SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Sinh ra không phải trẻ đã có kỹ năng tự phục vụ mà đó là kết quả của quá
trình giáo dục. Như chúng ta đã biết, tự phục vụ bản thân là một trong những
kỹ năng được rèn ngay từ khi còn nhỏ. Mặc dù đây là một công việc khó khăn
nhưng rất quan trọng. Ông cha ta đã từng nói “Dạy con từ thuở còn thơ” là vậy.
Trong những năm đầu tiên của cuộc đời (năm thứ 2, thứ 3) nếu có sự hướng
dẫn của người lớn, trẻ đã có thể nắm được một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản
(Tự xúc cơm, tự rửa tay, rửa mặt và biết giữ gìn quần áo gọn gàng sạch sẽ, biết
cất đồ chơi vào đúng nơi quy định….). Chính vì vậy người lớn cần phải uốn
nắn kỹ năng và thói quen của trẻ ngay từ nhỏ, tránh để những lệch lạc ấy trở
thành thói quen khó sửa khó uốn. Cổ nhân đã dạy: “Tre non dễ uốn, tre già nổ
đốt”, “Bé chẳng vin, cả gẫy cành”. Phải chăng những câu nói đó của người đời
để khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục trẻ cũng như rèn kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ ngay từ thuở còn thơ. Kỹ năng tự phục vụ bản thân rất quan
trọng, giúp trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Nó còn là cơ hội vàng giúp
trẻ trưởng thành và khôn lớn trong cuộc sống.
Tính tự phục vụ được hình thành rất sớm và là một trong những biểu hiện
tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách
của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của sự bắt đầu hình thành tính tự phục vụ,
đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện, trẻ muốn tự làm một số công việc
trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ qua đó giúp trẻ có kỹ năng chăm sóc cho bản
thân mình như (tự cởi – mặc quần áo, thu dọn giường ngủ, đi giầy dép, tự xúc
cơm, tự uống nước, cất đồ chơi đúng nơi qui định.vv…) và trong lời nói của trẻ
như (con tự ăn, con tự chơi, con tự làm ….). Mặc dù tính tự phục vụ của trẻ ở lứa
tuổi này còn mờ nhạt, chưa đầy đủ, rõ ràng nhưng nó là cơ sở, là nền tảng rất
quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do hành động được lặp đi lặp lại hàng
ngày, các kỹ năng, kỹ xảo tự phục vụ được trẻ lĩnh hội vững chắc, tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ nắm kinh nghiệm thực tế và độc lập hành động. Đồng thời trẻ ý
thức được mọi người đều có trách nhiệm lao động liên quan đến những nhu cầu
3
sống hàng ngày của mình, ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân,
trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân tăng cường tính độc lập. Trẻ tự tin vào bản
thân khi thành công trong công việc tự phục vụ bản thân. Mặt khác trẻ hiểu được
sự chăm sóc của cha mẹ nhiều hơn. Qua đó hướng tới sự phát triển toàn diện
nhân cách trẻ.
Theo góc độ tâm lý học, tính tự phục vụ vừa được coi là tính cách, vừa là
phẩm chất ý chí của hoạt động cá nhân. Kỹ năng tự phục vụ được hình thành
trong quá trình hoạt động và thể hiện mối quan hệ cá nhân với các sự vật hiện
tượng, với người khác và với bản thân. Nó đặc trưng cho thái độ tự giác, tự tin,
thể hiện khả năng tự đặt mục đích, nhiệm vụ, kế hoạch hành động, tự điều khiển
bản thân với sự nỗ lực cao về trí tuệ, thể lực trong quá trình hoạt động nhằm
thoả mãn nhu cầu bản thân và xã hội.
Thực tế việc giáo dục, rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở trường đã được
giáo viên thực hiện, nhưng chưa đi sâu, đi sát nên kết quả chưa cao, trẻ thường
ỷ lại vào cô giáo không muốn lao động, trẻ chưa có tính tự giác lao động. Ở
nhà, chủ yếu là các bậc cha mẹ có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo
dục tính tự phục vụ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức khiến trẻ
chỉ biết hưởng thụ, thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm
nhưng thấy trẻ vụng về, lóng ngóng chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người
lớn thường sốt ruột và làm thay trẻ, dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng và mất tự
tin ở trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc rèn kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ tôi luôn suy nghĩ và băn khoăn làm thế nào để trẻ hứng thú làm những
công việc tự phục vụ một cách tự nhiên không gò ép, tạo niềm hứng khởi say
mê, hồn nhiên nơi trẻ.
Xuất phát từ những lý do trên đã giúp tôi mạnh dạn, đưa ra sáng kiến:
“Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi’’
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT TRƯỚC KHI CÓ SÁNG KIẾN
4
Năm học 2019 -2020 tôi được phân công dạy lớp Mẫu giáo bé, sĩ số 40
cháu. Trong quá trình làm quen với trẻ tôi thấy một số trẻ đã có kĩ năng tự phục
vụ bản thân như cầm thìa xúc cơm ăn, tự cất ghế khi ngồi xong và chơi xong
biết cất dọn đồ chơi đúng nơi qui định. Tuy nhiên vẫn còn có trẻ kĩ năng tự phục
vụ bản thân còn hạn chế các bé chưa biết cầm thìa xúc cơm ăn, chưa biết cất đồ
chơi khi chơi xong, chưa biết tự cởi – kéo quần khi đi vệ sinh…. Bên cạnh đó
lớp Mẫu giáo bé của tôi thường xuyên đón các cháu mới nhập học nên các cháu
còn chưa quen nền nếp của lớp, rụt rè, nhút nhát chưa tự tin thể hiện hiểu biết
của mình.
Vì vậy, trong quá trình triển khai nghiên cứu để thực hiện đề tài này, tôi có
gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi
– Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp
sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động
trong ngày của trẻ.
– 100% học sinh ở lớp được đầu tư đầy đủ đồ dùng học tập, đồ dùng cá
nhân cho mỗi trẻ.
Giáo viên luôn gương mẫu cho trẻ làm theo. Giáo viên trong lớp kết hợp
chặt chẽ việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Đơn giản nhất là biết cất đồ dùng
cá nhân của mình vào đúng tủ, đúng ngăn.
– Môi trường sư phạm sạch đẹp khang trang, có đủ đồ dùng đồ chơi phù
hợp với trẻ.
– Phụ huynh luôn quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình trong mọi hoạt động.
* Khó khăn
– Lớp học chỉ có một phòng chung cho tất cả các hoạt động.
– 30% phụ huynh không có thời gian chăm sóc trẻ vào buổi sáng, nhiều trẻ
đến lớp với quần áo, đầu tóc không gọn gàng, sạch sẽ.
– 25% phụ huynh ít đưa đón con đi học thường nhờ ông, bà, anh chị hàng
xóm vì thế giáo viên không có cơ hội trao đổi về tình hình của trẻ ở lớp để cùng
phối hợp.
5
– Nhận thức của phụ huynh về ngành học, về trẻ còn hạn chế, nuông chiều
con quá mức luôn làm mọi công việc hộ con từ bé, không muốn con phải lao
động dẫn đến trẻ không có tính tự giác, không có kỹ năng, ý thức tự phục vụ. Mặt
khác nhiều phụ huynh không muốn cho con em mình phải lao động sợ con mệt,
sợ con bị bẩn quần áo, phụ huynh thường làm hết việc hộ cho trẻ, vì thế nhiều trẻ
không biết làm những việc phục vụ cho bản thân. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ
dẫn đến lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập
thể. Dẫn đến hay dỗi hờn làm nũng hay ỷ lại không có kỹ năng, ý thức tự phục vụ
một số trẻ sống trong môi trường không lành mạnh từ gia đình. Do đó việc đưa
trẻ vào nề nếp rất khó khăn.
– Thực tế khảo sát trên 40 trẻ 3-4 tuổi (lớp Sóc Nâu 2) trường mầm non
Thống Nhất vào đầu năm học 2019 -2020, kết quả như sau :
Nội dung | Trẻ thường xuyên thực hiện | Trẻ thỉnh thoảng thực hiện | Trẻ không thực hiện |
– Rửa tay, rửa mặt, vệ sinh răng miệng. | 16 trẻ đạt 40% | 18 trẻđạt 45% | 6 trẻ đạt 15% |
– Mặc quần áo phù hợp với thời tiết, gấp quần áo. | 16 trẻđạt 40% | 20 trẻđạt 50% | 4 trẻđạt 10% |
– Cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, cất đồ chơi đúng nơi quy định. | 20 trẻđạt 50% | 15 trẻđạt 37.5% | 5 trẻđạt 12.5% |
– Chuẩn bị cho giờ ăn giờ học, chia màu, chia thìa, kê và cất ghế. | 20 trẻđạt 50% | 15 trẻđạt 37.5% | 5 trẻđạt 12.5% |
Việc bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình
thành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính
6
độc lập, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương chia sẻ, biết
lắng nghe người khác nói. Để bồi dưỡng, hình thành thói quen tốt cho trẻ ngay
từ lứa tuổi mầm non, tôi đưa ra một số biện pháp sau đây.
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Giải pháp 1: Lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ phù hợp và xây dựng kế
hoạch tự phục vụ cho trẻ ở lứa tuổi 3 – 4 tuổi.
a. Lựa chọn những kĩ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.
Lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ cần dạy trẻ ở lứa tuổi này rất quan
trọng. Nếu cô lựa chọn những nội dung đúng phù hợp để rèn cho trẻ thì sẽ mang
lại hiệu quả cao và giúp cho trẻ có những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa
tuổi. Nếu nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ như yêu cầu cao quá thì
sẽ dẫn đến trẻ làm việc quá sức ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực ở trẻ. Chính
vì vậy tôi đã nghiên cứu rất kỹ khi lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ phù hợp
với lứa tuổi của trẻ. Tôi đã căn cứ vào: chương trình giáo dục trẻ mầm non, sách
giáo dục thường xuyên đặc biệt là chương trình hướng dẫn thực hiện chăm sóc
giáo dục trẻ 3-4 tuổi. Đối với tâm sinh lý trẻ 3 tuổi thì có rất nhiều kỹ năng mà
trẻ cần phải biết trước khi bước sang 4 tuổi. Thực tế nhiều nhà nghiên cứu cho
thấy kỹ năng tự phục vụ là một trong những kỹ năng rất quan trọng nó đòi hỏi
người lớn cần phải tạo cơ hội cho trẻ để trẻ rèn luyện những kỹ năng này. Trẻ có
thể tự làm được những việc tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của trẻ.
Do đó tôi đã lựa chọn những nội dung sau:
– Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân của trẻ khi được nhắc nhở như: rửa tay, rửa
mặt, vệ sinh răng miệng, đi giày dép.
– Trẻ biết tự chăm sóc bản thân: tự mặc, cởi quần áo, mặc quần áo phù hợp
với thời tiết, gấp quần áo, gập chăn gối khi ngủ dậy
– Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, cất đồ chơi đúng nơi quy định
– Trẻ biết chuẩn bị cho giờ học như: lấy và chia đồ dùng học. Kê bàn ghế
chuẩn bị cho giờ ăn, chia thìa, cất ghế.
Sau khi xác định được những kỹ năng tự phục vụ cần dạy trẻ ở lứa tuổi này
tôi sẽ tiến hành khảo sát xem trẻ đã làm được những việc gì và đạt ở mức độ
7
nào. Từ đó tôi sẽ đưa ra một số biện pháp để rèn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ. Tôi nhận thấy cần chọn ra những việc dễ nhất để trẻ thực hiện từ dễ đến
khó. Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần có kế hoạch rèn từ từ không nóng
vội. Bên cạnh đó cần tỏ ra tôn trọng trẻ và động viên khuyến khích những gì trẻ
làm được.
b. Xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Việc xây dựng kế hoạch giúp tôi định hướng đúng, chính xác những nội
dung rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong cả năm học, giúp tôi chủ động
trong từng thời gian cụ thể, tránh việc làm tự phát theo hứng, gặp đâu làm đấy
dẫn đến tình trạng trùng lặp, bỏ sót. Xây dựng kế hoạch còn giúp tôi kết hợp
lựa chọn các nội dung, phương pháp và hình thức rèn luyện cho trẻ một cách
hợp lý khoa học và có hiệu quả. Khi xây dựng kế hoạch tôi dựa vào kế hoạch
chung của trường, dựa vào đặc điểm tình hình thực tế của trẻ trong lớp và xây
dựng có hệ thống đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, phù hợp với khả năng
nhận thức của trẻ.
Tháng | Nội dung | Biện pháp |
Tháng 8/ 2019 | – Rèn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, rèn kỹ năng nhận đúng ký hiệu: cốc, khăn mặt | Tham mưu với ban giám hiệu mua đầy đủ ca cốc, khăn mặt. Cô cắt đề can dán ký hiệu cho trẻ. Thêu khăn mặt cho trẻ |
Tháng 9/2019 | – Tiếp tục rèn kỹ năng tháng 8. Bổ xung rèn kỹ năng ngồi đúng chỗ ngồi học, nhận biết vở học tập tên của trẻ. – Rèn lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định | – Cô bổ xung thêu khăn mặt cho những trẻ mới ra lớp. Phân trẻ ngồi theo tổ. Khi ngồi cô rèn trẻ ngồi đúng tư thế. – Cô dạy trẻ trong giờ hoạt động góc, nhắc nhở trẻ thường xuyên. |
Tháng 10/2019 | – Tiếp tục rèn kỹ năng tháng 9. Đi sâu rèn kỹ năng rửa mặt, rửa tay đúng cách. | – Cô rèn kỹ năng cho trẻ vào chiều thứ 3 hàng tuần – Quan sát trẻ thực hiện hàng ngày |
8
và rèn trực tiếp cho trẻ. | ||
Tháng 11/2019 | -Tiếp tục rèn kỹ năng rửa mặt rửa tay. Rèn kỹ năng xúc miệng nước muối sau khi ăn. | – Cung cấp cho trẻ biết tác dụng của việc xúc miệng bằng nước muối. Sau khi ăn cô cho trẻ xúc miệng nước muối. Cô hướng dẫn trẻ cách xúc miệng |
Tháng 12/2019 | – Tiếp tục rèn kỹ năng xúc miệng nước muối. Rèn kỹ năng mặc quần áo. | – Cung cấp kiến thức cho trẻ về kĩ năng bảo vệ sức khoẻ. Hướng dẫn cho trẻ cách tự cởi, mặc quần áo… |
Tháng 01/2020 | – Lấy cất đồ dùng đúng nơi qui định. | – Hướng dẫn trẻ cách lấy, cất đồ dùng đúng nơi qui định, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. |
Tháng 02/2020 | – Tiếp tục rèn kỹ năng gấp quần áo. Rèn kĩ năng lao động tự phục vụ: Tự lấy ghế ngồi vào bàn. | – Hướng dẫn trẻ các kĩ năng thao tác lao động tự phục vụ: ghế, phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi trong ngày. |
Tháng 03/2020 | – Rèn kĩ năng mặc quần áo phù hợp với thời tiết. Tiếp tục rèn kỹ năng gấp quần áo. | – Trò chuyện với trẻ về sự thay đổi của thời tiết và việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết. |
Tháng 04/2020 | – Rèn kĩ năng lao động tự phục vụ: Tự lấy ghế ngồi vào bàn, ăn xong biết cất bát, cất ghế khi ngồi xong. | – Hướng dẫn trẻ các kĩ năng thao tác lao động tự phục vụ: ghế, phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi trong ngày. |
Tháng 05/2020 | – Rèn kỹ năng lao động tự phục vụ: Ngủ dậy biết cất gối, biết gấp chăn nhẹ giúp cô, biết gấp chiếu. | – Cung cấp cho trẻ kiến thức về ý nghĩa của việc lao động. Rèn cho trẻ những kĩ năng cơ bản khi tham gia lao động: cất gối vào đúng tủ gối, biết cách gấp chăn, gấp chiếu |
9
Kế hoạch đã được xây dựng cho cả năm học nhưng do năm nay dịch covid
các con phải nghỉ học từ tháng 2 – > tháng 4/2020 để phòng chống dịch. Nhưng
việc rèn kĩ năng tự phục vụ của các con tưởng rằng bị gián đoạn. Do lớp tôi có
nhóm zalo nên việc học tập cũng như việc rèn kĩ năng của con không hề bị dán
đoạn. Tôi đã đưa các bài học của các con lên nhóm zalo của lớp cũng như việc
rèn kĩ năng tự phục vụ của các con vẫn được tiến hành nhờ có sự phối kết hợp
của các bậc phụ huynh trong việc rèn kĩ năng tự phục vụ của các con ở nhà.
Tuy rằng các con nghỉ học do dịch bệnh virut corona nhưng tháng năm các
con đi học trở lại tôi đã kiểm tra các kĩ năng phục vụ của các con đã được tôi lên
kế hoạch từ đầu năm học đã được các con thực hiện khá thuần thục như kĩ năng
rửa tay với xà phòng, kĩ năng rửa mặt, tự mặc quần áo, tự đi dép…
Ảnh trẻ tự rửa tay với xà phòng trước khi ăn cơm
10
Ảnh các con tự xúc cơm ăn buổi đầu tiên sau khi đi học trở lại tháng 5
Giải pháp 2: Tạo môi trường rèn kỹ năng tự phục vụ.
Tính tự phục vụ của trẻ được trẻtrải nghiệm trong hoạt động, trong sinh
hoạt hàng ngày. Đối với trẻ 3 tuổi đã bắt đầu có khả năng làm một số việc đơn
giản, trẻ đã có ý thức được điều đó và luôn muốn chính tỏ, thử thách năng lực
của mình. Vì vậy, cần tạo ra môi trường vật chất cũng như môi trường tinh thần
thật phong phú, hấp dẫn để tạo sự hứng khởi, niềm vui thích khi được tự làm
những việc phục vụ bản thân, như: dọn đồ chơi, tự xúc cơm, tự cất ghế, tự dọn
bàn ăn…dần dần sẽ hình thành cho trẻ tính tự giác, tính tự quyết định khả năng
tự xoay sở của mình, giúp trẻ hình thành “kỹ năng tự phục vụ”.
* Môi trường vật chất
Ngay từ đầu năm học tôi đã căn cứ vào diện tích phòng học của lớp
mình, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi để tạo môi trường vật chất vừa
mang tính thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện các kĩ
11
năng tự phục vụ. Xây dựng môi trường trong lớp cho trẻ chính là “xây dựng
các góc” cho trẻ hoạt động.
Góc hoạt động là một trong những thành viên quan trọng của môi trường
giáo dục. Góc hoạt động là nơi riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tự làm việc
một mình hoặc trong nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu cá nhân để xem xét,
tìm hiểu, khám phá cái mới và rèn luyện kĩ năng. Nói cách khác, góc hoạt
động là nơi được thiết kế, che chắn, trang trí để thực hiện cách tiếp cận theo
chủ đề nhằm mục đích giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi cũng như rèn các kĩ
năng tự phục vụ.
Xây dựng góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ
hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ nhiều hơn, hình thức hoạt động phong
phú hơn, đa dạng hơn, qua đó hình thành ở trẻ tính hợp tác và chia sẻ với
nhau trong hoạt động.
Để góc hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phát triển
các kĩ năng tụ phục vụ của bản thân nên khi xây dựng tôi luôn chú trọng đến
các nguyên tắc nhất định:
+ Góc hoạt động phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ đề.
+ Ví trí góc phải hợp lí, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh xa góc
hoạt động ồn ào. Vì vậy khi bố trí các góc hoạt động của lớp mình tôi thường
bố trí những góc ồn ào cạnh nhau và cách xa góc tĩnh như góc xây dựng và
góc phân vai là hai góc ồn ào nên thường được tôi bố trí cạnh nhau và cách xa
góc học tập và góc nghệ thuật.
+ Có chỗ hoạt động chung và chỗ cho hoạt động cá nhân cho trẻ.
+ Tôi tạo ranh giới giữa các góc hoạt động (sử dụng tủ, giá nhỏ..) để giúp
trẻ nhận dạng được phạm vi góc từ đâu đến đâu. Ranh giới giữa các góc
không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của tôi cùng các
đồng nghiệp đối với hoạt động của trẻ.
+ Đặc biệt tôi luôn chú trọng thay đổi, bố trí, sắp xếp lại một số góc sau
mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ, “làm mới cảm
giác” về lớp học, môi trường đang sống.
12
+ Đồ chơi ở các góc được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, dễ lấy dễ cất, đồ
chơi phong phú, màu sắc bắt mắt thu hút sự hứng thú hoạt động của trẻ. Tủ để
đồ chơi có ký hiệu rõ ràng để thuận tiện cho trẻ có thể cất đồ chơi đúng nơi qui
định.
Ngoài ra tôi còn làm bổ sung một số đồ chơi tự tạo để cho trẻ vui chơi và
rèn kĩ năng tự phục vụ.
Ví dụ như bổ sung thêm đồ chơi cho góc thực hành kĩ năng cuộc sống tôi
đã may 10 bộ quần áo để cho trẻ tập mặc quần áo mùa hè, tập cài cúc, kéo khóa,
10 bộ quần áo mùa thu đông vừa được vui chơi cũng như rèn cho trẻ biết chọn
quần áo phù hợp với thời tiết… … May 5 bộ váy, 5 bộ quần áo cho búp bê để trẻ
được chơi mặc quần áo cho búp bê. Qua trò chơi cũng rèn được cho trẻ các kĩ
năng tự mặc quần áo, tự cài cúc, kéo khóa.. chọn trang phục phù hợp với thời
tiết..
Tôi xinđược 40 chiếc bàn chải đánh răng có hình các con vật ngộ nghĩnh
như con chim cánh cụt, con cá ngựa, con rùa về cho các con thực hành tập đánh
răng với mô hình hàm răng.
Làm một số đồ ăn bằng mút xốp cắt vụn cho trẻ chơi đút cơm cho em búp
bê qua đó cũng rèn được cho trẻ kĩ năng tự cầm thìa..
Làm 10 giá để sách – truyện để thuận tiện cho việc cất sách truyện con rối
của trẻ qua đó rèn kĩ năng cất đồ dùng đúng nơi qui định.
Thiết kế 10 hộp để đựng con rối tay…
Làm thêm 10 cây xanh có thể tháo lắp tán lá để cho trẻ chơi ở góc xây
dựng.
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa