dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Áp dụng mô hình Kim tự tháp đảo ngược trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT

SKKN Áp dụng mô hình Kim tự tháp đảo ngược trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

1. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng đến phát triển năng lực toàn
diện cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Trong các phương pháp dạy học thì học qua trải nghiệm là phương pháp
đem lại nhiều kết quả tối ưu và để lại lợi ích dài lâu nhất với đối tượng học.
Tuy nhiên, với mô hình trường học truyền thống chủ yếu tập trung vào đào
tạo lí thuyết trên lớp và thông qua thi cử trên giấy thì nội dung của chương trình
giáo dục phổ thông mới đặt ra những bài toán không nhỏ với người quản lí về nhân
lực, cơ sở vật chất, chương trình học…
Đứng trước thách thức chương trình cũ không còn phù hợp yêu cầu thực tế
nhưng chưa thể xoá bỏ ngay, chương trình mới sắp triển khai đáp ứng được nhiều
yêu cầu của xã hội thì lại chưa có đường đi cụ thể và kinh phí lớn. Làm thế nào để
vừa duy trì kết quả học tập như cũ mà vẫn triển khai được các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo với nguồn lực rất hạn chế? Đây chính là động cơ để chúng tôi tìm
tòi một mô hình khả thi đảm bảo các yêu cầu đặt ra ở trên trong thời điểm giao thời
chuyển giao chương trình học.
2. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Thực tế hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được áp dụng thực hiện ở cấp
THPT trong thời gian gần đây chủ yếu là thông qua các môn học và những hoạt
động tập thể ngoài giờ học chính khóa.
Trong chương trình môn học nhiều khi chưa phân công rõ ràng là ai sẽ là
người chịu trách nhiệm chính về các dự án học tập, HĐTN mà thường do các thầy
cô và tổ chuyên môn tích cực đổi mới sẽ đưa vào bài giảng hoặc cho HS đi trải
nghiệm theo bộ môn nhưng rất ít.
Trong những hoạt động tập thể thì ý tưởng tổ chức chủ yếu đưa từ trên
xuống. Điều đó tạo ra nhiều bất cập: như ý tưởng của ban giám hiệu hoặc giáo viên
nghèo nàn hoặc cạn dần theo thời gian, giáo viên phải kiêm nhiệm thêm những
chức năng không thuộc trong phạm vi chuyên môn thế mạnh của mình. Các ý
tưởng trên mạng internet rất nhiều tuy nhiên khó phù hợp với đặc thù của từng địa
phương. Các trường tư, trường quốc tế có nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú
nhưng dựa trên thế mạnh cơ sở vật chất và nhân lực lớn. Do đó, khó có thể học hỏi
để áp dụng đại trà ở trường phổ thông trên cả nước. Quan sát cụ thể những hoạt
động các trường đang làm như: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp thì chủ yếu là thầy
cô dành thời gian để giáo dục, nhắc nhở HS vi phạm hoặc biểu diễn văn nghệ hay
chơi đố vui có thưởng cùng một vài hoạt động nhưng chỉ những người được phân
công thực hiện còn đa số như người ngoài cuộc…Các hoạt động lớn như tổ chức
thể thao, đi tham quan, dã ngoại thì đa phần các trường ít tổ chức vì nó liên quan
đến kinh phí và quản lý học sinh, một số GV quan điểm đó là vui chơi, không giúp
HS phát triển kĩ năng, lo mất thời gian học của HS sẽ không đảm bảo được yêu cầu
của các kì thi… Người hướng dẫn chủ yếu là các thầy cô: Ban Giám hiệu chỉ đạo
Bí thư Đoàn trường, một số giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp và giáo viên bộ môn
(GVBM) phối hợp thực hiện. Đi tham quan thì CMHS và GV lo cho HS hết, HS
chỉ đi chơi và chụp ảnh là chủ yếu, bài viết thu hoạch không đàu tư thời gian và
suy nghĩ nên ít chất lượng, thường copy trên mạng và copy của nhau …
Và điều quan trọng nhất là hoạt động đưa ra mất nhiều công sức thời gian,
tiền bạc, cơ sở vật chất phục vụ trải nghiệm nhưng lại hiệu quả không cao do
không đáp ứng đúng nhu cầu đa dạng của từng học sinh. Chương trình giáo dục
phổ thông mới hướng tới phát triển phẩm chất năng lực của từng học sinh. Vậy làm
thế nào để một hoạt động trải nghiệm có thể đáp ứng nhu cầu của mọi học sinh, và
thông qua đó học sinh có thể tìm thấy năng lực lõi của mình? Làm sao để tiết kiệm
nhất và có hiệu quả giáo dục cao nhất trong phạm vi nguồn lực của địa phương mà
tối đa hoá lợi ích cho người học? Với thách thức này, tất cả các giải pháp cũ đang
áp dụng trên cả nước không thể thoả mãn nên chúng tôi buộc phải tìm tòi một giải
pháp phù hợp với điều kiện tỉnh thuần nông mà vẫn hoàn thành mục tiêu giáo dục
tiên tiến như các nước phát triển đang hướng tới.
3. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Giải pháp áp dụng Mô hình “Kim tự tháp đảo ngược” vào tổ chức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo là giải pháp hoàn toàn mới trong giáo dục trên phạm vi
cả nước trong bối cảnh chuyển giao chương trình giáo dục sẽ giúp ích nhiều
trường tiết kiệm nguồn lực mà vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục.

3.1. Mô hình kim tự tháp đảo ngược là mô hình mới được áp dụng trong
kinh doanh
Mô hình kim tự tháp đảo ngược là mô hình rất mới ngay cả trong lĩnh vực
nó được áp dụng đầu tiên là lĩnh vực kinh doanh. Theo đó, nhân viên của doanh
nghiệp sẽ được đặt lên vị trí số 2, trên cả cổ đông – những ông chủ doanh nghiệp,
và chỉ sau khách hàng. Vậy mô hình này cụ thể là gì? Nó ưu việt ra sao và có phù
hợp với áp dụng vào giáo dục hay không? Câu trả lời là hoàn toàn được – minh
chứng bằng hiệu quả 3 năm thực tiễn áp dụng của tôi trong công tác quản lý đã
đem lại kết quả bất ngờ và là một giải pháp đột phá tôi muốn chia sẻ để lan toả
trong cả nước.
Trước khi tìm hiểu về mô hình kim tự tháp ngược, cùng xem lại mô hình
kim tự tháp (kiểu truyền thống).
Sự khác nhau căn bản giữa hai mô hình này là vai trò của quản lý – nhân
viên, ai là người hỗ trợ.
Mô hình quản lý truyền thống (theo hình kim tự tháp) được phân cấp theo
thứ tự từ cao xuống thấp. Quyền lực cao nhất và quyền ra quyết định tập trung trên
đỉnh kim tự tháp – vị trí dành cho lãnh đạo cao nhất. Các cấp bên dưới thừa hành
và chịu trách nhiệm thực thi những mệnh lệnh từ cấp trên.
Mô hình kim tự tháp ngược theo đó là một phép ẩn dụ, đảo ngược cách quản
lý truyền thống. Cụ thể, phần lớn nhất của kim tự tháp – các nhân viên, những
người gần gũi với khách hàng và quá trình sản xuất kinh doanh nhất, sẽ được đặt ở
khu vực cao nhất. Các quản lý cấp cao hơn xếp ở vị trí thấp hơn trên kim tự tháp
ngược này.
Trong mô hình này, nhân viên sẽ được trao quyền, được quyết định và tự do
hành động. Nhà quản lý sẽ hỗ trợ toàn nhóm, với vai trò cố vấn hay huấn luyện
viên. Về lý thuyết, mô hình này giúp cho tổ chức vận động nhanh hơn, linh hoạt và
hiệu quả hơn.
Khách hàng là trên hết, nhân viên là quan trọng nhất
Ông Kip Tindell, CEO Container Store, người rất thành công trong áp dụng
mô hình kim tự tháp ngược từng đúc rút: “Nếu nhân viên không hài lòng, khách
hàng không hài lòng thì sau đó cổ đông cũng sẽ không được hạnh phúc.”
Trong mô hình kim tự tháp ngược, nhân sự quan trọng nhất là nhân viên –
những chiến binh nơi tiền tiêu của thương trường. Họ là những người trực tiếp giao
dịch, chuyển tải các sản phẩm – dịch vụ, nâng cao hình ảnh thương hiệu doanh
nghiệp… với khách hàng. Họ là mấu chốt quyết định sự hài lòng và tạo dựng quan
hệ bền vững giữa khách hàng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ nhân sự này
thường đông và có sự biến động rất lớn, dễ nghỉ việc, nhảy việc.
Thế Giới Di Động là một trong các doanh nghiệp rất thành công khi áp dụng
mô hình này, ông Tài chia sẻ nhân viên TGDĐ được đặt ở vị trí thứ hai, chỉ sau
khách hàng và cao hơn cả cổ đông – những ông chủ thực sự của doanh nghiệp, hay
đối tác, bạn hàng. Theo đó, nếu có mâu thuẫn lợi ích giữa nhân viên và các cổ
đông, hay đối tác, nhà cung cấp, Thế Giới Di Động sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho
nhân viên, như cách họ giữ chính sách ESOP cao dù từng gây tranh cãi với cổ
đông.
Với số lượng lên đến hàng trăm cửa hàng, cùng tốc độ mở rộng chóng mặt
của TGDĐ trong những năm qua, nếu áp dụng quy trình ra lệnh – thừa hành theo
kiểu cũ lên toàn hệ thống sẽ rất mất thời gian và kém hiệu quả.
Mô hình kim tự tháp ngược sẽ cho phép hàng trăm cửa hàng trưởng ở
TGDĐ chủ động tự xử lý các vấn đề nảy sinh và đưa ra quyết định nhanh chóng để
việc bán hàng đạt hiệu suất cao nhất, thay vì chờ đợi quyết định từ một vài lãnh
đạo cấp cao. Quản lý cấp cao sẽ đóng vai trò hỗ trợ tối ưu cho toàn hệ thống vận
hành một cách hiệu quả nhất.
Không riêng gì TGDĐ, các doanh nghiệp bán lẻ, tiêu dùng hay các ngân
hàng thương mại ngày nay đều có tôn chỉ hoạt động “khách hàng là trên hết”. Do
đó, họ luôn tập trung xây dựng cơ cấu nhân sự theo hình kim tự tháp ngược, nghĩa
là, từ vị trí quản trị cấp cao cho đến đội ngũ chuyên viên đều thúc đẩy bán hàng sao
cho đạt hiệu suất cao nhất.
Chìa khóa thành công
Yếu tố quyết định thành công cho mô hình này là người lao động đòi hỏi
phải phát triển các kỹ năng mới, thay vì chỉ đơn giản là được hướng dẫn. Họ cần
thời gian trau dồi và được đào tạo để làm chủ các kỹ năng làm việc theo nhóm.
Ban đầu, một số nhân viên có thể miễn cưỡng hay hoài nghi. Các nhân viên trong
mô hình này cũng cần nắm được thông tin và được truyền thông đầy đủ, họ cần
hiểu rõ mục tiêu của tổ chức và vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu đó.
Một câu hỏi điển hình dành cho một nhân viên tuyến đầu trong mô hình Kim
tự tháp ngược là”Bạn cần gì ở tôi để có thể làm việc hiệu quả nhất ở vị trí đó”.
Khi đã nắm được mong muốn của nhân viên, nhà quản lý cần đảm bảo các nguồn
lực và học cách tin tưởng cấp dưới để họ có thể tự lực hoàn thành mục tiêu công
việc.
Ngoài ra, các nhà quản lý cần đảm bảo thống nhất việc trao quyền cho nhân
viên, cung cấp các nguồn lực cần thiết để họ phát triển kỹ năng, đặt niềm tin vào
họ và chỉ nên đảm nhận vai trò cố vấn hay huấn luyện viên.

Tiểu kết:
Dựa trên lí thuyết và bài học kinh doanh trên chúng tôi áp dụng cho mô hình
trường học, trong đó vai trò tương đương trong các bậc tháp là: Nhóm quản
lí cấp cao = Ban giám hiệu
Nhóm lãnh đạo và quản lí=Tổ bộ môn (tổ trưởng + giáo viên )
Nhóm nhân viên trực tiếp = Các leader học sinh
Nhóm khách hàng và đối tác khác = Các học sinh khác/phụ huynh/chuyên
gia/doanh nghiệp/người địa phương.
Leader học sinh là người sáng lập các dự án/hoạt động trải nghiệm sáng tạo dựa
trên nhu cầu trực tiếp từ học sinh trong trường, từ các doanh nghiệp, người địa
phương. Họ tạo ra dự án và họ kết nối để thực hiện dự án. Học sinh leader được
TRAO QUYỀN, TRAO TIỀN* VÀ TRAO CƠ CHẾ
* Tiền được hiểu là các nguồn lực trong phạm vi có thể của trường.

Bảng so sánh sau đây sẽ làm rõ hơn những điểm MỚI của mô hình dạy học
đồng sáng tạo so với các mô hình được đề xuất trước đó:

Tiêu chíDạy học truyềnDạy học lấy người
thốnghọc làm trung tâmGiáo dục theo mô hình
kim tự tháp đảo ngược
Người
quyết
Giáo viênGiáo viênGiáo viên đề xuất – HS
địnhnộilựa chọn RA QUYẾT
ĐỊNH
dung học
Giáo viên chủ
động
Giáo viên tạo cácHS đề xuất kế hoạch
Kếhoạchlàm theo giáo án
để
nhiệm vụ để HSchiếm lĩnh kiến thức kĩ
học tậptruyền đạt kiếnthực hiện chiếm
lĩnh
năng
thứckiến thức
Giáo viên giảng,Giáo viên hướngHS quyết định hình thức
Hình thứcHSghi chépdẫn, hỗ trợ, HS thựchọc tập và giảng dạy lại
học tậphiện nhiệm vụ theokiến thức lĩnh hội
giáo án
Giáo viên là ngườiGiáo viên và HSHS chịu trách nhiệm cao
duy nhấtcùng đánh giánhất, giáo viên, bạn cùng
Đánh giáhọc, cộng đồng phản hồi
cho sản phẩm của học
sinh
Chi phí đào tạoNhu cầu và trình độNgười học thể hiện vai
trò
thấp thấp nhưngcủa người học đượcchủ động học theo nhu
Ảnh hưởngngười học thụ
động
quan tâm nhưngcầu và năng lực, giáo
viên
phụ thuộc nhiềugiáo viên vẫn làcó quá trình học ngược
để

3.2. Mô hình kim tự tháp đảo ngược có thể được áp dụng rộng rãi cho tất
cả các loại hình trường học (trường công, trường tư thục, trường quốc tế trên
phạm vi cả nước)
Khó khăn lớn nhất khi lặp lại các hoạt động trải nghiệm sáng tạo giữa các
trường trên cả nước là do sự chênh lệch về thu nhập/nguồn lực của từng trường,
đặc thù địa lý của mỗi địa phương khác nhau, trình độ, năng lực của mỗi trường
cũng chênh lệch. Một hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể rất thành công ở
trường quốc tế nhưng chưa chắc đã thành công tại trường miền núi. Một hoạt động
kinh phí thấp tạo ra hiệu quả giáo dục cao tại vùng nông thôn cũng chưa chắc có
hiệu quả với trường tư thục thành phố. Nguyên nhân căn bản là HIỆU QUẢ đến từ
MỨC ĐỘ PHÙ HỢP của hoạt động với đối tượng học sinh là NGƯỜI TRỰC
TIẾP THỤ HƯỞNG.
Vậy khi áp dụng mô hình kim tự tháp đảo ngược, học sinh chính là người
tạo ra hoạt động và đồng thời kết nối nguồn lực của họ để giải quyết vấn đề nhu
cầu cho chính họ. Họ được QUYỀN RA QUYẾT ĐỊNH nhiều hơn, được HỖ TRỢ
nhiều hơn thì khả năng đạt hiệu quả của hoạt động chắc chắn sẽ cao hơn là việc
nhà trường tự nghĩ ý tưởng, tự xin nguồn lực tạo hoạt động mà chưa chắc phù hợp
với học sinh.
Cách làm này kích hoạt sự linh động, tri thức bản địa của học sinh nên mọi
trường với mọi hoàn cảnh thu nhập khác nhau đều có thể áp dụng để tối đa hoá
nguồn lực sẵn có tại địa phương và trong trường học.
Trong bối cảnh chuẩn bị thực hiện CTGDPT để tiếp cận và chỉ đạo đúng
hướng, phân công đúng người đúng việc để tất cả cán bộ, GV phát huy được điểm
mạnh của mình trong công việc, ngoài việc CBQL chỉ đạo từ trên xuống còn rất
cần sự tham gia tích cực của CBGV từ việc xây dựng kế hoạch nhà trường đến việc
tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá các hoạt động trong nhà trường; trong thời đại
bùng nổ công nghệ thông tin và tri thức thì vai trò của người thầy không phải là
người quyết định cung cấp cho HS loại kiến thức, TN nào mà nên là người hướng
dẫn HS làm thế nào để chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng HS mong muốn có thì mô
hình kim tự tháp đảo ngược theo thời gian chắc chắn sẽ có ưu thế để áp dụng rộng
rãi trong nhà trường với điều kiện xây dựng kế hoạch, học tập dự án, TN.
3.3. Mô hình Kim tự tháp đảo ngược đã đem lại hiệu quả cả về mặt giáo
dục, kinh tế, xã hội
3.3.1. Về giáo dục

vào giáo viênngười có quyềnhiểu học viên hơn
quyết định
ĐỐI VỚI HỌC SINH: Mô hình Kim tự tháp đảo ngược đã làm sâu sắc hơn lí
thuyết lấy người học, người trải nghiệm làm trung tâm bằng cách trao quyền chủ
động đầy đủ hơn cho học sinh.

– Về mục tiêu dạy học, trải nghiệm: Hướng vào việc chuẩn bị cho HS sớm
thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu,
lợi ích, tiềm năng của người học…
– Về nội dung dạy học, trải nghiệm: Hệ thống kiến thức lí thuyết chưa đủ để
đáp ứng mục tiêu chuẩn bị cho cuộc sống. Cần chú trọng các kĩ năng thực hành
vận dụng các kiến thức lí thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề
thực tiễn.
Dạy học, trải nghiệm không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà còn phải
hướng dẫn hành động. Khả năng hành động là một yêu cầu được đặt ra không phải
đối từng cá nhân mà cả ở cấp độ cộng đồng địa phương và toàn xã hội. Chương
trình giảng dạy, trải nghiệm phải giúp cho từng cá nhân người học biết hành động
và tích cực tham gia vào các chương trình hành động của cộng đồng; “từ học làm
đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại phát triển như nhân cách một
con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo”.

ĐÔI VƠI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Mô hình phát huy tính tích cực của
học sinh, nâng cao khả năng hỗ trợ, truyền cảm hứng của giáo viên. Chuyển tự dạy
học sang tự học

Về phương pháp dạy học, trải nghiệm: Coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt
động thông qua đó HS vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được
rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu.
– Về hình thức tổ chức dạy học, trải nghiệm: Linh hoạt, thường dùng bàn
ghế cá nhân, có thể bố trí thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập
trong tiết học, thậm chí theo yêu cầu sư phạm của từng phần trong tiết học. Nhiều
bài học được tiến hành trong phòng thí nghiệm, ngoài trời, tại Viện bảo tàng hay
cơ sở sản xuất…
– Về đánh giá: Giúp HS hiểu và tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập
của mình, được tham gia tự đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các
mục tiêu của từng phần trong chương trình học tập, trải nghiệm chú trọng bổ
khuyết những mặt chưa đạt được so với mục tiêu

ĐỐI VỚI CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG TRƯỜNG HỌC: Lợi ích của quan
hệ hợp tác học tập của mô hình kim tự tháp đảo ngược giúp các mối quan hệ
trong trường học trở nên hạnh phúc hơn

– Đối với giáo viên: GV – HS – bạn cùng nhóm làm việc cùng nhau vì mỗi
cá nhân và lợi ích chung; HS “dạy” cho HS là cách để hiểu hơn công việc của giáo
viên; Giao tiếp với GV với vai trò đồng cấp đã giúp cải thiện môi trường học tập,
TN theo nhiều cách; HS dễ dàng bộc lộ với GV điều mình mong muốn và cách
giúp họ học tốt hơn; GV và HS giúp đỡ lẫn nhau; HS được trao quyền chủ động
hoàn toàn giúp kích thích sự phấn khởi học tập, TN; Nâng cao hiệu quả quản lý lớp
học của GV; GV biết cách tiếp cận và hợp tác với HS; GV hiểu rõ điểm mạnh và
điểm yếu của cá nhân; GV không phải phỏng đoán những gì HS biết và hiểu. Đối
với HS: HS ý thức về mục đích học tập, TN; Hiểu cách học, cách làm; Biết được
tầm quan trọng của giao tiếp/đối thoại với GV Kết nối nhiều hơn với trường học;
Hiểu các phương pháp sư phạm; Tự nhận thức về cách hành vi học tập, TN ảnh
hưởng đến các HS khác trong lớp học
– Đối với mối quan hệ giữa GV và HS: Phá vỡ rào cản giữa HS và GV; Xây
dựng mối quan hệ và giao tiếp thuận lợi; Tăng sự tôn trọng của HS đối với GV có
năng lực; HS đánh giá cao nỗ lực của GV về mục đích chuyên môn và kỹ năng
mềm.
3.3.2. Về kinh tế, xã hội
Mô hình kim tự tháp đảo ngược giúp huy động xã hội hoá nguồn lực vào
trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo như nhà xưởng của doanh nghiệp địa phương,
các trang trại, các cánh đồng, kiến thức chuyên gia của phụ huynh học sinh. Nhờ
đó tiết kiệm một nguồn kinh phí rất lớn cho trường học trong khi lại các nguồn lực
hỗ trợ đều rất sẵn có trong dân và doanh nghiệp địa phương.
Về mặt xã hội, doanh nghiệp, người dân địa phương đồng thời là phụ huynh
hoặc người thân của học sinh là những người hiểu rõ nhất con em mình, ủng hộ các
em trải nghiệm sáng tạo cho thực nghiệp nên tạo mối liên kết tốt với trường học
giữa người học – người sử dụng lao động – người đào tạo.
Việc giải quyết bài toán CHI PHÍ THẤP – HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CAO sẽ
giúp quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhanh chóng được
chuyển giao thành công mà không có đứt đoạn chất lượng.
3.4. Sử dụng mô hình kim tự tháp đảo ngược trong dạy học, TN
3.4.1. Với vai trò CBQL (PHT, HT): Chỉ đạo
– Xây dựng kế hoạch HĐGD của trường trong năm học của nhà trường
trong đó có kế hoạch cho HĐTN, HN (Căn cứ nguồn nhân lực: CSVC, đội ngũ
GV, Căn cứ nội dung chương trình khung của Bộ GD&ĐT, Căn cứ ý kiến phản
hồi, góp ý từ người học, CMHS) đảm bảo
Mục tiêu giáo dục của nhà trường: Mục tiêu giáo dục đáp ứng hoàn toàn
được yêu cầu SMART và thể hiện rõ đặc trưng riêng của nhà trường
Nội dung chương trình giáo dục nhà trường: Nội dung chương trình giáo
dục nhà trường phong phú, vận dụng sáng tạo tinh thần Chương trình giáo dục phổ
thông 2018 và thể hiện rõ nét đặc trưng riêng của nhà trường.
Kế hoạch tổng hợp của năm học: Thể hiện rõ ràng, đầy đủ tiến trình thực
hiện các nội dung chương trình giáo dục nhà trường theo thời gian cụ thể trong
năm học.
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường: Phân công thực hiện và
phân cấp trong quản lý thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với bối cảnh nhà trường. Điểm khác biệt, tạo sự đột phá tạo động lực, trao
quyền đầy đủ để Trường trở thànhTrung tâm điều hành mang tính giáo dục được
vận hành tại tất cả các cán bộ, nhân viên (nhưng thực sự mới đang dừng ở mức độ
TTCM, các GV tích cực)
Tiến hành theo các bước
Bước 1: Các thành viên Ban xây dựng KHGD (BGH, TTCM, CTCĐ,
BTTN) làm việc cá nhân, nhóm. Phân tích bối cảnh và đưa ra định hướng xây dựng
kế hoạch giáo dục nhà trường. Kế hoạch phân tích rõ điểm mạnh, điểm yếu, thời
cơ, thách thức của nhà trường. Định hướng xây dựng kế hoạch phù hợp với bối
cảnh. Chủ động trao đổi, thống nhất với các bộ môn có liên quan trong việc xây
dựng các dự án học tập; trải nghiệm
Bước 2: Làm việc tập thể Ban xây dựng KHGD và chuyên gia (Trao đổi,
giải đáp và bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, Kết hợp làm việc cá
nhân, làm việc nhóm, hoàn thiện sản phẩm gửi thẩm định)
Bước 3: Thẩm định
Bước 4: Nghiên cứu kết quả thẩm định và điều chỉnh Kế hoạch
Bước 5: Làm việc toàn Ban biên soạn chốt các Kế hoạch
Bước 6: Trình cấp trên phê duyệt
BGH tạo điều kiện, cơ hội cho CB, GV; GV tạo điều kiện cho HS theo Quy
trình áp dụng mô hình
Bước 1: (BGH, GV)/(GV, HS) cùng thảo luận về những nội dung xây dựng
kế hoạch, học tập, TN. VD: GV sẽ hỏi HS về CLB họ muốn thực hiện để hình
thành một kĩ năng nào đó theo yêu cầu của bản thân (ví dụ kĩ năng thuyết trình, thủ
thư trong CLB sách), cho HS một vài lựa chọn liên quan (ví dụ thông qua các vị trí
trong CLB, hướng dẫn du lịch, thuyết trình hoặc tạo cẩm nang, vẽ. Cho phép HS
chọn một CLB yêu thích, lựa chọn hình thức thể hiện sẽ phát cho lớp/CLB và
quyết định không gian thực hiện bài tập trước lớp/CLB khi thực hiện.
Bước 2: GV/HS lựa chọn hình thức xây dựng kế hoạch/học tập, TN. Với chủ
đề/nội dung học tập, TN đã lựa chọn, GV/HS được quyền chọn một hình thức báo
cáo/học tập, TN phù hợp với khả năng, mong muốn của mình.
Bước 3: GV/HS lên kế hoạch thực hiện/học tập, TN: GV/HS được yêu cầu
viết kế hoạch/ kế hoạch học tập, TN nội dung đã chọn để tạo ra kế hoạch/ sản
phẩm học tập, TN tương ứng. Kế hoạch học tập này có sự tư vấn của BGH/giáo
viên để đảm bảo hiệu quả và tiến độ công việc/học tập, TN. Tuy nhiên, GV/HS chỉ
thực sự lên kế hoạch của mình khi sự tư vấn của BGH/GV là vừa đủ và vẫn đảm
bảo được việc GV/HS biết họ đang làm/học, TN cái gì, bằng cách nào, cần phải
làm gì, tại sao phải làm việc đó, làm ở đâu và khi nào cho công việc/nội dung học
tập, TN mà họ lựa chọn. (what, how, how well, why, where, and when to learn).
Điều này bao gồm GV/HS được thiết kế kế hoạch/chương trình giảng dạy, lập kế
hoạch cho ngày học, đồng sáng tạo thiết kế không gian học tập mới, hoặc các hoạt
động học tập xây dựng dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết, ý tưởng và ý kiến của học
sinh.
Bước 4: GV/HS báo cáo/giảng dạy lại nội dung đã chuẩn bị cho xây dựng kế
hoạch/học tập,TN
GV/HS“báo cáo/dạy” lại cho BGH/GV và GV/HS khác nội dung mà mình
lĩnh hội được. Để việc trao đổi/tiết học được hiệu quả, GV/HS được đề nghị chuẩn
bị bài thuyết trình, tài liệu đã tích lũy được và phát trước tài liệu đọc cho người
tham gia/lớp nhằm tăng tính phản biện của người nghe.
Bước 5: BGH/GV – đồng nghiệp/bạn cùng học phản hồi đánh giá
Trong mô hình kim tự tháp đảo ngược, BGH&GV/ GV& HS cùng là người
đánh giá. Tuy nhiên, ngay cả tiêu chí đánh giá lẫn nhau như thế nào là một kết quả
tốt cũng được trao quyền thiết lập tiêu chí cho GV/HS, bằng chính cách nhìn nhận
của GV/HS. Quá trình giáo viên hướng dẫn GV/HS đánh giá lẫn nhau có thể thông
qua hướng dẫn các nhiệm

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay