH3–CH=CH–COOH (2),
CH3–CH=CH–C2H5 (3), CH2=CH-CH=CH–CH3 (4),
CHºC–CH3 (5), CH3–CºC–CH3 (6).
Các chất có đồng phân hình học (cis-trans) là
A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). C. (3), (6). D. (1), (3), (4).
Câu 19: Số hợp chất thơm có CTPT C8H10O tác dụng với NaOH là
A. 6 B. 7 C. 9 D. 8.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 0,7 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,6 mol H2O. Giá trị của m là
A. 24. B. 42. C. 36. D. 32.
Câu 21: Sắp xếp theo trật tự tăng dần nhiệt độ cho các chất (1).aldehyde acetic, (2).formic acid, (3). Ethyl alcohol, (4). đimethyl ether
A. (4)<(1)<(3)<(2). B. (1)<(4) <(3)<(2). C. (1)<(3)<(2) <(4) D. (3)<(2) <(4) <(1)
Câu 22: Cho 5,8 gam aldehyde A tác dụng hết với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. CTPT của A là :
A. CH3–CHO. B. CH2=CH–CHO. C. OHC–CHO. D. HCHO.
Câu 23: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH; CH3COOH; HCl; C6H5OH. Giá trị pH của các dung dịch trên cùng nồng độ 0,01M, ở 250C đo được như sau:
Chất | X | Y | Z | T |
pH | 6,48 | 3,22 | 2,00 | 3,45 |
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Y tạo kết tủa trắng với nước bromine. B. X được điều chế trực tiếp từ ethyl alcohol.
C. T có thể cho phản ứng tráng gương. D. Z tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3.
Câu 24: Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một acid no, đơn chức, mạch hở X và một acid no, hai chức Y (có mạch carbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp hai acid trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 72,22%. B. 65,15%. C. 27,78%. D. 35,25%.
Câu 25: Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường
Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất.
A. Đo nhiệt độ của ngọn lửa B. Đo nhiệt độ của nước sôi
C. Đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất D. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu.
Câu 26: Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:
Dung dịch | A | B | C | D | E |
pH | 5,25 | 11,53 | 3,01 | 1,25 | 11,00 |
Khả năng dẫn điện | Tốt | Tốt | Kém | Tốt | Kém |
Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là
A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3 B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3
C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3 D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH
Câu 27: Trong số các dd: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung dịch làm quỷ tím hóa xanh là
A. Na2CO3, NH4Cl, KCl. B. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.
C. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4. D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa.
Câu 28: Cho cân bằng sau : H2(g) + I2(g) 2HI(g) . Thực hiện phản ứng trên trong bình kín có dung tích không đổi, tại nhiệt độ T. Ban đầu lấy số mol H2 gấp đôi số mol I2. Tại thời điểm cân bằng, số mol HI gấp đôi số mol I2. Hằng số cân bằng KC của phản ứng trên là :
A. 4,00. B. 1,33. C. 1,67. D. 2,67.
Câu 29: Hỗn hợp X ( gồm H2 và N2 ) có = 3,6. Đun nóng X có xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp khí Ycó tỉ khối so với H2 là 4,5. Hiệu suất của phản ứng là
A. 20% B. 30% C. 40% D. 50%
Câu 30: Có bao nhiêu biện pháp sau đây có thể áp dụng để giảm thiểu tác nhân gây mưa acid ?
(1) Sử dụng xe đạp, phương tiện công cộng thay cho các phương tiện động cơ cá nhân như ô tô, xe máy…
(2) Sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
(3) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(4) Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 31: Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo tài liệu của Cơ quan Quản lí an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp Hoa Kì, nồng độ H2S khoảng 100 ppm gây kích thích màng phổi. Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H2S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 30 phút. Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và làm tử vong ngay lập tức. Một gian phòng trống (25°C; 1 bar) có kích thước 3m x 4m x 6m bị nhiễm 10 gam khí H2S. Tính nồng độ ppm của H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H2S trong trường hợp này (Cho biết 1 mol khí ở 25°C và 1 bar có thể tích 24,79 L).
A. 101,389 ppm, không gây nguy hiểm đến tính mạng.
B.350,350 ppm, không gây nguy hiểm đến tính mạng.
C.468,132 ppm, gây nguy hiểm đến tính mạng.
D.268,625 ppm, không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 32: Nung 28,08 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt trong môi trường không có không khí, chia chất rắn thu được thành hai phần bằng nhau. Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 2,016 lít H2 (đktc), còn lại chất rắn Y. Hòa tan hết Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 2,464 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phân hai phản ứng tối đa với dung dịch chứa 64,68 gam H2SO4 (đặc, nóng), thu được SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của S+6). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 75%. B. 60%. C. 80%. D. 50%.
Câu 33: Cho sơ đồ biến hóa sau:
Trong các phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hóa – khử?
A. 3. B.4. C.5. D.6.
Câu 34: Epibatidine, một loại dầu không màu được phân lập từ da của loài ếch mũi tên độc Equadorian Epipedobates ba màu. Đây là hợp chất có tác dụng giảm đau gấp vài lần morphine, nhưng lại không gây nghiện. Cấu trúc hóa học của epibatidine mô tả như hình dưới:
Công thức phân tử của Epibatadine là
A. C11H13N3Cl. B. C11H13NCl. C. C11H13N3Cl2. D. C11H13N2Cl.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm x mol CH3OH, 2x mol C2H4(OH)2 và 3x mol C3H5(OH)3. Đun nóng hỗn hợp X với CuO dư thấy khối lượng rắn giảm m gam và thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi (không có alcohol dư). Dẫn toàn bộ Y đi qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được (m + 284,16) gam Ag. Mặt khác, nếu đem đốt hỗn hợp X thì cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 50,5716 lít. B. 59,00 lít. C. 46,3573 lít. D. 52,679 lít.
Câu 36: Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Theo tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 10.10-6 mol/m3 không khí thì bị coi là ô nhiễm. Kết quả phân tích 50 lít không khí ở một số khu vực như sau:
Khu vực | Khối lượng SO2 |
X | 0,036 mg |
Y | 0,01 mg |
Z | 0,019 mg |
Không khí của khu vực bị ô nhiễm là
A. X. B. Y và X. C. Không có khu vực nào. D. X, Y và Z.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm metacrylic acid, ađipic acid, acetic acid và glycerol (trong đó số mol metacrylic acid bằng số mol acetic acid) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 14,44 gam. B. 18,68 gam. C. 13,32 gam. D. 19,04 gam.
Câu 38: Chanh là một loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi Cam chanh (Citrus), khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới – chủ yếu dùng nước ép của nó, thế nhưng phần cơm (các múi của chanh) và vỏ cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn và nướng bánh. Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol/lít) citric acid, điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Citric acid có công thức cấu tạo là:
Chọn đáp án đúng
A. Công thức phân tử của Citric acid là C6H6O7.
B. Citric acid thuộc loại hợp chất đa chức.
C. 1 mol Citric acid tác dụng được với Na sinh ra 2 mol H2.
D. Citric acid tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4.
Câu 39: Tách ????-carotene từ nước ép cà rốt
Chuẩn bị: nước ép cà rốt, hexane; cốc thuỷ tinh 100 mL, bình tam giác 100 mL, phễu chiết 60 mL, giá thí nghiệm.
Tiến hành:
– Cho khoảng 20 mL nước ép cà rốt vào phễu chiết. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút.
– Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp.
– Mở khoá phễu chiết cho phần nước ở dưới chảy xuống, còn lại phần dung dịch β-carotene hoà tan trong hexane.
Cho các phát biểu sau
(1) Trước khi chiết lớp hexane trong phễu không có màu; sau khi chiết lớp hexane trong phễu có màu vàng cam.
(2) Thí nghiệm tách β-carotene từ nước cà rốt dựa theo nguyên tắc chiết lỏng – lỏng.
(3) Thí nghiệm tách β-carotene từ nước cà rốt dựa theo nguyên tắc chiết lỏng – rắn.
(4) Dùng dung môi là hexane có khả năng hoà tan β-carotene nhưng không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp để chiết.
(5) Phễu chiết tách thành hai lớp, lớp bên trên là nước, lớp dưới là β-carotene hoà tan trong hexane,
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 40: Acetylene (C2H2) có khả năng phản ứng mãnh liệt với oxygen và sinh ra một lượng nhiệt lượng lớn lên đến 3000 oC. Vì vậy người ta có thể dùng acetylene để làm đèn hàn xì, cắt kim loại. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Phản ứng giữa kim loại và acetylene là phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng giữa acetylene và oxygen là phản ứng thu nhiệt.
C. Phản ứng giữa acetylene và oxygen có năng lượng của hệ chất phản ứng thấp hơn năng lượng của hệ sản phẩm.
D. Phản ứng giữa acetylene và oxygen là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 41: Cho 3 dung dịch riêng biệt X, Y, Z mỗi dung dịch chứa một chất tan. Thực hiện các thí nghiệm, thu được kết quả như sau:
– X tác dụng với Y có kết tủa và khí thoát ra.
– X tác dụng với Z có khí thoát ra.
– Y tác dụng với Z có kết tủa.
Chất tan trong 3 dung dịch X, Y, Z lần lượt là
A. H2SO4, Ba(HCO3)2, Na2SO4. B. Ca(HCO3)2, Na2CO3 và H2SO4.
C. KHSO4, Ba(HCO3)2 và K2CO3. D. NaHCO3, Ba(NO3)2 và NaHSO4.
Câu 42: Hòa tan m gam hỗn hợp X chứa Fe, Mg, FeO, MgO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và 0,05 mol NaNO3 thu được 0,896 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm N2 và H2 có tỷ khối so với H2 là 7,5; dung dịch Z chỉ chứa hỗn hợp muối. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Z thu được 138,92 gam kết tủa. Biết trong X oxi có khối lượng là 27m/134 gam. Giá trị của m là?
A. 19,34 B. 20,43 C. 18,90 D. 21,44
Câu 43: Muối Mohr có công thức (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O. Để xác định độ tinh khiết của một loại muối Mohr (cho rằng trong muối Mohr chỉ có muối kép ngậm nước nêu trên và tạp chất trơ), một học sinh tiến hành các thí nghiệm sau: Cân chính xác 7,237 gam muối Mohr, pha thành 100 ml dung dịch X. Lấy chính xác 10 mL dung dịch X, thêm 10 mL dung dịch H2SO4 10%, được dung dịch Y. Chuẩn độ dung dịch Y bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,023M. Thực hiện chuẩn độ 3 lần. Kết quả đạt được như sau:
Lần chuẩn độ | 1 | 2 | 3 |
Thể tích dung dịch KMnO4 (ml) | 16 | 16,1 | 16 |
Cho các phát biểu:
(1) Theo kết quả chuẩn độ ở trên, trong số các giá trị: 93,32; 98,45; 97,36; 99,87, độ tinh khiết (% khối lượng (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O) của muối Mohr có giá trị gần nhất với 98,45.
(2) Dung dịch H2SO4 được thêm vào dung dịch chuẩn độ để tạo môi trường acid, giúp phản ứng xảy ra theo hướng tạo thành Mn2+.
(3) Có thể thay dung dịch H2SO4 đã dùng bằng dung dịch acid mạnh như HCl, HNO3 nhưng phải đảm bảo lượng H+ dư sau phản ứng.
(4) Trong mỗi lần chuẩn độ, dung dịch KMnO4 được xem là phản ứng vừa đủ với muối Mohr (điểm dừng) khi giọt dung dịch KMnO4 cuối cùng nhỏ vào dung dịch Y không mất màu.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 44: Hòa tan hoàn toàn 29,12 gam hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe(NO3)2, Fe, Fe3O4, Mg, MgO, Cu và CuO vào 640 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sulfate trung hòa và hỗn hợp hai khí là 0,14 mol NO và 0,22 mol H2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, tạo ra kết tủa Y. Lấy Y nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm 10,42 gam so với khối lượng của Y. Nếu làm khô cẩn thận dung dịch X thì thu được hỗn hợp muối khan Z (giả sử quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hóa học). Phần trăm khối lượng FeSO4 trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18 B. 24 C. 22 D. 20
Câu 45: Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)
X + Y → Z + A↑ + B
NaOH + Y → Z + B
Ba(OH)2 + Z → C↓ + 2NaOH
Ba(OH)2 + Y → C↓ + NaOH + B
Biết X, Y là hai hợp chất của sulfur, có cùng thành phần nguyên tố và MX + MY = 224. Cho các phát biểu sau:
(a) Khí A là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính.
(b) Kết tủa C bền với nhiệt, không tan trong dung dịch acid hydrochloric.
(c) X có khả năng làm mất màu dung dịch nước bromine.
(d) Dung dịch chứa Z hoặc Y đều làm quỳ tím hóa đỏ.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46: Hỗn hợp X gồm 2 hydrocarbon mạch hở có cùng số mol. Đốt m gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau đó dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 7,317m gam kết tủa và khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 44,28 gam. Cho 0,72 mol hỗn hợp X tác dụng hết với nước brom dư thấy có 172,8 gam bromine tham gia phản ứng. Giá trị của V là
A. 34,048 B. 34,272 C. 34,496 D. 33,824
Câu 47: X là hợp chất mạch hở (chứa C,H,O) có phân tử khối bằng 90. Cho X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng. Mặt khác, X có khả năng phản ứng với NaHCO3. Số công thức cấu tạo của X có thể là.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 49: Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hidro, cacbon monooxit, metanol, etanol, propan, …) bằng oxi không khí. Trong pin propane – oxi, phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin hoạt động như sau:
C3H8(k) + 502(k) + 60H ̄ (dd) à 3CO32- (dd)+ 7H2O(l)
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propane theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng lượng là 2497,66 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propane — oxi. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propane là 80,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 100 và trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng bằng 72,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 176 gam propane làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn là
A. 69,4 giờ. B. 111,0 giờ. C. 55,5 giờ. D. 138,7 giờ.
Câu 50: Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Cho 2 ml ethyl alcohol khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua nút cao su rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống dẫn khí, Nhúng ống dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.
Cho các phát biểu sau:
(a) Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng sôi đều và không trào lên khi đun nóng.
(b) Ở bước 1, nếu thay H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng thì trong thí nghiệm vẫn thu được lượng khí ethylene không đổi.
(c) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt khí SO2, CO2 sinh kèm theo.
(d) Phản ứng trong ống số 3 thuộc phản ứng oxi hóa – khử.
(e) Nếu thu khí ethylene đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học