SKKN Phương pháp xây dựng các tình huống dạy toán có hiệu quả khơi nguồn sáng tạo dạy toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh lớp 4 5
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nội dung môn Toán ở tiểu học được cấu trúc theo nguyên tắc đồng
tâm, các mạch kiến thức được sắp xếp đan xen hợp lý với trọng tâm là mạch
kiến thức số học và quán triệt các tư tưởng của toán học hiện đại, phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của HS tiểu học.
Nguyên lí giáo dục “học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn”
được thể hiện nhất quán trong dạy học toán ở tiểu học. Đặc biệt, đối tượng
Toán học mang tính trừu tượng và khái quát cao, các tri thức toán học có tính
hệ thống và logic chặt. Tư duy của HS tiểu học đang trong giai đoạn “tư duy
cụ thể”, HS bước đầu có khả năng thực hiện phân tích, tổng hợp, trừu tượng
hóa, khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán.
Tuy nhiên, sự phân tích, tổng hợp phát triển không đồng đều, các lập luận
thường là lập luận có lý mà chưa lập luận logic. HS tiểu học dễ thích nghi và
tiếp nhận cái mới nhưng sự tập trung chưa cao, khả năng ghi nhớ và chú ý có
chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ
rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh, HS tiểu học có trí nhớ trực
quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ
Xuất phát từ xu thế trong dạy học hiện nay theo tinh thần đổi mới
phương pháp, vị trí của người giáo viên đã có những thay đổi đáng kể so với
trước kia. Trước đây nhiệm vụ trọng tâm của người thầy là chủ động cung
cấp kiến thức cho học sinh, còn học sinh thụ động tiếp thu kiến thức từ
thầy. Quan sát, theo dõi thầy làm để bắt chước và làm theo. Như vậy một
trong những đổi mới quan trọng nhất hiện nay là trong quá trình dạy học
chúng ta đã nhanh chóng chuyển từ hình thức thầy giảng- trò ghi sang thầy tổ
chức – trò hoạt động. Nói cách khác là dạy học toán cần được tiến hành dưới
dạng tổ chức các hoạt động học tập. Rõ ràng, công việc trọng tâm của người
thầy bây giờ là tổ chức tốt các hoạt động để cho học sinh tự mình tiếp thu, tự
mình chiếm lĩnh kiến thức, thầy chỉ làm công việc trọng tài và hướng dẫn cho
các hoạt động của các em, bổ sung kiến thức cho các em nếu thấy cần thiết.
Hoạt động học tập đã đòi hỏi ở người học tính tự giác tích cực và độc lập,
không ai có thể học tập thay mình. Học sinh không chủ yếu tiếp nhận thông
tin từ phía giáo viên mà chủ động lĩnh hội thông tin, suy nghĩ, tìm tòi, khám
phá các khía cạnh khác nhau của thông tin, sắp xếp lại thông tin. Biết hợp
tác với bạn cùng học để giúp đỡ nhau trong học tập… Hình thành và phát
triển các kỹ năng học tập, phát triển cách học. Chính vì vậy các em sẽ tiếp
thu được kiến thức một cách chủ động, khi vận dụng kiến thức sẽ có nhiều
sáng tạo. Do được tự mình tìm tòi khám phá nên sẽ rèn ở các em tính chủ
động sáng tạo, các em sẽ hiểu sâu nhớ lâu các kiến thức do mình tự tìm ra
hoặc có góp phần cùng các bạn của mình tự tìm tòi kiến thức đó. Thông qua
đó rèn được tính kiên trì, vượt khó khăn và một số phẩm chất tốt của người
học toán như: Tự tin, suy luận có cơ sở, coi trọng tính chính xác, tính hệ
thống,…Về phía giáo viên thì nhanh chóng nắm bắt được khả năng của học
2
sinh để có những thay đổi phù hợp trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy
học cho học sinh từ đó có những tác động phù hợp tới từng cá nhân học sinh.
Đặc biệt nội dung giảng dạy của Tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ
thiết thực cho cuộc sống. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình
thành và phát triển nhân cách học sinh. Tất cả các kiến thức kĩ năng của môn
Toán đều được ứng dụng trong thực tế cuộc sống và rất cần thiết cho người lao
động. Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi
trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong
sản xuất và đời sống. Với vai trò đặc biệt, Toán học trở nên thiết yếu đối với
mọi ngành khoa học, góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng hiện đại và
văn minh hơn. Bởi vậy, việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến
thức Toán học vào thực tiễn là điều cần thiết đối với sự phát triển của xã hội
và phù hợp với mục tiêu của giáo dục. Để dạy học môn Toán có hiệu quả,
người GV không chỉ “truyền thụ” cho HS những tri thức toán học trong
chương trình, mà phải làm cho HS hiểu được những tri thức toán học đó được
bắt nguồn, nảy sinh từ đâu, hoàn thiện như thế nào, toán học có liên hệ và có
ứng dụng vào thực tiễn ra sao?” dạy học Toán ở tiểu học muốn có hiệu quả tốt
yêu cầu phải có những tình huống dạy học hiệu quả ở đó HS được tham gia
các hoạt động trong môi trường tương tác để tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển
năng lực. Việc thiết kế những tình huống dạy học hiệu quả tạo được thói quen
chủ động tìm tòi, khai thác, phát triển, ứng dụng toán học vào cuộc sống sẽ
giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn kiến thức đã học, phát triển tư duy sáng tạo và
tiếp thu tốt những kiến thức mới. Đó là một phong cách học toán tốt, góp phần
tìm kiếm cái mới trong toán học.
II / MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy dạy học môn Toán ở tiểu học bằng
tình huống dạy học (THDH) hiệu quả là một vấn đề còn khá mới mẻ nên cả
giáo viên (GV) và học sinh (HS) đều gặp những khó khăn.
Về phía GV, do chưa có những hiểu biết thấu đáo về THDH hiệu quả,
cách thiết kế và sử dụng, dẫn đến tâm lý ngại thay đổi (nếu có) những THDH
đưa ra còn mang tính hình thức trong giờ học môn Toán phần lớn GV chỉ chú
trọng giảng giải cho HS để HS nắm được kiến thức, kỹ năng, vận dụng làm
bài tập, HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô một cách bị động. GV ít tổ
chức các hoạt động trải nghiệm ở đó HS tự tìm ra kiến thức, kỹ năng trong
môi trường tương tác.
Thực tế giảng dạy cho thấy HS mong muốn được học những vấn đề gần
gũi và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống được tham gia các hoạt động trải
nghiệm cùng các bạn, được chia sẻ những hiểu biết, những thắc mắc của mình
với bạn, với thầy cô, với người thân, được giải quyết các tình huống bằng các
kiến thức, kỹ năng toán học và tích hợp nhiều kiến thức ở các môn học khác,
các hiểu biết ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, những mong muốn này chưa được
GV quan tâm. Thật vậy, thông qua các hoạt động mang tính tích cực như:
3
thảo luận nhóm, tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau đã được thực hiện nhưng
không thường xuyên và ít nhiều mang tính hình thức nên không gây được
hứng thú cho HS; các hoạt động ngoại khóa toán học, trò chơi toán học,… rất
hiếm được tổ chức thực hiện.
Về phương pháp dạy học Toán của giáo viên
GV dạy học Toán chủ yếu tập trung truyền đạt lý thuyết, hướng dẫn làm
bài tập ít chú trọng đến hoạt động thực hành trong học tập cũng như ít quan
tâm đến dạy học phát triển năng lực của HS, GV có tổ chức cáchoạt động tích
cực như thảo luận nhóm, giải quyết các tình huống,… nhưng chưa thường
xuyên và ít nhiều mang tính hình thức. Đặc biệt, các hoạt động ngoại khóa
toán học hầu như không được thực hiện.
Đa số GV đều nhận thấy việc thiết kế một giờ dạy Toán ở tiểu học cần
làm cho HS tự giác, hứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm trong môi
trường tương tác để tìm tòi, phát hiện một phần kiến thức, từ đó nâng cao hiệu
quả day học môn Toán ở tiểu học là cần thiết. Tuy nhiên, cả về động cơ, nhận
thức kỹ năng thiết kế và sử dụng THDH hiệu quả của GV Tiểu học còn những
hạn chế, gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra,
dạy học môn Toán ở tiểu học bằng THDH hiệu quả đặt ra yêu cầu mới về cơ
sở vật chất, phương tiện dạy học, quy mô lớp học… Đó là thách thức không
nhỏ?
Về tình hình học Toán của học sinh
HS tiểu học phần lớn chỉ quen giải quyết những tình huống, bài toán
tương tự, kỹ năng phân tích, phát hiện vấn đề còn yếu (thể hiện ở việc không
có thói quen phân tích, đi sâu tìm ra những gì thuộc về bản chất của tình
huống, bài toán). HS thường giải được các bài toán theo mẫu hoặc thuật toán
đã học chứ chưa biết sử dụng các chiến lược để giải quyết vấn đề. HS tiểu học
cũng không có thói quen giải bài toán bằng nhiều cách rồi tìm cách giải tối ưu
cũng như khái quát cách giải để áp dụng cho các bài toán, tình huống tương tự
nên có thể thấy khả năng đánh giá và mở rộng giải pháp của HS còn yếu.
Trong quá trình hợp tác, HS còn nhút nhát, thiếu tự tin, không mạnh dạn trao
đổi, bảo vệ ý kiến của mình, hoạt động nhóm ít nhiều mang tính hình thức cho
thấy HS còn thiếu và yếu kỹ năng hợp tác. Đồng thời do quen với cách học
tiếp thu kiến thức thụ động, nên gặp trở ngại khi phải tự tìm tòi, phát hiện,
hợp tác, chia sẻ trong việc giải quyết vấn đề đặt ra trong quá trình học tập.
Một số ít HS yêu thích môn Toán là do được thầy (cô), bố mẹ khuyến
khích và giúp đỡ,các em được tham gia các trò chơi toán học, các hoạt động
ngoại khóa , tham gia các hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, dựa vào kết quả
thăm dò và quan sát thực tiễn cho thấy không nhiều HS được tham gia các
hoạt động trên.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là “Làm như thế nào để thiết kế được những THDH
hiệu quả?”, “Sử dụng những THDH đó như thế nào để mang lại hiệu quả tốt
4
nhất?”. Đây là những câu hỏi tôi luôn trăn trở và đi tìm câu trả lời cho việc
dạy học môn Toán của mình.
Từ những suy nghĩ đó cùng với thực tế giảng dạy trong SKKN này tôi
mạnh dạn đưa ra một số “Phương pháp xây dựng các tình huống dạy Toán
có hiệu quả – Khơi nguồn sáng tạo – Dạy toán gắn với thực tiễn cuộc sống
cho học sinh lớp 4-5” nhằm gây hứng thú và tạo cho các em một phong cách
học toán sáng tạo
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán Tiểu học, đối chiếu với thực
tiễn dạy học Toán ở tiểu học tôi cho rằng: Để dạy học hiệu quả, GV cần thiết
kế được những THDH hiệu quả và sử dụng hợp lý trong quá trình dạy học,
xem đó như là một giải pháp căn bản và phù hợp trong bối cảnh đổi mới giáo
dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.
Dạy học hiệu quả là dạy học đảm bảo kết quả tốt của việc học của HS:
Không những phát triển về kiến thức, kĩ năng cơ bản mà còn giúp cho HS
hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của kiến thức; khuyến khích HS hứng thú tích cực
tham gia các hoạt động trải nghiệm, tự học và hợp tác. Từ đó hình thành cho
HS thói quen và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển được
những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề..
Nhờ việc học của HS thông qua các hoạt động thâm nhập và giải quyết
vấn đề những tình huống có tính thực tiễn trong môi trường tương tác nên HS
hứng thú học tập, dễ hiểu và dễ nhớ những vấn đề lý thuyết phức tạp. Thông
qua quá trình phân tích, thảo luận, tìm hướng giải quyết vấn đề nảy sinh trong
tình huống, HS không chỉ tham gia vào việc xây dựng tri thức cho bản thân
mà còn hình thành khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống
thực tiễn; phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp
tác …
Dạy học bằng tình huống thể hiện sự gắn nội dung dạy học với thực tiễn
cuộc sống, hướng đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả dạy học – thể hiện ở
những năng lực cần thiết của HS.
Nhờ tiến hành dạy học thông qua những THDH gắn với thực tiễn (nội bộ
môn học, môn học khác, đời sống) mà dạy học bằng tình huống góp phần
phát triển năng lực liên hệ, vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề
trong thực tiễn đa dạng.
THDH làm cho HS hứng thú học tập thông qua các hoạt động học tập
bằng trải nghiệm, không những kiến tạo được kiến thức, kỹ năng cần thiết mà
còn hình thành thói quen và khả năng tích hợp vận dụng kiến thức vào giải
quyết vấn đề trong thực tiễn tạo điều kiện để HS đạt được những mục tiêu dạy
học với sự tác động phù hợp của GV cũng như các điều kiện dạy học khác.
Như vậy, một THDH hiệu quả lôi cuốn được người học tập trung vào
các hoạt động thực hành hướng tới mục tiêu bài học. Có nghĩa là nhiệm vụ
5
học tập giao cho HS phải thú vị tạo ra được động lực học tập. Tạo môi trường
học tập thân thiện, ở đó mọi ý tưởng đều được tôn trọng. Sự chủ động của HS
thể hiện tính tích cực khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, được đưa ra
những ý tưởng sáng tạo trong môi trường tương tác, tạo cơ hội phát triển
những năng lực cần thiết cho các em.
Với nhũng lý do nêu trên trong quá trình dạy học tôi luôn cố gắng xây
dụng các tình huống dạy học hiệu quả phù hợp với từng tiết, từng bài. Sau
đây tôi xin đưa ra một số ví dụ về “Tình huống dạy học có hiệu quả – Khơi
nguồn sáng tạo – Dạy toán gắn với thực tiễn cuộc sống”
2.1. Tình huống trải nghiệm thực tế tìm ra kiến thức mới.
Tình huống: THDH hiệu quả hình thành kiến thức mới: Bài “Số trung bình
cộng” (trang 26 – SGK Toán 4)
Các kiến thức về số trung bình cộng thuộc mạch kiến thức số học trong
chương trình Toán 4, trước đó HS được trang bị các kiến thức về các phép
tính nhân chia cho số có một chữ số trong phạm vi 100 000.
Mục tiêu: Giúp HS có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng bằng cách
kết nối các thông tin trong báo, đài, …, hiểu được ý nghĩa của số trung bình
cộng trong thực tiễn, từ đó có nhu cầu, hứng thú để tìm ra quy tắc tính số
trung bình cộng của nhiều số. Khuyến khích HS phát triển năng lực vận dụng
toán học vào thực tiễn, năng lực hợp tác, năng lực tư duy logic, năng lực giải
quyết vấn đề.
Tình huống thiết kế: Số trung bình cộng
Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
(1) Cá nhân đọc kỹ thông tin sau:
Sau đợt kiểm tra sức khỏe đầu năm học, phòng y tế nhà trường cho biết
chiều cao trung bình của các HS lớp 4A là 138 cm.
(2) Cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
Các em có thường nghe, nhìn thấy từ in nghiêng trong thông tin trên
không? Ở đâu?
Các em hiểu cụm từ chiều cao trung bình ở thông tin trên như thế nào?
(Giải thích: Trong lớp 4A có những HS cao hơn 138 cm nhưng cũng có
những HS thấp hơn 138 cm, lấy số lượng cao hơn bù cho số lượng ít hơn để
được chiều cao mỗi HS là 138 cm. 138 cm gọi là chiều cao trung bình của
HS lớp 4A và 138 gọi là số trung bình cộng của các số đo chỉ chiều cao của
các HS trong lớp 4A).
(3) Kể tên một số ví dụ trong cuộc sống có liên quan đến tính số trung
bình cộng?
(VD: Tính bình quân thu nhập của mỗi người, sản lượng bình quân trên
một sào ruộng, lượng nước bình quân mỗi người cần uống trong một ngày,
6
lượng lương thực, thực phẩm bình quân mỗi người cần ăn trong một
ngày…Căn cứ vào mức tính trung bình đó để con người điều chỉnh mức chi
tiêu, ăn uống, sinh hoạt, sản xuất phù hợp).
(4) Nhóm (4-5 HS) nhận kẹo từ GV (cá nhân nhận) rồi thảo luận để chia
kẹo sao cho mỗi thành viên trong nhóm được số kẹo bằng nhau.
(GV phát kẹo cho từng nhóm sao cho mỗi HS trong nhóm có số kẹo
khác nhau và tổng số kẹo của thành viên trong nhóm phải chia hết cho số các
thành viên của nhóm).
(5) Đại diện nhóm trình bày cách chia của nhóm mình, nhận xét cách
chia của nhóm bạn. (GV khẳng định, số kẹo mỗi bạn được chia đều gọi là
trung bình cộng số kẹo các bạn được chia).
Thống nhất cách chia nhanh, phù hợp nhất (lấy tổng số kẹo rồi chia cho
tổng số người).
(6) Nhóm thảo luận để viết vào chỗ chấm:
– Nhóm em có ……… bạn.
– Bạn …… được chia……cái kẹo, bạn …. được chia……..cái kẹo……..
– Trung bình mỗi bạn được chia ………… cái kẹo
Để tìm trung bình mỗi bạn được chia………. cái kẹo ta làm như sau:
………………………………………………………………………………………………………
(Phụ lục 1)
(7) Quan sát GV giải thích số trung bình cộng và cách tìm số trung bình
cộng bằng sơ đồ đoạn thẳng.
(8) Nêu quy tắc tìm số trung bình cộng của các số và học thuộc quy tắc.
Tình huống 2: THDH hiệu quả hình thành kiến thức mới: Bài “Diện tích
hình tròn” (Toán 5 – trang 99)
Hình thành công thức tính diện tích hình tròn thuộc mạch kiến thức hình
học, trong chương trình Toán 5. Trước đó HS đã trang bị kiến thức về: diện
tích một hình, hình tròn, bán kính, đường kính, chu vi hình tròn, diện tích các
hình chữ nhật, hình bình hành,.. Vì vậy, cần giúp HS tự tìm ra công thức tính
diện tích tròn từ tình huống gắn với hoạt động thực tế của mình.
Mục tiêu: Giúp HS kết nối các kiến thức về hình tròn, diện tích các hình
đã học cũng như các hoạt động cắt, ghép hình để hình thành được công thức
tính diện tích hình tròn, nắm được ý nghĩa thực tiễn của việc tính diện tích
hình tròn. Khuyến khích HS phát triển năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo,
năng lực học Toán (năng lực tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực mô hình hóa toán học).
Tình huống thiết kế: Hình thành công thức tính diện tích hình tròn
Nhóm (4 HS) thảo luận và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
7
Tìm bán kính, đường kính, chu vi của tấm bìa hình tròn của nhóm.
(mỗi nhóm nhận một tấm bìa hình tròn có bán kính, màu sắc khác nhau có sẵn
tâm)
Nhắc lại cách xác định bán kính, đường kính, cách tính chu vi hình tròn.
Đưa ra các ý tưởng về mối liên quan giữa diện tích hình tròn với các số
liệu: bán kính, đường kính, chu vi hình tròn dưới sự gợi ý của GV.
(Chu vi hình tròn bằng bán kính nhân 2 rồi nhân với 3,14 hoặc đường
kính nhân với 3,14. Vậy diện tích hình tròn có liên quan đến các số liệu: bán
kính, đường kính, chu vi, số 3,14 hay không?)
Tính diện tích tấm bìa hình tròn.
Cắt tấm bìa hình tròn để được các phần bằng nhau (theo đường kẻ đã
phân chia) và ghép các mảnh đó lại thành hình có hình dạng của hình hình
học quen thuộc đã biết cách tính diện tích theo sự hướng dẫn của GV.
(Chẳng hạn, cắt tấm bìa thành 8 phần, 16 phần rồi ghép thành hình có
dạng giống hình bình hành. Cắt tấm bìa thành càng nhiều mảnh thì hình ghép
được càng giống hình bình hành. Do đó, có thể coi diện tích hình ghép được
bằng diện tích hình bình hành
So sánh diện tích hình tròn với diện tích hình bình hành ghép được.
So sánh chiều cao, cạnh đáy của hình vừa ghép được với bán kính,
đường kính chu vi của tấm bìa hình tròn (chiều cao hình bình hành bằng bán
kính hình tròn, đáy bằng nửa chu vi hình tròn).
Tìm mối quan hệ giữa diện tích hình tròn với bán kính của hình tròn đó?
8
Để tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?
Phát biểu quy tắc diện tích hình tròn và viết công thức tính diện tích hình
tròn.
Tính diện tích hình tròn của nhóm mình.
Tình huống 3: THDH hiệu quả hình thành kiến thức mới: Bài “Ôn tập và
bổ sung về giải toán (tiếp theo)” (SGK Toán 5 – Trang 20)
Trước khi học đơn vị kiến thức này, HS đã được học về bài toán liên
quan đến quan hệ tỉ lệ và ý nghĩa thực tiễn của nó. Trong thực tế gặp rất nhiều
bài toán, những vấn đề liên quan đến quan hệ tỉ lệ. Vì vậy, cần thiết phải cho
HS hiểu và nắm được ý nghĩa 2 đại lượng có quan hệ tỉ lệ
Mục tiêu: Giúp HS kết nối các kiến thức về thống kê số liệu, so sánh 2
số gấp (kém) nhau bao nhiêu lần đã học để hình thành khái niệm tỉ lệ , nắm
được ý nghĩa thực tiễn của khái niệm đó thông qua giải quyết tình huống thực
tiễn. Khuyến khích HS phát triển năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng
lực học Toán (năng lực tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô
hình hóa toán học).
Tình huống lựa chọn là tình huống học tập, dữ kiện cho là 2 đại lượng có
liên quan đến gấp lên một số lần, giảm đi một số lần, HS cần tự tìm ra mối
quan hệ giữa hai đại lượng để hình thành khái niệm và vận dụng khái niệm
vào thực tiễn.
Tình huống thiết kế: Làm quen với bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ
Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
(1) Cá nhân giải và trình bày cách giải bài toán sau: Mua 12 quyển vở
hết 24000 đồng. Hỏi mua 30 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?
(2) Cá nhân trả lời các câu hỏi:
Đại lượng số vở và số tiền là 2 đại lượng có mối quan hệ như thế nào
Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ có mấy cách giải? Nêu các cách
giải đó?
(3) Các nhóm (mỗi nhóm 4 HS) thảo luận và giải bài toán sau:
Có 200 người được chia đều thành các nhóm. Hãy hoàn thiện bảng số
liệu:
Số người mỗi nhóm | 5 người | 10 người | 20 người | 40 người |
Số nhóm chia được |
(4) Các nhóm dựa vào bảng số liệu của mình so sánh cặp giá trị được
giao: Số người ở 1 nhóm 10 người với số người ở 1 nhóm 5 người? (gấp 2
lần)
9
Số nhóm 10 người được chia với số nhóm 5 người được chia? (giảm 2
lần)
Nêu nhận xét mối quan hệ giữa số người mỗi nhóm với số nhóm chia
được? (GV khẳng định: Số người mỗi nhóm gấp lên bao nhiêu lần thì số
nhóm chia được giảm đi bấy nhiêu lần. )
Nêu nhận xét về tích của số người mỗi nhóm và nhóm được chia tương
ứng? (đều bằng 200 người)
(5) Lấy VD về bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ trong thực tiễn?
Chẳng hạn : Em hãy tìm hiểu số kg gạo dùng để nấu cơm trong một tuần
của gia đình em. Giả định rằng số gạo dùng mỗi tuần như nhau. Em hãy hoàn
thành bảng sau:
Số tuần | 1 | 2 | 3 | 4 |
Số gạo để nấu cơm (kg ) |
Tình huống 4: THDH hiệu quả hình thành phân số trong bài “Phân số”
(SGK Toán 4 – trang 106)
Bài này là bài đầu tiên dạy về phân số, trước đó đã trang bị cho HS các
khái niệm: một phần của đơn vị, bảng chia các số tự nhiên, sau kiến thức này
HS sẽ được học về phân số bằng nhau, các phép tính về phân số. Vì vậy, cần
giúp HS tự tìm ra khái niệm về phân số từ tình huống gắn với thực tiễn bằng
cách vận dụng kiến thức đã biết.
Mục tiêu là: Giúp HS kết nối các kiến thức: một phần của đơn vị cùng
các hoạt động chia, tô màu để hình thành được các phân số, từ đó nhận biết
phân số: cấu tạo, cách đọc, cách viết. Thông qua các hoạt động trải nghiệm
phát triển năng lực hợp tác, năng lực tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở nội dung trong SGK Toán 4, bổ sung các yếu tố thực tiễn
(mỗi nhóm HS tự lập nên một phân số) để xây dựng nội dung dạy học. Nội
dung này tồn tại vấn đề cần giải quyết đó là phải tìm ra khái niệm phân số
(khái niệm mới) thông qua một tình huống mà GV đưa ra và cần giải quyết
tình huống đó. HS có nhu cầu và tin tưởng có thể lĩnh hội được kiến thức này
bởi vì các em đã biết: Một phần của đơn vị (Chia một vật thành một số phần
bằng nhau và lấy một phần); các bảng chia; các kinh nghiệm thực tế ở các
mức độ khác nhau.
Tình huống thiết kế: Hình thành khái niệm số thập phân
(1) Nhóm đôi thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
Chia hình đã chuẩn bị của nhóm mình thành các phần bằng nhau (GV
yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị sẵn một hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình
tròn bằng giấy trắng).
(2) Tô màu một số phần được chia tùy ý của hình. Chẳng hạn:
10
Hình 1 Hình 2 Hình 3
(3) GV giải thích cách chia, cách đọc, cách viết, cấu tạo của phân số.
(GV làm mẫu trên một hình, chẳng hạn hình 2. Ta nói ta tô màu 4 phần 9
của hình tròn, viết là 4
9
gọi là phân số, mẫu số là 9 chỉ số phần được chia, tử
số là 4 chỉ số phần được tô màu).
(4) Các nhóm đôi trình bày cách làm của nhóm mình, rồi viết, đọc, nêu
cấu tạo của phân số chỉ phần đã tô màu trong hình của mình. (Mỗi nhóm gắn
hình lên bảng, trình bày, viết phân số tương ứng).
(5) GV nhận xét các nhóm đã hình thành được những phân số, yêu cầu
các nhóm nêu nhận xét về cấu tạo của phân số.
(6) Cả lớp đọc thầm nhận xét: Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là
số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch
ngang.
(Hệ thống câu hỏi gợi ý phù hợp giúp HS giải quyết tình huống: 1. Chia
hình của mình thành mấy phần bằng nhau? 2. Tô màu mấy phần? 3. Đã tô
bao nhiêu phần của hình? 4. Nêu phân số vừa lập được? 5. Tử số, phân số
cho ta biết điều gì? 6. Nêu cách viết, cách đọc và cấu tạo của phân số).
Tình huống 5: Luyện tập kiến thức đã học về tỷ lệ bản đồ.
“Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ” (trang 156 – SGK Toán 4)
Bài học nằm cuối chương trình lớp 4, trước bài học HS đã được học tỉ lệ
bản đồ, các đơn vị đo độ dài, có kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng, thực hiện các
phép tính trên số tự nhiên,..Với mục tiêu giúp HS vận dụng tỉ lệ bản đồ để
tìm khoảng cách thật giữa 2 địa điểm, biết tỉ lệ bản đồ và khoảng cách giữa 2
địa điểm trên bản đồ cũng như giúp HS phát triển năng lực. GV cần cho HS
tham gia hoạt động trải nghiệm thông qua tình huống dạy học hiệu quả.
Tình huống thiết kế: Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ thực hiện lần lượt các
hoạt động sau:
(1) Cá nhân viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Tỉ lệ bản đồ | 1: 1000 | 1: 10000 | 1: 500000 |
Độ dài thu nhỏ | 1 dm | 1 cm | 1 mm |
Độ dài thật | …………….dm | …………….cm | …………….mm |
(2) Nhắc lại ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
11
(Tỉ lệ bản đồ cho biết hình vẽ trên bản đồ được vẽ thu nhỏ lại bao nhiêu
lần)
(3) Nhóm (4-5 HS) quan sát bản đồ sau được vẽ theo tỉ lệ 1: 10000 và
hoàn thành phiếu học tập sau trong 15 phút.
Trường học
UBND xã
Hồ Bệnh viện
Bưu điện
(Giả sử khoảng cách trên bản đồ: Từ UBND xã đến Trường học là 7cm;
từ UBND xã đến Bưu điện là 13cm; từ Bưu điện đến Bệnh viện là 10cm; từ
Bệnh viện đến Trường học là 20cm; từ Bưu điện đến Trường học là 17 cm).
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: ……………………………………………………..
1. Viết vào chỗ chấm:
Trên bản đồ, quãng đường từ UBND xã đến cổng trường học đo được
là……………..quãng đường từ UBND xã đến Bưu điện đo được là ………………..;
quãng đường từ Bưu điện đến Bệnh viện đo được là ……..; quãng đường từ
Bệnh viện đến Trường học đo được là …………………………..
2. Trả lời các câu hỏi sau:
Độ dài thật của quãng đường từ UBND xã đến Trường học là bao nhiêu
mét?………………………………………………………………………………………………………
Độ dài thật của quãng đường từ UBND xã đến Bưu điện là bao nhiêu
mét?………………………………………………………………………………………………………
Độ dài thật của quãng đường từ Bưu điện đến Bệnh viện là bao nhiêu
mét?
………………………………………………………………………………………………………
Độ dài thật của quãng đường từ Bệnh viện đến Trường học là bao nhiêu
mét?
………………………………………………………………………………………………………
(Phụ lục 2)
(4) Điền vào chỗ chấm: Muốn tính độ dài thực tế ……………………………..
12
(Muốn tính độ dài thực tế ta lấy độ dài thu nhỏ nhân với số lần thu nhỏ theo tỉ
lệ)
(5) Dựa vào bản đồ ở hoạt động 3 trả lời các câu hỏi sau
Hãy tìm quãng đường ngắn nhất từ Trường học đến Bưu điện?
Hãy tìm quãng đường ngắn nhất từ UBND xã đến Bệnh viện?
(6) Cá nhân hãy khoanh vào kết quả đúng.
Trên bản đồ tỉ lệ 1: 2 500 000, quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh –
Quy Nhơn đo được 27 cm. Tìm độ dài thật của quãng đường Thành phố Hồ
Chí Minh – Quy Nhơn.
a. 67 500 m | b. 6750 km |
c. 675 km | d. 675 000 dm |
Cá nhân suy nghĩ tìm cách giải và giải bài toán sau: Một mảnh đất hình
chữ nhật được vẽ trên bản đồ có tỉ lệ và kích thước như hình vẽ. Tính diện
tích thật của mảnh đất đó?
5 cm
3cm | Tỉ lệ 1: 500 |
Tình huống 6: Bài “Luyện tập” (trang 88 – SGK Toán 5)
Tình huống được thiết kế dựa vào vị trí, mục tiêu của nội dung kiến thức
vận dụng công thức tính diện tích hình tam giác, HS đã biết các đặc điểm của
hình tam giác, biết vẽ đường cao của tam giác và vừa được trang bị công thức
tính diện tích hình tam giác. Mục tiêu: HS biết vận dụng công thức tính diện
tích hình tam giác để tính diện tích các hình tam giác cụ thể, biết vẽ hình tam
giác có diện tích cho trước trên giấy ô ly. Phát triển cho HS năng lực vận
dụng toán học vào thực tiễn, năng lực hợp tác, năng lực tư duy logic, năng lực
giải quyết vấn đề.
Nội dung được xác định từ yêu cầu của mục tiêu và gắn với những tình
huống yêu cầu HS vận dụng nhiều kỹ năng: xác định vẽ đường cao của tam
giác; vẽ tam giác trên giấy ô ly; vận dụng công thức … gây hứng thú học tập
cho HS.
Tình huống thiết kế: Vận dụng công thức tính diện tích hình tam giác.
Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
(1) Nhóm đôi quan sát 4 hình tam giác được vẽ trong lưới ô vuông cạnh
1cm sau:
13
A B C D
Chỉ ra đáy và đường cao tương ứng của 4 tam giác.
Nhận xét về những đường cao và đáy của 4 hình tam giác đó. (Độ dài
đáy 3 cm, chiều cao tương ứng 4 cm).
Tính diện tích các tam giác đó (6 cm2).
Đưa ra nhận xét về 4 hình tam giác này. (4 tam giác này có diện tích
bằng nhau).
(2)Cá nhân hoàn thiện bảng sau:
Hình tam giác | Độ dài đáy | Chiều cao | Diện tích |
Tam giác ABC | 30,5 dm | 12 dm | |
Tam giác MNP | 16 dm | 5,3 m | |
Tam giác EGH | 5 m | 24 dm |
3) Nhóm đôi đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD, và độ dài đoạn AE
rồi tính:
Diện tích hình chữ nhật ABCD. – Diện tích hình tam giác ADC. | A | E | B |
– Tổng diện tích tam giác ADE và
diện tích tam giác BCE.
– Diện tích tam giác EDC
D C
(4) Nhóm (4 HS) tham gia trò chơi: Vẽ hình tam giác có diện tích cho
trước
GV phổ biến luật chơi, làm trọng tài cho cuộc chơi, nhận xét, kết luận
đội thắng, phân tích cách làm đúng, sai của các đội. .
14
Các nhóm (mỗi nhóm 4 HS) được phát một tấm bìa có kẻ lưới ô vuông
1cm và thực hiện trò chơi.
Luật chơi: Mỗi nhóm thảo luận để vẽ các hình tam giác có diện tích 12
cm2 trên mảnh bìa vừa được nhận trong 7 phút. Nhóm nào vẽ được nhiều hình
và đúng thì nhóm đó chiến thắng.
(Gợi ý nếu cần: 1) Mỗi nhóm có những nhiệm vụ gì? 2) Để vẽ tam giác
có diện tích 12 cm2 ta cần biết gì? Chiều cao tương ứng và đáy là bao nhiêu?
3) Nhóm của bạn có thể vẽ được bao nhiêu hình tam giác có diện tích 12 cm2?
4) Ta có thể vẽ được hình tam giác khi biết diện tích của chúng không? Có thể
vẽ được bao nhiêu hình như vậy?)
(Phụ lục 3)
Tình huống 7: Bài ” Luyện tập” (trang 134 – SGK Toán 5)
Tình huống được thiết kế dựa vào vị trí, mục tiêu của nội dung kiến thức
củng cố về xem đồng hồ và cộng, trừ số đo thời gian. Mục tiêu: HS biết phân
biệt được thời gian và thời điểm, củng cố cộng, trừ số đo thời gian. Phát triển
cho HS năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn, năng lực hợp tác, năng lực
tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề.
Nội dung lấy từ SGK và gắn với những tình huống xảy ra trong thực tiễn
đời sống của HS. Tình huống tồn tại vấn đề cần giải quyết đó là cần phải xác
định được các thời điểm, tìm ra phép tính và thực hiện phép tính để tìm ra kết
quả.
Tình huống thiết kế: Cùng nhau giải toán
Thực hiện lần lượt các HĐ sau:
(1) Cá nhân giải bài toán sau:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
12 ngày = | …….giờ | 3,4 ngày= | ……. giờ |
4 ngày 12 giờ = | …….giờ | 1,6 giờ = | …….phút |
2 giờ 15 phút = | …….phút | 2,5 phút = | ……. giây |
(2) Các nhóm (mỗi nhóm 4 HS) thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
Đọc kỹ bài toán: “Một người thợ làm bánh ngọt đến hiệu bánh lúc 6 giờ
50 phút, ông ấy bắt đầu làm bánh lúc 7 giờ 05 phút, những chiếc bánh được
đưa vào lò nướng lúc 7 giờ 35 phút và nướng xong lúc 8 giờ 05 phút. Người
làm bánh để nguội bánh trong vòng 15 phút rồi làm lạnh bánh xong lúc 8 giờ
40 phút. Sau đó ông ấy sắp xếp bánh vào khay và hoàn thành công việc này
lúc 8 giờ 55 phút, tiếp theo ông dọn dẹp căn bếp. Hiệu bánh bắt đầu mở cửa
lúc 9 giờ và đóng cửa vào 11giờ 30 phút”.
b) Trả lời các câu hỏi:
15
Những chiếc bánh được nướng trong bao lâu?
Những chiếc bánh được làm lạnh trong bao lâu?
Người làm bánh có bao nhiêu thời gian để dọn dẹp trước khi hiệu bánh
mở cửa?
Hiệu bánh mở cửa trong bao lâu?
c) Mỗi nhóm đặt một câu hỏi cho các nhóm khác và trả lời câu hỏi nhóm
khác đưa ra.
(3) Tham gia Trò chơi “Ai nhanh tay”
GV phổ biến luật chơi, làm trọng tài cho cuộc chơi, nhận xét, kết luận
đội thắng, phân tích cách làm đúng, sai của các đội. .
Các nhóm (mỗi nhóm 5 HS) được phát một tấm bìa ghi nội dung câu hỏi
và thực hiện trò chơi.
Luật chơi: Mỗi người của nhóm vẽ kim đồng hồ hoặc viết số trên một
mặt đồng hồ tương ứng với câu hỏi rồi đến người tiếp theo làm tiếp, cứ như
vậy đến khi hoàn thành các câu hỏi. Nhóm nào làm đúng nhiều câu hỏi và
trong thời gian nhanh nhất thì đội đó chiến thắng.
Câu hỏi: Vẽ kim đồng hồ hoặc viết số trên mặt đồng hồ cho mỗi thời
gian bắt đầu và thời gian kết thúc
Bắt đầu Kết thúc
a) Lan đi bơi lúc 6 giờ 10 phút và Lan trở về nhà sau 1
1 2
giờ
b) Đoàn tàu SE3 đi từ Hà Nội lúc 10 giờ 5 phút, đến ga Vinh sau 4 giờ
45 phút
16
c) Trận bóng đá bắt đầu lúc 15 giờ 30 phút và kết thúc sau 105 phút.
d) Cô Hương đi chợ lúc 8 giờ 40 phút và về nhà sau 125 phút.
e) Phương đến trường lúc 7 giờ 15 phút và về nhà sau 9 giờ 15 phút.
Tình huống 8: Bài “Luyện tập” (Trang 110 – SGK Toán 5)
Mục tiêu: Củng cố và vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh, diện
tích toàn phần của hình hộp chữ nhật; HS biết vận dụng toán học vào thực
tiễn; Phát triển cho HS năng lực hợp tác, năng lực tư duy logic, năng lựcgiải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. Nội dung xuất phát từ vấn đề rèn kỹ năng
vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp
chữ nhật. Với mục tiêu phát triển năng lực, cần thiết cho HS giải quyết một
tình huống gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống.
Tình huống thiết kế: Ôn tập về diện tích
Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
(1) Cá nhân hoàn thiện bảng và chữa bài theo nhóm đôi:
17
Hình hộp chữ nhật | Chiều dài | Chiều rộng | Chiều cao | Diện tích xung quanh | Diện tích toàn phần |
(1) | 25 dm | 1,5 m | 18 dm | ||
(2) | m | m | m |
5
4
1 3
1 4
Nhắc lại cách làm và nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện
tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
(2) Mỗi nhóm (4 HS) được cung cấp vật hình hộp chữ nhật (cứ 2 nhóm
cho 2 vật như nhau nhưng để vị trí khác nhau) và thực hiện lần lượt các hoạt
động sau:
a) Tìm các kích thước và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần
của vật đó rồi điền vào bảng sau:
Vật của nhóm | Chiều dài | Chiều rộng | Chiều cao | Diện tích xung quanh | Diện tích toàn phần |
(Gợi ý: Đo các cạnh để tìm chiều dài, chiều rộng, chiều cao; Vận dụng
quy tắc để tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của vật)
(3) Các nhóm có các vật mà diện tích xung quanh, diện tích toàn phần
bằng nhau ghép bảng với nhau và để 2 vật gần nhau bằng cách hoàn thiện
bảng sau:
Vật của nhóm | Chiều dài | Chiều rộng | Chiều cao | Diện tích xung quanh | Diện tích toàn phần |
Nêu nhận xét về các vật có diện tích xung quanh, diện tích toàn phần
bằng nhau.
(4) Cá nhân giải bài toán sau và chữa bài theo nhóm đôi: Hãy tính số tiền
cần để sơn bên ngoài một căn nhà hình hộp chữ nhật có chiều dài 10,2 m;
chiều rộng 5,3 m và chiều cao 3,8 m. Biết cửa chiếm 15% diện tích và 1m2
sơn hết 215 000 đồng?
2.2. Tình huống dạy học: Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm để giải
quyết vấn đề – khơi nguồn sáng tạo.
Tình huống 1: Bài “Luyện tập chung” (trang 101 – SGK Toán 5)
Tình huống được thiết kế dựa vào mục tiêu của nội dung kiến thức vận
dụng công thức tính diện tích hình vuông, hình tròn, HS đã biết các đặc điểm
của hình vuông, hình tròn, biết xác định đường kính, bán kính của hình tròn
18
và vừa được trang bị công thức tính diện tích hình hình vuông, hình tròn, có
khả năng sáng tạo, các em luôn tò mò, ham tìm hiểu thế giới xung quanh
Mục tiêu: HS biết vận dụng công thức tính diện tích hình vuông, hình
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa