dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Một số biện pháp tăng cường công tác phòng dịch Covid 19 trong Trường Mầm non

Một số biện pháp tăng cường công tác phòng dịch Covid 19 trong Trường Mầm non

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trẻ em là mầm xanh, là tương lai của đất nước. Trẻ có phát triển được toàn
diện hay không là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các điều kiện phục vụ và ý thức
trách nhiệm của Gia đình, xã hội đặc biệt là môi trường giáo dục trong nhà trường.
Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn
sử dụng mọi giác quan để khám phá thể giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn
có quá non nớt để có thể tự bảo vệ mình nên sẽ dễ mắc bệnh và dễ bị thương tích,
nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện
cơ sở vật chất để chăm sóc trẻ không đảm bảo an toàn.
Ngày nay, trong điều kiện cuộc sống hiện đại, con người được sống trong điều
kiện kinh tế tương đối ổn định nhưng đối lập với nó thì những hệ lụy do khai thác
tài nguyên môi trường, do rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp đã làm cho môi trường
ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi
khuẩn, virus biến thể…đặc biệt và nguy hiểm nhất là dịch covid 19 virus Sars corona
đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới gây ra nhiều hệ lụy cho đất
nước, cho xã hội…Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ lây
lan nhanh trong cộng đồng ngày 1 gia tăng. Loại virus này không chừa một ai,
không nơi nào nó không tới nếu như chúng ta không biết cách phòng và chống dịch
bệnh.Tính đến ngày 18 tháng 4 năm 2022, theo nguồn tổng hợp từ Bộ Y Tế Việt
Nam ở 48 tỉnh thành tại Việt Nam: Số ca nhiễm COVID – 19: 10.297.416 ca. Đang
điều trị: 1.356.720 ca. Phục hồi: 8.941.064 ca. Tử vong: 42.960 ca. Đại dịch Covid –
19 đã đem lại những hệ lụy hết sức nghiêm trọng đối với đời sống con người nói
chung.Về giáo dục nói riêng.Từ khi dịch bùng phát đến nay, tất cả các trường học và
cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và tư thục đã làm gián đoạn việc học trực
tiếp. Bộ Giáo dục – Đào tạo đã phải sắp xếp lại kế hoạch các kỳ thi và đánh giá chất
lượng với mọi cấp học. Có thể khẳng định rằng: đại dịch Covid-19 được xem là
thảm họa toàn cầu mà nhân loại phải đối diện. Đại dịch này đã tác động toàn diện
đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục,
tôn giáo…Ai trên đời chẳng muốn có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, đặc biệt là
không bệnh tật. Phải chăng vì thế mà ông cha ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa
bệnh”., “Phòng chống dịch bệnh” là bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh nguy hiểm khi nó
còn chưa xuất hiện bằng các biện pháp phòng ngừa. Chúng ta những người lớn có
thể chủ động biết cách phòng chống dịch, còn với trẻ nhỏ thì sao? Và đặc biệt với
trẻ mầm non? Với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ,
kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ.Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ
chơi mầm non mẫu giáo, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các
bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng
chống dịch bệnh. So với các bậc học, trẻ mầm non là đối tượng có nguy cơ lây
nhiễm cao trong cộng đồng khi có dịch bệnh Covid-19 bùng phát do độ tuổi còn
nhỏ, sức đề kháng, kỹ năng tự phòng, chống bệnh tật hạn chế. Vì vậy làm thế nào,
để dịch bệnh không xảy ra với trẻ trong trường mầm nonlà một vấn đề cần được
Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp để
phòng chống kịp thời khi dịch bệnh đang diễn ra. Nhận thức vấn đề quan trọng cấp
bách trong thời điểm hiện nay. Tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp phòng
chống dịch đạt hiệu quả. Từ thực tế trên và căn cứ vào kết quả thực hiện cho đến
nay, tôi đã lựa chọn cho mình đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tăng
cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid -19 tại trường mầm non” để các đồng chí và các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi thực hiện
Trường Mầm non TT Quất Lâm nơi tôi công tác. Với tổng diện tích là hơn
9000m2. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên (CB-GV-NV) là 49 và 537học sinh
trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi với tổng số 19 lớp học, trong đó có 4 lớp nhà trẻ, 6 lớp
mầu giáo bé, 5 lớp mẫu giáo nhỡ và 4 lớp mẫu giáo lớn .
Tất cả các đồng chí CB-GV-NV trong nhà trường đều đạt trình độ chuẩn trở
lên. Trường Mầm non Quất Lâm chúng tôi vừa đón chuẩnQuốc gia mức độ IIChuẩn
kiểm định mức độ 3 chuẩn xanh- sạch đẹp -an toàn. Đội ngũ CB- GV-NV trong nhà
trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Năm nay là năm thứ 3 khi đại dịch Covid – 19 bùng phát, tôi thấy có một số thuận
lợi và khó khăn khi trường tôi tham gia vào công tác phòng chống đại dịch như sau:
* Ưu điểm :
– UBND Huyện chỉ đạo sát sao về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid19 trên
địa bàn Huyện: Huyện Giao thủy đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống
dịch Covid-19; tổ chức 6 đoàn kiểm tra tại 22/22 xã, thị trấn trên địa bàn; chủ động
xây dựng phương án phòng, chống dịch Covid-19, sẵn sàng đáp ứng với các tình
huống của dịch. Tổ chức họp trực tuyến với ban chỉ đạo cấp Huyện về công tác
phòng, chống dịch Covid -19. Huyện Giao Thủy đã triển khai quyết liệt, đồng bộ
các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19
– Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Giao Thủy đã chỉ đạo các nhà trường khẩn
trương triển khai đồng bộ các giải pháp, nội dung liên quan đến công tác phòng
chống dịch.
– UBND TT : tặng nước rửa tay, khẩu trang… cho nhà trường. Lãnh đạo UBND
luôn chỉ đạo, kiểm tra sát sao công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh ở trường học.
– Nhà trường: Có cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp. Có phòng học rỗng rãi, sạch
sẽ, thoáng mát, cảnh quan môi trường: “Xanh – sạch – đẹp”. Có phòng y tế riêng.
– BGH nhà trường đã chỉ đạo sát sao công tác tổng vệ sinh môi trường Phun thuốc
khử khuẩn toàn bộ khuôn viên trong và ngoài các lớp trong nhà trường.
– Đội ngũ: Giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm trong việc
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo yêu cầu đổi mới của ngành. Đội ngũ cán bộ
giáo viên và nhân viên luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ
trọng tâm trong năm học: Phòng chống dịch bệnh trong trường học. Có nhân viên y
tế học đường bán chuyên trách.
– Trẻ luôn mạnh dạn, có nề nếp.
– Phụ huynh luôn quan tâm đến cô và các con.
* Hạn chế:
– Sự phối kết hợp giữ gia đình và nhà trường trong công tác phòng chống dịch
bệnh chưa đồng nhất .
– Công tác tuyên truyền về dịch covid đối với cán bộ giáo viên nhân viên phụ huynh
học sinh chưa sâu rộng
– Do nhận thức chưa đầy đủ – chưa sâu, thậm chí còn nhận thức sai lệch của một số
phụ huynh về dịch bệnh, về sự nguy hiểm và tầm quan trọng của công tác phòng
chống dịch, nên tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các
biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vẫn diễn ra trong trường. Đa số phụ huynh
bận đi làm nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc con.Một số phụ huynh chưa vệ
sinh thường xuyên cho con hay chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân thường
xuyên.
– Vốn kiến thức về dịch bệnh ít, kỹ năng của trẻ về việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ
sức khỏe cho bản thân còn hạn chế.
– Trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng dịch còn hạn chế
– Giáo viên chưa được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe và
phòng chống dịch bệnh covid-19 cho trẻ ở trường mầm non”
– Các khu công nghiệp, khu thương mại mọc lên, và nhu cầu giao lưu của người lớn
còn cao chính vì vậy nên rất nhiều khả năng lây bệnh trong cộng đồng, và trẻ em
nguy cơ mắc bệnh dịch là rất cao.
– Tài liệu: Không có tài liệu sẵn mà phải tự học trên mạng.
Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế thực tế của nhà trường, nhận thức được tầm
quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong thời điểm dịch bệnh Viêm
đường hô hấp cấp đang bùng phát là rất cần thiết. Bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra
một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn và phát huy những điều kiện thuận lợi để
phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh xảy ra ở trường mầm non TT Quất Lâm nói
riêng, và để phòng trách dịch bệnh lây lan ra cộng đồng nói chung.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong
trường học.
Ngay từ khi các cơ quan chức năng công bố về dịch Covid-19, Thực hiện Công
văn số 1284/SGDĐT ngày 02/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc
tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 và triển khai
thực hiện một số nhiệm vụ đầu năm học 2021-2022; Tiếp tục thực hiện Công văn số
542/UBND-VP7 ngày 28/8/2021 của UBNDtỉnh về việc đảm bảo an toàn phòng,
chống dịch COVID-19 chuẩn bị cho năm học 2021-2022, Công văn số 1242/SGD
ĐT-GDTrH ngày 24/8/2021 của Sở GDĐT về việc tiếp nhận tạo điều kiện cho học
sinh học tập tại nơi cư trú do dịch COVID-19,Công văn số 814/UBND-VP ngày
25/8/2021 của UBND huyện về việc tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp cấp
bách phòng, chống dịch COVD-19;Tiếp tục thực hiện Công văn chỉ đạo số
318/PGDĐT-CTTT ngày 19/8/2021; Công văn chỉ đạo số 329/PGDĐT-CTTT ngày
31/8/2021, Công văn chỉ đạo số332/PGDĐT-CTTT ngày 01/9/2021 và Công văn
chỉ đạo số 333/PGDĐT-CTTT ngày 03/9/2021 về việc tiếp tục tập trung thực hiên
các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVD-19 của Phòng GDĐT; về việc
Tăng cường công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp, tôi đã khẩn chương
xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh covid-19 trong nhà trường như sau:
* Mục tiêu:
– Không để dịch Covid-19 lan rộng, hạn chế thấp nhất hậu quả do dịch bệnh gây ra.
– Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh
trong nhà trường về các biện pháp chủ động phòng chống dịch Covid-19.
– Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 trong nhà trường;
những người có tiền sử đến/ở/về từ vùng dịch trong vòng 14 ngày trước khi phát
bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19.
– Đảm bảo môi trường vui chơi, học tập của trẻ luôn được vệ sinh, an toàn.
* Nhiệm vụ trọng tâm:
– Thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của BCĐ phòng dịch của Tỉnh , của UBND
Huyện, các quyết định của ngành và cơ quan y tế.
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ CBGVNV, phụ huynh và học sinh
về biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Kịp thời thông báo với cơ quan y tế
có thẩm quyền để xử lý triệt để.
– Thực hiện nghiêm túc việc khử khuẩn toàn bộ đồ đồ dung đồ chơi và các khu vực
trong trường bằng dung dịch Cloramin B khi không có học sinh, vệ sinh toàn bộ nhà
trường trước và sau khi khử khuẩn, tăng cường các biện pháp vệ sinh môi trường,
thường xuyên quan tâm tới vệ sinh các đồ dùng, dụng cụ dễ lây truyền bệnh như tay
nắm cánh cửa; ca cốc, bát thìa; khăn mặt, khăn lau; đồ chơi trong lớp, ngoài trời…
– Tăng cường giáo dục và tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng, súc họng bằng nước muối… dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách, che
miệng khi ho, hắt hơi,… giáo dục trẻ các nguy cơ có thể lây truyền bệnh.
– Phối hợp với trung tâm y tế quận, trạm y tế phường trong việc thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và trong cộng đồng.
– Làm tốt công tác tuyên truyền để vận động phụ huynh cùng tham gia trong công
tác phòng chống dịch.

Thời gianNội dung công việcNgười thực hiện
9/2021Xây dựng kế hoạch; phổ biến quán triệt
công tác phòng chống dịch bệnh
BGH Nhà trường
Tuyên truyền cách giữ vệ sinh cá nhân để
phòng chống dịch bệnh
Giáo viên các lớp
Các ngày
thứ bảy
Tổng vệ sinh toàn toàn bộ các khu vực của
nhà trường trước và sau khi khử khuẩn
Toàn thể CBGVNV
Phối hợp trung tâm y tế quận phun khử
khuẩn toàn bộ nhà trường
– Đc nhân viên y tế
– Đc bảo vệ
Xây dựng thông báo, cập nhật, viết bài đưa
tin công tác phòng chống dịch bệnh của nhà
trường gửi toàn thể CBGVNV và CMHS
qua Website, fanpage; bảng thông tin nhà
trường, nhóm thông tin các nhóm lớp…
-Đc tổ trưởng
chuyên môn
– Đc phụ trách trang
Web
– GVCN các lớp
Trong các
ngày nghỉ
Tăng cường công tác theo dõi giám sát
thường xuyên tình hình dịch bệnh:
– Theo dõi, lấy thông tin về sức khỏe của
học sinh
– Theo dõi sức khỏe cán bộ, giáo viên, nhân
viên toàn trường
– Lấy thông tin phụ huynh, học sinh,
CBGVNV đi từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc
với những người tại vùng dịch.
– Tổng hợp và báo cáo tình hình học sinh,
– GVCN các lớp
– Đc nhân viên y tế
– GVCN các lớp
– Đc nhân viên y tế
Thời gianNội dung công việcNgười thực hiện
CBGVNV nhà trường trước 8h sáng và 15h
chiều hang ngày, thông báo công khai trong
trường báo cáo nhanh với PGD
– Đc phụ trách trang
Web
– GVCN các lớp
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền:
– Cập nhật thông tin thường xuyên về tình
hình dịch bệnh và cách phòng tránh tại các
nguồn tin chính thống đăng tải trên trang
web và tuyên truyền trên các nhóm truyền
thông của các lớp
– Giáo dục học sinh biết giữ gìn vệ sinh thân
thể, biết các kỹ năng rửa mặt rửa tay, biết
các biện pháp phòng chống dịch
Các ngày
trẻ đi học
– Tổ chức đo thân nhiệt ngoài cổng trường
cho trẻ và yêu cầu rửa tay xà phòng ngay tại
sân tầng 1 trước khi lên lớp.
– Thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe
của học sinh khi ở trường.
– Kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác
phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
– Tổ chức cho trẻ thường xuyên rửa tay xà
phòng, giáo dục cách giữ gìn vệ sinh cá
nhân và phòng bệnh.
– Kịp thời phát hiện những trẻ có biểu hiện
nghi ngờ lập tức cách ly và yêu cầu gia đình
cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe.
– Hạn chế phụ huynh vào trường và cho trẻ
chơi trong sân trường, yêu cầu phụ huynh
đeo khẩu trang và rửa tay, sát khuẩn trước
khi lên lớp.
– Ban Giám hiệu
– Đc nhân viên y tế
– GVCN các lớp
Thời gianNội dung công việcNgười thực hiện
– Vận động phụ huynh nộp tiền học bằng
hình thức chuyển khoản.
– Duy trì công tác vệ sinh, an toàn thực
phẩm, tăng cường công tác vệ sinh, khử
khuẩn trường, lớp.

2.2. Thành lập Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của virut Corona (Covid-19) gồm 11 đồng chí thành phần như sau:
1 – Đồng chí Hiệu trưởng: Trưởng ban
2 – Đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng: Phó ban thường trực
3 – Đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục: Phó ban
4 – Đồng chí nhân viên y tế: Uỷ viên–Thư ký
5 – Đồng chí Chủ tịch Công đoàn: Ủy viên
6 – Đồng chí Tổ trưởng tổ Văn phòng – Kế toán: Ủy viên
7 – Đồng chí Tổ trưởng chuyên môn dạy: Ủy viên
8 – Đồng chí Tổ trưởng chuyên môn nuôi: Ủy viên
9 – Đồng chí Trưởng ban Thanh tra Nhân dân:Ủy viên
10 – Đồng chí Tổ phó chuyên môn dạy: Ủy viên
11 – Đồng chí Tổ phó chuyên môn nuôi: Ủy viên
Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong Ban chỉ đạo như sau:
+ Đồng chí Hiệu trưởng – Trưởng ban: Phụ trách chung, có trách nhiệm cập nhật
kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Thực hiện sự chỉ đạo của Quận về các
hoạt động và công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của virut Corona (Covid-19)
+ Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng – Phó ban thường trực: Chịu
trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện. Phối hợp với
trạm y tế TT trong công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do
chủng mới của virut Corona (Covid-19). Thực hiện chế độ khai báo, thông tin, báo
cáo nhanh theo đúng quy định.
+ Đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục – Phó ban: Phối hợp triển khai các
nội dung về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới
của virut Corona (nCoV) đến toàn thể cá nhân trong tổ và toàn thể phụ huynh học
sinh. Triển khai nội dung giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho trẻ tới các lớp.Trên cổng
thông tin điện tử
+ Đồng chí nhân viên Y tế – Uỷ viên – Thư ký: Xây dựng các nội dung tuyên
truyền cho CB-GV-NV và toàn thể phụ huynh học sinh. Thực hiện sự chỉ đạo của
BGH về các hoạt động phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng
mới của virut Corona (nCoV). Tổng hợp thông tin, báo cáo theo đúng quy định.
+ Các đồng chí Ủy viên: Thực hiện triển khai, kiểm tra, giám sát công tác thực
hiện phòng chống dịch của các tổ, các bộ phận theo kế hoạch, báo cáo kịp thời các
vấn đề phát sinh và tham mưu các biện pháp thực hiện.
2.3. Tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19
– Tổ chức họp quán triệt nội dung các văn bản chỉ đạo của cấp trên tới toàn thể cán
bộ, giáo viên nhân viên trong trường qua các cuộc họp Ban Giám hiệu – cấp ủy, Hội
đồng trường và toàn trường.
– Tổ chức triển khai phổ biến tới toàn thể CBGVNV để mọi người nắm bắt được
tầm quan trọng và có biện pháp ứng phó, phòng chống bệnh tốt nhất.
– Phối hợp cùng Trạm Y tế TT tiến hành phun phun hóa chất khử khuẩn bằng dung
dịch CloraminB vào các ngày nghỉ cuối tuần, đảm bảo tất cả các khu vực, các bộ
phận, đồ dung đồ chơi trong lớp, ngoài trời, các phòng học, phòng chức năng của
nhà trường đều được khử khuẩn.
– Tổ chức tổng vệ sinh hàng thường xuyên, luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tất cả các
khu vực, đặc biệt là vệ sinh trước và sau mỗi lần phun khử khuẩn.
– Phân công lịch trực trong Ban Giám hiệu, cán bộ giáo viên nhân viên trong các
ngày học sinh nghỉ học, có sổ trực ghi lại tình hình dịch bệnh và tình hình nhà
trường trrong thời gian trực, đảm bảo các điều kiện an toàn và nắm bắt kịp thời chỉ
đạo của cấp trên và tình hình dịch bệnh trên địa bàn nhà trường trong suốt thời gian
trẻ nghỉ học.
– Chỉ đạo nhân viên y tế và nhân viên bảo vệ phối hợp tổ chức đo thân nhiệt cho trẻ
và yêu cầu rửa tay xà phòng ngay tại sân tầng 1 trước khi lên lớp.
– Khuyến khích phụ huynh hạn chế vào trường và hạn chế cho trẻ chơi trong sân
trường vào giờ đón trẻ, yêu cầu phụ huynh đeo khẩu trang và rửa tay, sát khuẩn
trước khi lên lớp. Vận động phụ huynh nộp tiền học bằng hình thức chuyển khoản.
– Chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của học sinh
khi ở trường, tổ chức cho trẻ thường xuyên rửa tay xà phòng, giáo dục cách giữ gìn
vệ sinh cá nhân và phòng bệnh. Kịp thời phát hiện những trẻ có biểu hiện nghi ngờ
lập tức cách ly và yêu cầu gia đình cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe.
– Chỉ đạo tổ nuôi thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng
cường thực hiện vệ sinh dụng cụ nhà bếp và đồ dùng ăn uống của trẻ. Đảm bảo an
toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đảm bảo nước uống, nước sạch đúng qui định.
– Chỉ đạo nhân viên y tế hàng ngày theo dõi sĩ số, tình trạng sức khỏe của học sinh,
cán bộ, giáo viên, nhân viên khi đến trường. Tất cả các trường hợp bị sốt (trên 37
độ) hoặc bị cảm, cúm đều phải nghỉ ở nhà và yêu cầu đi khám tại cơ sở y tế, chỉ đi
học hoặc đi làm khi sức khỏe bình thường.
– Tổ chức giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của người đến từ vùng dịch để
hướng dẫn các biện pháp phòng chống Covid-19, hướng dẫn cách tự theo dõi sức
khỏe và cung cấp số điện thoại để khai báo khi có sốt hoặc có biểu hiện bất thường
về sức khỏe.
– Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ và phối hợp quản lý tốt sức khỏe giáo viên, cán bộ,
nhân viên nhà trường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho
cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, Khi có bệnh dịch xảy ra tại trường,
tuyệt đối không giấu dịch, phải báo cáo ngay tới Ban giám hiệu và cơ quan cấp trên
và phối hợp cơ quan y tế địa phương giám sát, xử

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ