SKKN Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học và cải cách hành chính tại trường tiểu học
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1.Lý do lựa chọn đề tài
Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, nhân loại đã phát minh và
chứng kiến sự tiến triển của công nghệ thông tin. Những thành tựu của công
nghệ thông tin đã góp phần rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
nền kinh tế tri thức xã hội thông tin mang tính chất toàn cầu. Nhận thấy mục tiêu
của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao
chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong nhà trường đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn ngành hiện
nay. Đặc biệt trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta càng
nhận thấy vai trò quan trọng của Công nghệ thông tin (CNTT) đối với công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhất là trong lĩnh vực giáo dục phát triển kinh
tế tri thức.
CNTT cũng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công
nghệ giáo dục với nhiều thành tựu rực rỡ. Bên cạnh đó, CNTT làm thay đổi nội
dung, hình thức và phương pháp quản lý nhà trường.
Nhận rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự phát triển đất nước, Chính
phủ; Bộ GD & ĐT đã quan tâm chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong trường học từ
rất sớm. Có thể kể ra một số các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GD&ĐT
về ứng dụng CNTT trong giáo dục như: Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25
tháng 01 năm 2017 Về việc phê duyệt đề án “ Tăng cường ứng dụng CNTT trong
quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy- học, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm
2025” của Thủ tướng Chính phủ; văn bản số 4116/BGD ĐT, ngày 08/9/2017 về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT. Ngay từ năm học 2012-2013, Bộ
GD&ĐT đã có công văn hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ CNTT cho từng
năm. Thực hiện Công văn số 4095/BGDĐT-CNTT Bộ GD&ĐT gửi các Sở
GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT)
năm học 2018 – 2019, đồng thời hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục về giáo
dục mầm non và giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; tích hợp các hệ
thống thông tin quản lý ngành hiện có vào cơ sở dữ liệu ngành. Chỉ thị
29/2001/CT-BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo
dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương
2
pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới
một xã hội học tập”.
Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển
của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ
thông tin. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo
hướng dẫn học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho
đổi mới phương pháp quản lý, dạy học truyền thông và cải cách hành chính trong
nhà trường”.
Theo đó, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão. Công
nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung và giáo
dục nói riêng. Công nghệ thông tin đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự
trong kinh tế xã hội cũng như trong giáo dục.
Như vậy, công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo,
tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục trong đổi mới việc quản
lý, dạy học, truyền thông và cải cách hành chính. Nhờ có cuộc cách mạng này mà
giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí: “Học mọi lúc, học mọi nơi, học
suốt đời và CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”.
Thực hiện chủ trương nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
trong nhà trường, coi công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học trong nhà
trường; thực hiện tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định,
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nam Định, trong những năm qua trường
tiểu học Trần Tế Xương đã chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học, đầu tư khá nhiều trang thiết bị phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học. Nhờ đó chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.
Năm học 2019 – 2020 với nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục triển khai có hiệu
quả đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các
hoạt động dạy – học, truyền thông và cải cách hành chính góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025.
Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều
hành và quản lý giáo dục; ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp
3
dạy, học và kiểm tra đánh giá; triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT, bồi dưỡng kỹ
năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Như vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường góp phần thực
hiện đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới công tác quản lý giáo dục tiểu học nói
riêng là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực
CNTT và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông.
Xuất phát từ thực tế của trường tiểu học Trần Tế Xương, việc ứng dụng
CNTT trở thành nhu cầu cấp bách, không thể thiếu trong đổi mới công tác quản
lý, công tác giáo dục,truyền thông và cải cách hành chính trong nhà trường. Trên
cương vị cán bộ quản lý, chúng tôi nhận thấy luôn phải nghiên cứu tìm tòi, học
hỏi tìm ra những biện pháp để tổ chức và chỉ đạo nhằm từng bước nâng cao
nghiệp vụ quản lý, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong trường tiểu học.
Với những hiểu biết về thực tiễn đã nêu ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
“Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy
học và cải cách hành chính tại trường tiểu học”
2. Mục đích nghiên cứu:
Tiếp tục phát huy kết quả đạt được ở những năm trước để giúp đỡ giáo viên
nhà trường đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng như
công tác giảng dạy và truyền thông.
Giúp cho bản thân có những nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nắm rõ thực trạng của việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên. Từ đó, xây dựng kế hoạch hành
động nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học, quản lý, truyền thông và cải cách hành chính của cán bộ quản lý nhà
trường.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trước đây, việc ứng dụng CNTT của tập thể giáo viên trường tiểu học Trần
Tế Xương mới chỉ dùng lại ở những mức cơ bản do bước đầu tiếp cận với công
nghệ thông tin. Trang Webside của nhà trường được xây dựng từ những ngày đầu
nhận được sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT TP Nam Định nhưng hoạt
động chưa nhiều, nội dung đăng tải lên còn sơ sài, ít cập nhật cái mới … nên việc
4
truyền thông tin tới người dân còn hạn chế. Trong giảng dạy, một số giáo viên
còn ngại tiếp cận với công nghệ thông tin (12/19 giáo viên ở độ tuổi trên 40 tuổi)
nên việc soạn giảng còn theo lối mòn, theo phương pháp truyền thống. Bên cạnh
đó, nhận thức của giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn
hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa thực sự đi vào chiều sâu, còn
mang tính hình thức. Giáo viên chưa phát huy hết hiệu quả của việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học của chính mình. Cơ sở vật chất còn
nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của công nghệ thông tin…
2.Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.1.Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin
đối với đội ngũ giáo viên
Giúp giáo viên nhận thức đúng đắn và sâu sắc về ứng dụng CNTT là nhiệm
vụ quan trọng để phát huy nội lực, tiềm năng của cá nhân họ. Khi đã nhận thức
đúng đắn, các cán bộ, giáo viên sẽ chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với
yêu cầu ứng dụng CNTT, góp phần đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương
pháp, phương tiện quản lý nhà trường.
Ban giám hiệu hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT
trong giảng dạy nên luôn tạo được sự nhất trí, đồng thuận ngay trong chi ủy, tập
thể giáo viên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới giáo viên, nhân viên, thường
xuyên tổ chức học tập, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của
Nhà nước, Chỉ thị của ngành thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm… Trên
cơ sở văn bản chỉ đạo của cấp trên, ban giám hiệu chúng tôi đã cụ thể hóa thành
kế hoạch của nhà trường và triển khai rộng rãi đến giáo viên, giúp họ xác định
được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác của
mình. Từ đó, mỗi giáo viên luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm đưa công nghệ
thông tin vào các hoạt động trong nhà trường, tích cực ứng dụng CNTT trong
giảng dạy.
2.1.1. Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, tuần luôn thể hiện
nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin
Kế hoạch hàng tuần, hàng tháng của nhà trường nêu rõ nhiệm vụ của các tổ,
khối ứng dụng CNTT trong giảng dạy vào các buổi sinh hoạt chuyên môn và phát
động sâu rộng đến giáo viên, đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết có ứng dụng CNTT
trong giảng dạy. Đưa việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy trở thành phong trào
5
thi đua sôi nổi trong nhà trường. Ban giám hiệu phân công giáo viên cốt cán phụ
trách công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong từng khối.
Xây dựng kế hoạch tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường bằng các tiết dạy
thể hiện rõ việc đổi mới phương pháp dạy học bằng việc ứng dụng công nghệ
thông tin. Qua đó tổ chức cho giáo viên trao đổi, rút kinh nghiệm thật tỉ mỉ về
điểm mạnh, mặt hạn chế trong việc thiết kế giáo án cũng như tận dụng tối đa tiện
ích của công nghệ thông tin, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học.
2.1.2. Triển khai văn bản, công việc qua hòm thư tổ, khối chuyên môn.
Hệ thống Email của phòng GD-ĐT, của nhà trường, tổ chuyên môn, của cá
nhân các giáo viên là rất cần thiết để triển khai nhiệm vụ công tác hàng tháng,
hàng tuần. Khi nhà trường nhận được văn bản chỉ đạo của các cấp, nhà trường đã
giao việc cho các tổ, khối, bộ phận hoặc cá nhân tiếp nhận nhiệm vụ bằng cách
chuyển văn bản hòm thư khối, hòm thư cá nhân và nhắn tin qua sổ liên lạc điện
tử. cách làm đó vừa tiết kiệm thời gian họp để nghe chỉ đạo, vừa cụ thể hóa được
các văn bản, chỉ thị tới từng bộ phận, cá nhân.
Sau thời gian triển khai thực hiện, giáo viên nhà trường đã nhận thức rõ tầm
quan trọng và tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác. Đến nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường tiểu học Trần Tế
Xương đã ứng dụng khá tốt CNTT trong quản lý và giảng dạy. Các giờ học
thường xuyên được giáo viên giảng dạy kết hợp trình chiếu hình ảnh, âm thanh.
Các văn bản, giấy tờ đều được nhận và chuyển qua các hòm thư điện tử của tổ,
khối, cá nhân.
Các văn bản chỉ thị được chuyển tiếp về hòm thư các khối, các bộ phận
6
Tất cả tư liệu giáo dục đều được cập nhật quản lý trên phần mềm như: nhân
sự, chuyên môn, cơ sở vật chất…. Từ năm học 2015-2016 nhà trường và giáo
viên đã cùng tham gia vào hệ thống trường học kết nối của Bộ GD&ĐT triển
khai để sinh hoạt chuyên môn trực tuyến.
Ban giám hiệu trường cùng toàn thể giáo viên luôn năng động nhiệt tình
trong công tác và đã xác định việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là một
phương tiện hữu ích cần thiết để nhằm quản lý tốt nhà trường phục vụ nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện.
2.2.Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực sử dụng công
nghệ thông tin đối với đội ngũ giáo viên
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giảng dạy, mỗi cán bộ, giáo viên phải thường
xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tiếp thu các nguồn tri thức
mới vì khoa học công nghệ phát triển và được nâng cấp từng ngày. Chính vì điều
đó Ban giám hiệu chúng tôi luôn quan tâm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo
viên nâng cao năng lực ứng dụng CNTT.
Khi xây dựng kế hoạch năm học, nhà trường luôn quan tâm đến một trong
những nhiệm vụ quan trọng là bồi dưỡng năng lực tin học cho giáo viên. Về con
người: Ban giám hiệu, kế toán, các nhân viên và đội ngũ giáo viên nhà trường đã
có chứng chỉ tin học: 26/26 đạt 100%. Tuy vậy, hàng năm vẫn rất cần bồi dưỡng
việc sử dụng và ứng dụng CNTT cho cán bộ giáo viên, nhân viên để đáp ứng
được yêu cầu và nhiệm vụ mới của việc ứng dụng CNTT do Bộ GD&ĐT phát
động.
Hàng năm, ngay từ những ngày đầu tháng tám, nhà trường tổ chức bồi
dưỡng trình độ tin học cho giáo viên do đồng chí Thanh- giáo viên Tin học của
nhà trường phụ trách. Nhà trường lên kế hoạch cụ thể để giáo viên chủ động
trong việc chọn lựa nội dung bồi dưỡng và có ký duyệt của ban giám hiệu trước
khi tập huấn. Đồng thời cũng yêu cầu giáo viên thực hành tại nhà và ghi chép cẩn
thận những khó khăn vướng mắc để giải đáp vào các buổi tập huấn lần sau. Nhà
trường tạo điều kiện để giáo viên tham gia đầy đủ các khóa đào tạo bồi dưỡng
thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng CNTT do ngành tổ chức; tạo
điều kiện giúp đỡ giáo viên có nhu cầu nâng cao trình độ về CNTT. Nhà trường
hợp tác với Công ty Viễn thông Vinaphone và Công ty Viễn thông Quân đội
Viettel thực hiện các buổi tập huấn, xây dựng các phần mềm trong quản lý, giảng
7
dạy và các công tác khác cho giáo viên nhà trường như lập và sử dụng phần mềm
Elearning, học bạ điện tử…
Nhà trường bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên sử dụng thành thạo máy vi
tính và một số phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại, đồng thời có một số kĩ năng
cơ bản trong việc khai thác, tìm kiếm các tư liệu trên mạng Internet ; có khả năng
sử dụng những chức năng cơ bản của một số phần mềm dạy học trong việc khai
thác, thiết kế các tư liệu điện tử tích hợp vào giáo án điện tử… Việc bồi dưỡng
nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng,
nó quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong các biện pháp tiếp
theo.
2.3.Giải pháp 3: Phát triển cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ
thông tin trong nhà trường.
Cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng CNTT là điều kiện cần thiết cho việc ứng
dụng CNTT vào trong công tác quản lí, truyền thông, cải cách hành chính cũng
như trong giảng dạy. Ban giám hiệu luôn quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp,
hoàn chỉnh hệ thống máy tính, mạng LAN, mạng Internet, máy chiếu…để đảm
bảo nhu cầu ứng dụng CNTT trong nhà trường.
Cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT của nhà trường trong 5 năm học
trở lại đây có sự thay đổi rõ rệt :
Bảng thống kê thiết bị, phần mềm hỗ trợ việc ứng dụng CNTT
trong nhà trường 5 năm gần đây
Năm học Loại thiết bị | 2015-2016 | 2016-2017 | 2017-2018 | 2018-2019 | 2019-2020 |
Số lượng máy | Số lượng máy | Số lượng máy | Số lượng máy | Số lượng máy | |
Máy tính phòng tin học | 12 | 14 | 16 | 16 | 18 |
Máy tính các phòng hiệu bộ | 1 | 3 | 4 | 5 | 5 |
Laptop của |
8
Trong những năm gần đây, nhà trường đã quan tâm đầu tư nên cơ sở vật chất
phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, truyền thông, cải cách
hành chính trong nhà trường đã có sự thay đổi tích cực. Hiện nay trường đã có 18
máy phục vụ giảng dạy cho học sinh, 05 máy phục vụ cho công tác văn thư, kế
toán và công việc của ban giám hiệu nhà trường. Các máy tính đều được trang bị,
trường phục vụ hoạt động chuyên môn | 1 | 2 | 2 | 3 | 3 |
Máy chiếu | 0 | 1 | 3 | 6 | 6 |
Ti vi thông minh, máy chiếu+ đầu Projector | 0 | 0 | 3 | 4 | 20 |
Mạng Internet | 3 đường truyền | 3 đường truyền | 3 đường truyền | 3 đường truyền | Kết nối đường truyền tới các lớp học |
Phần mềm hỗ trợ dạy học | 0 | 0 | Các phần mềm như Zoom meeting, Meet | ||
Máy tính cá nhân dùng tại nhà có kết nối Internet | 0 | 22 | 22 | 26 | 26 |
Laptop cá nhân giáo viên mang đến trường để dạy học | 0 | 0 | 2 | 15 | 18 |
Hệ thống Camera | 0 | 0 | 0 | 0 | Đầu thu phát và 30 Cam |
9
kết nối Internet để thuận tiện cho công tác quản lý và điều hành các hoạt động.
Tuy nhiên số lượng và chất lượng các trang thiết bị vẫn còn hạn chế, chất
lượng chưa đồng đều, một số thiết bị đã quá cũ nên cũng là một khó khăn cho
việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, truyền thông và cải cách
hành chính như yêu cầu đặt ra.
2.4.Giải pháp 4: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học và quản lý của giáo viên
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản
là dùng máy tính vào công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở
trên lớp mà là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến giảng dạy; liên
quan tới người làm công tác giáo dục; liên quan đến hoạt động nghiên cứu soạn
giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên giảng dạy…
Để giúp giáo viên nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong công tác, nhà
trường thường xuyên tổ chức hội thảo, hội giảng về việc sử dụng phần mềm ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý của giáo viên. Việc nâng
cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường được triển
khai qua một số hoạt động: giáo viên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về Tin học;
dạy học sinh Tin học để học sinh vận dụng những kiến thức đó vào nội dung bài
học cùng giáo viên; thường xuyên cập nhật công nghệ thông tin qua mạng, nhập
điểm, công văn đi đến, qua hòm thư nhóm, khối; soạn giáo án, khai thác dữ liệu
trên mạng, phần mềm quản lí EMIS, cơ sở dữ liệu ngành….
Các giờ dạy thường xuyên được GV tiến hành bằng giáo án điện tử
10
Năm học 2019- 2020 là một năm học thật đặc biệt: năm học diễn ra cùng
với đại dịch Covid-19- một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân
là virus SARS-CoV-2 diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Cuộc đấu tranh với kẻ thù
vô hình Covid 19 đã thay đổi cả thế giới. Trong cuộc chiến này, cả nước đều
gồng mình, kề vai sát cánh chống dịch. Nếu như các chiến binh áo trắng, áo xanh
nơi tuyến đầu chống dịch với tinh thần thép thì dưới mỗi mái trường nói chung và
trường tiểu học Trần Tế Xương thành phố Nam Định nói riêng, các thầy cô giáo
cũng chống dịch theo cách riêng của mình. Để thực hiện tốt nhất các biện pháp
phòng dịch, các em học sinh đã không được đến trường, các cơ quan, công sở,
nhà máy cũng giãn cách dần các hoạt động tập trung. Khi đó các ngành nghề đặc
biệt là ngành giáo dục càng thấy rõ hơn vai trò vô cùng quan trọng của CNTT.
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
và công văn chỉ đạo của các cấp với phương châm “ngừng đến trường nhưng không
ngừng học”, trường tiểu học Trần Tế Xương đã xây dựng kế hoạch dạy học với
nhiều hình thức.
Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh học ở
nhà thông qua các hình thức giao bài tập qua zalo, facebook, gmail… Đến giai đoạn
2, khi nghỉ học dài ngày, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy chương trình mới,
tổ chức cho toàn bộ học sinh nhà trường tham gia học trực tuyến qua phần mềm
zoom, mỗi lớp thực hiện 3 buổi/tuần.
Ngay sau đó, những buổi tập soạn bài, thao giảng diễn ra. Những người
thày lúc này đã trở thành giáo viên hay học sinh cho chính đồng nghiệp của mình
11
qua những bài soạn, bài giảng minh họa. Nhờ những nỗ lực cũng như tinh thần tự
học, chủ động, sáng tạo sau một khoảng thời gian ngắn, gấp rút, tập thể giáo viên
trường tiểu học Trần Tế Xương đã thật sự trở thành những chiến sĩ trên “mặt trận
văn hóa” đầy mới mẻ nhưng cũng nhiều những thách thức ấy.
Các thầy cô giáo cùng PHHS kiến tạo những lớp học hạnh phúc tại gia đình
12
Nhà trường hợp tác với Công ty Viễn thông Vinaphone tập huấn cho 100%
giáo viên các hình thức dạy học trực tuyến qua phần mềm Zoom, E-learning… Một
niềm hạnh phúc và xúc động vô cùng khi chúng tôi được chứng kiến hình ảnh
các thầy cô giáo miệt mài tập huấn công nghệ mới rồi ứng dụng ngay trong dạy
học trực tuyến, bất kể ngày giờ, sớm – khuya. Có lẽ sự tâm huyết, lo lắng với nỗi
lo chung trong mùa đại dịch là các em không được đến trường đã thôi thúc tất cả
giáo viên trong trường không ngừng mày mò, sáng tạo để tạo ra những tiết học
hiệu quả nhất nhưng cũng không kém phần sôi động, hấp dẫn. Nỗi trăn trở, băn
khoăn về một hình thức dạy học mới mẻ, lạ lẫm được xua tan trong từng buổi học
trực tuyến. Trong những ngày đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, những
lớp học hạnh phúc của thầy trò trường Tiểu học Trần Tế Xương đã được kiến tạo
ngay tại gia đình mỗi học sinh.
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa