dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Định hướng chung về Phương pháp ôn và làm bài trắc nghiệm thi THPT Quốc Gia môn Lịch Sử

SKKN Định hướng chung về Phương pháp ôn và làm bài trắc nghiệm thi THPT Quốc Gia môn Lịch Sử

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Lịch sử là ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình phát triển của xã
hội loài người nói chung hay của từng quốc gia, dân tộc. Lâu nay việc dạy và
học Lịch sử luôn được dư luận xã hội quan tâm đặc biệt. Học lịch sử, hiểu lịch
sử, để góp phần làm người có ích. Lời nói đầu của Hiến Pháp năm 2013 ghi rõ:
“Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng
tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền
thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nền
văn hiến Việt Nam”.
Tại Đại hội của Hội Khoa học lịch sử diễn ra ngày 30/11/2015, Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: “Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phải có
trách nhiệm làm cho các cơ quan quản lý và xã hội thấy được tầm quan trọng
của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời có những đóng
góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Lịch sử”.
“Cần triển khai tích cực những hoạt động để nâng cao hiểu biết và niềm yêu
thích của nhân dân, nhất là những thế hệ trẻ đối với lịch sử dân tộc”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”, “Đổi mới căn bản hình thức và
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm
trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế
giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình
học và đánh giá cuối kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá
của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay,
đổi mới kiểm tra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo
dục. Ngày 09/9/2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành quyết định số 3538/QĐ
về việc phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao
đẳng từ năm 2015 (gọi tắt là kì thi THPT Quốc gia). Trong kì thi THPT Quốc
gia năm 2015, kết quả bài thi của thí sinh đã được xét công nhận tốt nghiệp
THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng trong tuyển sinh đại
học, cao đẳng.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ – TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của người học”, “Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kì thi
tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách
quan và công bằng, kết hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục
với kết quả thi”.
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường
pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung.
Từ năm 2016 – 2017, bộ môn Lịch sử đã có một thay đổi to lớn. Bộ GD –
ĐT đã quyết định thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Theo đó,
bộ môn Lịch sử được kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bộ môn
Lịch sử nằm trong tổ hợp môn xã hội: Sử – Địa – Giáo dục công dân khi kiểm
tra THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12. Sự thay đổi này đã tạo nên một sự
chuyển biến lớn trong việc ôn luyện và kiểm tra THPT Quốc gia nói chung và
bộ môn Lịch sử nói riêng.
Hiện nay ở các trường phổ thông, đã áp dụng rất nhiều phương pháp dạy
học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại những hiệu quả thiết
thực cho quá trình dạy và học, nhất là đối với bộ môn lịch sử. Quá trình sử dụng
công nghệ thông tin trong dạy học là một xu thế hiện nay đã mang lại hiệu quả
đáng kể. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên môn, dạy học theo nhóm, dạy
học theo chuyên đề… đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả dạy học
môn lịch sử.
Việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm, đã tác động lớn
đến sự thay đổi về phương pháp học và kết quả môn học. Sự thay đổi phương
pháp thi theo hướng mới khiến không ít học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12
băn khoăn, thắc mắc về phương pháp học, phương pháp ôn thi, phương pháp
làm bài như thế nào để có kết quả tốt nhất. Sự thay đổi này cũng gây không ít
khó khăn cho giáo viên trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh.
Từ thực tế nhiều năm hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn
Lịch sử (từ năm học 2016-2017 đến năm học 2028-2019) và ôn thi tốt nghiệp
(năm học 2019-2020). Qua kết quả các kì thi những năm trước cho thấy, rất
nhiều em yêu thích môn lịch sử và lựa chọn môn này làm môn thi THPT Quốc
gia nhưng lại khó khăn trong việc tìm ra phương pháp học tập, ôn luyện. Không
ít học sinh rất tự tin vào kiến thức của mình, kể cả một số học sinh đã từng ôn
thi học sinh giỏi nhưng vẫn lúng túng khi xác định và trả lời các dạng câu hỏi
trắc nghiệm. Do đó, kết quả thi thường không tương xứng với kiến thức mà các
em đang có. Học sinh cần có sự điều chỉnh phương pháp học để khắc phục
những hạn chế trên.
Bản thân Tôi là giáo viên trực tiếp hướng dẫn học sinh ôn thi môn Lịch
sử, đây là môn học đòi hỏi độ tư duy cao, không chỉ học thuộc hay chăm chỉ
giải đề trắc nghiệm, môn Sử yêu cầu các em có cách học và ôn thi đúng đắn. Từ
thực tiễn giảng dạy, Tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp và cách thức
ôn tập phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho bài thi của học sinh. Vì vậy, Tôi
đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài
“ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ LÀM BÀI
TRẮC NGHIỆM THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Vai trò của môn Lịch sử ở trường THPT
Trong các bộ môn ở trường THPT thì môn Lịch sử có một vị trí vô cùng
quan trọng. Bởi lịch sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết
về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới
quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, phát huy truyền thống
tốt đẹp của cha ông, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời, học
lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn
trong cuộc sống cho các em, góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện nhân cách
học sinh. Điều này rất phù hợp với mục tiêu đào tạo của nền giáo dục nước ta,
đó là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức lẫn tài.
Lịch sử là hiện thực khách quan, chính là cuộc sống lao động đấu tranh.
Vì vậy, học lịch sử không chỉ là phản ánh đúng cuộc sống đã qua mà phải gắn
với cuộc sống hiện tại và dự đoán sự phát triển của tương lai. Nguyên lí “học đi
đôi với hành”, gắn học tập với đời sống, phải thực hiện đúng, có hiệu quả cao.
Điều này càng có ý nghĩa khi mà ngày nay cuộc sống có nhiều biến đổi. Qua
khứ – hiện tại –tương lai là những giai đoạn khác nhau về chất của quá trình
phát triển lịch sử, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau,giúp chúng ta đúc rút ra
được những bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước. Dù còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường hay đã là một công
dân thì việc cần làm là nhận thức cho đúng đắn, phải có sự am hiểu rõ về Lịch
sử dân tộc để không bị lôi kéo vào con đường phản bội, xuyên tạc quê hương,
đất nước.
Quá trình dạy học lịch sử là quá trình nhận thức, nó không chỉ có nội
dung mà còn có phương pháp dạy học, bởi vậy việc đổi mới nội dung gắn liền
với đổi mới phương pháp. Vì vậy dạy học lịch sử theo phương pháp “ lấy học
sinh làm trung tâm” là nhằm để phát huy tính chủ động, năng lực tư duy sáng
tạo của học sinh trong học tập lịch sử có hiệu quả. Từ đó giúp cho học sinh có
nhận thức đúng đắn trong việc nắm bắt những kiến thức của khoa học lịch sử cơ
bản ở trường phổ thông.
Theo PGS.TS Võ Văn Sen“lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm văn hiến,
lịch sử của ta đẫm máu và đầy những trang anh hùng ca chống chọi với các kẻ
thù lớn mạnh. Với bề dày lịch sử như thế, dạy học sinh hiểu, biết về sử cũng như
văn, tiếng Việt là vấn đề sống còn đất nước”. “Học sinh tốt nghiệp THPT thì
phải hiểu biết lịch sử dân tộc, hiểu biết về đất nước, phải có kiến thức căn bản
đó để trở thành một công dân, để làm người”. Học lịch sử, hiểu lịch sử, để góp
phần làm người có ích.
Giá trị của dạy học Lịch sử là những giá trị tinh thần, giá trị của ý thức
truyền thống, của niềm tin, của tính nhân văn cao cả. Lịch sử là quá khứ, là nơi
chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông
vào sự phát triển hôm nay. Nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của
hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì
dân tộc còn.
1.2. Thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THP
Lâu nay việc dạy và học Lịch sử luôn được dư luận xã hội quan tâm, là
giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, Tôi thấy tồn tại
nhiều vấn đề có những thuận lợi cũng như khó khăn.
1.2.1. Về phía giáo viên
Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT rất nhiệt tình,
tận tâm trong giảng dạy, đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bộ
môn, đều có kiến thức chuyên môn đạt chuẩn, luôn có xu hướng tìm tòi, tích lũy
kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học sao cho thu hút học sinh.
Giáo viên giảng dạy tại các trường THPT không tránh khỏi những áp lực
lớn từ “căn bệnh thành tích” qua các cuộc thi, các kì thi, … với khối lượng kiến
thức nhiều mà thời lượng dành cho bộ môn ít, nên dẫn tới thực trạng dạy học
môn lịch sử ở một số trường trung học phổ thông chỉ là sự truyền thụ kiến thức
một chiều, cung cấp kiến thức một cách thụ động, làm cho bài giảng trở nên khô
khan dễ gây nên sự nhàm chán ở học sinh, hệ quả là làm cho học sinh không
thích thú với việc học sử.Đồng thời giáo viên dạy Lịch sử cũng chưa nhận được
sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý, phụ huynh học sinh về bộ môn.
1.2.2. Về phía học sinh
Đa số học sinh đều có thái độ tốt, hứng thú học tập với bộ môn, say mê
sưu tầm các loại tài liệu tham khảo bổ sung cho học tập, một số học sinh có
năng khiếu bộ môn có điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh đó, nhiều
em lại không hứng thú với môn Lịch sử cho nên vẫn chưa chủ động khám phá
kiến thức, chưa chủ động lên kế hoạch học tập, đi học còn thiếu sách vở, không
ghi chép bài, không làm bài tập, nhiều học sinh còn không nắm được kiến thức
cơ bản….
Thực tế có những em rất yêu thích lịch sử, học lịch sử rất tốt ở các năm
học trước nhưng đến kỳ thi THPT quốc gia, các em đành phải lựa chọn một
cách thực dụng để có thể đạt kết quả tốt nhất cho mục tiêu quan trọng nhất của
tương lai – đó chính là việc xét tuyển ĐH. Rất nhiều trường ĐH, ngành nghề
trên ĐH đã từ chối môn sử dù ai cũng có thể chỉ ra rằng môn sử rất quan trọng
cho nghề nghiệp trong tương lai như báo chí, kiến trúc…, nên học sinh chẳng
mấy quan tâm đến học lịch sử cũng là dễ hiểu.
Môn sử chỉ còn xuất hiện trong tổ hợp bài thi xã hội để xét tốt nghiệp.
Ngay chính trong bài tổ hợp xã hội này, môn sử lại tiếp tục bị thờ ơ vì nó là
gánh nặng cho các em học sinh. Bài thi xã hội gồm có sử – địa – giáo dục công
dân. Môn giáo dục công dân nội dung ôn tập nhẹ nhàng, môn địa lý có cứu cánh
là Atlat thì môn sử gây lo sợ với khối lượng kiến thức quá nhiều. Cho nên sự
lựa chọn của các thí sinh là học sơ sài, không có hệ thống nhằm mục tiêu không
bị điểm liệt là đủ. Trong sự thờ ơ đó, nỗ lực của các giáo viên cũng như gió vào
nhà trống và phổ điểm u ám đối với bộ môn lịch sử là một hệ quả tất yếu. Đối
với học sinh khối 12, chương trình môn Lịch sử chiếm 1.5 tiết/tuần, lượng kiến
thức khá nặng, chưa kể thi theo cấu trúc của Bộ GD-ĐT trong những năm qua
có cả kiến thức lớp 11. Vì vậy, số lượng các em đăng kí thi THPT Quốc gia
theo THXH và THTN có sự chênh nhau rất lớn ở một số trường, trong đó có
trường Tôi đang giảng dạy.
Trong bối cảnh học thực dụng như hiện nay, tình trạng học yếu môn lịch
sử sẽ còn tiếp diễn trong các năm sau vì việc điều chỉnh độ khó, dễ của đề thi
chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề.
1.3. Kết quả thi THPT Quốc gia
1.3.1. Kết quả năm 2017
Theo báo VietNamNet – Ngày 7/7/2017 – (Xem phụ lục 1)
Theo đó, điểm trung bình của môn Lịch sử năm nay trên cả nước là 4.6
điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 315.957 TS – chiếm 61,9%. Số TS
có điểm liệt (<=1 điểm) là 869 TS. Điểm số có nhiều TS đạt nhất là 4.0 điểm.
Cả nước có 107 TS đạt điểm 10 môn Lịch sử. Số TS đạt từ 9 đến 9,75
điểm là 3876 TS. Có 501 TS có điểm 0.
1.3.2. Kết quả năm 2018
Theo báo VietNamNet – Ngày 11/7/2018- (Xem phụ lục 2)
Theo đó, điểm trung bình của môn Lịch sử năm nay trên cả nước là 3,79
điểm. Số thí sinh có điểm dưới trung bình là 468.628 TS – chiếm 83,24%. Số
TS có điểm liệt (<=1 điểm) là 1.277 TS. Điểm số có nhiều TS đạt nhất là 3,25
điểm.
Cả nước có 11 TS đạt điểm 10 môn Lịch sử. Số TS đạt từ 9 đến 9,75
điểm là 658 TS. Có 527 TS có điểm 0.
1.3.3. Kết quả thi năm 2019
Theo báo VietNamNet – Ngày 15/7/2019- (Xem phụ lục 3)
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, có 569.905 thí sinh dự thi môn
Lịch sử (thuộc tổ hợp bài Khoa học Xã hội). Thống kê của Bộ GD&ĐT qua dữ
liệu điểm thi THPT quốc gia 2019 cho thấy, số thí sinh có điểm dưới trung bình
là 399.016 (chiếm 70,01%). Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là 395. Môn
Lịch sử có điểm trung bình là 4,3 và có 80 bài thi đạt điểm 10 trong cả nước.
Như vậy, so với năm 2018, điểm trung bình của môn Lịch sử 2019 là 4,3,
cao hơn năm 2018. Tuy nhiên, so với năm 2017, điểm thi năm 2018 thấp hơn
(năm 2017 là 4,6 điểm).
1.3.4. Kết quả thi năm 2020
Theo báo VietNamNet – Ngày 27/8/2020- (Xem phụ lục 4)
Trong kì thi THPT quốc gia năm 2020, có 553.987 thí sinh dự thi
môn Lịch sử (thuộc tổ hợp bài Khoa học Xã hội). Thống kê của Bộ GD&ĐT
qua dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2020 cho thấy, số thí sinh có điểm dưới
trung bình là 260.074 (chiếm 46.95%). Số thí sinh có điểm liệt (<=1 điểm) là
111 (chiếm 0,02%). Môn Lịch sử có điểm trung bình là 5,19 và có 371 bài thi
đạt điểm 10 trong cả nước.
Như vậy, so với những nămtrước đó (2017, 2018, 2019) điểm
trung bình môn lịch sử năm 2020 là 5,19 – cao hơn.
1.4. Nguyên nhân
Theo kết quả công bố của Bộ giáo dục về điểm môn Lịch sử “rớt” một
cách thê thảm qua các kì thi THPT quốc gia. Nhiều người sốc, cảm giác lo lắng
trước điểm thi môn Sử nhưng lại không hề bất ngờ. Chẳng có gì là lạ và cũng
đừng ai vội giật mình, dường như đây là câu chuyện “đến hẹn lại lên” của mỗi
mùa thi lớn. Nhưng vì đâu mà nên cơ sự này?
Trước hết, phải thừa nhận rằng, học môn Lịch sử khó và không hấp dẫn.
Ðã là lịch sử, nhất thiết phải gắn với sự kiện, nhân vật và hiểu lịch sử nhất định
phải nắm vững những sự kiện, nhân vật cơ bản, quan trọng trong suốt quá trình
hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhưng
chương trình do Bộ Giáo dục và Ðào tạo quy định là yêu cầu học sinh phải nắm
được hầu như tất cả các nội dung về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, trong
khi đó, số tiết quy định quá ít. Mặt khác, do yêu cầu của chương trình, nội dung
trong sách giáo khoa quá nặng, nội dung trong sách giáo khoa như một “đĩa
nén”, đầy ắp thông tin mà học sinh không thể nhớ hết được, tôi cũng như nhiều
thầy cô dạy Sử cho rằng quá nặng nề, chi tiết, bắt các em phải nhớ quá nhiều,
cách kiểm tra vẫn là học thuộc lòng. Chúng ta vẫn giáo dục theo hướng tiếp cận
nội dung mà chưa chuyển sang tiếp cận năng lực. Nhồi nhét một mớ kiến thức
có sẵn vừa nặng về học thuộc ghi nhớ, vừa nặng về tuyên truyền mà không biết
áp dụng vào đâu sẽ gây ra sự nhàm chán, dẫn đến tình trạng “học trước quên
sau”. Dạy môn học này theo tôi là truyền cho học sinh tinh thần của dân tộc, cái
hồn của núi sông, lòng biết ơn với tổ tiên qua những nhân vật lịch sử thì mới
khắc sâu và đọng lại trong các em, gây sự hứng thú.
Thứ hai: Lịch sử là một môn học cần có sự chăm chú và tư duy cao.
Trước đây, đề thi không theo hình thức trắc nghiệm, thậm chí nhiều học sinh
luồn lách giở tài liệu để quay cóp nên khá “ung dung”. Nhưng bây giờ thì khác,
đề thi hiện nay đòi hỏi học sinh cần có cả nhận thức và kiến thức, trong khi môn
Lịch sử vốn đã khó và thậm chí là cực khó khi đó là những kiến thức về lịch sử
của cả dân tộc và nhân loại. Học vẹt, học tủ, học để chống đối cho qua điểm liệt
đã không còn có tác dụng thậm chí là phản tác dụng.Đã đến lúc cần thẳng thắn
nói với nhau rằng, quan niệm về Lịch sử là môn học thuộc lòng, máy móc đã
hoàn toàn sai lầm. Hơn thế, Lịch sử là một môn khoa học cần tư duy và lập luận
logic. Nếu không thay đổi cách học, cứ để học sinh mãi “lơ tơ mơ” về môn này,
thì không bao giờ có kết quả cao được. Thực tế, để nhận thức một vấn đề lịch sử
đòi hỏi học sinh có nền tảng lý luận và nhận thức tổng hợp, phân tích chuyên
sâu.
Ở một khía cạnh khác, do trình độ nhận thức về môn học này chưa được
đúng đắn. Có thể thấy các em học sinh luôn xem Lịch sử là môn phụ và chỉ cần
học thuộc lòng thì sẽ qua. Chính vì thế, thái độ học tập của các em chỉ là hình
thức đối phó với thầy cô và góp phần “dung dưỡng” cho bệnh thành tích phát
triển.
Thứ ba:Giáo viên chưa đủ tâm huyết để gây hứng thú trong những giờ
học Lịch sử, nhưng với 1,5 tiết/tuần thì thật khó, rồi khi có dự giờ, thao giảng,
hội giảng, sinh hoạt chuyên môn cụm, hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp
tỉnh…, thật buồn là đồng nghiệp chỉ chăm chăm đánh giá giáo viên có truyền thụ
hết kiến thức trong sách giáo khoa hay không, dạy còn thiếu ý này, ý khác, ý
này là trọng tâm, ý kia là cơ bản, có liên hệ, có lồng ghép, có tích hợp, có giáo
dục kiến thức, rèn kỹ năng, giáo dục thái độ tình cảm… để xếp loại tiết dạy chứ
không xem học sinh có hiểu bài hay không?
Thứ tư:Hệ quả của những định kiến và nhu cầu về mặt xã hội, đa số phụ
huynh và học sinh đều xem nhẹ môn học này – nếu không muốn nói là xem
thường. Vì cho rằng thực tế lịch sử học để biết vậy thôi chứ không ứng dụng gì
trong nghề nghiệp tương lai sau này (chỉ cần thiết nếu học để đi dạy lịch sử
hoặc nghiên cứu sử). Do vậy, phụ huynh chỉ đầu tư cho con học toán, lý,
hóa…nhằm theo đuổi những ngành nghề đang hót của xã hội như kinh tế, ngân
hàng, tài chính… để có thu nhập cao, kể cả các nhà tuyển dụng đều không có
nhu cầu cao về việc học sinh phải học giỏi sử. Và khi khoa học lịch sử ít tiếng
nói, cơ hôi tìm việc làm của những người giỏi sử ít đi thì môn Lịch sử sẽ không
phải là sự lựa chọn. Theo đuổi đam mê và sự giàu có đó là ước mơ của mỗi con
người, nói cách khác qui luật của cuộc sống là vậy.Trong bối cảnh xã hội Việt
Nam hiện tại, xu hướng quy tất cả vào giá trị vật chất và lợi ích thực dụng đã
khiến cho phụ huynh, học sinh không nhìn nhận ra bản chất đích thực và cuối
cùng của giáo dục: tạo ra con người tốt đẹp có năng lực cải tạo xã hội và sống
hạnh phúc.
Vì thế, tất cả những gì không phục vụ trực tiếp việc thăng tiến vị trí và
kiếm ra tiền đều bị gạt xuống hàng thứ yếu. Bên cạnh đó, quan điểm tuyển sinh
thực dụng, học thực dụng, thi thực dụng cũng khiến môn Sử “yếu thế” hơn.
Thay vì trước đây học môn gì thi môn đó thì nay, thi môn gì học môn đó. Cách
học thực dụng dẫn đến sự chủ quan trong việc dạy học, chủ quan trong tiếp
nhận kiến thức và chủ quan cả hình thức ra đề – thi trắc nghiệm các môn trong
đó có Lịch sử.
Thứ năm: Hình thức thi trắc nghiệm trong môn thi Lịch sử khiến các em
nhác học hơn so với cách thi tự luận trước đây. Vào phòng thi chủ yếu đoán mò
là nhiều, làm theo kiểu “phủ xanh đất trống, đồi trọc”, “chơi trò may rủi”, thậm
chí trả lời theo linh cảm, chỉ cần qua điểm liệt, dừng ở mức đỗ tốt nghiệp mà
thôi. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên và cũng đừng đổ lỗi tại đề khó cho kết quả thấp,
vì tư duy môn học vẹt nên nhận kết quả như vậy là điều tất nhiên. Rõ ràng, đó là
kết quả buộc những người có tâm huyết với nền giáo dục nước nhà không thể
vô cảm.
Việc học và khai thác Lịch sử ở khía cạnh tư liệu về những điều đã diễn
ra khiến Lịch sử trở thành một môn khoa học “chết”. Cần thổi một làn gió mới
vào quá khứ đã qua, tôn trọng sự thật nhưng không có nghĩa là đóng khung tư
duy trong những con số khô cứng. Lịch sử luôn cần là sự thật cũng như môn
Lịch sử cần được học thật, thi thật, học bằng tất cả tình yêu với lịch sử nước nhà
và sự phát triển của nhân loại từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Định hướng phương pháp học và ôn thi
Một trong những vấn đề mà đa số Thầy cô và các em học sinh quan tâm
chính là phương pháp học và ôn môn lịch sử như thế nào hiệu quả nhất. Từ thực
tế quá trình giảng dạy và nhiều năm ôn luyện thi THPT Quốc gia, Tôi nhận thấy
tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện học tập, khả năng nhận thức, quỹ thời gian
mà mỗi em học sinh lại có cho mình những phương pháp học khác nhau. Mỗi
phương pháp đều có những ưu điểm – nhược điểm khác nhau mà không phải
trong trường hợp nào cũng có thể vận dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy,
trong khuôn khổ của sáng kiến, Tôi sẽ đưa ra một số phương pháp học và ôn
môn lịch sử, các em học sinh có thể tham khảo và chọn ra phương pháp học và
ôn phù hợp nhất với bản thân và quỹ thời gian của mình.
2.1.1. Xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập, có kế hoạch cụ thể cho việc
học
Từ thực tế cho thấy, các em học sinh lựa chọn môn Lịch sử với quan
điểm “học để thi”, số còn lại học vì đam mê. Vì vậy trước khi bắt đầu quá trình
ôn tập, các em cần xác định rõ mục tiêu. Khi chọn môn Lịch sử để thi THPT
Quốc gia và là một trong ba môn của tổ hợp KHXH để xét tuyển, các em cần
xác định rõ đây là môn học khó nhất trong tổ hợp, cần được đầu tư nhiều thời
gian và nhất thiết phải có người hướng dẫn trong suốt quá trình học. Các em
nên đặt ra điểm số cần đạt cho bản thân để lấy đó làm động lực phấn đấu. Mỗi
giai đoạn trong quá trình học đều nên kiểm tra lại khả năng của bản thân để xác
định mục tiêu ở giai đoạn kế tiếp, nhất là ở giai đoạn nước rút. Việc kiểm tra có
thể căn cứ vào làm các đề thi thử trên mạng, nhất là các trường chuyên hoặc đề
minh họa của Bộ GD-ĐT.
Cần xác định quyết tâm cao độ trong việc học, bởi nếu không có đam mê
thì việc học môn khó như Lịch sử là điều nhiều em học sinh rất ngại. Trong quá
trình học các em cần xây dựng thời gian biểu hợp lý và kiên quyết làm theo.
Thông thường, các em sẽ tự chia thời gian biểu cho việc học của mình, tuy
nhiên ngoài các môn khác, trong thời gian học chính khóa các em nên giành cho
môn sử thời gian ít nhất một tiếng mỗi ngày để học. Đến giai đoạn nước rút, các
em tăng tốc thì đã có một lượng kiến thức cơ bản tích lũy để làm nền tảng.
2.1.2. Nắm vững kiến thức cơ bản
Việc học và nắm vững kiến thức cơ bản của môn Lịch sử là vô cùng quan
trọng, là chiếc chìa khóa để giải đáp tất cả những câu hỏi trong đề thi, nhưng
nhiều em vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn cho mình một phương pháp
nắm vững kiến thức cơ bản hiệu quả. Kiến thức cơ bản được coi như xương
sống của một giai đoạn, tiến trình lịch sử. Trong SGK cơ bản lớp 12, toàn bộ
các sự kiện, giai đoạn, nhân vật lịch sử đều được trình bày thành các bài theo lối
thông sử hết sức cơ bản. Do vậy, cách tốt nhất để nắm kiến thức cơ bản là bám
sát SGK, các em cũng cần xác định các phần giảm tải để loại bỏ nó ra khỏi
chương trình học, bởi đấy được xem là kiến thức không cơ bản, hoàn toàn
không có trong đề thi.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay