dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Phân dạng bài tập kim loại kiềm kiểm thổ nhôm

Phân dạng bài tập kim loại kiềm kiểm thổ nhôm

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

BÀI 1: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

B. PHÂN DẠNG BÀI TẬP, VÍ DỤ MINH HỌA VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG

1. Kim loại tác dụng với phi kim

Ví dụ minh họa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

* Mức độ vận dụng

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc), thu được 9,1 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị của m là

A. 5,1. B. 7,1. C. 6,7. D. 3,9.

(Đề thi THPT Quốc Gia năm 2017)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 2: Cho 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 5,55 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 15,05 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là

A. 51,35%. B. 75,68%. C. 24,32%. D. 48,65%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lương Văn Chánh – Phú Yên, năm 2017)

Ví dụ 3: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 240. B. 480. C. 160. D. 320.

(Đề thi THPT Quốc Gia năm 2016)

Ví dụ 4: Cho 14,3 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Zn và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 22,3 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 0,5 lít. B. 1,0 lít. C. 2,0 lít. D. 1,5 lít.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Lê Lợi – Bình Thuận, năm 2017)

Ví dụ 5: Cho 27,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn ở dạng bột tác dụng với khí oxi, thu được là 38,5 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ V lít dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,15M. Giá trị của V là

A. 1,750. B. 1,670. C. 2,1875. D. 2,625.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – Trường THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2017)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 6: Đốt cháy 6,72 gam kim loại M với oxi dư, thu được 8,4 gam oxit. Nếu cho 5,04 gam M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X và khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Thể tích khí NO (đktc) thu được là

A. 1,176 lít.   B. 2,016 lít.         C. 2,24 lít.      D. 1,344 lít. 

Bài tập vận dụng

Câu 1: Để oxi hóa hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm Fe và Cr cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 2,240. B. 1,680. C. 1,120. D. 2,688.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Ngô Gia Tự – Đắk Lắk, năm 2017)

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam Na và 7,8 gam K cần dùng vừa đủ 1,4 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm oxi và ozon. Phần trăm thể tích ozon trong hỗn hợp X là

A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 40%.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Trãi – Thanh Hóa, năm 2016)

Câu 3: Đốt m gam hỗn hợp 3 kim loại gồm Zn, Al, Mg trong oxi dư, sau phản ứng thu được 8,125 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hỗn hợp X phản ứng vừa hết với 400 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị m

A. 4,925. B. 3,450. C. 6,525. D. 5,725.

Câu 4: Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư), thu được 2,688 lít H2 (đktc). Nung nóng phần hai trong oxi (dư), thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 4,68. B. 1,17. C. 3,51. D. 2,34.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Xuân Nguyên – Thanh Hóa, năm 2017)

Câu 5: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al, Zn tác dụng với 0,448 lít Cl2 (đktc), phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch axit HCl dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít H2 (đktc). Làm khô dung dịch Y thu được 4,98 gam chất rắn khan. m có giá trị là

A. 3,12. B. 1,43. C. 2,14. D. 2,86.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 6: Đốt 13,0 gam Zn trong bình chứa 0,15 mol khí Cl2, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được lượng kết tủa là

A. 46,30 gam. B. 57,10 gam. C. 53,85 gam.  D. 43,05 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Bến Tre, năm 2016)

Câu 7: Cho 0,1 mol O2 tác dụng hết với 14,4 gam kim loại M (hóa trị không đổi), thu được chất rắn X. Hòa tan toàn bộ X bằng dung dịch HCl dư, thu được 13,44 lít H2 (đktc). M là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. Fe. B. Ca. C. Mg. D. Al.

2. Kim loại tác dụng với nước

Ví dụ minh họa

* Mức độ vận dụng

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

a. Tính lượng chất

Ví dụ 1: Hòa tan hết m gam Na trong nước (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị m là

A. 9,2. B. 2,3. C. 7,2. D. 4,6.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Ngô Quyền – Bình Thuận, năm 2017)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 2: Cho 7,8 gam K vào 192,4 gam nước, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam dung dịch. Giá trị của m là

A. 198.         B. 200.             C. 200,2.         D. 203,6.

Ví dụ 3: Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là

A. 150 ml. B. 300 ml. C. 600 ml. D. 900 ml.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Đề thi THPT Quốc Gia năm 2017)

Ví dụ 4: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đkc). Thể tích dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch X là 

A. 0,3 lít. B. 0,2 lít. C. 0,4 lít. D. 0,5 lít.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh, năm 2017)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 5: Cho 20,55 gam Ba vào luợng dư dung dịch MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đuợc m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 43,65. B. 34,95. C. 3,60. D. 8,70.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Văn Trỗi – Bình Thuận, năm 2017)

Ví dụ 6: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 1,28. B. 0,64. C. 0,98. D. 1,96.

Ví dụ 7: Cho 7,8 gam kali tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 2,24 và 7,45. B. 1,12 và 3,725. C. 1,12 và 11,35. D. 2,24 và 13,05.

Ví dụ 8: Hòa tan hoàn toàn m gam K vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn?

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 38,55 gam. B. 28,95 gam. C. 29,85 gam. D. 25,98 gam.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Đồng Đậu – Vĩnh Phúc, năm 2016)

Bài tập vận dụng

Câu 1: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 2,24 lít.       B. 1,12 lít.      C. 0,56 lít.   D. 4,48 lít.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2017)

Câu 2: Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng

A. 0,23. B. 2,3. C. 3,45. D. 0,46.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 3: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam kali tác dụng với 108,2 gam H2O là

A. 5,00%.   B. 6,00%.   C. 4,99%. D. 4,00%. 

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là

A. 0,896. B. 0,448. C. 0,112. D. 0,224.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Đề thi THPT Quốc Gia năm 2017)

Câu 5: Cho một mẫu hợp kim K-Ca tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 150 ml. B. 75 ml. C. 60 ml. D. 30 ml.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận, năm 2017)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 6: Cho một mẫu hợp kim Na-K-Ca tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 1,5M cần dùng để trung hoà một phần hai dung dịch X là

A. 100 ml.        B. 75 ml.            C. 50 ml.      D. 150 ml.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn (MY< MZ). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư, thấy thoát ra V lít khí H2. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lít khí H2 (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là

A. 54,54%. B. 66,67%. C. 33,33%. D. 45,45%.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2016)

Câu 8: Cho 20,55 gam Ba vào lượng dư dung dịch MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 43,65. B. 34,95. C. 3,60. D. 8,70.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2016)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 9: Cho 18,3 gam hỗn hợp gồm Ba và Na vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 45,5. B. 40,5. C. 50,8. D. 42,9.

Câu 10: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M, kết thúc các phản ứng thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,96. B. 0,64. C. 0,98. D. 1,28.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội, năm 2017)

Phân dạng bài tập kim loại kiềm kiểm thổ nhôm 1 Câu 11: Cho từ từ 27,40 gam Ba vào 100 gam dung dịch H2SO4 9,80%, sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa, dung dịch  X và khí Y. Nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch Y là

A. 16,49%.        B. 13,42%.      C. 16,52%.         D. 16,44%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương, năm 2016)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 15,2. B. 13,5. C. 17,05. D. 11,65.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1– THPT chuyên Hạ Long, năm 2016)

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 28. B. 27. C. 29. D. 30.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu – An Giang, năm 2017)

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm kim loại kiềm và kiềm thổ vào 400 ml dung dịch HCl 0,25M, thu được 400 ml dung dịch Y trong suốt có pH = 13. Cô cạn dung dịch Y thu được 10,07 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 6,16.                B. 5,84.             C.  4,30.    D. 6,45.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1– THPT Sở GD và ĐT Thanh Hóa, năm 2016)

Câu 15: Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10%, thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2 (đktc). Nồng độ phần trăm của NaCl trong dung dịch thu được là

A. 14,97. B. 12,48. C. 12,68. D. 15,38.

b. Tìm chất

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 9: Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là

A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.

(Đề minh họa lần 2 – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, năm 2017)

Ví dụ 10: Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. Ca. B. Ba. C. Na. D. K.

(Đề thi THPT Quốc Gia năm 2017)

Ví dụ 11: Hòa tan 3,8 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Hai kim loại kiềm đó là

A. K và Rb. B. Na và K. C. Li và Na. D. Rb và Cs.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận, năm 2017)

Ví dụ 12: Hòa tan hết 15,755 gam kim loại M trong 200 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,365 gam rắn khan. Kim loại M là

A. Ba. B. Al. C. Na. D. Zn.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Hàm Long – Bắc Ninh, năm 2017)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Bài tập vận dụng

Câu 16: Cho 15,6 gam một kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Kim loại X là

A. Li. B. K. C. Na. D. Rb.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thanh Chương – Nghệ An, năm 2017)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 17: Cho 4,68 gam kim loại M vào nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. K. B. Ba. C. Ca. D. Na.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2016)

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở hai chu kì liên tiếp, MX < MY) vào nước, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 54,12%. B. 45,89%. C. 27,05%. D. 72,95%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2016)

3. Kim loại tác dụng với dung dịch kiềm

Ví dụ minh họa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

* Mức độ vận dụng

Ví dụ 1: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 7,84. B. 1,12. C. 6,72. D. 4,48.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – Trường THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2017)

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 2: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1:2 vào nước dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 7,3. B. 5,84. C. 6,15. D. 3,65.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – Sở Giáo Dục và Đào Tạo Vĩnh Phúc, năm 2017)

Ví dụ 3: Trộn m gam Ba và 8,1 gam bột kim loại Al, rồi cho vào lượng H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn có 2,7 gam chất rắn không tan. Khi trộn 2m gam Ba và 8,1 gam bột Al rồi cho vào H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 11,20. B. 14,56. C. 15,68. D. 17,92.

Ví dụ 4: Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau:

 – Phần 1: Cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2 (đktc).

 – Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2 (đktc).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

 – Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2 (các khí đo ở đktc). Giá trị của V là

A. 7,84.  B. 13,44.   C. 10,08.   D. 12,32. 

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Bến Tre, năm 2016)

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

O2 education gửi các thầy cô link download file đầy đủ

phân dạng bài tập kim loại kiềm kiềm thổ nhôm

 

Xem thêm

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12

Phân dạng bài tập kim loại kiềm kiềm thổ nhôm

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Phân dạng bài tập hợp chất của kim loại kiềm kiềm thổ

Phân dạng bài tập nhôm và hợp chất

Phương pháp đồ thị

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *