dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số hoạt động tạo cơ hội và động lực cho học sinh thực hành  nói tiếng  Anh

SKKN Một số hoạt động tạo cơ hội và động lực cho học sinh thực hành  nói tiếng  Anh

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, trong khi đó để hội nhập là tiếng
anh là rất cần thiết để giúp đất nước ta giao lưu và học hỏi với nước ngoài để mở
rộng sự phát triển của đất nước nói chung và bản thân chúng ta nói riêng.
Theo thống kê hàng năm cho thấy số người Việt Nam biết tiếng anh đang
khá là ít, một phần do các yếu tố khách quan tuy nhiên từ bên trong vẫn có một
yếu tố chủ quan đó là do người dân Việt Nam còn chưa xác định được tầm quan
trọng của việc học tiếng anh cho tương lai của mình. Như vậy, tôi đã nhận thức
sâu sắc về tầm quan trong của tiếng Anh
Thứ nhất: Tiếng Anh là cơ hội để phát triển cuộc đời. Các nhà đầu tư nước
ngoài đã khẳng định người Việt Nam có trình độ khá là tốt, tuy nhiên rào cản về
ngôn ngữ đã khiến họ không thể làm việc được với chúng ta. Cụ thể đã cho thấy
khi bạn đi ứng tuyển ở một công ty nào đó thì điều kiện về khả năng ngôn ngữ là
một điều quan trọng thường thấy, giữa những người cùng đi ứng tuyển thì có
khả năng tiếng anh sẽ được ưu tiên hơn. Thậm chí rằng, nếu chúng ta không cải
thiện khả năng ngôn ngữ quốc tế thì sẽ có nguy cơ chúng ta sẽ mất việc làm
ngay tại quê hương và đất nước của mình, bởi vì thời đại toàn cầu hóa ngày nay
có rất nhiều người ở các quốc gia khác có vốn tiếng Anh tốt, hoặc sử dụng tiếng
Anh như là ngôn ngữ mẹ đẻ họ sang Việt Nam làm việc, ví dụ như rất nhiều
người nước ngoài làm việc tại các khu du lịch của Đà Nẵng và các khu du lịch
nổi tiếng của Việt Nam, rất nhiều các giáo viên nước ngoài sang Việt Nam dạy
tiếng Anh, thậm chí là người Philippine hay Singapore.
Hơn nữa, có vốn kiến thức tiếng anh thì bạn hoàn toàn có thể đăng kí đi du
học ở các nước hàng đầu thế giới như: Anh, Mỹ, Pháp… việc du học ở các nước
đó chắc chắn sẽ là một trong những cơ hội đổi đời tốt nhất cho các bạn.
Thứ hai: Tiếng Anh giúp chúng ta cập nhật thông tin ở khắp mọi nơi. Khi
có vốn từ tiếng anh phong phú không bạn hoàn toàn có thể trao đổi với nhiều
người nước ngoài, từ những cuộc trao đổi với họ bạn sẽ có thêm những kiến
thức mới về phong cách và kĩ năng làm việc, tiếp thu những điều khiến giúp
người nước ngoài phát triển.
Thứ ba: Tiếng Anh giúp chúng ta đi xa hơn và học hỏi nhiều hơn. Tiếng
Anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia và còn là ngôn ngữ chính thức
của cả thế giới. việc có được vốn từ tiếng Anh sẽ giúp bạn có thểm nhiều cơ hội
4
đi xa hơn để học hỏi những điều mới mẻ của các nước trên thế giới về áp dụng
cho đất nước nói chung và cho bản thân bạn nói riêng. Tất cả sẽ thêm tuyệt vời
cho cuộc sống của bạn.
Thứ 4: Có khả năng nói tiếng anh tốt bạn sẽ không tự ti khi đối mặt với
nước ngoài, bạn hoàn toàn có thể nói chuyện và trao đổi nhiều hơn với người
nước ngoài thay vì chỉ biết bắt tay và cười mỉm.
Khi học bất kì một ngôn ngữ nào, mục tiêu cuối cùng cũng là để có thể giao
tiếp một cách tự nhiên và thuần thục với người bản địa. Nếu không nói được thì
cũng không thể giao tiếp được. Vì vậy, kỹ năng nói là một trong số những kỹ
năng khá là quan trọng mà giáo viên chúng ta cần chú trọng rèn luyện và nâng
cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh.
Xét về thực trạng học kỹ năng nói ở trường THPT nói chung và trường
THPT Trần Hưng Đạo nói riêng, chúng tôi có những trở ngại sau:
Về phía giáo viên: Chúng tôi chịu áp lực khá lớn về chất lượng học sinh
qua các kỳ thi. Tuy nhiên, trong các kỳ thi đó chỉ tập trung vào kỹ năng Nghe,
Đọc,Viết, Ngữ Pháp và Từ vựng, có phần kiểm tra Phonetics nhưng đó mới chỉ
là nhận biết các âm chứ chưa phải là hoạt động nói.Vì vậy, giáo viên chúng tôi
dành thời gian nhiều và luyện nhiều hơn các kỹ năng này và chưa thật chú trọng
vào kỹ năng viết cho học sinh. Trong suốt 1 năm học, trường kết hợp với trung
tâm Sydney hỗ trợ dạy Nói và Nghe cho học sinh và có 2 lần kiểm tra nói sau
khi kết thúc 2 học kỳ.
Bản thân giáo viên cũng chưa tạo được động lực cho học sinh và khích lệ
chúng hăng say nhiệt tình và thích thú trong việc thực hành nói. Quan trọng hơn,
học sinh thực hành nói trên lớp thông qua các hoạt động, nội dung và chủ đề
trong sách giáo khoa, bắt chước các bài hội thoại từ vựng, không sát với thực tế
của riêng bản thân mình. Vì vậy chúng ta tạo cơ hội và các hoạt động thực tiễn
chúng có thể áp dụng hằng ngày, để khi chúng được giao nhiệm vụ thay vì câu
hỏi trong đầu là: “Nói cái này để làm gì?” “Tại sao phải nói?”, thì chúng sẽ tự
trả lời được là ta có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, giao tiếp hàng ngày
chứ không phải là một điều gì đó hàn lâm. Như vậy, chúng ta đã tạo cho các con
“lý do” để thực hành nói tiếng Anh.
Về phía học sinh: Học sinh ngày nay phải học và thi khá nhiều môn nên
cũng khá là căng thẳng và áp lực. Phụ huynh và cả học sinh thì đặt mục tiêu vào
kết quả thi cử trên giấy hơn so với việc rèn luyện sự tự tin và tự giác cho học
5
sinh. Năm học 2014-2015 là năm học đầu tiên trường chúng tôi dạy tiếng Anh
thí điểm chương trình mới.
Quan trọng hơn, học sinh khá tốt ngữ pháp, có thể viết ra những gì mình
nghĩ. Tuy nhiên, vì không được thực hành nhiều nên các con không tự tin, rất
nhát và sợ hãi khi đứng trước người nước ngoài.
Bản thân tôi được đi tập huấn nhiều lần, lĩnh hội được chủ chương, tinh
thần dạy học và mục tiêu của sách giáo khoa mới. Tôi vui mừng vì sách giáo
khoa mới này chú trọng kỹ năng và năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh.
Tôi dành nhiều thời gian để học tập những khóa học như Ielts, TOFLE.. để vừa
hoàn thiện bản thân, vừa dạy các con. Khi nghiên cứu về kỹ năng nói, chính bản
thân tôi cũng đã tự tin lên rất nhiều khi giao tiếp. Tuy nhiên, việc thi cử không
kèm theo kỹ năng và hoạt động nói, nhiều phụ huynh đề nghị giáo viên chú
trọng nhiều dành nhiều thời gian để rèn luyện cho các con các dạng bài có trong
các đề thi.
Động lực học tiếng Anh của học sinh chủ yếu là học để vượt kỳ thi chứ
chưa hướng đến kỹ năng thực hành ngôn ngữ trong thực tế.
Trong quá trình dạy học, tôi quan sát thấy có một thực tại rằng là, khi tôi
dạy học sinh kỹ năng phát âm, hay đọc một từ, học sinh đọc theo tôi một cách
gượng ép, đọc cho qua. Nếu tôi yêu cầu học sinh đọc chuẩn, học sinh cũng đọc
được, nhưng chỉ ngay lúc đó thôi, khi học sinh đứng lên tự đọc thì rất gượng
gạo, và lại sai như ban đầu hoặc đọc theo cảm tính. Tôi thiết nghĩ những bài
thuwck hành đó học sinh thấy không thực tế, hơi xa vời. Đó dường như là những
câu chuyện của người khác chứ không phải của chúng và chúng thấy không cần
thiết để làm điều đó.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trong những năm học trước, mỗi một bài học sẽ gắn với các chủ đề khá
thực tế, và mỗi đơn vị bài học sẽ có 01 tiết dành cho kỹ năng nói. Phần lớn các
tiết học đó tôi đã bám rất sát sách giáo khoa, từ các nhiệm vụ cho đến chủ đề và
nội dung. Các hoạt động tôi đã sử dụng như sau:
+ Hỏi đáp: Giáo viên đã khơi gợi ra chủ đề và học sinh trả lời về chủ đề đó
dựa theo câu hỏi của giáo viên.
Phần mở đầu tiết dạy speaking Unit 2: Your boday and you-English 10
6
Phần mở đầu tiết dạy Speaking-Unit 3: Music – English 10
Phần chuẩn bị từ vựng và cấu trúc: giáo viên hỏi, học sinh trả lời trong tiết
dạy Speaking Unit 6: Global warming- English 11
7
+ Làm việc theo cặp: Phần lớn các hoạt động trong tiết dạy nói là học sinh
làm việc theo cặp, cùng thảo luận về một chủ đề nào, một câu hỏi hoặc chia sẻ
và trao đổi thông tin( jigsaw). Hoạt động này thực hiện thường xuyên bởi sĩ số
học sinh trường tôi khá đông, lớp 10A5 năm học 2019-2020 là 46, dễ thực
hiện theo cặp, nhưng học sinh cũng dễ nhàm chán do cứ làm việc mãi với một
người, nếu đổi cặp thì lớp quá đông khi di chuyển tìm cặp, dẫn đến lớp rất ồn
và ảnh hưởng đến các lớp khác.
Hình ảnh về tiết dạy Speaking Unit 4: For a better community- English 10
8
+ Làm việc theo nhóm: Tôi cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động
theo nhóm cho học sinh Nhóm không chỉ là nơi tập hợp nhiều cá nhân làm việc
mà còn là nơi tụ hợp, nuôi dưỡng và phát huy các kỹ năng khác nhau của các cá
nhân trong sự tương trợ lẫn nhau.
Nhóm có thể được thành lập do sự phân công của giáo viên hay do một số
bạn có cùng một mối quan tâm tìm hiểu về một chủ đề nào đó mà kết hợp thành
nhóm để trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt kết quả học tập tốt hơn.
Năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân khi làm việc theo nhóm cao hơn
hẳn so với năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng
lẻ. Vì nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất của mỗi cá nhân cả trong và ngoài
chuyên môn. Thông qua làm việc, mỗi cá nhân sẽ tự rèn luyện thêm các kỹ năng
sống và kỹ năng làm việc, giúp cá nhân đó trưởng thành hơn trong học tập và
nghiên cứu.
Khi được mời gọi vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, chưa dám bộc lộ
nhu cầu cũng như năng lực cá nhân. Bản thân họ chưa xác định được vai trò của
mình và nhóm cũng chưa phân định rõ ràng vai trò của họ trong nhóm.
Các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và điểm yếu
của từng người trong nhóm. Họ biết được vai trò của mình trong nhóm cũng như
của người khác. Mọi người bắt đầu cởi mở và tin tưởng nhau hơn, họ không còn
e ngại khi phải đưa ý kiến thảo luận như lúc đầu. Sự cam kết với công việc và
gắn bó giữa các thành viên trong nhóm rất cao.
9
+ Chạy viết chính tả (running dictation):Giáo viên dán một câu chuyện
hay một đoạn văn lên bảng. Học sinh làm việc theo nhóm, mỗi nhóm cử một
người viết, các thành viên còn lại thay nhau lên bảng đọc 01 câu cho thành viên
ghi chép. Đội nào xong sớm nhất hoặc viết được nhiều nhất đội đó sẽ thắng.
Hoạt động này giúp học sinh có nhiều các kỹ năng và năng lực như phát
âm, dấu câu, ghi chép nhanh, và đánh vần. Tuy nhiên khi thực hiện trên lớp với
số lượng học sinh đông như vậy thì khó kiểm soát lớp, học sinh cũng khó di
10
chuyển khỏi vị trí do vướng bàn ghế sát nhau. Học sinh lười phát âm và hay nói
và dịch bằng tiếng Viêt.
Đây là một đoạn văn để học sinh làm việc nhóm với hoạt động Cuộc đua
đọc chính tả.
Trên đây là các hoạt động đã thực hiện trong các giờ nói tiếng Anh
trên lớp, tuy nhiên học sinh nhiều khi không hứng thú bởi đó thường là lý
thuyết, học sinh chưa được thực hành ở những tình huống cụ thể trong
đời sống, những câu giao tiếp hàng ngày liên quan đến các chủ đề đã học.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Trong quá trình thực hiện những giải pháp cũ, tôi thấy học sinh chỉ được
rèn lý thuyết ví dụ như cách đưa ra ý kiến, cách đồng ý, không đồng ý với các
ý kiến khác, học sinh có vốn từ tốt hơn, có nền tảng tốt hơn và kiến thức tốt
hơn về các chủ đề bài học. Tuy nhiên, khả năng vận dụng vào thực tiễn chưa
được cao, và sau giờ học thì học sinh vẫn chưa thể tự tin giao tiếp vào những
tình huống cụ thể. Chính vì vậy, ngoài những hoạt động cũ mà tôi đã và vẫn sử
dụng để tạo kiến thức nền và vốn từ vựng cho học sinh, mỗi đơn vị bài học tôi
sẽ hướng dẫn học sinh vào từng tình huống giao tiếp cụ thể trong đời sống
hàng ngày, tạo sự gần gữi và tính thực tiễn, cần thiết của việc sử dụng tiếng
Anh. Sau đây, tôi xin trình bày những hoạt động cụ thể tôi cho học sinh thực
hiện thêm, ngoài những giải pháp cũ tôi đã sử dụng cụ thể với lớp 10A5 năm
học 2019-2020, và năm nay là 11A5 năm học 2020-2021 tôi vẫn tiếp tục theo
lên:
11
2.1. Ghi âm: Recording
Điều kiện để thực hiện hoạt động này là học sinh chỉ cần một chiếc điện
thoại có mạng. Việc này có thể áp dụng với mọi học sinh ở những điệu kiện
khác nhau và ở mọi trình độ bởi hầu như mỗi một gia đình đều có điện thoại
kết nối mạng, thậm chí ở các vùng quê bây giờ cũng đều đã kết nối mạng.
Hoạt động này có thể áp dụng bất cứ bài nào và bất cứ thời điểm nào, với học
sinh lớp 10, tôi chưa hiểu về học sinh, và cũng không có thời gian để 46 học
sinh giới thiệu về bản thân mình, tôi yêu cầu học sinh về nhà ghi âm một đoạn
tự giới thiệu về chính bản thân mình: tên, family, sở thích, mặt tốt, điểm tốt về
bản thân, điểm yếu về bản thân, sau đó gửi vào email, hoặc qua zalo cho giáo
viên.
2.2. Hoạt động 1:
Shopping for Healthy food
Tôi áp dụng cho Unit 2: Your body and you và Unit 5: Inventions
Đối tượng áp dụng: Mọi đối tượng học sinh.
Sau khi thực hiện các nhiệm vụ học tập để tạo kiến thức nền cho học sinh
(các nhiệm vụ trong tiết học speaking unit 2: Your boday and you), tôi yêu cầu
học sinh thực hành việc sử dụng ngôn ngữ trong tình huống hàng ngày:
Shopping for Healthy food (Đi chợ và mua đồ thực phẩm dinh dưỡng). Phần
này khá là thực tế và giúp học sinh chuẩn bị cho kỹ năng nghe với nội dung
Healthy food pyramid.
Tôi chia học sinh theo các nhóm, mỗi nhóm là 6 học sinh, yêu cầu các em
liệt kê các loại rau củ, thịt cá, trái cây dinh dưỡng mà chợ hoặc siêu thị gần
nhà chúng ta hay bán. Giáo viên, kiểm tra, mở rộng vốn từ và dạy các em đọc
từ:
Học sinh được phát từ vựng từ giờ trước để nghiên cứu, và sử dụng.
Từ vựng tiếng Anh về các loại rau, củ, quả
1. Súp lơ: cauliflower
2. Cà tím: eggplant
3. Rau chân vịt (cải bó
xôi): spinach
4. Bắp cải: cabbage
5. Bông cải xanh:
broccoli
6. Atiso: artichoke
7. Cần tây: celery
8. Đậu Hà Lan: peas
9. Thì là: fennel
10. Măng tây: asparagus
11. Tỏi tây: leek
12. Đậu: beans
13. Ngô (bắp): corn
14. Rau diếp: lettuce
15. Củ dền: beetroot
16. Bí: squash
17. Dưa chuột (dưa leo):
cucumber
18. Khoai tây: potato
12
19. Tỏi: garlic
20. Hành tây: onion
21. Hành lá: green onion
22. Cà chua: tomato
23. Bí xanh: marrow
24. Củ cải: radish
25. Ớt chuông: bell pepper
26. Ớt cay: hot pepper
27. Cà rốt: carrot
28. Bí đỏ: pumpkin
29. Cải xoong: watercress
30. Khoai lang: sweet
potato
31. Rau thơm: herbs/ rice
paddy leaf
32. Bí đao: wintermelon
33. Gừng: ginger
34. Củ sen: lotus root
35. Nghệ: turmetic
36. Su hào: kohlrabi
37. Rau răm: knotgrass
38. Rau thơm (húng lũi):
mint leaves
39. Rau mùi: coriander
40. Rau muống: water
morning glory
41. Raurăm:polygonum
42. Rau mồng tơi: malabar
spinach
43. Rau má: centella
44. Rong biển: seaweed
45. Đậu đũa: string bean
46. Củ kiệu: leek
47. Củ hẹ: shallot
48. Mướp: see qua hoặc
loofah
49. Mía: sugar cane
50. Lá lốt: wild betel
leaves
51. Đậu bắp: okra/ lady’s
fingers
52. Lá tía tô: perilla leaf
53. Củ cải trắng: white
turnip
54. Giá đỗ: bean sprouts
55. Pork: thịt lợn
56. Pork’s leg: đùi heo
57. Beef: thịt bò
58. Lamb: thịt cừu
59. Ham : thịt đùi
60. F Ribs sườn heo
61. Pork side: thịt ba chỉ
62. Fat: mỡ
63. fillet: thịt lưng
2.1.1. NHỮNG MẪU CÂU DÙNG ĐỂ ĐI CHỢ

Người muaNgười bán
Hỏi đồ:
– Excuse me, I can’t find the…
– Do you have ……….?:
– I’d like some meat to day?
– Is this on sale?
– Could I have a carrier bag, please?
– Do you deliver?
– I want to buy 5 kilos meats and a half kilo
tomato.
– I want to get 3 pieces of pork/ beef..
– What kind of meat do you have? It’s from
Vietnam or China?
Chào khách:
– How can I help?
– Next please./ Any thing else?
– How much do you want?
– What kind do you need?
– It’s over there, sir.
– We just sell Vietnamese vegetable.

13

Hỏi giá cả
– And how much for each?
– How much is that?
– How much do you sell it for?
– How much does a kilo of tomato cost?
– Could you chop it up for me ?
– Could I have a refund?
– What is the total?
– I’m afraid you gave me the wrong
change.
Mặc cả:
– I will give you 20,000 VND/ I will buy it
for 20,000 VND
– Can you lower the price?
– Can you make it lower?
– That’s too expensive. How about ….?
– I will not give you more than 150.000
VND
– I saw this for $5 somewhere else
– Then I’m not interested/ Then I will go
somewhere else
Trả lời về giá cả:
– Meat price is 300,000VND per 1 kilo,
and tomato is 5.000VND.
– If you want 5 kilos meats and a half
kilo tomato. The total cost you 305.000
VND.
– That is going to be 250,000 VND for a
kilo/ piece
– Here you are, thank you.
– Yes, of course
– Ican’t give you a discount
– Sorry, but I can’t make it any cheaper.
– Now I have lost my profit. Give me
$180
– We are charging reasonably for you

Bước tiếp theo, tôi chuẩn bị thực phẩm, vì rau củ rất rẻ nên tôi đã mua
sẵn các nguyên liệu, cho bảng giá thực phẩm. Nếu chúng ta không muốn đi chợ
mua thực phẩm thật thì có thể mua mô hình đồ giả bằng nhựa. Nhưng tôi thấy
rằng học sinh thích thú với vật thật hơn vì nó giống với cảm giác đi chợ và mua
sắm, đó là cuộc sống hàng ngả, “real life” của chúng ta.
Sau đó học sinh, sẽ thực hành mua, bán và tính tiền theo từng cấu trúc hỏi
của người bán hàng và người mua hàng. Bước cuối cùng là cho các nhóm lên
nhập vai, như sau:
14
Trong giờ học tôi thấy học sinh rất thích thú, đóng vai người mua hàng và
bán hàng giống như hoạt động các em vẫn thường thấy, thấy rất phù hợp và cần
thiết, và giống như mình đang đi chợ thực sự vậy. Các em được thực hành vai
bán hàng khi người mua là người nước ngoài, hoặc khi ra nước ngoài hoặc đi du
lịch, mình là khách hàng mua đồ của người nước ngoài. Các em cũng có nhu cầu
này bời mỗi mùa hè các em được đi du lịch cùng bố me, gặp nhiều người nước
15
ngoài, thậm chí đi du lịch nước ngoài thì cần giao tiếp hoặc giao dịch bằng tiếng
Anh.
Tương tự như vậy, ngoài tình huống đi chợ, tôi cũng sắp xếp những
tình huống như đặt phòng khách sạn, sân bay, (Áp dụng Unit 10 Ecotorism
– English 10, và Unit 8: The Heritage sites – English 11) mua sắm các quầy
hàng quần áo, đồ điện tử ( Unit 5 : Inventions – English 10).
2.2.2. MẪU CÂU KHI ĐI MUA SẮM
Những câu Tiếng Anh dùng để hỏi về “Giờ mở cửa”
– What times are you open?
– Mấy giờ cửa hàng mở cửa?
– We’re open from 9am to 5pm, Monday to Friday
– Chúng tôi mở cửa từ 9h sáng đến 5h chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu
– We’re open from 10am to 8pm, seven days a week
– Chúng tôi mở cửa từ 10h sáng đến 8h tối, bảy ngày trong tuần
– Are you open on …? Cửa hàng có mở cửa vào … không?
+ Saturday thứ Bảy

+ SundayChủ Nhật
– What time do you close?– Mấy giờ cửa hàng đóng cửa?

– What time do you close today? – Hôm nay mấy giờ cửa hàng đóng cửa?
– What time do you open tomorrow? – Ngày mai mấy giờ cửa hàng mở cửa?
Những câu Tiếng Anh thường dùng để “Lựa chọn hàng hóa”
– Can I help you? -Tôi có giúp gì được anh/chị không?
– I’m just browsing, thanks – Cảm ơn, tôi đang xem đã
– How much is this? – Cái này bao nhiêu tiền?
– How much are these? – Những cái này bao nhiêu tiền?
– How much does this cost? – Cái này giá bao nhiêu tiền?
– How much is that … in the window? – Cái … kia ở cửa sổ bao nhiêu tiền?
– That’s cheap – Rẻ thật
– That’s good value – Đúng là được hàng tốt mà giá lại rẻ
– That’s expensive – Đắt quá
– Do you sell …? – Anh/chị có bán … không?
– Do you have any …? _Bạn có … không?

Ex: postcardsbưu thiếp
– Sorry, we don’t sell them– Xin lỗi, chúng tôi không bán

16
– Sorry, we don’t have any left – Xin lỗi, chúng tôi hết hàng rồi

– I’m looking for …
Ex: the shampoo
– Tôi đang tìm …
– dầu gội đầu

– a birthday card – thiếp chúc mừng sinh nhật

– Could you tell me where the … is?
Ex: washing up liquid
-Where can I find the …?
– Bạn có thể cho tôi biết … ở đâu không?
– nước rửa bát
– Tôi có thể tìm thấy … ở đâu?
Ex: toothpastekem đánh răng

– Have you got anything cheaper? – Anh/chị có cái nào rẻ hơn không?
– It’s not what I’m looking for – Đấy không phải thứ tôi đang tìm
– Do you have this item in stock? – Anh/chị còn hàng loại này không?
– Do you know anywhere else I could try?
– Anh/chị có biết nơi nào khác có bán không?
– Does it come with a guarantee? – Sản phẩm này có bảo hành không?
– It comes with a one year guarantee – Sản phẩm này được bảo hành 1 năm
– Do you deliver? – Anh/chị có giao hàng tận nơi không?
– I’ll take it – Tôi sẽ mua sản phẩm này

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay