dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo công tác tự đánh giá kđclgd để nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị trường thcs

SKKN Hiệu trưởng chỉ đạo công tác tự đánh giá kđclgd để nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị trường thcs

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
I. 1 Cơ sở lí luận:
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị
trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học và trình độ
đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng
chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn
hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 sửa đổi và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP
ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Giáo dục; Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đang triển khai đổi mới mục tiêu,
nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng
cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục
(KĐCLGD) ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển
biến lớn về chất lượng giáo dục để góp phần thực thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế.
Phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài, cần được thực hiện
một cách bài bản, có tầm chiến lược, theo tinh thần xã hội hóa, huy động đông đảo các lực
lượng xã hội tham gia, với nhiều giải pháp khác nhau, đáp ứng được những yêu cầu phát
triển và hội nhập.
Nhu cầu học tập của người dân tăng lên, giáo dục chất lượng là nhu cầu cấp thiết, do
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, do sự mở rộng thị trường và hội nhập sâu hơn kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Nhân dân sẽ cần đến những hình thức học tập đa dạng và phải được trang bị kiến thức, kỹ
năng để có những cơ hội thực hiện được phương thức học tập suốt đời. Với yêu cầu đó,
nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa cực kì quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Trường THCS có vai trò, nhiệm vụ quan trọng
trong việc chuyển tiếp các em học sinh tiếp tục học lên THPT, Đại học trở thành
những sinh viên, hoặc đi học nghề làm công nhân, người lao động có chất lượng, góp
phần xây dựng một thế hệ người lao động mới cho địa phương, đất nước, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Với sứ mệnh
vẻ vang xã hội giao phó, đòi hỏi trường THCS phải có chiến lược phát triển đúng
hướng, hợp quy luật, xu thế phát triển của địa phương, đất nước và xứng tầm yêu cầu
mới của thời đại.
Xu thế toàn cầu hóa đang lôi cuốn nhiều nước tham gia, vừa tạo ra những cơ hội và
điều kiện phát triển, vừa đặt ra trước các quốc gia những thách thức lớn. Việc gia nhập
AFTA và WTO với nhiều thể chế chặt chẽ buộc phải đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của thị trường lao động. Để thực hiện
tốt trọng trách của mình, mỗi đơn vị trường học, từng giáo viên cần phải tham gia quy
trình tự đánh giá (KĐCLGD), qua đó đánh giá được một cách đầy đủ về năng lực giáo
dục của đơn vị và là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ở những giai đoạn tiếp
theo.
I.2. Cơ sở thực tiễn:
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng
mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội
về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở
giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Được Đảng và Nhà nước quan tâm, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta trong
nhiều năm trở lại đây đã không ngừng phát triển lớn mạnh cả về quy mô, số lượng và
chất lượng. Giáo dục và Đào tạo đã góp một phần không nhỏ trong chiến lược con
người, từng bước đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước. Nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông trường THCS Trực Thái trong
những năm qua từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là từ khi Sở Giáo dục và
Đào tạo Nam Định triển khai công tác tự đánh giá (KĐCLGD) đến nay. Để đáp ứng
được yêu cầu của đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục là cần phải triển khai công
tác thu thập thông tin về chất lượng dạy- học của nhà trường, trên cơ sở đó có các biện
pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.Vì vậy, tự đánh giá (KĐCLGD) của nhà
trường hiện nay là công việc hết sức quan trọng mà trong đó vai trò chỉ đạo của Hiệu
trưởng để thực hiện tốt việc tự đánh giá (KĐCLGD). Chính vì thế, bản thân chọn đề
tài sáng kiến kinh nghiệm “Hiệu trưởng chỉ đạo công tác tự đánh giá (KĐCLGD) để
nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị Trường THCS Trực Thái”.
II. Mô tả giải pháp kĩ thuật
II.1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một yêu cầu bức bách của xã
hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các đơn
vị trường học từ Phổ thông đến Đại học phải thực hiện tự đánh giá (KĐCLGD) càng
cho thấy tính cấp thiết của vấn đề chất lượng giáo dục. Sự khẳng định quyết tâm của
Nhà nước ta trong việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước, phục vụ cho phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện được sứ mệnh của mình trong việc đổi mới phương thức tổ chức và
phát triển quy mô, chất lượng giáo dục hiện nay, trường THCS vừa phải thực hiện
nhiệm vụ giáo dục học sinh có chất lượng vừa phải định hướng nghề nghiệp để các em
học tiếp THPT hay bước vào các trường dạy nghề… Do đó, chúng ta cần huy động tối
đa nguồn lực sẵn có của đơn vị, đó là: tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống
có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu. Đối với hệ thống kinh tế
– xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực(con
người), nguồn tài lực(nguồn tài chính) và nguồn vật lực (nguồn cơ sở vật chất) và
thông tin”. Nguồn lực của trường THCS là tập hợp các yếu tố mà nhà trường sử dụng
để thực hiện mục tiêu của mình bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài chính, nguồn lực
vật chất và nguồn lực thông tin. Trong đó, nhân lực là nhân tố chủ đạo có vai trò quyết
định việc nâng cao chất lượng giáo dục, các thành tố khác là những điều kiện hỗ trợ
không thể thiếu được, tạo cho quá trình giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả.
Huy động nguồn lực cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Tuân thủ pháp luật và thông
lệ xã hội (văn bản pháp luật hiện hành); phát huy tập trung dân chủ; kết hợp hài hòa
các lợi ích (tập thể, cá nhân, hiện tại, tương lai); hiệu lực thi hành phải đi đôi với hiệu
quả và tiết kiệm; Có tổng kết đánh giá và không ngừng hoàn thiện chính mình.
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học là những cách làm, cách giải quyết từng
vấn đề cụ thể một cách biện chứng trong công tác chỉ đạo, phù hợp với tình hình điều
kiện thực tế của nhà trường và được tập thể giáo viên, các đoàn thể, tổ chức xã hội
hưởng ứng tích cực; với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao chất lượng
dạy và học là nhiệm vụ tiên quyết của những người làm công tác giáo dục học trong
các nhà trường. Tương lai của đất nước ta đang trông chờ vào những chủ nhân mới
đầy năng động, sáng tạo và lòng nhiệt quyết mà hàng ngày các thầy cô giáo đang dày
công chăm chút vun đắp. Để thực hiện tốt điều đó nhà trường phải có đủ nội lực, đoàn
kết, quyết tâm và tham gia thực hiện công tác tự đánh giá (KĐCLGD) đúng quy trình.
Để thực hiện có hiệu quả đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo công tác tự đánh giá
(KĐCLGD) để nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị Trường THCS Trực Thái” nhất
thiết phải căn cứ vào các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hướng dẫn về thực
hiện công tác tự đánh giá (KĐCLGD) của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định và các
văn bản có liên quan, cụ thể là:
Căn cứ Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục
và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học;
Căn cứ các văn bản hướng dẫn chi tiết, rõ ràng của Sở GD&ĐT Nam Định, của
Phòng GD&ĐT Trực Ninh làm cho việc thực hiên công tác tự đánh giá (KĐCLGD)
được thuận tiện, nhanh chóng và độ tin cậy chính xác cao.
II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.1. Cở sở lý luận và thực tiễn có tính định hƣớng cho việc nghiên cứu, tìm
giải pháp của đề tài :
Trước tình hình thực tế của nhà trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao
hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao trong
quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đề tài vận dụng các văn bản về
công tác tự đánh giá (KĐCLGD) kết hợp với thực tiễn giáo dục ở địa phương làm thay
đổi nhận thức về giáo dục; đó là: công tác giáo dục là của mọi người, mọi nhà và toàn
xã hội, chứ không của riêng thầy, cô giáo, của nhà trường. Chất lượng giáo dục của
nhà trường luôn được công khai và giám sát của phụ huynh, của toàn xã hội.
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả trong công tác
chỉ đạo của Hiệu trưởng trong vai trò Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá (KĐCLGD) của
đơn vị trường THCS Trực Thái, giúp cho toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường, các
đoàn thể, phụ huynh và học sinh có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về công tác tự đánh giá
(KĐCLGD) và tùy theo điều kiện, nhiệm vụ của từng đối tượng tham gia công tác tự
đánh giá (KĐCLGD), góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.
2.2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
Các biện pháp tiến hành thực hiện đề tài:
– Đánh giá hiện trạng về chất lượng giáo dục, qua đó thấy được những điểm mạnh
để phát huy và những điểm yếu để khắc phục.
– Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được so với các tiêu chuẩn đề ra, từ
đó định ra kế hoạch thực hiện công tác tự đánh giá (KĐCLGD).
– Tăng cường nhận thức của đội ngũ nhà giáo, phụ huynh, học sinh và toàn xã hội,
sự cần thiết của giáo dục và chất lượng giáo dục.
– Thực hiện công tác tự đánh giá (KĐCLGD) theo đúng quy trình, qua đó nâng cao
chất lượng và quy mô giáo dục từ năm học 2019 -2020 cũng như cho các năm học tiếp
theo.
Đề tài nhằm huy động các nguồn lực phục vụ công tác cải tiến, nâng cao chất
lượng giáo dục nhà trường. Xác định các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cần huy
động.
Chỉ rõ từng hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục của trường và thời gian cần
được cung cấp và khoảng thời gian cần thiết để triển khai công tác tự đánh giá
(KĐCLGD). Qua đó công khai chất lượng giáo dục của đơn vị và để giải trình với cơ
quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua đó để
cơ quan chức năng, xã hội đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục. Từng bước xây dựng “thương hiệu” về chất lượng cho nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
– Phạm vi tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông,
cơ sở giáo dục thường xuyên (Ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày
22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung
học)
– Đối tượng của đề tài : Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và chất lượng
giáo dục từ năm học 2010-2011 cho đến hết năm học 2019-2020 của trường THCS
Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
4. Nội dung nghiên cứu:
4.1. Thực trạng về công tác tự đánh giá (KĐCLGD) ở đơn vị Trường THCS
Trực Thái:
4.1.1. Thực trạng chung:
Công tác tự đánh giá (KĐCLGD) được đội ngũ nhà giáo và đặc biệt là Ban giám
hiệu nhà trường tích cực chỉ đạo thực hiện, nguồn lực con người phục vụ cho nhu cầu
phát triển giáo dục dần được đáp úng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và công
tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm, phát triển sâu rộng. Đồng thời, sự
phát triển của khoa học, công nghệ thông tin có những tác động tích cực, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của đội ngũ nhà giáo, các đoàn
thể, phụ huynh và tất cả học sinh.
4.1.2. Những thuận lợi và khó khăn thách thức:
Khi nghiên cứu thực trạng của đơn vị để xây dựng, triển khai thực hiện đề tài
“Hiệu trưởng chỉ đạo công tác tự đánh giá (KĐCLGD) để nâng cao chất lượng giáo
dục tại đơn vị Trường THCS Trực Thái”, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp
nhận thấy trong quá trình thực hiện công tác giáo dục ở đơn vị trường THCS Trực
Thái có những thuận lợi và khó khăn thách thức chủ yếu là:
Thuận lợi:
– Trong quá trình nhà trường tự đánh giá, nhà trường luôn được Phòng Giáo dục-
Đào tạo Trực Ninh thường xuyên kiểm tra và tiến hành rút kinh nghiệm trong quá trình
thực hiện. Trường THCS Trực Thái đã hoàn thành KĐCLGD và được UBND tỉnh, Sở
GD&ĐT Nam Định đánh giá đạt cấp độ 3 năm 2011 và tháng 5 năm 2019.
– Được sự đồng thuận cao của Hội đồng giáo viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh
trường và chính quyền địa phương về công tác này.
– Các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá kiểm định chất lượng làm việc với tinh
thần trách nhiệm cao và tranh thủ làm việc đúng thời gian biểu đã ban hành.
– Hồ sơ quản lý, lưu trữ trong trường từng năm có kiểm tra và sắp xếp khá ngăn nắp
nên rất dễ tìm và thu thập để làm minh chứng.
– Cán bộ quản lí nhà trường có soạn thảo và ban hành tương đối đầy đủ các loại
văn bản để chỉ đạo, điều hành hoạt động công tác KĐCL trong nhà trường.
– Chất lượng giáo dục từng bước được ổn định củng cố và không ngừng được nâng
cao về mọi mặt trong những năm gần đây; Cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị dạy
học được đầu tư , đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường,
phù hợp với yêu cầu giảng dạy và học tập.
– Ban giám hiệu nhà trường có tầm nhìn chiến lược; đủ năng lực tập hợp các nguồn
lực xã hội trong điều kiện có thể để nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt Hiệu
trưởng đã có kinh nghiệm thực tế trong việc chỉ đạo về công tác tự đánh giá
(KĐCLGD) – Hội đồng sư phạm và các đoàn thể nhà trường đoàn kết một lòng, đang
nổ lực thi đua thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, với
những hiệu quả thiết thực, nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi người học
đức – trí – thể – mỹ.
– Công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương đã được chú trọng, bước đầu huy
động được nguồn lực của nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao đối với sự nghiệp giáo
dục và công tác xã hội hóa giáo dục.
Nhìn nhận, đánh giá của xã hội đối với đội ngũ nhà giáo được nâng lên, đời sống
của giáo viên ngày càng được cải thiện, tạo được môi trường thuận lợi để duy trì và
phát triển đội ngũ.
Những khó khăn thách thức:
– Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và hoa màu nhưng năng suất thấp,
tiềm lực kinh tế của địa phương còn hạn chế.
– Trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về việc học tập của một bộ phận
người dân chưa cao.
– Nhiều phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp
tác với nhà trường, với con em chưa rõ ràng, chưa thống nhất với quan điểm giáo dục
chung; cho rằng chất lượng giáo dục là nhiệm vụ của thầy cô giáo, của nhà trường.
– Văn bản chỉ đạo, chi phí cho công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục
chưa được ban hành song song với văn bản chỉ đạo thực hiện công tác tự đánh giá
kiểm định chất lượng nên không đáp ứng được chi phí hoạt động cho Hội đồng tự
đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.
4.2. Quy trình thực hiện công tác Tự đánh giá (KĐCLGD).
Trường THCS Trực Thái thực hiện công tác Tự đánh giá (KĐCLGD) theo đúng
trình tự quy định, đó là:
1- Thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2- Xác định mục đích phạm vi tự đánh giá.
3- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
4- Thu thập, xử lí và phân tích các thông tin, minh chứng.
5- Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
6- Viết báo cáo tự đánh giá.
7- Công bố báo cáo tự đánh giá (KĐCLGD) để phụ huynh học sinh và toàn xã
hội giám sát.
Song việc giải quyết bài toán về huy động học sinh đến trường, duy trì sĩ số học
sinh và nâng cao chất lượng giáo dục không đơn thuần chỉ là sự cố gắng, mà phải tìm
ra những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, những thuận lợi cũng như những
thách thức nội tại và các tác nhân ảnh hưởng đến giáo dục.
4.3. Các biện pháp, giải pháp đơn vị đã tiến hành thực hiện công tác tự đánh giá
(KĐCLGD), nâng cao chất lượng giáo dục.
Để thực hiện công tác Tự đánh giá (KĐCLGD) đạt hiệu quả, cần bám sát 05 tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS, đó là:
– Tổ chức và quản lý nhà trường.
– Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
– Tài chính và cơ sở vật chất.
– Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
– Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
Thông qua đó chúng ta đánh giá những điểm mạnh, những điểm yếu để làm công
tác tham mưu cho chủ tịch hội đồng tự đánh giá (KĐCLGD) tiến hành các bước theo
đúng quy trình để thực hiện công tác tự đánh giá (KĐCLGD).
4.3.1. Xây dựng đội ngũ vững mạnh.
Trong quá trình xây dựng đội ngũ, Hội đồng tự đánh giá (KĐCLGD) phải tuân thủ
đúng theo các văn bản chỉ đạo, các chế độ chính sách của ngành Giáo dục – Đào tạo,
của Đảng và Nhà nước; đồng thời phải huy động được sức mạnh tổng hòa về nội và
ngoại lực để phát triển.
Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng công tác tự đánh giá (KĐCLGD) phải tự học tập,
rèn luyện để có đủ trình độ, năng lực, nắm được định hướng phát triển chung của
ngành và đặc thù riêng của đơn vị, địa phương.
Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phải có căn cứ, tính khoa học, bảo
đảm tính khả thi khi thực hiện, tránh tuỳ tiện, áp đặt.
Cần lắng nghe ý kiến của tập thể hội đồng sư phạm và các nguồn dư luận xã hội để
giải quyết kịp thời những thắc mắc, mâu thuẫn, tạo nên sự hoà hợp thống nhất trong
việc phát triển đồng bộ nguồn lực và chất lượng giáo dục.
Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng
lực chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo.
Tổng kết, đánh giá và khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích
trong quá trình thực hiện công tác tự đánh giá (KĐCLGD).
4.3.2. Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, nhận thức và chất lượng chuyên
môn:
Thường xuyên bồi dưỡng về đạo đức, nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị cho
đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị luôn được lên hàng đầu và
không thể thiếu được trong một đơn vị trường học. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo
đang đứng trước những đòi hỏi bức bách của sự phát triển xã hội; đội ngũ những người
làm công tác giáo dục phải có đầy đủ các năng lực định hướng những đòi hỏi chính
đáng đó.
Luôn tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức mới và hiệu quả trong quá trình hoạt
động sư phạm, nhằm tăng hưng phấn cho đội ngũ, tránh sự nhàm chán.
Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để kết quả học tập của
học sinh được nâng cao. Chú trọng dạy học theo nhóm đối tượng, quan tâm đồng đều
các đối tượng học sinh.
Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, trao đổi chuyên môn, công tác chủ nhiệm
và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tích cực sáng tạo trong việc làm và sử
dụng đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu bộ môn. Động viên khuyến khích, đặt ra yêu
cầu mới và sáng tạo không ngừng.
4.3.3. Xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh:
Để tiếp tục học tập lên bậc học cao hơn và hòa nhập với xã hội hiện đại, trường
THCS Trực Thái luôn chú trọng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp cho các em
có đủ năng lực trí tuệ nội sinh để thức thích ứng với môi trường học tập và lao động
sau này. Muốn vậy, chúng ta phải xây dựng cho các em học sinh nhận thức đúng đắn
đó là: Mỗi học sinh phải lấy sự học hỏi làm lẽ sống của mình; từ những nhân tố tức
cực đó chúng ta dần dần hình thành ý thức học tập, nâng cao chất lượng. Để đạt được
điều đó mỗi thầy cô giáo cần có lòng nhiệt huyết và là tấm gương học tập, sáng tạo;
qua đó truyền niềm say mê học tập, học tập có chất lượng và học tập suốt đời.
Nâng cao chất lượng giáo dục là qui luật của sự phát triển, là vấn đề chung của thời
đại, do đó chúng ta những người làm công tác giáo dục phải có nhiệm vụ trang bị cho
các em có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia và tự khẳng định mình.
4.3.4. Thực hiện công tác tự đánh giá (KĐCLGD) đã đem lại cho đơn vị, cho mỗi
cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhiều cơ hội phát triển và được tham gia đầy đủ
các quy trình nâng cao chất lượng dạy và học, đó là:
Quyền tự chủ: tham gia vào quá trình giáo dục, sử dụng tài chính giành cho giáo
dục và đóng góp cho giáo dục;
Nâng cao tỷ trọng (số người theo học): Phát triển phù hợp với yêu cầu của địa
phương;
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được trang bị ngày một hoàn thiện và có chất
lượng hơn;
Nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục một cách năng động và tự chịu trách
nhiệm về chất lượng;
Tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo “thương hiệu chất lượng” cho nhà trường (xây
dựng văn hoá chất lượng, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, quản
lý và sử dụng tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các nguồn lực hỗ trợ
giáo dục).
Kiểm định chất lượng: Nâng cao trách nhiệm của nhà trường do có quá trình tự
nhìn nhận lại công việc của mình so với tiêu chuẩn chất lượng ban hành. Quá trình tự
đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định làm cho nhà trường xem xét lại một cách toàn diện
hiện trạng các hoạt động của trường mình (hoặc lớp, môn mình đang tiến hành đào
tạo), phân tích các điểm mạnh và điểm yếu trong mọi hoạt động của mình dựa trên các
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đề ra và cũng là mục tiêu về chất lượng mà nhà
trường mong đạt được. Khi đó, kiểm định chất lượng là “sự thể chế hoá được phát
triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm” đối với công luận.
Từ đó, giá trị của chất lượng được khẳng định, thương hiệu của nhà trường được
nâng lên, kéo theo sự quan tâm của phụ huynh, học sinh và toàn xã hội; làm cho các
giá trị đầu tư cho giáo dục được đền đáp và công tác xã hội hóa giáo dục được nâng
lên một bước mới.
4.3.5. Kết quả tự đánh giá (KĐCLGD) góp phần định hướng các hoạt động của
xã hội , đó là:
– Định hướng lựa chọn đầu tư của người học – của phụ huynh đối với cơ sở giáo
dục có chất lượng, phù hợp với khả năng của mình;
– Định hướng lựa chọn đầu tư của nhà nước để đào tạo nguồn nhân lực theo những
ngành nghề cần thiết cho sự phát triển trong tương lai;
– Với sự công khai hóa các tiêu chuẩn kiểm định cũng có nghĩa là công khai hóa
tiêu chuẩn chất lượng của đào tạo, nhà trường sẽ thấy rõ được mục tiêu mà mình cần
phải đạt tới và nhu cầu của xã hội;
– Bằng việc tự đánh giá mức độ thực hiện của nhà trường so với các tiêu chuẩn
kiểm định nhà trường sẽ thấy được một cách tương đối toàn diện thực trạng chất lượng
đào tạo của mình để có thể chủ động đưa ra những biện pháp hữu ích cho việc cải
thiện chất lượng của trường một cách nhanh và bền vững;
– Khi thực hiện công tác tự đánh giá (KĐCLGD) nhà trường cần được tham gia
một khâu hết sức quan trọng trong quy trình đó là đánh giá ngoài. Mục đích của khâu
này là các chuyên gia đại diện cho cơ quan kiểm định xem xét trực tiếp, so sánh với
các tiêu chuẩn của cơ quan kiểm định. Từ đó đưa ra những kết luận xác nhận, và góp ý
cho nhà trường những thiếu sót cần khắc phục;
– Kiểm định chất lượng sẽ giúp nhà trường, người quản lý và người dạy không
ngừng nâng cao và hoàn thiện năng lực của mình .
4.3.6. Tự đánh giá (KĐCLGD) góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà
trường:
Khâu cuối cùng của qui trình tự đánh giá (KĐCLGD) là ghi nhận và công bố công
khai kết quả kiểm định đó. Việc làm này có ý nghĩa trên nhiều mặt:
* Về phía xã hội:
– Đó là sự đảm bảo trước xã hội về chất lượng “sản phẩm” của từng giáo viên và
của nhà trường tạo ra.
– Xác nhận chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
– Là cơ sở cho việc chuyển tiếp cho người học tham gia các bậc học cao hơn ở các
trường THPT hoặc các trường dạy nghề…
– Thông qua quá trình kiểm định, các trường luôn chủ động và có ý thức trong việc
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của mình, nâng cao hiệu quả của đầu tư cho
giáo dục.
* Đối với người học:
– Yên tâm vì nhu cầu học tập đã được đáp ứng một cách tốt nhất.
– Giúp cho người học có đủ tri thức, các kỹ năng cần thiết, sự tự tin để học lên các
bậc học cao hơn.
– Là tiền đề giúp cho người học bước vào đời sống lao động sau này..
* Đối với nhà trường:
– Giúp nhà trường định hướng trong việc cải thiện chất lượng đào tạo của mình
thông qua chiến lược phát triển trung, dài hạn và kế hoạch cụ thể từng năm học.
– Nhà trường có điều kiện đánh giá lại mình một cách toàn diện và đầy đủ thông
qua việc xây dựng báo cáo tự đánh giá (KĐCLGD).
– Giúp nhà trường có những chuẩn để củng cố, tránh những đánh giá thiếu độ chính
xác về chất lượng của nhà trường .
– Khẳng định uy tín của nhà trường trước xã hội và công luận.
Với ý nghĩa, tầm quan trọng như vậy hoạt động tự đánh giá (KĐCLGD) thường
mang tính nghề nghiệp và tính xã hội rất cao.
4.3.7. Các bước tiến hành Tự đánh giá (KĐCLGD):
Để đánh giá công tác kiểm định chất lượng của nhà trường nhất thiết phải theo các
bước cơ bản sau:
– Tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn thống nhất.
– Đánh giá ngoài đối với tự đánh giá của nhà trường.
– Công nhận và công khai kết quả kiểm định của công tác tự đánh giá và đánh giá
ngoài.
Sản phẩm cuối cùng một bản báo cáo đầy đủ, đúng thực chất về những mặt nhà
trường đã làm tốt, những việc còn hạn chế cần khắc phục và kế hoạch phát huy điểm
mạnh, khắc phục các điểm còn tồn tại giúp cho nhà trường liên tục cải tiến chất lượng
trong thời gian tới.
Những cái đạt được lớn hơn là đào tạo được lớp lớp thế hệ trẻ có đạo đức, có tri
thức và tinh thần tự tôn dân tộc, sẵn sàng phục vụ quê hương, tổ quốc. Qua đó vai trò
của giáo dục- giáo dục có chất lượng, tiếp tục được khẳng định và được đón nhận, tôn
vinh.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Trong quá trình triển khai tự đánh giá, đối chiếu tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban
hành, Nhà trường rút ra những ưu điểm sau: Trường có nền nếp, kỷ cương tốt, luôn là
một trong những điểm sáng của phong trào giáo dục xã Trực Thái và huyện Trực
Ninh. Công tác chỉ đạo, quản lý làm việc khoa học, có hiệu quả. Hoạt động tập thể có
nền nếp. Phong trào thi đua trong giáo viên, học sinh diễn ra sôi nổi. Công tác mũi
nhọn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt được nhiều thành tích cao. Chất lượng học sinh đại
trà đã có nhiều cố gắng. Nhà trường đã có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Số
lượng giáo viên đạt trên chuẩn đạt tỷ lệ khá, chất lượng đồng đều, đảm bảo được yêu
cầu của giáo dục trong thời kỳ mới. Hệ thống hồ sơ, sổ sách, tài liệu của nhà trường
được lưu trữ tương đối đầy đủ. Hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, thực
hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra với
chất lượng cao. Nhà trường có nhiều năm đạt danh hiệu : Tập thể lao động tiên tiến
xuất sắc. Song trường cũng phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học để kết quả ngày càng tốt hơn.
Trên cơ sở đó, nhà trường đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục hạn chế, đổi
mới phương pháp giảng dạy, phấn đấu tiếp tục giữ vững danh hiệu trường : Tập thể
Lao động tiên tiến xuất sắc để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, công tác tự đánh giá (KĐCLGD) là một quá trình lâu dài, có tính hệ
thống nên việc thực hiện tránh việc nóng vội, áp đặt. Trước hết chúng ta cần phân tích
các số liệu thống kê về giáo dục của đơn vị trong thời gian qua; các tác nhân tác động,
chi phối kết quả đó. Trên cơ sở đạt được, ghi nhận sự cố gắng, những kết quả đã đạt
được, đồng thời đánh giá những khó khăn, thách thức phải giải quyết. Và từ đó chúng
ta định hướng mang tầm chiến lược cho sự phát triển của đơn vị trong thời gian tiếp
theo.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay