SKKN Định hướng dạy học STEM thông qua việc sử dụng bộ gõ đệm tự làm trong các giờ học âm nhạc phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh

SKKN Định hướng dạy học STEM thông qua việc sử dụng bộ gõ đệm tự làm trong các giờ học âm nhạc phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

I . ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vốn có năng khiếu nghệ thuật và một
truyền thống yêu âm nhạc từ rất lâu đời. Với người Việt Nam, âm nhạc cần thiết
như cơm ăn nước uống, như không khí để thở. Bởi vậy, cha ông ta đã tận dụng mọi
cơ hội để “làm” âm nhạc nhằm tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Qua tìm hiểu
về nhạc khí dân tộc Việt, tôi nhận thấy, hầu như mọi vật liệu sẵn có trong thiên
nhiên đều có thể trở thành nhạc khí dưới những đôi tay khéo léo của người Việt.
Tất cả các nguyên vật liệu từ thực vật, động vật cho đến khoáng sản đều được
người Việt khai thác để làm nhạc cụ, tạo nên những màu âm đa dạng và mang tính
đặc trưng của âm nhạc Việt Nam. Bên cạnh những nhạc cụ cổ truyền phong phú đa
dạng về loại hình, cấu trúc, âm sắc, âm lượng là sự đa dạng về phương thức, kĩ
thuật diễn tấu cũng như tập quán sử dụng mang một nét đặc trưng riêng của người
Việt .
Âm nhạc gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Giáo dục âm nhạc có tác động
tới quá trình hình thành nhân cách rất lớn cho học sinh. Quá trình hình thành nhân
cách của con người được tôi luyện ngay từ lúc ấu thơ, chịu sự ảnh hưởng quan
trọng từ gia đình, xã hội và nhà trường. Khi đến trường học sinh được làm quen với
bạn bè cùng trang lứa, kết thành những nhóm nhỏ để sinh hoạt môn học cũng như
sinh hoạt vui chơi. Âm nhạc nói chung và chương trình âm nhạc nói riêng là cơ sở
hình thành, nuôi dưỡng tâm hồn, sự sáng tạo, óc tưởng tượng dường như vô biên
của trẻ thơ.
Trong hệ thống giáo dục từ năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định
thay đổi sách giáo khoa môn Âm nhạc và đã đưa bộ môn âm nhạc vào trong
chương trình đào tạo khối tiểu học và trung học cơ sở. Do vậy giáo dục đào tạo nói
chung và giáo dục âm nhạc nói riêng được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất
để phát triển năng lực cho con người một cách toàn diện cả về tinh thần lẫn thể
2
chất, giáo dục âm nhạc ở phổ thông góp phần vào việc hình thành nhân cách toàn
diện của con người mới hướng tới cái đích cuối cùng: Chân – Thiện – Mĩ. Chính vì
vậy, ở cấp học THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất.
Giáo dục âm nhạc là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp học sinh phát triển
trí tưởng tượng, củng cố kiến thức thông qua học tập, vui chơi trong cuộc sống giúp
hình thành ở các em những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa.
Trong nhà trường, bộ môn âm nhạc được ví như bộ môn đạo đức thứ hai.
Âm nhạc là phương tiện truyền tải thông điệp đạo đức một cách dễ dàng và có sức
lan tỏa rộng rãi bởi những giai điệu trầm bổng dễ đi vào lòng người, tạo dựng sự
đồng cảm sâu sắc. Đối với học sinh, việc giáo dục tình cảm đạo đức thông qua âm
nhạc giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, đặc biệt là khi học sinh được tham gia hoạt
động biểu diễn âm nhạc. Để đáp ứng được yêu cầu giáo dục, ta phải có cái nhìn
đúng về tầm quan trọng của môn Âm nhạc trong chương trình trung học cơ sở. Âm
nhạc trong trường THCS tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ
nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu,
đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em
phát triển hài hòa và toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận
thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển
năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong
trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành
mạnh.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy vai trò của thiết bị dạy học rất
quan trọng: nó góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học, giúp học
sinh nhận ra những sự vật, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, nâng cao
hiệu quả dạy và học, thoả mãn nhu cầu và sự say mê của học sinh… Để các tiết học
3
âm nhạc thật sự hiệu quả và tạo niềm say mê hứng thú trong các bài học tôi đã
hướng dẫn các em học sinh cùng nhau tự làm đồ dùng dạy học. Với các chất liệu
đơn giản, dễ tìm, dễ kiếm như vỏ lon, hộp nhựa, đồ chơi đã qua sử dụng hay những
nắp bia, vỏ hộp bánh, vỏ thùng sơn cũng là những dụng cụ gõ đệm trong các tiết
âm nhạc. Thông qua các nhạc cụ tự làm giúp các em hình thành và phát triển được
cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc; có ý thức trân trọng, bảo vệ và phổ biến các
giá trị âm nhạc truyền thống; đồng thời hình thành và phát triển những phẩm chất
cao đẹp, những năng lực cốt lõi chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,
giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, các em hình thành và phát triển được năng
lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc đó là: biết tái
hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, chơi
nhạc cụ, đánh nhịp, vận động … với nhiều hình thức và phong cách; cảm thụ âm
nhạc biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị
và đẹp đẽ của âm nhạc, được thể hiện trong tác phẩm; các em biết vận dụng kiến
thức, kỹ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả
của âm nhạc và phong cách biểu diễn sáng tạo và ứng dụng âm nhạc, HS biết kết
nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào
thực tiễn.
Trong năm học 2019- 2020, chúng tôi hướng dẫn học sinh làm “Bộ gõ đệm”
sử dụng trong tất cả các giờ học nhạc của trường THCS Hàn Thuyên giúp chúng
em được trải nghiệm và phát triển các năng lực thực hành, cảm thụ, ứng dụng âm
nhạc, góp phần phát triển năng khiếu âm nhạc. “Bộ gõ đệm tự làm” của học sinh
Trường THCS Hàn Thuyên tham gia “Ngày hội STEM dành cho học sinh trung
học năm học 2019- 2020” do Sở giáo dục đào tạo Tỉnh Nam Định tổ chức đạt
giải xuất sắc. Những kinh nghiệm và tâm huyết rút ra qua hoạt động trên là lí do
chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Định hướng dạy học STEM thông qua việc
sử dụng bộ gõ đệm tự làm trong các giờ học âm nhạc phát huy năng lực, phẩm
chất của học sinh ”.
4
5
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó
khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách
tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là
một chút “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được.
Những bộ nhạc cụ gõ đệm, thanh phách là những dụng cụ được kích âm
nhằm mục đích giữ nhịp cho bài hát và là phương tiện phục vụ cho các hoạt động
biểu diễn văn nghệ. Hiện nay trong các trường phổ thông bộ nhạc cụ gõ đệm còn
nghèo nàn và số lượng ít rất hạn chế trong các giờ học:
– Một số giáo viên đã có sáng tạo làm đồ dùng dạy học trong các giờ học, trong các
hội thi đạt hiệu quả tốt.
6
– Bên cạnh những ưu điểm của đồ dùng tự làm của một số nơi bản thân
chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số hạn chế nhất định như: một số dụng cụ cần đòi
hỏi kĩ thuật và giá thành kinh tế cao; khả năng áp dụng đại trà vào học tập còn hạn
chế và còn mang tính chất trưng bày hoặc làm đạo cụ biểu diễn trong một số buổi
hoạt động ngoại khoá; nhiều dụng cụ chỉ sử dụng trong một số bài học nhất định
không có tính phổ thông:
7
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Để khắc phục nhược điểm của những bộ đồ dùng dạy học tự làm có từ trước
và chú ý hơn đến phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát huy năng lực phẩm
chất của người học chúng tôi đã:
– Hướng dẫn học sinh làm bộ gõ đệm trong dạy học âm nhạc từ các nguyên
vật liệu có sẵn trong tự nhiên tạo ra các nhạc cụ được sử dụng trong các giờ học âm
8
nhạc và chương trình ngoại khoá tạo nên những màu âm đa dạng và mang tính đặc
trưng của âm nhạc.
– Học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào để hoàn thành bộ gõ đệm như
môn: toán học, vật lí, công nghệ, mĩ thuật, lịch sử, sinh học, hoá học.
– Sử dụng bộ gõ đệm tự làm trong dạy học âm nhạc và trong các giờ học
ngoại khoá của nhà trường. Học sinh hình thành và phát triển được cảm xúc thẩm
mỹ và tình yêu âm nhạc; có ý thức trân trọng, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm
nhạc truyền thống; đồng thời hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp,
những năng lực cốt lõi chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết
vấn đề và sáng tạo cụ thể:
+ Học sinh biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt
động hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, đánh nhịp, vận động,… với nhiều hình thức và
phong cách.
+ Học sinh biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều
sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của âm nhạc.
+ Học sinh biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng và
kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng âm
nhạc hay, độc đáo.
2.1. Bộ gõ đệm tự làm
– Giảng dạy cho học sinh ở trường THCS đòi hỏi phải có những phương
pháp và những đồ dùng dạy học đặc thù riêng. Hơn nữa người giáo viên còn phải
biết lựa chọn các phương pháp và sử dụng sẵn có làm đồ dùng dạy học sao cho phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân, với những phương pháp và kỹ
năng làm đồ dùng cũng như sử dụng đồ dùng trong các giờ học tôi nhận thấy hiệu
quả đem lại đó là các tiết học sôi nổi không nhàm chán, học sinh thích học. Học
sinh học hát và đọc nhạc chắc nhịp, không bị cuốn nhịp. Mặt khác đồ dùng dạy học
sẵn có trong nhà trường còn ít và thiếu hoặc đã xuống cấp (đàn organ, phách…)
9
nên bộ gõ đệm tự làm của chúng tôi đã có hỗ trợ đắc lực cho các giờ học âm nhạc
trong nhà trường.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bộ gõ đệm để sử dụng trong các
giờ học âm nhạc nhằm phát huy năng lực sáng tạo, kích thích sự tìm tòi và hợp tác
giữa khoa học và nghệ thuật cụ thể:
+ Nhạc cụ làm phong phú về nội dung bài dạy giúp học sinh được học âm
nhạc bằng đa giác quan: mắt nhìn, tai nghe, tay được tiếp xúc và chơi nhạc cụ, …
+ Học sinh sử dụng bộ gõ đệm được trải nghiệm và phát triển được các năng
lực thực hành, cảm thụ, ứng dụng âm nhạc, góp phần phát triển năng khiếu âm nhạc
là phương tiện để các em thể hiện được bản thân mình.
+ Sử dụng bộ gõ đệm trong các giờ học âm nhạc giúp HS phát triển năng lực
giao tiếp, hợp tác, tự học và nhiều năng lực khác.
– Để tiếp cận với mục tiêu chương trình sách giáo khoa mới theo hướng phát
huy năng lực và phẩm chất của người học lấy học sinh làm trung tâm chúng tôi đã
hướng dẫn học sinh làm đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ học âm nhạc.
– Đầu năm học, ở các lớp chúng tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ (khoảng 4-
6 học sinh), mỗi nhóm thiết kế một dụng cụ gõ đệm bằng các chất liệu khác nhau,
tận dụng những đồ dùng đã qua sử dụng. Sau thời gian một tuần học sinh báo cáo ý
tưởng và các sản phẩm thô (chưa trang trí) của nhóm mình, chúng tôi tập hợp kết
quả và gợi ý học sinh hoàn thành bộ gõ đệm với 6 sản phẩm sau:
+ Bộ gõ phách: các em học sinh làm bằng thanh tre và nắp chai bia. Tất cả
được làm từ những thanh tre có chiều dài 20cm, nắp chai bia dùng búa gõ tạo thành
hình tròn và đục lỗ ở giữa, sau đó xỏ đinh vào nắp bia rồi dùng búa đóng vào thanh
tre , mỗi bộ gõ này gồm 2 thanh. Các chất liệu khác nhau (tre và kim loại là sắt) khi
va vào nhau tạo nên những âm thanh rất sinh động.
10
+Trống: làm từ chất liệu đó là vỏ xô sơn đã qua sử dụng. Một miệng xô
được được bọc mê ka, một miệng xô bọc bằng da. Khi gõ sẽ tạo ra âm thanh để giữ
nhịp, sản phẩm này dùng để nhấn vào những phách mạnh.
+ Mõ 2 âm sắc: được làm từ vỏ quả dừa, phơi khô rồi lấy giấy giáp bào
nhẵn vỏ, mỗi cặp mõ gồm 2 chiếc:
Một chiếc chúng em bào thật mỏng vỏ để khi gõ sẽ vang lên âm thanh nghe
vừa cao vừa thanh.
11
Một chiếc chúng em để vỏ dày để khi gõ sẽ vang lên âm thanh trầm.
Sau khi bào xong 2 vỏ quả dừa theo kích thước 1 dày, 1 mỏng chúng em úp
vào miếng gỗ rồi dùng keo gắn chặt vào miếng gỗ đó. Cuối cùng chúng em đục
một lỗ thủng ở một góc quả dừa để âm thanh được vang và trong.
Sản phâm này khi gõ đệm, chúng em dùng một thanh tre gõ vào 2 gáo dừa ở
trên, phách mạnh chúng em gõ vào bên vỏ dày(cộc); phách nhẹ chúng em gõ bên
vỏ mỏng (cắc).
12
+ Quả lắc: Làm từ vỏ hộp kẹo mút. Sau khi những chiếc kẹo mút nhiều màu sắc
được chia cho các bạn chúng em lấy những viên sỏi nhỏ hoặc hạt đỗ bỏ vào trong
hộp và dùng băng dính chặt vào.
13
+Sắc xô: tận dụng vỏ hộp bánh có đường kính 15cm đã qua sử dụng và nắp
chai bia. Trên vỏ hộp bánh, cứ 7cm chúng em gắn một dây thép và xỏ những nắp
chai bia đã đập phẳng và xuôn lỗ. Sản phẩm này rất dễ sử dụng, khi đệm chúng ta
cầm ở tay thuận và vỗ vào tay còn lại theo tiết tấu, các chất liệu bằng kim loại khi
va vào nhau tạo nên âm thanh rất hay và to.
14
+Cốc nhựa: Với những chiếc cốc nhựa mang nhiều màu sắc khác nhau, chúng em
chỉ cần nắm khoảng 5 đến 8 động tác cơ bản, kết hợp sự luân chuyển khéo léo của
đôi tay là có thể đệm hát cho bất kì bài nào hoặc tự tạo ra một bản nhạc vui tai. Đặc
biệt khi gõ đệm cùng với các nhạc cụ khác sẽ cộng hưởng tạo nên một bản hoà tấu
đặc sắc.
– Sau khi các em học sinh ở các nhóm đã hoàn thành cơ bản, chúng tôi hướng dẫn
các em tiếp tục trang trí các nhạc cụ tự làm của nhóm mình. Các em đã vận dụng
kiến thức môn mĩ thuật: sơn, cắt, dán, tạo hình để trang trí và sáng tạo các dụng cụ
âm nhạc của nhóm mình theo các chủ đề khác nhau. Tiêu biểu một số nhóm đã
làm:
+Nhóm học sinh trang trí trống: đã sáng tạo cắt dán trang trí thân trống với chủ đề
em yêu hoà bình.
15
+Nhóm học sinh trang trí mõ hai âm sắc: lại có ý tưởng trang trí bông hoa thược
dược gợi nhở tới mùa xuân:
16
+Nhóm học sinh trang trí quả lắc: lại tạo hình bông hoa hướng dương:
+Với các dụng cụ khác học sinh tự do sáng tạo trang trí các sản phẩm của nhóm
mình:
17
– Trong các giờ học hoạt động ngoại khoá tôi đã sáng tạo và mạnh dạn dạy học
sinh chơi tiết tấu bằng vật dụng sẵn:
Trong số những vật dụng sẵn có, cốc nhựa được dùng khá phổ biến để chơi
tiết tấu, bởi vật dụng này vừa an toàn vừa tạo được nhiều âm sắc. Nếu không có cốc
nhựa, có thể thay thế bằng mẩu gỗ hoặc bút chì…
Một số bài tập tiết tấu thực hành gõ cốc và kết hợp gõ tay:
Bài tập 1:

-Vỗ hai tay
-Tay trái vỗ xuống mặt bàn
-Tay phải cầm cốc úp xuống bàn (hoặc cầm bút chì gõ xuống bàn)

Ứng dụng đệm cho các bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm
Tuyên), Hành khúc tới trường (Nhạc Pháp), Tia nắng, hạt mưa (Khánh Vinh, Lệ
Bình), Lá thuyền ước mơ (Nhạc và lời: Thảo Linh), Hô-la-hê Hô-la-hô (Dân ca
Đức), Lí cây đa (Quan họ Bắc Ninh), Chúng em cần hòa bình (Nhạc và lời: Hoàng
18
Long- Hoàng Lân), Xuân về trên bản (Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ), Ca-chiu-sa
(Nhạc: Blan-te (Nga), Lời Việt: Phạm Tuyên)…
Bài tập 2:

-Vỗ hai tay
-Hai tay vỗ xuống mặt bàn
-Tay phải cầm cốc úp xuống bàn
-Tay phải úp miệng cốc vào lòng tay trái
-Tay phải cầm cốc úp xuống bàn; tay trái vỗ xuống mặt bàn

Ứng dụng đệm cho các bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm
Tuyên), Hành khúc tới trường (Nhạc Pháp, Lời Việt: Phan Trần Bảng- Lê Minh
Châu), Em yêu giờ học hát (Nhạc và lời: Đặng Viễn), Tia nắng, hạt mưa (Nhạc:
Khánh Vinh, Lời: Thơ Lệ Bình), Lá thuyền ước mơ (Nhạc và lời: Thảo Linh),
Chúng em cần hòa bình (Nhạc và lời: Hoàng Long- Hoàng Lân), Xuân về trên bản
(Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ), Ca-chiu-sa (Nhạc: Blan-te (Nga), Lời Việt: Phạm
Tuyên)…
Bài tập 3:

-Vỗ hai tay
-Vỗ tay phải xuống mặt bàn
-Vỗ tay trái xuống mặt bàn
-Vỗ hai tay
-Vỗ hai tay
-Vỗ tay phải xuống mặt bàn
-Vỗ tay trái xuống mặt bàn

Ứng dụng đệm cho các bài hát: Thật là hay (Nhạc và lời: Hoàng Lân), Em yêu
giờ học hát (Nhạc và lời: Đặng Viễn), Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Tây Nguyên), Em
19
là bông hồng nhỏ (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn), Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc
và lời: Phạm Tuyên), Xuân về trên bản (Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ)…
Bài tập 4:

-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Tay trái cầm cốc úp xuống mặt bàn
-Tay phải vỗ xuống đáy cốc
-Tay trái cầm cốc úp xuống mặt bàn
-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Tay trái cầm cốc úp xuống mặt bàn
-Tay phải vỗ xuống đáy cốc
-Tay trái cầm cốc úp xuống mặt bàn

Ứng dụng đệm cho các bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm
Tuyên), Hành khúc tới trường (Nhạc Pháp), Lá thuyền ước mơ (Nhạc và lời: Thảo
Linh), Xuân về trên bản (Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ), Ca-chiu-sa (Nhạc: Blan-te
(Nga), Lời Việt: Phạm Tuyên)…
Bài tập 5:

-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Tay trái vỗ xuống mặt bàn
-Vỗ hai tay
-Tay phải cầm cốc lên
-Tay trái vỗ xuống mặt bàn
-Tay phải cầm cốc úp xuống bàn

Ứng dụng đệm cho các bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm
Tuyên), Hành khúc tới trường (Nhạc Pháp), Lá thuyền ước mơ (Nhạc và lời: Thảo
20
Linh), Xuân về trên bản (Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ), Ca-chiu-sa (Nhạc: Blan-te
(Nga), Lời Việt: Phạm Tuyên)…
Bài tập 6:

-Vỗ hai tay
-Vỗ hai tay
-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Tay trái vỗ xuống mặt bàn
-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Vỗ hai tay
-Tay phải cầm cốc lên
-Tay phải cầm cốc úp xuống bàn
-Vỗ hai tay
-Tay phải cầm cốc, lòng bàn tay hướng
về bên phải
-Tay phải úp miệng cốc vào lòng tay
trái
-Tay phải gõ đáy cốc xuống
-Tay phải đưa cốc vào tay trái
-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Tay trái cầm cốc úp xuống bàn

Ứng dụng đệm cho các bài hát: Long lanh ngôi sao nhỏ (Nhạc Pháp), Lá thuyền
ước mơ (Nhạc và lời: Thảo Linh), Em yêu giờ học hát (Nhạc và lời: Đặng Viễn),
Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên), Mái trường mến yêu (Nhạc
và lời: Lê Quốc Thắng), Ánh trăng (Nhạc Pháp), Em là bông hồng nhỏ (Nhạc và
lời: Trịnh Công Sơn), Xuân về trên bản (Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ)…

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *