SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN ẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Nhà khoa hoc Deodatta V. Shenai-Khatkhate người không chỉ có những
công trình nghiên cứu mà ông còn có một kho tàng danh ngôn đời sống sâu sắc
đầy ý nghĩa . Ông từng nói: “Một lời bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời
tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể xua đi căng
thẳng. Nhưng một lời yêu thương có thể chữa lành và chúc phúc”.
Đúng vậy! Ngôn ngữ thực sự rất quan trọng đối với đời sống con người.
Nó chính là phương thức biểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy
nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói. Con người từ khi sinh
ra mất 3 năm để học nói và cả đời để học cách sống làm người. Ngôn ngữ khi
được nói ra đã thể hiện tính cách và đạo đức của con người đó. Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non.
Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng
như vui chơi. Đặc biệt hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ thu
hút sự chú ý của trẻ hơn. Các tác phẩm văn học, nhân cách, ngôn ngữ của trẻ
được hình thành, phát triển và dần hoàn thiện. Hoạt động làm quen văn học làm
phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác, có biểu cảm phù hợp
với lời nói, từ đó giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển. Văn học còn giúp cho trẻ
nhận biết được cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác. Thông qua các bài thơ, câu
chuyện trẻ đã học tập được những điều hay lẽ phải và có những hành vi đúng
đắn trong giao tiếp với mọi người.
Ngày nay cuộc sống con người ngày càng hiện đại hơn, trẻ tiếp xúc nhiều
với tivi, điện thoại, máy tính…Trẻ nhanh chóng bắt chước học theo ngôn ngữ
trên mạng cả tốt và xấu mà trẻ chưa biết phân biệt được. Trong quá trình dạy
học, tiếp xúc nhiều với các bậc phụ huynh tôi nhận thấy nhận thức của một số
3
bậc phụ huynh học sinh về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn hạn chế chưa
quan tâm đến việc rèn rũa, dạy con mình nói năng chuẩn mực, lễ phép. Một bộ
phận phụ huynh quan niệm rằng: Trẻ 5-6 tuổi đến trường phải được học viết,
học đọc, học tính toán…để chuẩn bị vào lớp 1. Vì vậy vốn từ của trẻ chưa nhiều,
khả năng giao tiếp còn kém…Đa số trẻ còn lúng túng chưa biết dùng từ phù hợp
để diễn đạt ý muốn của mình trong các hoàn cảnh giao tiếp.
Ở trường mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan
trọng, nó giúp trẻ dần hình thành cả 3 thành phần của ngôn ngữ: Phát âm, vốn
từ, ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non chính là giúp trẻ nói
mạch lạc, nói đủ câu có chủ ngữ vị ngữ, nói đủ từ. Người giáo viên mầm non có
vai trò chủ đạo trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi ngay từ khi đi học trẻ được
cô chăm sóc, nuôi dưỡng dạy dỗ cả ngày. Cô chính là người dạy cho trẻ tập nói
và hiểu được nói như thế nào là đúng. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát
trong quá trình bắt trước lời nói của ông bà, bố mẹ, cô giáo…Kết quả là ngôn
ngữ của trẻ được hình thành. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây
dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển ngôn ngữ để góp phần thúc đẩy
quá trình hình thành nhân cách cho trẻ.
Trong quá trình nhiều năm phụ trách lớp 5 tuổi, tôi nhận thấy được đặc
điểm của bộ môn văn học rất phù hợp với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Văn
học giúp trẻ tích lũy được vốn từ ngữ phong phú, đa dạng, giúp trẻ nói dễ dàng,
nói chuẩn tiếng Việt, diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng hơn. Chính vì vậy mà
tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở
trường mầm non” để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất tạo tiền đề
cho trẻ bước vào lớp 1.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất
của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui
4
chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ. Bên cạnh đó,
ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát
triển về đạo đức và chuẩn mực văn hóa. Như Usinxkin cũng đã từng nói: “ Ngôn
ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất
cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại
cũng bằng ngôn ngữ.”
Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ 5-
6 tuổi phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Bởi vì qua câu truyện có hình ảnh,
nội dung đối thoại giữa các nhân vật trong truyện gây ấn tượng, thu hút trẻ và
phù hợp với chủ đề giảng dạy. Trong thơ ca, ca dao tục ngữ, vè có giai điệu ấm
áp, vui tươi, dí dỏm, có hình tượng các nhân vật, phản ánh chân thực đời sống
xung quanh trẻ. Hàng ngày, trẻ được cô giáo kể chuyện, đọc thơ…trong các hoạt
động trong ngày của trẻ ở trường mầm non. Chính vì vậy thông qua các tác
phẩm văn học phong phú trẻ học tập được những đức tính tốt đẹp của con người
như: Yêu quê hương đất nước, yêu quí những người thân trong gia đình, sự
trung thực, lòng dũng cảm, lòng biết ơn… và mở rộng thêm kiến thức về môi
trường xung quanh. Đồng thời cung cấp thêm vốn từ vựng, rèn luyện trẻ phát âm
đúng và diễn đạt câu từ rõ ràng mạch lạc hơn. Vai trò của người giáo viên mầm
non đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học là
rất quan trọng. Tôi nhận thấy cần phải tìm tòi, học tập thêm, phát huy hơn nữa
để nâng cao hoạt động giảng dạy, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về ngôn ngữ và
thể lực.
Đối với trẻ mầm non, khả năng hoàn chỉnh về ngôn ngữ được tăng dần
theo từng độ tuổi. Thông qua việc dạy trẻ đóng kịch sẽ giúp trẻ phát triển khả
năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quí cái đẹp, hướng tới cái đẹp.
Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc,
vốn từ phong phú. Trẻ biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự việc hay sự
kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
mạch lạc hơn, nói rõ ràng và đầy đủ câu hơn, tạo tiền đề cho trẻ bước vào tiểu
học được thuận lợi hơn.
5
Đồ dùng đồ chơi tự tạo đã được quan tâm nhưng chủ yếu là ở hoạt động
góc. Các đồ dùng cho trẻ đóng kịch, diễn rối, kể chuyện, đọc thơ… còn nghèo
nàn và chưa đẹp mắt, chưa tăng được sự hứng thú trong hoạt động của trẻ dẫn
đến giờ học chưa đạt kết quả cao.
Trường mầm non 8-3 là đơn vị được công nhận là trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia, luôn luôn đề cao việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ giữ vai trò
hàng đầu trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện . Do đó là một giáo viên trẻ dạy
trẻ 5-6 tuổi, tôi luôn xác định rõ việc thực hiện các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là
hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, luôn đề cao việc đưa các hoạt động lấy
trẻ làm trung tâm. Tôi đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn
học. Với điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cùng sự quan tâm sát sao của
ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ của tổ chuyên môn, của đồng nghiệp tôi
đã luôn cố gắng để tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất trong việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ thong qua hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học.
Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã điều tra, khảo sát khả năng phát âm,
khả năng diễn đạt ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ trong cuộc sống
trên 47 trẻ với 5 nội dung có kết quả như sau:
Bảng theo dõi, đánh giá 47 trẻ đầu năm
TT | Nội dung | Tổng số trẻ | Kết quả được khảo sát | |||||||
Đạt | Chưa đạt | |||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | ||||||||
Số trẻ | Tỉ lệ % | Số trẻ | Tỉ lệ % | Số trẻ | Tỉ lệ % | Số trẻ | Tỉ lệ % | |||
1 | Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng. | 47 | 5 | 10,6 | 18 | 38,3 | 22 | 46,8 | 2 | 4,3 |
Trẻ sử dụng từ ngữ |
6
2 | phong phú, linh hoạt trong giao tiếp | 47 | 6 | 17.1 | 15 | 28.6 | 22 | 45.7 | 4 | 8.6 |
3 | Trẻ tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh. | 47 | 13 | 8.6 | 17 | 20 | 15 | 60 | 2 | 11.4 |
4 | Trẻ biết đọc thơ diễn cảm | 47 | 15 | 14.3 | 17 | 20 | 13 | 54.3 | 2 | 11.4 |
5 | Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ. | 47 | 12 | 5.8 | 14 | 11.4 | 18 | 51.4 | 3 | 31.4 |
Dựa vào bảng khảo sát trên tôi nhận thấy:
Kết quả cho thấy số trẻ khá giỏi về ngôn ngữ còn thấp. Vốn từ vựng của
trẻ còn hạn chế. Vì thế dẫn đến việc khi giao tiếp trẻ còn ít nói, không biết diễn
đạt ý của mình như thế nào. Đặc biệt là trẻ nói còn chưa rõ ràng, mạch lạc dẫn
đến việc người nghe khó hiểu và phải suy luận thì mới hiểu ra ý định của trẻ.
Sau khi đánh giá thực trạng trẻ lớp mình, thông qua các tư liệu tham khảo
cùng những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện
pháp sau:
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ
Để giúp trẻ phát triển ngữ tốt, đầu tiên tôi phải tìm hiểu thật kĩ tâm sinh lý
của trẻ ở lứa tuổi này để lên kế hoạch có các biện pháp phù hợp. Qua quá trình
tìm hiểu tôi thấy: Trẻ ở độ tuổi này rất thích nghe các câu chuyện cổ tích, thần
thoại, thích các bài thơ, ca dao, vè gần gũi vui tươi, thích được thể hiện theo
7
tính cách cũng như ngôn từ của những nhân vật trong các câu chuyện mà trẻ
được nghe, được xem, thích biểu diễn những bài thơ, ca dao, vè hay, diễn cảm
giống cô giáo… Vì vậy, tôi luôn lựa chọn những câu chuyện, bài thơ, ca dao, vè
phù hợp với tâm lý của trẻ để đưa vào hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: Với chủ đề “ Gia đình”tôi đã lựa chọn các tác phẩm văn học như:
Truyện “ Quả bầu tiên”, “ Bông hoa cúc trắng”, “Quà tặng mẹ”, “Kiến trinh
sát kể chuyện”, bài thơ “ Em yêu nhà em”, “ Giữa vòng gió thơm”, “ Mẹ ốm”,
“ Giúp mẹ”, “Bữa ăn của bé”, đồng dao “ Chú cuội”, “ Chữ hiếu”, “ Gia
đình”.
Các tác phẩm văn học nêu trên đều được tôi lên kế hoạch cho trẻ làm quen
một số tác phẩm vào hoạt động làm quen với văn học và lồng ghép các tác
phẩm còn lại vào các hoạt động khác trong ngày như: Đón trẻ, hoạt động ngoài
trời, hoạt động góc, trả trẻ…Các truyện: “ Quả bầu tiên”, “ Bông hoa cúc
trắng” có các tình tiết: Vợ chồng người anh giàu có tham lam, vợ chồng người
em siêng năng, quả bầu tiên, bà tiên hiện ra chỉ đường cho bạn nhỏ tìm bông
hoa cúc trắng cứu mẹ…rất li kỳ, kịch tính, hấp dẫn, thu hút trẻ. Bên cạnh đó
còn có các câu truyện, bài thơ, ca dao khác: “ Quà tặng mẹ”,
“ Kiến trinh sát kể chuyện”, “ Giúp mẹ”, “ Bữa ăn của bé”, “ Gia đình”có
nội dung bố và bạn nhỏ chuẩn bị quà sinh nhật tặng mẹ, em biếng ăn nên cả
nhà cùng dỗ dành đóng kịch để em bé ăn ngoan hơn, gia đình có ông, bà, bố,
mẹ… giai điệu , lời ca nhịp nhàng, thân quen, gần gũi với cuộc sống gia đình
thực tại của trẻ. Trẻ lớp tôi rất thích thú, nhanh chóng thuộc được tên tác giả,
nội dung, lời thoại của các nhân vật trong các tác phẩm, lời ca của bài thơ, ca
dao. Thông qua các tác phẩm trên, trẻ học được tình thương yêu gia đình, kính
yêu với ông bà cha mẹ, các bác, anh chị em…Trẻ biết nhường nhịn, đùm bọc
anh em, biết thể hiện tình yêu của mình: Tặng quà cho mẹ nhân ngày sinh nhật,
lấy tăm cho ông bà, nói những từ ngữ thể hiện sự kính trọng biết ơn. Từ đó vốn
từ của trẻ được tăng lên. Trẻ biết dùng nhiều câu từ trong việc giao tiếp với
những người xung quanh, thể hiện được ý nói và tình thương yêu với mọi
người.
8
Bé làm quen với các câu chuyện chủ đề “ Gia Đình”
Là người gần gũi với trẻ trong các hoạt động vui chơi cũng như học ở
trên lớp, ngay từ đầu năm học tôi luôn theo dõi quan sát từng trẻ để nắm bắt đặc
điểm tâm sinh lý và khả năng ngôn ngữ của từng cháu: như cháu nào hoạt bát,
nhanh nhẹn, cháu nào còn nhút nhát, rụt rè; cháu nào nõi rõ, nói chuẩn, cháu
nào còn hạn chế về ngôn ngữ… Bởi vì vấn đề tâm lý có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ. Từ đó sẽ có những biện pháp tích cực nhất và hiệu
quả nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Đầu năm học theo điều tra tôi nhận thấy trẻ lớp mình đa số các
con đều nhanh nhẹn, phát âm tương đối chuẩn còn hạn chế về giao tiếp với mọi
người xung quanh. Lớp tôi có một số bạn rất nổi trội, nói rõ ràng, lưu loát,
dùng được nhiều loại câu thể hiện được tình cảm, tâm tư nguyện vọng của mình
khi giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó còn một số bạn còn rụt rè, ít nói, ít
giao lưu giao tiếp với các bạn trong lớp. Nhiều lúc các con không biết nói lên ý
muốn của mình đến lúc cô hỏi han thì lại khóc.Vì vậy với chủ đề đầu tiên “
Trường mầm non” tôi đã lựa chọn các tác phẩm hay, có nội dung thật gần gũi
với trường lớp mình, có độ dài vừa phải như: Bài thơ “ Cô dạy”, “ Cô giáo của
em”, “Em vẽ”, “ Bé tập đếm”, “Làm quen chữ số”, truyện “ Anh chàng mèo
9
mướp”, “ Món quà của cô giáo”, “ Thỏ trắng đi học”, ca dao “ Nghé ọ, nghé
ơ!”. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi chú ý bao quát cả lớp, đến
phần đàm thoại và cho trẻ lên đọc thơ hay kể chuyện cùng cô giáo, tôi động
viên những trẻ nhút nhát lên trả lời các câu hỏi dễ sau đó tôi và cả lớp cùng
khen trẻ để trẻ thấy vui vẻ, hứng thú hơn, tiếp thu bài nhanh hơn. Còn các câu
hỏi khó mang tính sáng tạo tôi dành cho những trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn.
Khi đọc thơ, kể chuyện tôi lồng ghép trẻ nhút nhát và trẻ mạnh dạn cùng lên thể
hiện, tôi luôn động viên, giúp đỡ và sửa sai cho trẻ kịp thời. Sau quá trình thực
hiện như vậy, tôi thấy trẻ luôn được học vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm lý
của mình. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong lớp đồng đều hơn, không còn
bạn nhút nhát, trẻ vui chơi, học tập vui vẻ, hồn nhiên giao tiếp ngày càng linh
hoạt hơn.
Trẻ hứng thú đọc thơ “ Quà tặng mẹ”
10
Cô và cả lớp khen ngợi bạn
Trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi vốn từ của trẻ chưa nhiều. Câu trẻ dùng đã chính
xác và dài hơn trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi, 4-5 tuổi. Tuy nhiên tôi nhận thấy, ở độ tuổi
này mặc dù trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, nhưng trẻ phát âm chưa
chuẩn như là các từ láy: chiêm chiếp, liêm-liếp…; trẻ vẫn nói tiếng địa phương
và phát âm sai những âm khó, những từ có 2-3 âm tiết như: hiếu-híu, hươu- hiu,
sách – xách; một số trẻ vẫn nói ngọng âm “ l” thành “ n” ví dụ như “ lá non”
thành “ ná non”…Trẻ sử dụng chủ yếu là các loại danh từ và động từ, thể loại từ
khác trẻ có sử dụng nhưng không chiếm ưu thế. Tôi thấy rằng: Khi trẻ đọc thơ,
hay kể chuyện, trả lời câu hỏi của cô là lúc trẻ sẽ hay thể hiện các lỗi sai về ngôn
ngữ như nói ngọng, nói sai từ khó. Lúc này tôi sẽ giải thích cho con hiểu về ý
nghĩa của từ khó và sửa sai cho trẻ. Trong quá trình thực hiện tôi thấy biện pháp
này rất hiệu quả. Trẻ rất nhanh hiểu và sau vài lần đã sửa sai được . Từ đó mà
vốn từ của trẻ được tăng lên, trẻ giao tiếp rõ ràng, mạnh dạn, nói chuẩn câu từ
hơn.
Ví dụ: Khi cho cả lớp làm quen với câu chuyện “ Vịt con đi học” Chủ đề
trường mầm non. Các con rất thích thú lắng nghe và kể chuyện cùng cô. Bỗng
bạn Quốc Bảo giơ tay phát biểu: Con thưa cô! “ Các bạn phải đoàn kết, ngoan
ngoãn” Là như thế nào ạ? Lúc đó tôi nhẹ nhàng giải thích cho các con hiểu:
11
Các con ạ! “ Đoàn kết” là các con cùng học tập, vui chơi, cùng làm việc giúp cô
giáo như lau dọn đồ chơi trong lớp này, kê bàn ăn, phơi khăn…Trong quá trình
làm các con không tranh dành, không cãi nhau, không đánh nhau giúp đỡ nhau
cùng hoàn thành tốt công việc mà cô đã phân công. Các con luôn vui vẻ với các
bạn trong lớp. Các con đã hiểu chưa nào!
Ví dụ: Khi cho cả lớp làm quen với bài thơ “ Cánh đồng lúa vàng”. Tôi
thấy có một số bạn : Quốc Bảo, Ngọc Nhi, Hiền Mai, Bảo Ngọc còn nói ngọng
từ “ lúa chín” thành “ núa chín”, từ “ làn hương” thành “ nàn hương”, từ “
lững thững” thành “ nững thững”. Tôi đã mời các con lên đọc lại bài thơ cho cả
lớp nghe và sửa luôn lỗi ngọng cho trẻ. Tôi hướng dẫn trẻ: “ Con hãy cong lưỡi
và nói bật ra lúa chín, làn hương, lững thững”. Tôi cho trẻ nói hai ba lần từ
ngọng và cho trẻ đọc lại bài thơ một lần nữa.
Với biện pháp này chỉ sau ba tháng tôi thấy ngôn ngữ của trẻ phát triển rõ
rệt. Trẻ nói được nhiều câu nhiều từ và rất ít khi trẻ nói ngọng nữa.
Trong qua trình chăm sóc nuôi dưỡng, và giáo dục trẻ tôi đã nắm rõ tâm sinh
lý của trẻ hơn, qua đó tôi đã có những biện pháp tích cực nhất và hiệu quả nhất
để phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: phân luồng học sinh, rút ngắn khoảng cách
tâm lý giữa các trẻ trong lớp, hay tạo các tình huống để trẻ được nói nhiều hơn.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, tôi luôn tạo không khí vui tươi, hào
hứng kích thích các bạn trong lớp giao tiếp với nhau.Tôi khuyến khích, tạo tình
huống để các con giao tiếp với nhau như người mua hàng phải hỏi, người bán
hàng phải chào khách giới thiệu hàng bán, khi chơi tổ chức sinh nhật thì gửi lời
chúc sinh nhật tới bạn, hay hát tặng bạn và khi được bạn chúc mừng hay tặng
quà thì dạy các con nói lời cảm ơn với bạn.
12
Bé 5E chơi góc phân vai
Bé 5E chơi góc phân vai
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ.
Sau khi tìm hiểu kĩ và nắm rõ về đặc điểm tâm lý trẻ. Tôi đã tiến hành xây
dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ vào các hoạt động theo từng chủ đề như sau:
Chủ đề “ Trường mầm non” và “ Bản thân” Tôi rèn luyện tai nghe cho trẻ
nhằm phát triển thính giác âm vị ( Cho trẻ nghe những bài hát , câu chuyện, ca
13
dao..) tôi tạo điều kiện cho trẻ tập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông
qua các bài tập trò chơi: (Tai ai tinh, ai đoán giỏi) sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm.
Ví dụ: Ở chủ đề “ Bản thân”, trước đây tôi cho trẻ làm quen với các tác
phẩm: Truyện “ Mỗi người một việc”, thơ “ Vì con”, “ Mười em bé ngoan”,
đồng dao “ Nu na nu nống”. Các tác phẩm này đã có từ lâu nên trẻ cũng đã
phần nào được làm quen ở các lớp trước hoặc qua sách truyện, tivi. Năm nay tôi
mạnh dạn lược bỏ bớt những tác phẩm cũ, bổ xung thêm các tác phẩm mới lạ,
phù hợp hơn như: Truyện “ Giấc mơ kỳ lạ”, “ Ngôi nhà ngọt ngào”, thơ “ Tập
thể dục”, “ Bàn tay của bé”. Trong các hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động góc, tôi
cho trẻ làm quen, lắng nghe những bài hát câu truyện đó trước qua tivi hoặc cô
kể, hát cho trẻ nghe.sau đó trong quá trình giảng dạy tôi lồng ghép cho trẻ chơi
các trò chơi “ tai ai tinh”, “ ai đoán giỏi”.
* Trò chơi “ tai ai tinh”
Cách chơi: Cô mời cá nhân, nhóm, tổ lên biểu diễn đọc thơ, ca dao, đồng dao,
kể chuyện cho cả lớp nghe.
Luật chơi: Những bạn ở dưới chú ý lắng nghe nhận xét và phát hiện được lỗi
sai của bạn sẽ được thưởng quà.
Thông qua các hoạt động trên tôi thấy trẻ tập trung chú ý hơn, biết phân biệt
được phát âm sai- đúng. Từ đó trẻ phát âm chuẩn hơn, giao tiếp rõ ràng, mạch
lạc hơn.
14
Trẻ chơi trò chơi “ Tai ai tinh”
Các chủ đề “ Gia đình”, “ Ngành nghề” tôi tập trung vào tăng vốn từ nói
diễn cảm, rõ ràng ,giải thích nghĩa của từ khó , cho trẻ các bài tập luyện cơ quan
phát âm thích hợp: Bà bế bé đi bộ, bé búp bê, bé hồng, bé bé, búp bê ngoan nào.
Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi: đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều
nhất, đố ai nhanh, đố ai đoán giỏi, đố ai nói ngược.
Ví dụ: Ở chủ đề “ Ngành nghề”tôi cho trẻ làm quen với các tác phẩm:
Truyện “ Hai anh em”, “ Ngôi nhà tránh rét”, thơ “ Bố em làm thợ mộc”, “ Đi
cày”, “ Làm nghề như bố”, “ Ước mơ của bé”.
Khi tôi cho trẻ làm quen với bài thơ “ Bố em làm thợ mộc”giúp cho trẻ hiểu
được bác thợ mộc làm rất nhiều việc như cưa gỗ, bào gỗ, đục gỗ để đóng thành
bàn, ghế, giường, tủ, bàn cho mọi người sử dụng. Các con phải biết biết ơn, trân
trọng và phải giữ gìn đồ đạc trong nhà nhé.Trẻ biết thêm và hiểu được ý nghĩa
các từ nói về nghề thợ mộc như “ Lưỡi bào”, “ Đục đẽo”, “ Lách cách lách
cách”, “ Xoèn xoẹt”, “ Miệt mài”, “ Say sưa”, “ Lưỡi cưa”, “ Đều đặn”… Tôi
giảng giải thêm cho trẻ hiểu từ “ Lách cách lách cách” là từ láy mô phỏng tiếng
dùi đục rất nhanh , gọn của bác thợ mộc khi đục gỗ. “ Say sưa”, “ Miệt mài” là
từ chỉ sự ham mê làm việc của bác thợ mộc, làm mà không mệt mỏi. Khi cho
nhóm trẻ đọc thơ, tôi lồng ghép cho trẻ vừa đọc và chơi trò chơi “ Vuốt ve” cùng
15
với tiếng nhạc, trẻ rất thích thú, nhanh chóng thuộc thơ và biết mô phỏng lại
công việc của bác thợ mộc. Từ đó vốn từ của trẻ được tăng lên rõ rệt.
Chủ đề “ Động vật” và “ Thực vật” tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông
qua các bài thơ, đồng dao,đặc biệt về những câu chuyện kể nôi cuốn và hấp dẫn
gợi cho trẻ sử dụng câu đơn giản, đủ nghĩa.
Ví dụ: Ở chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi cho trẻ làm quen những tác
phẩm hay, dễ thuộc, có nhiều hình ảnh, biểu cảm như: “ Quả”, “ Hoa đào hoa
mai”,
“ Mùa xuân”, “ Tết đang vào nhà”, “ Đồng dao về củ”, đồng dao “ Mười hai
tháng gió”, “ Nhà tôi có một cây rau”, “ Đi cầu đi quán”, “ Trồng đậu trồng
cà” truyện “ Sự tích cây nêu ngày tết”, “ Sự tích bánh chưng bánh giày” , “
Truyền thuyết về trái đào”, “ Cây lúa mạch”. Tôi tổ chức nhiều cuộc thi như
“ Bé yêu thơ”, “ Bé kể chuyện hay”, trẻ được biểu diễn kể chuyện, đọc thơ, ca
dao diễn cảm nhiều hơn và tôi luôn tặng một món quà nhỏ để động viên khuyến
khích trẻ. Qua các cuộc thi như vậy khả năng ghi nhớ của trẻ được rèn luyện và
tăng lên. Tất cả trẻ trong lớp đều thuộc được các bài thơ, đồng dao nêu trên.
Trẻ còn biết sử dụng các câu đơn giản kể lại câu chuyện đã học. Truyện “ Sự
tích cây nêu ngày tết” trong chuyện “ Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng
không biết bằng cách gì quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ở đậu và làm
rẽ ruộng đất cho quỷ. Quỷ đối với người ngày càng quá tay…”. Khi kể lại trẻ lại
dùng các câu đơn giản để diễn đạt lại câu chuyện : “ Ngày trước, lũ quỷ chiếm
đoạt tất cả đất nước. Con người chỉ ở nhờ và làm thuê cho quỷ. Lũ quỷ đối xử
với người ngày càng quá tay hơn…”. Tôi nhận thấy trẻ bắt đầu biết tóm tắt, sử
dụng các câu đơn giản để kể lại câu chuyện theo cách hiểu của mình. Qua đó
góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Các chủ đề còn lại của năm học tôi xây dựng những trò chơi giúp cho trẻ
nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. Tôi lưu ý thay đổi mẫu câu khác nhau từ câu
đơn giản đến câu phức tạp, đặt câu từ kết nối truyện để trẻ có khả năng nói đúng
ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Một khi đã có một số vốn
từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện, đóng kịch một cách hứng thú hơn.
16
Ví dụ: Trò chơi “ Bé kể chuyện theo tranh vẽ”
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm “ Vì sao thỏ cụt đuôi” tôi chuẩn bị một
cuốn truyện tranh thể hiện nội dung của câu chuyện.
Cách chơi: Tôi tổ chức cho nhóm trẻ( 3-4 trẻ) chơi. Một bạn sẽ kể lại câu
chuyện theo ngôn ngữ của mình. Các bạn khác cùng lắng nghe và hỏi thêm bạn
về câu chuyện vừa kể. Trong quá trình chơi tôi luôn chú ý, bao quát giúp đỡ trẻ.
Trẻ tập nói những câu đơn giản: “ Thỏ và Nhím là một đôi bạn thân”, “ Một
hôm, Thỏ rủ Nhím ra ven rừng chơi”đến các câu phức nhiều vế hơn: “ Cạnh
rừng có một con đường đất đỏ chạy qua, có nhiều hoa thơm bướm lượn rất
thích…Vừa lúc ấy có một chiếc ô tô chạy đến, ô tô vội phanh đánh két, chú Thỏ
bé nhỏ chui tọt vào gầm xe.Tôi cho trẻ lần lượt thay nhau kể chuyện để rèn
luyện cho trẻ nói lưu loát, đúng ngữ pháp hơn.
*Trò chơi “ Bé điền từ”
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm “Cô dạy con”
Cách chơi: Cô có thể tổ chức cả lớp chơi hoặc nhóm trẻ chơi. Cô đọc trước
đoạn đầu và dừng lại cho trẻ đọc những từ cuối chẳng hạn, cô đọc:
Mẹ! Mẹ ơi! …( Trẻ đáp “ Cô dạy”).
Bài…( Trẻ đáp “ Bài phương tiện giao thông”). Cứ như vậy đến hết.
*Trò chơi “ Đối đáp”
Cách chơi: Cô chọn các bài thơ, bài ca dao có đối đáp hay. Cô có thể tổ chức
cho cả lớp đối đáp lại với cô hoặc cho trẻ đối đáp với trẻ như:
Cô: Cốc cốc cốc
Trẻ: Ai gọi đó?
Cô: Tôi là thỏ
Trẻ: Nếu là thỏ cho xem tai… Cứ như vậy đến hết bài.
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa