Hiện nay có rất nhiều loại hosting khác nhau, nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting khác nhau khiến những bạn mới tập làm blog khó khăn trong việc lựa chọn. Hãy cùng O2 Education tìm hiểu các loại hosting và nên dùng hosting nào?
Hosting là gì?
Hosting hay Web hosting là nơi lưu trữ từ server giúp bạn đăng tải dữ liệu, xuất bản website, hoặc ứng dụng trên internet. Khi sử dụng hệ thống hosting, bạn cài đặt lên server (hay còn gọi là máy chủ) của nhà cung cấp dịch vụ các tệp dữ liệu cần thiết để website hay ứng dụng online của bạn chạy được.
Những nhà cung cấp hosting chịu trách nhiệm giữ các server (máy chủ vật lý) hoạt động liên tục. Đồng thời cũng đảm bảo việc cung cấp hosting diễn ra suôn sẻ. Họ sẽ chống xâm nhập máy chủ, đồng thời xử lý dữ liệu (văn bản, nội dung, hình ảnh, files) từ hosting đến trình duyệt người dùng.
Nên dùng hosting nào?
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng hơn 300 nhà cung cấp dịch vụ hosting chuyên nghiệp. Các nhà cung cấp này đều cung cấp các loại hosting phổ biến với mức giá không chênh lệch nhau nhiều.
Tùy vào quy mô doanh nghiệp, mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn một trong 4 loại Hosting phổ biến nhất hiện nay:
- Shared hosting là dịch vụ hosting được chia nhỏ cho nhiều website khác nhau → một máy chủ của nhà cung cấp cho nhiều khách hàng thuê để đặt nhiều website lên đó → giá rẻ nhưng hiệu năng hệ thống cũng kém nhất trong số các loại hosting.
- Dedicated hosting. Bạn sẽ thuê riêng một máy chủ vật lý của nhà cung cấp bao gồm: server, đường truyền, cơ sở vật chất để máy chủ vận hành, hỗ trợ nếu hosting gặp vấn đề → giá thành đắt nhất trong các loại hosting.
- VPS hosting (Virtual Private Server) là giải pháp kết hợp giữa shared hosting và dedicated hosting. Một server vật lý được cài đặt ứng dụng ảo hóa để tạo ra nhiều server ảo. Nhờ đó mà khi thuê VPS người sử dụng vẫn có thể toàn quyền sử dụng các server ảo này tương tự như dedicated hosting nhưng nó có mức giá thấp hơn.
- Cloud hosting là dịch vụ hosting được vận hành trên nền tảng điện toán đám mây (cloud computing) cho phép gộp tài nguyên của nhiều server vật lý bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa của VPS hosting → hiện đại hơn VPS hosting, tài nguyên sử dụng cho website được cấp phát cho doanh nghiệp gần như là vô hạn.
- WordPress hosting là dịch vụ hosting trong đó trên hosting website của bạn đã được tích hợp sẵn công cụ WordPress.
Mời bạn tham khảo thêm trong bài Chọn Hosting hay VPS?
Nên dùng hosting Việt Nam hay nước ngoài?
Hosting nước ngoài là hosting nằm trên server ở nhiều nước trên thế giới. Thường các máy chủ này sẽ được đặt ở Singapore, Mỹ hay các nước châu Âu.
Hosting Việt Nam là dịch vụ hosting từ các công ty quản lý hệ thống server trong nước. Những máy chủ trong nước sẽ không cần giao tiếp với nhau qua đường cáp biển vì thế tốc độ xử lý và truyền tải thông tin cũng rất tốt.
Mỗi bên đều có ưu và nhược điểm riêng.
#1. Hosting Việt Nam
Phần lớn Hosting trong nước là Shared hosting. Phần vì dễ vận hành hơn Managed Hosting, có thể chia ra rất nhiều gói Hosting nhỏ trên một Server (Máy chủ) nên doanh thu mang lại tối đa hơn.
Ưu điểm:
- Không sợ đứt cáp, tốc độ rất nhanh vì Máy chủ ở Việt Nam → phù hợp nếu khách hàng của bạn tập trung chủ yếu ở VN.
- Được hỗ trợ kỹ thuật tiếng Việt
Nhược điểm:
- Datacenter thiếu ổn định: hạ tầng kỹ thuật & khâu vận hành, bảo trì còn nhiều hạn chế.
- Đội ngũ kỹ thuật và dịch vụ khách hàng còn yếu: đây là lý do mà nhiều người hay chọn hosting nước ngoài.
- Chi phí cao & Tài nguyên kém: cùng phân khúc nhưng giá cao hơn, tài nguyên bị chia nhỏ dẫn đến khó xử lý sự cố & bảo trì.
- Truy cập từ nước ngoài bị ảnh hưởng khi đứt cáp: nếu website của bạn mà khách hàng chủ yếu ở trong nước thì đây không phải là trở ngại.
- Ít có chương trình khuyến mãi
#2. Hosting nước ngoài
Như mình đã nói ở trên, vì đội ngũ kỹ thuật và dịch vụ khách hàng còn kém nên đa số các blogger Việt Nam đều chọn Hosting nước ngoài.
Ưu điểm:
- Máy chủ được thuê từ các Datacenters cao cấp
- Đội ngũ quản lý – kỹ thuật có chuyên môn cao & làm việc với tác phong rất chuyên nghiệp.
- Giá cả rất tốt so với dịch vụ cùng phân khúc ở trong nước, thậm chí chỉ bằng 1/3.
- Nhiều chương trình khuyến mãi
Nhược điểm:
- Khi đứt cáp quang biển, người dùng ở VN sẽ bị ảnh hưởng, truy cập sẽ chậm hơn.
- Không support bằng Tiếng Việt → khó khăn khi trao đổi các vấn đề về kỹ thuật.
Mua hosting ở nước ngoài cần tài khoản gì?
Thẻ VISA/Mastercard và Paypal là giải pháp tốt nhất để thanh toán quốc tế khi mua hosting nước ngoài. Bạn có thể sử dụng thẻ VISA ảo trong ứng dụng Viettel Money để thanh toán dễ dàng.