dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp nâng cao phẩm chất và năng lực học sinh trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT

SKKN Một số biện pháp nâng cao phẩm chất và năng lực học sinh trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị TW lần thứ 8, khóa XXI ngày 4/11/2013
đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện
nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; trong đó nhấn mạnh đến những vấn đề lớn,
cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến nội dung, phương pháp, cơ
chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện. Một trong những quan điểm chỉ đạo
của Nghị quyết cũng đã nhấn mạnh “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” và “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để
phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.”
Thực hiện theo nghị quyết 29 – NQ/TW, Bộ giáo dục và đào tạo đã ra công
văn 5555 / BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn
về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt
động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua
mạng…tạo ra sự thay đổi lớn trong Ngành giáo dục và đạo tạo về phương pháp
giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh ở các cấp học và ngành học.
Trong Nghị quyết 88/2014/QH XIII ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi
mới chương trình sách giáo khoa phổ thông đã đặt ra mục tiêu đổi mới là “kết hợp
dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục
nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm
chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi
học sinh.”
Tiếp tục cụ thể hóa quan điểm đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, Thủ
tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/03/2015
2
cũng đề ra mục tiêu cho nền giáo dục là “tăng cường tương tác, phát huy tính
tích cực, chủ động và tạo cảm hứng học tập cho học sinh; tạo điều kiện cho học
sinh dần nâng cao năng lực tự học hỏi, tìm tòi, hiểu biết môi trường, cuộc sống
xung quanh và rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc”.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo
cũng đã định hướng hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ
yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Những năng lực
chung như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Lịch sử là một môn học có vai trò quan trọng góp phần hình thành những
phẩm chất và năng lực học sinh. Chương trình môn Lịch sử góp phần hình thành
cho học sinh những thành phần năng lực đặc thù sau:
3
Tìm hiểu lịch sử: Học sinh bước đầu nhận diện được các loại hình tư liệu lịch
sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình
học tập. Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các
sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự
kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Học sinh giải thích được nguồn gốc, sự vận động
của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển
của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các
sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. Đưa ra
được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá
trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay
đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh
giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Học sinh bước đầu có thể rút ra được bài
học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực
tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử,
phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn
khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
Trong những năm qua, từ thực tiễn chỉ đạo của các cấp, từ TW đến các cấp
cơ sở, bản thân tôi nhận thức rằng cần phải thay đổi về phương pháp dạy học, gắn
lí luận với thực tiễn, chuyển từ lối truyền thu kiến thức sang dạy học tích cực nhằm
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối với môn Lịch sử, tôi mạnh dạn đề xuất “MỘT SỐ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG
GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP Ở TRƯỜNG THPT”
Đây là SKKN được đúc rút trong thực tiễn giảng dạy cho học sinh cấp THPT môn
Lịch sử Trường THPT C Hải Hậu. Tôi hi vọng, với đề tài SKKN này sẽ là kênh tham
khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử hiện nay ở trường
THPT.
4
2. Mục đích của sáng kiến
– Đánh giá thực trạng việc dạy học môn Lịch sử hiện nay ở Trường THPT C Hải
Hậu
– Nêu ra một số giải pháp đã được thực hiện trong giảng dạy môn Lịch sử ở
trường THPT C Hải Hậu nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
– Chia sẻ với đồng nghiệp về một số giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất và
năng lực học sinh qua giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT.
3. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
-Đưa ra một số giải pháp kinh nghiệm tronggiảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT
theo tinh thần đổi mới chương trình GDPT 2018.
– Phát triển cho học sinh các phẩm chất, năng lực môn Lịch sử trong chương trình Lịch sử
ởtrường THPT
4. Đóng góp của sáng kiến
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp ôn thi môn
Lịch sử nói riêng ở trường THPT, phát triển về phẩm chất, năng lực học sinh nâng cao
chất lượng dạy học môn Lịch sử “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO PHẨM
CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG THPT” là một đề tài SKKN có tính thực tiễn cao, có thể được áp dụng
hiệu quả trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở các tỉnh thành trên cả nước.
PHẦN II: GIẢI PHÁP
1. Thực trạng của việc giảng dạy Lịch sử ở trường THPT C Hải Hậu.
* Về phía giáo viên:
Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu ôn thi THPT quốc gia và thi Đại
học, các thầy cô trong trường đã tích cực giảng dạy nhằm trang bị cho học sinh các
kiến thức cần thiết về nội dung để phục vụ cho việc thi cử, lên lớp, tốt nghiệp…mà
chưa đi sâu vào việc phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, chưa thực sự
có những phương pháp phù hợp và tích cực trong giảng dạy, từ đó chưa khơi dậy
được niềm đam mê yêu thích thực sự với bộ môn lịch sử.
Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy
học, chưa chú trọng đến việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, còn nặng
5
về dạy học theo lối truyền thống, khiến giờ học Lịch sử trở nên khô cứng, kém
hứng thú đối với học sinh.
* Về phía học sinh:
Đa số các em học Lịch sử còn là do yêu cầu bắt buộc của việc thi tốt nghiệp,
thực sự bản thân chưa có sự yêu thích đối với bộ môn, nhiều học sinh có tư tưởng
học một cách miễn cưỡng do vậy học sinh chưa phát huy được những phẩm chất
và năng lực của bộ môn . Ví dụ như:Năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử; Năng
lực nhận thức và tư duy lịch sử; Năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực
tiễn…
Do vậy, thông qua bộ môn Lịch sử, học sinh chưa có định hướng lựa chọn
nghề nghiệp, trân trọng những di sản lịch sử, văn hóa của đất nước, khu vực và thế
giới và cũng chưa thể hiện được những phẩm chất và năng lực của bản thân. Vậy
làm thế nào để trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT, thầy cô
giáo có thể khơi dậy được ngọn lửa đam mê, phát triển được cao nhất phẩm chất
và năng lực của học sinh?
2. Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm
chất và năng lực của học sinh.
Vậy cần hiểu thế nào về những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể phát
triển trong quá trình dạy học Lịch sử.
– Về phẩm chất: 5 phẩm chất đó là: nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm.
– Về năng lực: 10 năng lực đó là:
Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần
hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một
số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm
hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Năng lực đặc thù của bộ môn Lịch sử là: Tìm hiểu lịch sử, Nhận thức và tư duy
lịch sử,Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
6
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực của học
sinh thực chất là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được
cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương
pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc
học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có
ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những
tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề
học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông
tin…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc
thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng
phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức
với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình
thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài
lớp… Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu
cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng
thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định.
Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học
và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong
dạy học.
7
2.1. Phương pháp đồ dùng trực quan, đặc biệt là công nghệ thông tin trong
quá trình dạy học
2.1.1. Mục đích sử dụng
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp
dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học.
Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông
từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo
viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ
thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện
đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần
tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử
dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối, video, …
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa
học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định
hướng đến năm 2025” Việc sử dụng công nghệ thông tin như giáo án điện tử,
video…đã trở thành một phương tiện hữu hiệu cho giáo viên sử dụng trong quá
trình giảng dạy góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giờ dạy học
Lịch sử nói riêng và các tiết dạy trong các môn học khác nói chung.
Môn học Lịch sử là một môn học liên quan nhiều đến quá khứ, do vậy nó đòi
hỏi giáo viên phải tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, đặc biệt là
công nghệ thông tin. Theo triết học Mác – Lênin, nhận thức không phải là sự phản
ánh thụ động, giản đơn, mà là một quá trình biện chứng. Như Lênin đã chỉ ra: “Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó
là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực
khách quan”Việc vận dụng phương pháp dạy học qua phương tiện trực quan sẽ
giúp giáo viên hình thành ở học sinh các năng lực : Tìm hiểu lịch sử, Nhận thức,
tư duy lịch sử.
2.1.2. Cách thức sử dụng
8
VD. Khi giảng dạy về Bài 3+4: Chuyên đề Các quốc gia cổ đại phương
Đông và phương Tây trong chương trình Lịch sử lớp 10 THPT
Đây là bài giảng về thời cổ đại, cách ngày nay đã mấy nghìn năm lịch sử, học
sinh sẽ rất khó hình dung lại quá khứ, do vậy giáo viên cần sử dụng tư liệu Lịch sử
bằng hình ảnh để minh họa cho học sinh hiểu được một cách trung thực và khách
quan về những thành tựu văn hóa của người phương Đông và phương Tây, để từ
đó đưa ra được những nhận xét đánh giá một cách công bằng, khách quan nhất về
nền văn hóa của hai khu vực.
Văn hóa cổ đại phương Đông và văn hóa cổ đại phương Tây
– Hoạt động 1: Văn hóa cổ đại phương Đông
* Mục tiêu: Trình bày được một số thành tựu văn hoá cổ đại phương Đông, giúp
học sinh nhận thức được những giá trị văn hóa của người phương Đông cổ đại và
đóng góp của họ cho nhân loại hôm nay.
Giáo dục học sinh thái độ trân trọng các giá trị văn hóa cổ đại.
* Phương thức hoạt động: Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Nhóm 1: Quan sát hình 1 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người
phương Đông về lịch học và thiên văn học.Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa những
thành tựu đó.
Nhóm 2: Quan sát hình 2 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người
phương Đông về chữ viết. Nhận xét và đánh giá vềý nghĩa về những thành tựu đó.
Nhóm 3: Quan sát hình 3 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của người
phương Đông về Toán học. Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa của những thành tựu
đó.
Nhóm4: Quan sát hình 4,5 và kết hợp tìm hiểu SGK trình bày sự hiểu biết của
người phương Đông về kiến trúc. Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa những thành
tựu đó.
9
Hình 1. Lịch học của người Maya- một thành tựu văn minh tuyệt vời
Hình 2. Chữ viết của người phương Đông cổ đại.
10
Hình 3. Toán học thời cổ đại
Hình 4. Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)
11
Hình 5. Kim tự tháp ở Ai Cập
* Gợi ý sản phẩm
Nhóm 1: Sự ra đời của lịch và thiên văn học
– Nguyên nhân :Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn
liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
+ Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải “trông Trời, trông Đất”. Họ
quan sát chuyển động của mặt Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo ra lịch.
+ Nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365 ngày là một năm và chia làm 12 tháng, họ
biết chia mùa: mùa mưa, mùa khô, họ chia mỗi ngày thành 24 giờ
+ Mở rộng hiểu biết: Con người đã vươn tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục
đích làm ruộng của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra hai ngành thiên văn học và phép
tính lịch
Nhóm 2: Chữ viết
+ Nguyên nhân: Chữ viết ra đời là do xã hội ngày càng phát triển, các mối quan
hệ phong phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép, cai trị, lưu giữ những kinh
nghiệm mà chữ viết đã ra đời.
+ Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
12
Chữ viết xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ IV TCN mà sớm nhất là ở Ai Cập và
Lưỡng Hà. Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ hình giống vật để biểu thị), sau này
người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để
phản ánh ý nghĩa con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý.
+ Chất liệu: Người Ai Cập viết trên giấy pa- pi- rút (vỏ cây sậy cán mỏng), người
Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa,
thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch,…
– Ý nghĩa sự ra đời của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà
chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
Nhóm 3: Toán học
– Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập
nước, tính toán vật liệu và kích thước khi xây dựng các công trình xây dựng, tính
các khoảng nợ nần nên toán học.
+ Thành tựu: Người Ai Cập giỏi về tính hình học, họ đã biết cách tính diện tích
hình tam giác, hình thang,… họ còn tính được số Pi bằng 3,16 (tương đối),… Người
Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học, hoc có thể làm các phép tính nhân, chia
cho tới hàng triệu. Người Ấn Độ phát minh ra số 0,…
Nhóm 4: Kiến trúc
– Nguyên nhân ra đời: Do uy quyền của các nhà vua mà hàng loạt các công trình
kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon…
– Kim tự tháp: Ra đời 3000 – 2000 năm TCN rải rác ở xa mạc, hạ lưu sông Nin.
Cao khoảng 146,5 m gần bằng tòa nhà 50 tầng, cạnh 230 m, diện tích 52,9 m vuông.
Được xây 30 vạn tảng đá, mỗi tảng 2,5 đến 7 tấn xếp chồng khít lên nhau.
– Giữa có hành lang hẹp, phòng lớn có xác ướp Pharaon, có khắc chữ khoa học…
Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của
con người.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma
* Mục tiêu: HS nắm được các thành tựu nổi bật của văn hóa Hi Lạp, Rô-ma thời
cổ đại và ý nghĩa lịch sử của các thành tựu đó.
13
So sánh đánh giá về sự phát triển và tính kế thừa, tính sáng tạo của văn hóa phương
Tây so với phương Đông
* Phương thức: Hoạt động: Nhóm/lớp
– Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ:
Quan sát các hình ảnh sau và làm việc theo nhóm
Hình 1. Lược đồ quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma
Hình 2. Thuyết địa tâm của Ptôlêmê
14
Hình 3. Chữ cái La tinh
Hình 4. Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp)
15
Hình 5. Tượng người lực sĩ ném đĩa.
Hình 6. Khải hoàn môn La Mã
16
Hình 7.Đấu trường Cô-li-dê
Nhóm 1:
– Câu hỏi:Quan sát hình 2,3 đọc tư liệu SGK trình bày những hiểu biết của cư
dân Địa Trung Hải về lịch và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì
tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
Nhóm 2:
– Trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết về các lĩnh vực khoa học của cư dân
Địa Trung Hải? Tại sao nói: “Khoa hoạc đã có từ lâu nhưng đến Hi Lạp, Rô-ma,
khoa học mới thực sự trở thành khoa học” ?
Nhóm 3:
– Câu hỏi:Quan sát hình 4,5,6,7 đọc tư liệu SGK trình bày những hiểu biết của cư
dân Địa Trung Hải về văn học- nghệ thuật? So với cư dân cổ đại phương Đông
những thành tựu về văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? Nhận
xét về giá trị của các tác phẩm văn học và nghệ thuật Hi Lạp, Rô-ma?
* Dự kiến sản phẩm:
Nhóm 1: Lịch và chữ viết
17
+ Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời. Nhờ đi
biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn. Người
Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ nên họ định 1 tháng lần lượt có 30
và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
+ Cuộc sống bôn ba trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra cho cư
dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản, nhưng
phải có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người.
Hệ thống chữ cái ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ
cái hoàn chỉnh ngày nay.
Nhận xét: Lịch học cư dân Địa Trung Hải đã nâng cao hiểu biết, rút kinh nghiệm
và cải tiến lịch chính xác hơn (một năm có 365 ngày và ¼, mỗi tháng lần lượt có
30, 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày).
– Chữ viết: đạt trình độ khái quát hóa của khoa học và tư duy, là cống hiến lớn lao
của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.
Nhóm 2: Sự ra đời của khoa học
+ Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước. Nhưng phải đến thời
Hi Lạp, Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học.
+Toán học: Với người Hi Lạp, toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các
bài riêng biệt. Những nhà toán học mà tên tuổi vẫn còn lại đến ngày nay, để lại
những định lí, định đề có giá trị khái quát cao.
VD: Định lí nổi tiếng trong hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái
Pi-ta-go về tính chất của các số nguyên và định lí về các cạnh của tam giác vuông…
sau nhiều thế kỉ vẫn là những kiến thức cơ sở của Toán học.
+ Vật lý: Phát minh về lực đẩy, ròng rọc, guồng nước, đòn bẩy …(Acsimet)
– Giải thích: Thời Hy Lạp, Rô-ma, khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có
độ chính xác của khoa học, được khái quát thành định lý, định luật, lí thuyết và
được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa
học đó
Nhóm 3: Văn học – Nghệ thuật
Văn học:

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay