dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Một số biện pháp Hướng dẫn giáo viên xây dựng Video và sử dụng công nghệ tương tác hỗ trợ PHHS nuôi dưỡng, chăm sóc Giáo dục trẻ tại gia đình

Một số biện pháp Hướng dẫn giáo viên xây dựng Video và sử dụng công nghệ tương tác hỗ trợ PHHS nuôi dưỡng, chăm sóc Giáo dục trẻ tại gia đình

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
“Có một ngày trường, lớp bỗng vắng tanh
Bởi dịch bệnh hoành hành là Covid
Bé nghỉ ở nhà, mẹ cha nên biết.
Giáo dục cho con qua hoạt động gia đình.”
Vâng! Trước dịch bệnh virus Corona gây ra không chỉ là cơn ác mộng đối với
người lớn, mà còn cả với trẻ em. Ngoài sự thiếu hụt về hoạt động thể chất do sinh hoạt
bị xáo trộn, các con còn bị mai một đi những kiến thức, kĩ năng đã học, trẻ không còn
hứng thú với việc học tập, tốc độ xử lí thông tin trong não bộ của trẻ bị trì trệ. Một số
trẻ chỉ quanh quẩn trong nhà xem ti vi, thiết bị điện tử. Có trẻ còn chạy nhảy, la hét,
đá bóng và làm trái yêu cầu người lớn, dễ khóc lóc, dễ ăn vạ, khiến cho bầu không khí
trong gia đình thiếu tích cực, thiếu sự ấm áp, các cơn giận dữ vô cớ dễ bùng nổ.
Bên cạnh đó, việc trẻ hạn chế giao tiếp xã hội với bạn đồng tuổi khiến cho các
con thấy buồn bã và đơn độc, làm nảy sinh các vấn đề cảm xúc mà nếu tiếp tục kéo
dài, sức khỏe tinh thần của trẻ cũng bị sa sút nghiêm trọng. Điều này sẽ làm ảnh
hưởng sâu sắc đến cảm xúc của các con.
Vậy cha mẹ nên làm gì khi cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, là hạt nhân tâm
lí chủ đạo, là nguồn sưởi ấm yêu thương vô tận, là người có thể hỗ trợ tốt nhất cho sự
phát triển toàn diện của các con mình.
Trong các hoạt động tại gia đình, các con được cha mẹ hướng dẫn là những cơ
hội rất tốt, trẻ được gắn với đời sống thực, được phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy,
phát triển cảm xúc, phát triển tối đa khả năng của trẻ, cha mẹ nên dành thời gian học
cùng các con qua hoạt động chơi để tăng sự gần gũi, thấu hiểu con cái…. giúp các con
tự tin, tự lập và mạnh dạn hơn.
Năm học 2021 – 2022 được xem là dấu mốc đặc biệt, nhấn mạnh tầm quan trọng
của công nghệ thông tin trong nền giáo dục nước nhà. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã
phát động phong trào “Ứng dụng công nghệ thông tin” cho tất cả các cấp học, trong
đó có mầm non, với phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.
Việc ứng dụng tin học là rất cần thiết và được khuyến khích rất nhiều trong các
cơ sở giáo dục, đặc biệt sử dụng vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non
nhằm tạo sự tương tác cùng phụ huynh, kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động,
ham học hỏi, tìm tòi khám phá và trẻ không bị nhàm chán khi phải nghỉ học ở nhà
quá lâu.
Thực hiện kế hoạch số 894/KH-BGDĐT ngày 9/9/2021 của Bộ giáo dục và đào
tạo về tập huấn hướng dẫn giáo viên xây dựng, sử dụng tài liệu, học liệu trực tuyến để
hướng dẫn cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non; xây dựng kho
video, audio, cẩm nang hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
mầm non tại gia đình. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi cán bộ, giáo viên là
luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi dưỡng bản thân về tin học để tham gia biên
soạn kịch bản cũng như xây dựng những video hay, đạt chất lượng cao để đóng góp
vào kho dữ liệu của Phòng Giáo dục Huyện Giao Thủy, Sở Giáo dục Tỉnh Nam Định
ngày một phong phú hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, là một người quản lý phụ trách chuyên môn
đang công tác tại Trường mầm non thị trấn Quất Lâm, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên xây dựng vi deo và sử dụng
công nghệ tương tác, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia
đình’’ nhằm giúp giáo viên có kỹ năng xây dựng các tài liệu học liệu điện tử như
video, các slides để tương tác với phụ huynh và trẻ, sử dụng được các công cụ tương
tác qua mạng phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tạo được mối liên kết giữa gia
đình và nhà trường ngày càng chặt chẽ hơn trong quá trình chăm sóc giáo dục các con
tại nhà trước tình hình dịch bệnh covid 19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Một trong những hệ lụy từ dịch bệnh Covid -19 bùng phát là sự xáo trộn sự
bình yên vốn có trong ngôi trường thân yêu của các con học sinh mầm non trên quê
hương tôi. Những hoạt động học trên lớp của cô và trò diễn ra thất thường bởi một số
cha mẹ lo lắng, hoang mang trước tình hình nên không cho con đi học. Thực hiện mục
tiêu kép của ngành cũng như sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường, tôi đã chỉ đạo
giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp, thích ứng với tình hình diễn
biến của dịch bệnh COVID – 19. Đồng thời hướng dẫn giáo viên trao đổi với phụ
huynh để cung cấp một số kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng cho trẻ thông qua các
hoạt động giáo dục với tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm.
Bên cạnh đó, hưởng ứng bức tâm thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
“Không để một trẻ em nào bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch và càng không
để nền giáo dục Việt nam vì đại dịch mà không hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ
mệnh của mình trước Tổ quốc và nhân dân”, tôi đã phát động phong trào đến toàn thể
giáo viên giảng dạy trên lớp cũng như đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng tham gia xây
dựng và sử dụng kho dữ liệu về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ do Phòng giáo
dục cung cấp. Tổ chức hoạt động giáo dục qua hình thức quay video gửi vào zalo của
nhóm lớp và đăng tải trên Website của trường, sử dụng có lựa chọn các hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non trên Internet để tổ chức hướng dẫn cha
mẹ trẻ có hiệu quả trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm cho trẻ đạt
được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non.
Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tôi thực hiện một số giải pháp
ứng phó trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
trẻ tại trường và phối hợp với cha mẹ trẻ giáo dục con tại gia đình. Tôi đã nhận thấy
được những ưu điểm cũng như những hạn chế của các giải pháp, cụ thể như sau:
* Ưu điểm các giải pháp:
– Đã bám vào tình hình thực tế về chất lượng giáo dục trẻ trong mùa đại dịch
cũng như các văn bản chỉ đạo của các cấp để hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung
kế hoạch giáo dục linh hoạt, phù hợp, thích ứng với tình hình diễn biến của dịch bệnh
covid – 19. Kế hoạch xây dựng của giáo viên được ban giám hiệu phê duyệt và được
đồng nghiệp trong các tổ chuyên môn tham khảo.
– Môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được mở rộng không chỉ ở
trường mà còn ở nhà, không chỉ ở cô giáo mà cả ở cha mẹ, giúp các con phát triển
theo chiều hướng tốt.
– Nhận thức của phụ huynh về việc nỗ lực chăm sóc, giáo dục con cái cùng cô
giáo được thông suốt, phụ huynh chủ động gặp giáo viên để trao đổi phương pháp
giáo dục cho trẻ ở nhà và tỏ ra quan tâm trẻ hơn.
– Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non tạo nên môi
trường phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được tiếp cận với thế giới công nghệ từ sớm,
góp phần hình thành tư duy công nghệ, tạo dựng nguồn hành trang vững chắc cho
tương lai.
– Công nghệ thông tin giúp cán bộ quản lý và giáo viên thiết kế ra những bài
giảng trực quan, sinh động, tạo nên môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.
Không chỉ nghe, nhìn, học sinh mầm non còn được thực hành nội dung bài học một
cách bài bản thông qua các đoạn video sinh động, hấp dẫn. Từ đó, giúp các con phát
triển toàn diện về cả giác quan lẫn nhân cách.
* Hạn chế các giải pháp :
– Giáo viên chưa tư vấn chi tiết, cụ thể cho cha mẹ về phương pháp giáo dục
con tại nhà và chưa chú trọng vào thứ tự ưu tiên việc nội dung trao đổi, tương tác với
phụ huynh một cách có trọng tâm, trọng điểm, công tác phối kết hợp với các tổ chức
công việc chưa linh hoạt.
– Việc lựa chọn ưu tiên nội dung hướng dẫn và nhấn mạnh trọng tâm của từng
giải pháp còn ở mức độ, công tác hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung vi deo hỗ
trợ cho cha mẹ chăm sóc, giáo dục con cái tại nhà chỉ dừng lại ở khâu truyền đạt, chưa
có sự giải thích rõ, ví dụ chưa cụ thể, chưa có nhiều nội dung.
– Cha mẹ chưa nắm bắt được tâm lí của trẻ theo độ tuổi, chưa biết cách giáo
dục các con thông qua các hoạt động trong gia đình để trẻ “Chơi mà học”.
– Kinh phí đầu tư trang bị cơ sở vật chất hiện đại và xây dựng các phòng học
đa phương tiện còn ở mức độ. Chưa đồng bộ hóa được cơ sở hạ tầng, thiết bị công
nghệ thông tin.
– Kĩ thuật quay video cũng như kĩ năng sử dụng công nghệ tương tác, hỗ trợ
phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại gia đình của một số giáo viên còn ở
mức độ.
– Các thiết bị máy móc không phải lúc nào cũng hoạt động tốt. Đôi khi có
những vấn đề trục trặc phát sinh như hư hỏng, mất điện, nhiễm virus…khiến quá trình
quay bị gián đoạn. Đây đều là những vấn đề ngoài ý muốn khiến giáo viên lúng túng,
gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả video.
– Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non mới chỉ phù hợp
với những giáo viên trẻ, được tiếp cận nhiều với công nghệ. Nhiều giáo viên lớn tuổi
thường không coi trọng hiệu quả của phương pháp mới này. Hơn nữa, họ không có
nhiều kiến thức lẫn kỹ năng công nghệ thông tin nên thường e dè, và chỉ muốn áp
dụng phương pháp dạy học truyền thống.
Tóm lại, phương pháp giáo dục bằng công nghệ thông tin qua hình thức quay
video ở mầm non còn khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu chuyên sâu nên khó tìm mô
hình lý tưởng. Mọi thứ chưa được đồng bộ hóa rõ ràng nên còn nhiều mơ hồ, lúng
túng, nhất là ở khâu triển khai và đánh giá hiệu quả chăm sóc và giáo dục. Việc tìm
kiếm tài liệu và áp dụng vào giảng dạy chưa được thực hiện triệt để, khó có thể phát
huy hết tiềm năng tối đa.
Từ những hạn chế của các giải pháp trên tôi nhận thấy cần phải đổi mới cách
làm như sau:
– Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch quay video cụ thể rõ ràng, chi tiết trước
khi tiến hành quay video để nội dung video cũng như chất lượng video đạt hiệu quả
cao.
– Cán bộ, giáo viên cùng xây dựng hệ thống lưu trữ, kênh truyền tải video trên
Youtube, Website, Facebook…Để cán bộ phụ trách dễ dàng tổng hợp, phân loại để
quản lý và lưu giữ video trong thời gian dài. Giúp giáo viên dễ tìm kiếm chia sẻ với
phụ huynh.
– Xây dựng kịch bản cụ thể rõ ràng, chi tiết đảm bảo nội dung và thời lượng.
– Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công
nghệ trong công tác phối kết hợp với cha mẹ để hướng dẫn cha mẹ giáo dục các con
tại gia đình.
– Giáo viên cần dành thời gian để học tập, nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ
chỉnh sửa hình ảnh, video, thiết lập hệ thống lưu trữ và truyền tải video, cách ứng
dụng công nghệ tương tác. Ưu tiên cho nội dung trọng tâm và có ví dụ cụ thể từ đó
mới đưa ra được những giải pháp khắc phục và điều chỉnh những vấn đề còn tồn tại.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quay video:
Với nhiệm vụ được phân công phụ trách chuyên môn trong nhà trường, tôi đã
tiến hành tổ chức hướng dẫn cho giáo viên xây dựng kế hoạch quay video chi tiết với
những yêu cầu cụ thể về nội dung, hình thức, thời lượng và thời gian thực hiện…Điều
này đã giúp Cán bộ Quản lý chúng tôi dễ dàng quản lý tiến độ, kiểm soát chất lượng
và thu thập sản phẩm video đúng thời hạn. Kế hoạch cụ thể cũng giúp giáo viên hiểu
rõ nhiệm vụ và mục tiêu công việc cần thực hiện, dễ dàng kết nối với các đầu mối hỗ
trợ để sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất.
2.1.1. Lập kế hoạch xây dựng nội dung video:
– Bước 1: Ban giám hiệu nhà trường đã họp các tổ trưởng chuyên môn để xây
dựng Khung chương trình đảm bảo nội dung các bài học được sắp xếp theo một trình
tự logic từ dễ đến khó.
– Bước 2: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phân công các tổ chuyên môn
xây dựng kịch bản quay cho từng hoạt động cụ thể. Tổ trưởng chuyên môn lập bảng
kế hoạch tiến độ, thời gian nộp, đồng thời quy ước: định dạng tài liệu (word/excel,
Google sheet, Google doc), quy cách trình bày nội dung kịch bản, quy ước cách đặt
tên văn bản.
– Bước 3: Tổ trưởng chuyên môn duyệt bài, yêu cầu giáo viên chỉnh sửa những
nội dung chưa phù hợp để đưa ra kịch bản chuẩn cho từng bài phục vụ quá trình quay
video.
– Bước 4: Phụ trách công nghệ thông tin lưu trữ nội dung kịch bản: Mở thư
mục lớn trên Google Drive. Tạo thư mục con bên trong thư mục lớn theo sơ đồ quản
lý Tải tệp kịch bản lên các thư mục con.
2.1.2. Lập kế hoạch quay video
2.1.2.1. Lên lịch quay:
– Tôi đã kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, phân công nhân sự tham gia
quá trình quay: Giáo viên lên hình, giáo viên chuẩn bị đạo cụ (nếu cần), giáo viên
quay phim + giáo viên dựng, chỉnh sửa video.
– Khuyến khích giáo viên cần tham khảo các tài liệu hướng dẫn để tự ghi hình
và thu âm, cắt ghép, chỉnh sửa video bằng các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại
thông minh, máy tính bảng hoặc máy vi tính.
Ví dụ: Bảng kế hoạch quay video

TTNội dung quayNgười thực
hiện
Người
phối
hợp
Địa
điểm
Ngày
quay
Hạn
gửi
Kết
quả
duyệt
1Hướng dẫn phụ
huynh dạy trẻ làm
“thí nghiệm đổi
màu của bắp cải
tím”
Nguyễn Thị
Xuân
Tại
trường
2/118/11Cần
quay
lại
Hướng dẫn phụ
huynh “Dạy trẻ
quan sát và đọc
tên cờ 3 nước:
Đức – Pháp –
Mỹ”
Đỗ Thị HoàiTại
trường
3/119/11Đạt
Hướng dẫn phụ
huynh “ Dạy trẻ
dạy trẻ các trò
chơi với đôi bàn
tay”
Cao Thị Mão
Bùi Thị Côi
Tại
trường
4/1110/11Đạt
Hướng dẫn phụNguyễn ThịTại5/1111/11Đạt
huynh “Dạy trẻ
nhảy điệu super
dance”
Ngátnhà
Hướng dẫn phụ
huynh làm món
“Hoa quả dầm
sữa chua’’
Nguyễn Thị
Ánh Lâm
Tại
trường
6/1112/11Cần
quay
lại
Hướng dẫn phụ
huynh dạy trẻ
“Sáng tạo hình
học”
Bùi Hương
Giang
Tại
trường
7/1113/11Đạt
Hướng dẫn phụ
huynh dạy trẻ đọc
thơ “ Chổi ngoan”
Nguyễn Thị
Hân
Tại
trường
8/1114/11Đạt
Hướng dẫn phụ
huynh làm món
cháo bí đỏ thịt
bằm”
Phạm Thị
Trang
Tại
trường
9/1115/11Cần
quay
lại
Hướng dẫn phụ
huynh dạy trẻ làm
“Thí nghiệm Kẹo
cầu vồng”
Phạm Thị HuệTại
trường
10/1116/11Đạt
Hướng dẫn phụ
huynh “Dạy trẻ
tập thể dục sáng”
Phạm Hải YếnTại
trường
11/1117/11Đạt
Hướng dẫn phụ
huynh “Dạy trẻ
chơi các trò chơi”
Trần Thị HằngTại
trường
12/1118/11Đạt

2.1.2.2. Họp định kì đánh giá chất lượng, tiến độ quay video
– Ban giám hiệu tổ chức họp giáo viên định kì theo tuần nhằm đánh giá:
+ Các khâu trong quy trình quay đã ăn khớp với nhau chưa?
+ Chất lượng âm thanh, hình ảnh của video đã đạt yêu cầu chưa?
+ Khảo sát lấy ý kiến người xem: Tôi đã gửi một vài video hoàn thiện cho một
vài phụ huynh và học sinh thân thiết xem và cho phản hồi.
+ Tiến độ hoàn thành video đã đúng với kế hoạch đề ra chưa?
+ Đưa ra kết luận những điểm cần tiếp tục phát huy và cải tiến.
2.2. Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống lưu trư, kênh truyền tải video:
Tôi đã xây dựng một kênh lưu trữ trực tuyến (Online) qua các ứng dụng, trang
web hỗ trợ chức năng này và kênh lưu trữ Youtube để truyền tải video chuyên biệt
giúp Ban giám hiệu nhà trường dễ dàng tổng hợp, phân loại để quản lý và lưu giữ
video trong thời gian dài. Các video có thể được giáo viên tìm kiếm và chia sẻ với phụ
huynh một cách nhanh chóng và dễ dàng qua các kênh tương tác.
* Hệ thống lưu trư video trên YouTube.
– Tôi lập kênh của Nhà trường trên Youtube để tải các video lên theo các
Playlist (Playlist là danh sách phát video giúp phân loại video theo các hoạt động
đồng thời giúp phụ huynh dễ dàng tìm và mở những video khác trong cùng danh
mục).
– Ban giám hiệu có thể nhận video hoàn thiện từ giáo viên và trực tiếp đăng tải
lên Youtube thông qua tài khoản kênh Nhà trường, hoặc chia sẻ tài khoản này cho các
giáo viên chủ động tải lên những video đã được duyệt. Nếu chia sẻ tài khoản, Ban
giám hiệu chúng tôi thống nhất với giáo viên cách đặt tên video, chọn ảnh đại diện
phải thể hiện được nội dung chính của bài học.
– Ban giám hiệu nhà trường và Giáo viên có thể tải những video đã hoàn thiện
lên Youtube và để chế độ “Riêng tư” để lưu trữ sau đó chuyển sang chế độ “Công
khai” hoặc “Không công khai”:
+ Công khai: ai cũng có thể xem và tìm kiếm trên Youtube. Chế độ này áp
dụng nếu Nhà trường muốn chia sẻ video rộng rãi.
+ Không công khai: chỉ có thể xem bằng cách nhấn vào đường dẫn, không thể
tìm kiếm. Chế độ này dành cho những video chia sẻ nội bộ. Chọn chế độ hiển thị
video trên YouTube Lưu ý: Giáo viên không sử dụng nhạc, video có bản quyền.
(Những video chứa nhạc và video khác đã được đăng ký bản quyền sẽ không được
Youtube duyệt khi tải lên nền tảng này). Trước khi lựa chọn nhạc hay video có săn
trên mạng để đưa vào video của mình, chúng ta cần kiểm tra vấn đề bản quyền để
tránh trường hợp tải lên YouTube không được duyệt gây mất thời gian, công sức đã
biên tập video.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay