dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12

SKKN Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục
Luật Giáo dục 2005, điều 5 quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người
học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Nghị quyết số 29 – Ban chấp hành TW Đảng khóa XI cũng đã đặt ra nhiệm vụ: “Đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục”. Nghị quyết chỉ đạo: “Chuyển mạnh quá trình giáo
dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học”. Mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: “ tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng
sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Để đạt được mục tiêu trên, Nghị
quyết đưa ra nhiệm vụ, giải pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
Giáo dục Việt Nam những năm gần đây đang có những đổi mới tích cực,
toàn diện. Bộ môn Ngữ Văn là môn một trong những môn thi bắt buộc với học sinh
THPT cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
2. Xuất phát từ thực tế chương trình và thi cử
Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn trong những năm gần đây tập trung chủ
yếu vào kiến thức của lớp 12. Văn bản đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn 12 tập
trung vào các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1945 hết thế kỉ XX. Số lượng kiến
5
Page 5
thức về tác giả, tác phẩm của giai đoạn văn học này rất lớn, gây áp lực cho cả người
dạy và người học. Do đó để việc ôn tập THPT Quốc gia (năm 2020 là ôn thi Tốt
nghiệp THPT) có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải dạy cho học sinh không chỉ nắm
vững kiến thức của từng tác giả, tác phẩm mà phải biết so sánh điểm giống và khác
nhau giữa các tác giả, tác phẩm đó để khắc sâu kiến thức.
Khảo sát đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn những năm gần đây, ta nhận
thấy Bộ GD&ĐT rất chú trọng đến dạng đề mở, đặc biệt là dạng bài nghị luận so sánh
văn học.
Ví dụ 1: Câu Nghị luận văn học 5 điểm trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ
văn chính thức của Bộ GD&ĐT năm 2018 như sau: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp
của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực của gia đình hàng chài (Chiếc
thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh chị hay liên hệ với sự đối lập giữa
cảnh phố huyện lúc đêm khuya và cảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) để nhận
xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.
Dạng đề:

Phân tích/cảm nhận
(Chươngtrình lớp 12)
Liên hệ
(Chương trình lớp 11)
Để làm rõ..; Từ đó
chỉ ra…; so sánh…

Để giải quyết đề bài này thì HS phải vận dụng tốt thao tác so sánh khi làm bài:
– Trong bước phân tích vấn đề nghị luận chính: So sánh để chỉ ra sự đối lập giữa
vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực của gia đình hàng chài
trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.
– Trong phần liên hệ: So sánh để chỉ ra sự đối lập cảnh phố huyện lúc đêm khuya
và cảnh đoàn tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam.
– Khi rút ra nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả Nguyễn Minh Châu
và Thạch Lam thì HS phải vận dụng thao tác so sánh để chỉ ra điểm giống và khác
nhau trong cách nhìn hiện thực của hai nhà văn.
Ví dụ 2: Câu Nghị luận văn học 5 điểm của đề minh họa thi THPT Quốc gia
môn Văn năm 2019 của Bộ GD&ĐT như sau: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn
Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi
được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị
6
Page 6
cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau,
khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt
nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)
Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự
thay đổi của nhân vật này.
Đây là dạng đề so sánh, kết nối hai chi tiết trong cùng một tác phẩm truyện và
đề bài này hoàn toàn là kiến thức lớp 12. Xét về mức độ, đề nghị luận văn học trong
đề minh họa môn Văn THPT Quốc gia năm 2019 là một đề bài tương đối khó, có tính
phân loại HS. Học sinh muốn làm tốt không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ
bản, thành thạo kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn cần phải tư duy so
sánh, tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú.
Ví dụ 3: Tháng 4 năm 2020, Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo môn Ngữ văn
THPT Quốc gia năm 2020 lần 1, trong đó câu nghị luận văn học 5.0 điểm như sau:
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ
– Tô Hoài).
Tháng Tháng 5 năm 2020, Bộ GD&ĐT đã công bố đề tham khảo khảo môn
Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2020 lần 2 với câu Nghị luận văn học (5.0 điểm):
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
7
Page 7
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sóng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.88)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người
lính trong đoạn thơ trên.
Ta có thể thấy, câu nghị luận văn học ở cả hai đề tham khảo môn Ngữ văn năm
2020 của Bộ GD&ĐT đều chỉ hỏi kiến thức 12, không có ý hỏi nâng cao. Tuy nhiên
để làm tốt đề bài này thì HS vẫn cần vận dụng thao tác so sánh để nêu bật giá trị đoạn
trích truyện/đoạn thơ với các phần khác của tác phẩm; so sánh để chỉ ra điểm mới lạ,
độc đáo của tác giả Tô Hoài, Quang Dũng với các tác giả khác khi cùng viết về một
đề tài người nông dân trước cách mạng/ người lính thời kì chống Pháp
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy đa số, các em đều cho rằng dạng đề
so sánh hay có vận dụng thao tác so sánh là khó và quá sức đối với các em. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn
chưa đưa dạng bài nghị luận so sánh vào giảng dạy cho học sinh (mới chỉ có bài dạy
về thao tác lập luận so sánh), bởi vậy học sinh rất lúng túng khi gặp dạng đề này.
Nhưng nhiều em dù có biết các bước làm dạng đề so sánh nhưng vẫn điểm thấp vì
8
Page 8
kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm của các em rất hạn chế. Một phần do trong
các giờ dạy trên lớp, một bộ phận giáo viên không (hoặc chưa thường xuyên) sử dụng
thao tác lập luận so sánh trong các giờ đọc- hiểu, chưa khai thác văn bản một cách
thấu đáo, chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học. Áp lực về thời gian,
dung lượng kiến thức khiến cho giáo viên chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bản của văn
bản cho học sinh. Bởi vậy, vô hình chung, học sinh học các văn bản văn học một cách
rời rạc mà không có sự kết nối, liên hệ với nhau. Do đó, khi các em bắt gặp các dạng
đề so sánh hoặc liên hệ so sánh, các em không biết xử lí đề ra sao. Đây là điều mà
chúng tôi lấy làm băn khoăn trong quá trình giảng dạy. Làm sao để người dạy tận
dụng được tốt các tiết đọc – hiểu văn bản văn học để trang bị cho học sinh đầy đủ các
kiến thức về các hiện tượng văn học để học sinh có thể xử lí tốt các dạng đề nghị luận
so sánh. Vậy nên chúng tôi mạnh dạn đi nghiên cứu vấn đề này với mong muốn phần
nào giúp cho người giáo viên bớt đi những khó khăn, lúng túng khi rèn luyện cho học
sinh sử dụng thao tác so sánh trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản.
Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Rèn luyện thao tác lập luận so
sánh cho học sinh qua giờ đọc- hiểu văn bản văn học Việt Nam trong chương trình
Ngữ văn 12” làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1. Vai trò của thao tác lập luận so sánh trong dạy học môn Ngữ văn
1.1. So sánh là một thao tác tư duy rất cơ bản. Trong cuộc sống, khi ta tư duy, ta
đã dùng đến thao tác này rất thường xuyên như một phần tất yếu. Văn học cũng là một
lĩnh vực của tư duy, của nhận thức, mang tính đặc thù, cho nên việc sử dụng thao tác
so sánh trong sáng tác và nghiên cứu văn học là một điều hết sức tự nhiên. Từ khi có
văn học, nhất là văn học viết đến nay, các nhà nghiên cứu đã có ý thức so sánh khi tìm
hiểu văn chương, đặc biệt là khi có những hiện tượng song hành trong văn học. Có thể
nhắc đến những hiện tượng song hành tiêu biểu trong văn học Việt Nam: NguyễnTrãi
và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu, Cung Oán Ngâm và
Chinh Phụ Ngâm,…. So sánh các hiện tượng văn chương trở thành một phương pháp
nghiên cứu văn chương. Ở đây chúng tôi không nhắc tới so sánh văn học như một bộ
9
Page 9
môn khoa học mà được hiểu như một phương pháp dạy học, hướng học sinh nhận
diện được tác giả, tác phẩm văn học.
1.2. Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo bốn góc nhìn khác nhau.
Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn”. Thứ
hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích,
bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. Thứ ba, nó được xem
như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như
một kiểu bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm
thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi… ở sách giáo khoa Ngữ văn 12.
Thứ tư, nó được xem như một phương pháp dạy học, hướng học sinh nhận diện được
tác giả, tác phẩm văn học. Ở đề tài này chúng ta nghiên cứu vấn đề ở góc nhìn thứ tư.
1.4. Thao tác so sánh trong đọc – hiểu văn bản yêu cầu thực hiện cách thức so
sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi
tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác
phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác
giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường
phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của thao tác lập luận này là
yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ
đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác
phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong
cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí
giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất
cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo trong các bài văn của
học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các
yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần
có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũngcần phải hợp lí
với năng lực của các em.
2. Thực trạng việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong giờ đọc- hiểu văn
bản văn học của giáo viên hiện nay
Việc vận dụng thao tác lập luận so sánh khi rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho
học sinh không còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, việc vận dụng thao tác này vào quá
10
Page 10
trình đọc- hiểu một tác phẩm văn học ở nhiều trường phổ thông vẫn chưa được chú ý
đến.
Hiện nay, ở nhiều trường phổ thông, tình trạng học sinh (đặc biệt học sinh theo
học khối A và B) thờ ơ, lãnh đạm với môn Văn đang ngày càng trở nên phổ biến.
Nhiều tác phẩm rất đặc sắc nhưng vẫn không thu hút được các em. Thậm chí, bút kí
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đặc sắc như vậy nhưng vẫn có những em học sinh
(thậm chí học sinh khối D) không thích nên không đọc lần nào. Trong chương trình
Ngữ văn 12 (chương trình cơ bản), “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) là một bài
thơ hay và khó. Cái khó này có lẽ bắt nguồn từ nhiều lí do: chính tác giả Thanh Thảo
cũng là một cái tên khá “lạ” đối với học sinh; Phê đê ri cô Garxia Lorca – nghệ sĩ,
chiến sĩ ưu tú của đất nước Tây Ban Nha xa xôi cũng khiến các em khó đồng cảm;
cuối cùng, thể thơ tự do, mang xu hướng tượng trưng, siêu thực với rất nhiều hình
ảnh mang tính biểu tượng, ẩn dụ khiến các em càng khó tiếp cận hơn. Với những sáng
tác như vậy, nếu người dạy không cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết về
con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo cũng như
Lorca; không so sánh với nghệ thuật miêu tả tiếng đàn Thúy Kiều trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du, nghệ thuật miêu tả tiếng đàn người kĩ nữ của Bạch Cư Dị trong
“Tì bà hành” thì không thể nhận thấy sự độc đáo, khác biệt. Trong sự liên tưởng của
Nguyễn Du, Bạch Cư Dị, tiếng đàn là phương tiện biểu hiện nỗi lòng, còn trong liên
tưởng của Thanh Thảo, bản thân tiếng đàn là một sự sống , một sinh thể cũng bị tổn
thương và “chảy máu” như chính con người. Đây cũng là một cách liên tưởng rất tự
nhiên và tất yếu từ thực tế cuộc đời Lorca (bị bắn chết tàn bạo rồi ném xác xuống
giếng). Song quan trọng hơn, cách liên tưởng ấy của Thanh Thảo cho thấy một quan
niệm của nhà thơ về nghệ thuật: nghệ thuật (tiếng đàn của Lorca) phản ánh cuộc sống
và khi hấp thụ vào mình cái phong phú của cuộc sống thì bản thân nó cũng trở thành
một sinh thể có sự sống, có linh hồn…..
Rõ ràng tác phẩm văn học dù có hay đến đâu nhưng người GV không có
phương pháp giúp HS tiếp cận đúng thì giá trị của tác phẩm đó sẽ mãi chỉ nằm trên
trang giấy mà không thể nào chạm đến trái tim của người học. Chính vì vậy, những
giáo viên dạy Văn chúng tôi rất trăn trở, luôn mong muốn tìm ra một phương cách nào
11
Page 11
đó để thu hút các em, mong các em tự nguyện đồng cảm với nhà văn, với thầy cô
trong mỗi giờ đọc- hiểu.
Để tạo hứng thú cho học sinh khi học văn, giúp các em có cái nhìn đa chiều,
sâu sắc hơn về một tác phẩm văn học, người dạy rất cần sử dụng thao tác lập luận so
sánh trong giờ đọc- hiểu văn bản văn học. Với sự kết hợp thao tác lập luận này với các
thao tác còn lại, học sinh không chỉ thấy được nội dung và hình thức nghệ thuật của
tác phẩm, mà quan trọng hơn, học sinh còn thấy được nét riêng biệt, sự độc đáo của
nhà thơ, nhà văn trong việc nhận thức và phản ánh cuộc sống. Trên cơ sở đó, học
sinh sẽ biết sử dụng hợp lí và thành thạo thao tác lập luận so sánh trong quá trình tạo
lập văn bản nghị luận.
Để có thêm cơ sở nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành điều tra khảo sát bằng phiếu
khảo sát đối với giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn của trường THPT Trần Nhân
Tông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Kết quả thu được như sau:
Tổng số giáo viên được lấy ý kiến: 05 người.
Bảng 1: Thực trạng việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong giờ đọc- hiểu
văn bản văn hoc của giáo viên.

Số
TT
Nội dung câu hỏiPhương án
lựa chọn
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Ghi
chú
1Theo thầy (cô), có cần
thiết phải sử dụng thao
tác lập luận so sánh
trong giờ đọc- hiểu văn
bản không?
A. không cần thiết00
B. có cần thiết360%
C. rất cần thiết240%
2Trong các giờ đọc
hiểu văn bản văn học,
thầy (cô) có sử dụng
thao tác lập luận so
sánh không?
A. không sử dụng00%
B. không thường
xuyên sử dụng
360%
C. luôn luôn sử
dụng
240%
3Theo thầy (cô), họcA. không hứng thú00

12
Page 12

sinh có hứng thú với
giờ đọc- hiểu văn bản
văn học sử dụng thao
tác lập luận so sánh
không ?
B. hứng thú120%
C. rất hứng thú480%
4Theo thầy (cô), nguyên
nhân khiến cho nhiều
thầy (cô) chưa (chưa
thường xuyên) sử dụng
thao tác lập luận so
sánh trong giờ đọc
hiểu văn bản văn học
là?
A. phải đầu tư
nhiều trí lực, thời
gian
120%
B. chương trình
còn nặng, thiếu
thời gian
240%
C. cả A và B240%
5Thầy (cô) có thường
xuyên kiểm tra việc sử
dụng thao tác lập luận
so sánh trong các bài
tâp của học sinh
không?
A. không00
B. thỉnh thoảng360%
C. thường xuyên240%

Kết quả điều tra trên cho thấy một thực tế trong các giờ đọc – hiểu văn bản văn
học hiện nay: khoảng 50% giáo viên thấy việc vận dụng thao tác so sánh vào giờ đọchiểu là cần thiết ; khoảng 80% giáo viên thấy học sinh rất hứng thú với giờ học này.
Song, rất ít giáo viên, rất ít giờ đọc-hiểu văn bản văn học sử dụng thao tác lập luận so
sánh. Nguyên nhân khách quan là do: chương trình, kiến thức còn nặng. Đối với các
thầy (cô) dạy học sinh các lớp khối C, D luôn phải “gồng mình”, chạy đua với thời
gian trong mỗi tiết học. Nếu có “cảm hứng” giảng giải, luận bình sâu sắc một chút, lập
tức thiếu thời gian, giờ hết mà bài chưa hết. Nguyên nhân thứ hai: phải đầu tư nhiều
thời gian, công sức nên nếu thầy (cô) chưa thực sự say mê, tâm huyết với công việc
thì rất khó có thể thực hiện. Nguyên nhân cuối cùng thuộc về phía chủ quan người
13
Page 13
dạy: một số thầy (cô) chưa thường xuyên theo dõi trên các phương tiện thông tin đại
chúng để nắm bắt kịp thời những yêu cầu đổi mới của Bộ giáo dục về phương pháp
giảng dạy, ra đề, kiểm tra đánh giá. Vì vậy, họ vẫn chưa thấy được sự cần thiết phải
thay đổi phương pháp giảng dạy trong các giờ đọc – hiểu văn bản văn học (cung cấp
kiến thức và kĩ năng).
3. Thực trạng việc sử dụng thao tác lập luận so sánh của học sinh trong quá
trình tạo lâp văn bản nghị luận
Về phía học sinh, chúng tôi tổ chức cho các em làm một bài kiểm tra trong
khoảng 15 phút với yêu cầu: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, vận dụng kết hợp
thao tác lập luận phân tích, bình luận và so sánh) nói lên cảm nhận của em về khổ thơ
sau:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
(Sóng- Xuân Quỳnh – SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2009)
Kết quả thu được như sau:
Số lượng học sinh làm bài kiểm tra : 179 học sinh (khối 12)
Bảng 2: Thực trạng việc sử dụng thao tác lập luận so sánh của học sinh trong
quá trình tạo lập văn bản nghị luận (phản ánh qua điểm số):

LớpSĩ số9-108- 76- 54- 32- 0
SL%SL%SL%SL%SL%
12A13200515,61856,3618,839,3
12A228007251657,1310,727,2
12A3320039,41753,1825412,5
12A42800414,31553,6517,9310,7
12A52600415,41765,4415,413,8
12A63300515,22060,6515,239,0
Tổng179002815,610357,53117,3179,6

14
Page 14
Qua bài kiểm tra ngắn, chúng tôi thấy: đa số học sinh mới chỉ dừng lại ở việc
phân tích cách sử dụng cặp từ trái ngược: “dữ dội”- “dịu êm”; “ồn ào”- “lặng lẽ”; hình
ảnh ẩn dụ: “sóng”, “sông”, “bể”. Từ đó, các em đi đến bình luận: diễn biến tâm lí
phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu, khát khao tình yêu mãnh liệt, quan
niệm tình yêu hiện đại… Có khoảng gần 14 % số lượng học sinh biết so sánh quan
niệm tình yêu của người con gái trong thơ Xuân Quỳnh với người con gái trong xã hội
phong kiến. Tuy nhiên, các em chưa nhấn mạnh được điều mới mẻ trong ý thơ của
Xuân Quỳnh: khi “Sông không hiểu” thì sóng dứt khoát “tìm ra tận bể”. Đặt ý thơ vào
bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ trước, rõ ràng, Xuân
Quỳnh là người có tư tưởng tiến bộ vượt thời đại. Bà đưa đến một tư tưởng mang giá
trị nhân văn: trong tình yêu, người con gái có quyền và sẵn sàng vượt qua mọi giới
hạn để đi tìm cho mình một tình yêu đích thực. Không một thế lực nào, tôn giáo, lễ
giáo nào có thể cản được bước chân của người con gái dám sống hết mình cho tình
yêu.
Như vậy, rất nhiều em chưa nhận thức được một cách nghiêm túc vấn đề cần
phải sử dụng thao tác lập luận so sánh khi viết dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ.
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số phương diện
so sánh trong giờ đọc- hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, tạo hứng thú
cho học sinh, từ đó tạo cơ sở cho các em thói quen và sử dụng thành thạo thao tác lập
luận so sánh trong bài văn nghị luận.
II. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Giải pháp 1: Một số vấn đề lí luận
1. So sánh và thao tác lập luận so sánh
1.1. Khái niệm về thao tác
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì thao tác được
định nghĩa như sau: “Thực hiện những động tác nhất định để làm một việc gì đó trong
sản xuất” [ tr.917].
Trong tâm lí học, thao tác được xem là hệ thống những hành động trong tư
duy. Thao tác chính là cốt lõi của các cách thức hành động bị quy định và phụ thuộc
15
Page 15
chặt chẽ bởi phương tiện, điều kiện cụ thể. Thao tác là một yếu tố không thể thiếu
được trong hoạt động của con người. Nó nảy sinh từ nhu cầu hành động của con
người. Nhu cầu ấy chi phối tới việc xác định hành động như thế nào để đạt được
những mục đích cụ thể, hành động đó nhằm đạt được những nhiệm vụ gì. Thao tác là
cách để làm nên nội dung hành động. Vì vậy, nó là yếu tố có tính chất cơ động, kĩ
thuật, có thể lắp ghép trong các chuỗi hành động miễn sao nó phù hợp với mục đích
thực hiện hành động đó.
1.2. Cách hiểu về so sánh
So sánh là một thao tác của hoạt động tư duy lôgíc nhằm giúp con người tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt khi đưa đối tượng này ra đối chiếu với đối tượng
khác dựa trên một tiêu chí nào đó, từ đó nhận thức sâu sắc và làm nổi bật đối tượng.
Cuốn Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về so
sánh là: “nhìn vào cái này để thấy cái kia, để thấy sự giống và khác nhau hoặc sự hơn
kém” [ tr.861].
Cuốn Phong cách học Tiếng Việt hiện đại của tác giả Hữu Đạt cũng đưa ra khái
niệm so sánh là việc “đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất
định nhằm tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng”[ tr.294].
Như vậy, các cách hiểu về so sánh đều có quan điểm chung về so sánh là để thấy
sự giống và khác nhau của các sự vật, hiện tượng, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị của
mỗi sự vật, hiện tượng.
Như vậy so sánh là thao tác lôgic dùng để rút ra các phán đoán, nhận xét để nhận
thức đối tượng được cụ thể. Và để so sánh, người ta phải dựa trên cùng một tiêu chí,
nếu khác tiêu chí, so sánh sẽ trở nên khập khiễng, thiếu sức thuyết phục, từ đó dễ dẫn
đến nhận xét, đánh giá sai lệch.
1.3. Thao tác lập luận so sánh
Thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu
cầu kỹ thuật nhất định. Thao tác lập luận là quá trình triển khai lí lẽ một cách lô gic
nhằm phát hiện thêm một chân lí mới từ chân lí đã có.
Có 6 loại thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ,
so sánh.
16
Page 16
Thao tác lập luận so sánh là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối
tương quan với đối tượng khác. Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên
cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
2. Đọc – hiểu văn bản văn học
2.1. Đọc- hiểu văn bản là gì?
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng: “Đọc- hiểu là một khái niệm khoa
học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực
văn của người đọc”. “Đọc- hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”.
Còn với Giáo sư Trần Đình Sử: “Đọc- hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc
đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn
nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”.
Như vậy, đọc – hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản
thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc- hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu
được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông
điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật.
Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn
chương (nghệ thuật ngôn từ), phương pháp dạy học Văn thay bằng khái niệm “Đọchiểu văn bản”.
Đọc- hiểu có ba khâu: một là đọc- hiểu ngôn từ (chữ, từ, câu, đoạn, văn bản);
hai là đọc- hiểu hình tượng như là cái biểu đạt và ba là hiểu ý nghĩa như là cái được
biểu đạt. Dạy khâu một có những phương pháp khác với dạy khâu hai và trọng tâm
dạy đọc văn là ở khâu ba. Nhiều trường hợp đọc hiểu cả mà vẫn không hiểu được ý
nghĩa biểu đạt của văn bản. Ba khâu này không tách rời nhau, không hiểu khâu một
thì không có khâu hai, không có khâu hai thì không có khâu ba. Đọc- hiểu khâu ba
phải vận dụng nhiều phương pháp đặc thù.
2.2. Vai trò của thao tác lập luận so sánh trong giờ đọc- hiểu văn bản văn học
Nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm văn học được thể hiện bằng một hình
thức nghệ thuật nhất định, bằng một ngôn ngữ văn chương nhất định. Cho nên, phải
bám sát văn bản ngôn từ, kết hợp một cách nhuần nhuyễn việc phân tích nội dung tư
tưởng với phân tích nghệ thuật, để chỉ ra cái hay cái đẹp mà đánh giá tác phẩm.
17
Page 17
Muốn chỉ ra cái hay cái đẹp để đánh giá tác phẩm cả về mặt nội dung cũng như
hình thức, để người nghe có được cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc hơn về một tác phẩm
văn học, rất cần sử dụng thao tác so sánh, đối chiếu trong quá trình phân tích. Trong
một giờ đọc- hiểu văn bản trên lớp, ngoài các kỹ năng như đọc diễn cảm, đọc để lấy
không khí, khơi gợi hứng thú của người học kết hợp sử dụng các thao tác lập luận:
giải thích, phân tích, bình luận….. thì một trong những thao tác đưa lại một hiệu quả
nhất định trong quá trình giảng dạy, phân tích một tác phẩm văn học chính là thao tác
so sánh đối chiếu.
Giải pháp 2: Đề xuất một số phương diện so sánh trong giờ đọc – hiểu văn
bản văn học
1. Mục tiêu và yêu cầu khi sử dụng thao tác lập luận so sánh trong giờ đọchiểu văn bản
1.1. Mục tiêu
Trong giờ đọc- hiểu, tùy từng văn bản mà giáo viên nên sử dụng một cách linh
hoạt thao tác lập luận so sánh để đưa đến những hiệu quả nhất định. So sánh để hiểu
hơn về đối tượng đang nghiên cứu. So sánh để thấy được điểm giống và khác nhau
giữa các tác phẩm, qua đó giúp học sinh nhận ra nét đặc sắc của mỗi tác giả trong việc
cảm nhận và phản ánh cuộc sống. So sánh để hình thành cho học sinh thói quen và kĩ
năng trong đọc- hiểu và giải quyết các dạng bài nghị luận so sánh văn học (hoặc xã
hội).
1.2. Yêu cầu
Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra, giáo viên và học sinh cần lưu ý một số
vấn đề trong quá trình vận dụng thao tác so sánh trong giờ đọc – hiểu văn bản:
– Phải so sánh các đối tượng trên cùng một tiêu chí bình diện để chỉ ra điểm
giống, khác nhau, tránh khập khiễng.
– Phải chỉ ra và lí giải được nguyên nhân dẫn đến sự giống và khác nhau đó.
– So sánh trong giờ đọc – hiểu văn bản nhằm khắc sâu kiến thức văn bản cho
học sinh, giúp học sinh thấy được sự kế thừa, đổi mới của mỗi giai đoạn văn học; nét
riêng, sự độc đáo của mỗi tác giả trong cùng một đề tài, một giai đoạn văn học; sự
chuyển biến về tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của một tác giả qua các giai đoạn
18
Page 18
sáng tác; nét riêng, sự mới mẻ của mỗi tác giả trong cách cảm nhận và phản ánh hiện
thực cuộc sống; so sánh các chi tiết nghệ thuật, các câu thơ (đoạn thơ), các câu văn
(đoạn văn), các nhân vật trong các tác phẩm khác nhau của một tác giả hoặc nhiều tác
giả để hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm, thái độ của tác giả đối với cuộc sống
và nghệ thuật….
1.3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Thứ nhất, do thời gian mỗi tiết học có hạn nên trong mỗi bài học, GV cần xác định
các nội dung có thể tổ chức hoạt động tương tác tốt nhất để rèn luyện thao tác lập luận so
sánh cho HS.
Thứ hai, để câu trả lời của HS có chất lượng, không lãng phí thời gian trống trên lớp,
GV có thể giao trước HS chuẩn bị các nội dung thảo luận có sử dụng thao tác lập luận so
sán về các đơn vị kiến thức liên quan đến bài.
Thứ 3, để thực hiện được thành công sáng kiến người giáo viên cần:
– Có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, kiên trì bền bỉ rèn luyện học sinh.
– Nhiệt tình trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh.
– Trong giờ dạy cần phát huy hết khả năng của mỗi học sinh, tạo cơ hội cho các
em được đứng trước tập thể để thể hiện mình, góp phần nâng cao khả năng giao tiếp,
ứng xử.
– Sau giờ học kiểm tra bài tập đọc hiểu kết hợp với tự luận góp phần củng cố
kiến thức cho học sinh.
Để có thể hướng dẫn tốt học sinh thực hiện nhuần nhuyễn thao tác so sánh trong
giờ đọc – hiểu văn bản văn học, đòi hỏi giáo viên phải ở trên học sinh một tầm, tức là
người dạy phải có kiến thức chuyên môn vững vàng về văn học sử, về tác phẩm,
phong cách nghệ thuật của tác giả và phải có năng lực khái quát tổng hợp vấn đề cao.
Trong quá trình dạy học và hướng dẫn học sinh, sẽ có những tình huống học sinh
tranh cãi khi so sánh các hiện tượng văn học, giáo viên phải biết dẫn dắt học sinh đến
đáp án đúng đắn nhất.
Trong quá trình đọc – hiểu văn bản văn học, nếu chúng ta biết chọn và đưa ra các
câu hỏi có vấn đề, biết cách khơi gợi hứng thú cho học sinh không chỉ giúp các em
củng cố được thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát nâng cao vấn đề mà còn
là cơ hội để các em biết xâu chuỗi và vận dụng một cách nhuẫn nhuyễn các kiến thức
19
Page 19
đã học, phát huy năng lực sáng tạo của các em, góp phần nâng cao kĩ năng làm bài
văn nghị luận văn học.
2. Một số phương diện so sánh trong giờ đọc- hiểu văn bản văn học
2.1. So sánh đối chiếu hai nền văn học, hai thời kỳ văn học để thấy được sự
giống nhau, kế thừa và phát triển, đổi mới của mỗi giai đoạn văn học

STTTên tác
phẩm so
sánh
Tên tác phẩm
được so sánh
Sự kế thừaĐổi mới
1Tuyên
ngôn độc
lập.
(Nguyễn
Ái Quốc)
– Nam quốc
sơn hà- tương
truyền của Lí
Thường Kiệt
– Bình Ngô đại
cáo- Nguyễn
Trãi.
– Tuyên bố độc
lập.
– Khẳng định chủ
quyền dân tộc.
– Căn cứ pháp lí.
– Cuộc tranh luận ngầm với
thực dân Pháp và đặc biệt
là các nước đang chuẩn bị
xâm lược nước ta: Anh,
Mĩ…
– Căn cứ pháp lí: dựa vào
tuyên ngôn của Pháp, Mĩ.
– Từ quyền con người, Bác
suy rộng ra thành quyền
dân tộc.
2Tây Tiến
Quang
Dũng
– Thuật hoài
Phạm Ngũ
Lão.
– Chinh phụ
ngâm khúc-
Đoàn Thị
Điểm
– Yêu nước.
– Hình ảnh đẹp
và trang trọng.
Người lính ra đi từ thủ đô
Hà Nội: hào hùng, hào hoa,
lãng mạn (vẻ đẹp bi tráng).
3Đất
Nước
Nguyễn
Khoa
Điềm.
– Nam quốc
sơn hà- Lí
Thường Kiệt.
– Thuật hoài
Phạm Ngũ
Lòng yêu nước,
ý chí quyết tâm
đánh giặc để bảo
vệ Tổ quốc.
– Đất Nước của Nhân Dân,
Đất Nước “nhuốm màu”
văn hóa dân gian.
– Đất Nước là “máu
xương” của mỗi người nên

20
Page 20
2.2. So sánh đối chiếu hai khuynh hướng văn học(Văn học trung đại – văn học hiện
đại;văn học trước cách mạng 1945 – văn học sau cách mạng 1945,… )

STTTên tác
phẩm so
sánh
Tên tác
phẩm được
so sánh
Điểm giống và khác nhau
1Đàn ghi ta
của Lorca-
– Đọc Tiểu
Thanh kí-
– Giống nhau: tiếng nói tri âm.
– Khác nhau:
Lão.“anh và em” phải có trách
nhiệm dựng, sẵn sàng hi
sinh bảo vệ Tổ quốc.
4Sóng
Xuân
Quynh
– Một số bài
Ca dao yêu
thương, tình
nghĩa.
– Một số bài
thơ sáng tác
trong thời kì
Thơ mới:
Tương tư,
Tương tư
chiều, ..
Nỗi nhớ trong
tình yêu, da diết,
mãnh liệt.
– Tình yêu của người con
gái vừa hiện đại, vừa
truyền thống.
– Tâm trạng của người con
gái khi yêu hiện ra với đủ
cung bậc, chủ động bày tỏ
khát vọng mãnh liệt khi
yêu. Ước ao được hóa
thành sóng để bất tử hóa
tình yêu.
5Đàn ghi
ta của
Lorca
Thanh
Thảo
– Đọc Tiểu
Thanh kí-
Nguyễn Du.
– Kính gửi cụ
Nguyễn Du
Tố Hữu.
Tiếng nói tri âm– Ngưỡng mộ, tri ân một
người nghệ sĩ có tài năng,
nhân cách mà phải chịu
một số phận oan khuất.
– Sự đổi mới trong cách
diễn đạt: tự do, không viết
hoa đầu dòng, sử dụng
nhiều hình ảnh biểu tượng,
ẩn dụ…

21
Page 21

Thanh ThảoNguyễn Du.
– Kính gửi
cụ Nguyễn
Du- Tố
Hữu.
+ Đọc Tiểu Thanh kí: sự đồng cảm của những
người “phong vận kì oan” trong xã hội phong
kiến (tài tử đa cùng, hồng nhan đa truân).
+ Kính gửi cụ Nguyễn Du: cảm quan của hậu
thế: đồng cảm với cuộc đời của Thúy Kiều;
biết ơn, trân trọng tấm lòng và tài năng của
Nguyễn Du.
+ Đàn ghi ta của Lorca: ảnh hưởng từ thơ siêu
thực, tượng trưng, thơ tự do….Nỗi niềm tâm sự
được bộc lộ kín đáo, có phần độc đáo, lạ lùng
đối với người tiếp cận.
2Vợ chồng A
Phủ- Tô
Hoài
– Chí Phèo,
Lão Hạc,
Đời thừa
Nam Cao.
– Tắt đèn
Ngô Tất Tố.
– Kép Tư
Bền
Nguyễn
Công Hoan.
– Những tác phẩm viết trước Cách mạng tháng
Tám/1945: nhà văn có cái nhìn bế tắc về cuộc
sống.
– Vợ chồng A Phủ: thuộc khuynh hướng
HTXHCN: nhà văn tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng nên có cái nhìn tích cực, lạc quan về
cuộc sống và tương lai.
3Vợ nhặt
Kim Lân
– Chí Phèo,
Lão Hạc,
Đời thừa
Nam Cao.
– Tắt đèn
Ngô Tất Tố.
– Kép Tư
Bền
Nguyễn
Công Hoan.
– Những tác phẩm viết trước Cách mạng tháng
Tám/1945: nhà văn có cái nhìn bế tắc về cuộc
sống.
– Vợ nhặt: thuộc khuynh hướng HTXHCN:
nhà văn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
nên có cái nhìn tích cực, lạc quan về cuộc sống
và tương lai.

22
Page 22
2.3. So sánh đối chiếu để thấy sự giống và khác nhau trong sự sáng tạo của mỗi
nhà văn ở cùng một đề tài, trong một giai đoạn văn học

STTTên tác
phẩm so
sánh
Tên tác
phẩm
được so
sánh
Điểm giống và khác nhau
1Tây Tiến –
Quang
Dũng
– Đồng
chí- Chính
Hữu.
– Nhớ-
Hồng
Nguyên.
* Giống nhau: người lính chống Pháp qua sự
kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn.
* Khác nhau:
+ Đồng chí, Nhớ: người lính ra đi từ nông
thôn, vốn là người nông dân chân chất, mộc
mạc; quê hương nghèo đói..
+ Tây Tiến: Người lính vốn là học sinh, sinh
viên ra đi từ thủ đô Hà Nội, mang vẻ đẹp hào
hùng, hào hoa, đậm chất bi tráng, mang dáng
dấp của tráng sĩ thuở trước “nhất khứ hề bất
phục phản”.
2Đoạn trích
Đất nước
Nguyễn
Khoa Điềm
– Đất
nước, Việt
Nam quê
hương ta
Nguyễn
Đình Thi.
– Tổ quốc
bao giờ
đẹp thế
này
chăng?-
Chế Lan
Viên.
* Giống nhau: Đề tài đất nước.
* Khác nhau:
+ Đất nước của NĐT: viết về ĐN trong thời
gian, không gian cụ thể (mùa thu ở Việt Bắc,
trong kháng chiến chống Pháp), bút pháp
tráng ca. Việt Nam quê hương ta: cảm nhận
về đất nước qua chiều rộng của không gian…
+ Đất Nước của NKĐ: viết về ĐN (viết hoa)
trong suốt chiều dài lịch sử 4 nghìn năm dựng
và giữ nước; trong bề rộng không gian (Bắc,
Trung, Nam), trong chiều sâu văn hóa dân tộc
(văn học dân gian, phong tục tập quán, truyền
thống yêu nước, đạo lí…); chất trữ tình- chính

23
Page 23

– Ta đi tới
– Tố Hữu.
luận…
+ Chế Lan Viên viết về lịch sử đất nước với
tên tuổi của các triều đại, danh nhân văn hóa;
Nguyễn Khoa Điềm lại nhắc đến công lao của
những con người vô danh, bình dị; Nguyễn
Khoa Điềm nhìn nhận về công lao của Nhân
Dân (viết hoa): đánh giặc, dẹp nội thù, truyền
lại cho thế hệ sau mọi giá trị vật chất và tinh
thần….
3Vợ chồng A
Phủ- Tô
Hoài
Vợ nhặt
Kim Lân
* Giống nhau: Nỗi khổ của người phụ nữ
trước Cách mạng tháng Tám.
* Khác nhau:
+ Nhân vật người vợ nhặt: không có tên, bị
cái đói hành hạ: xấu xí từ ngoại hình đến lời
nói, hành động; không nhà không cửa, không
người thân thích, lang thang, phiêu dạt khắp
nơi…
+ Mị: bị biến thành con dâu gạt nợ, bị vắt kiệt
sức lao động, bị tiêu diệt tinh thần phản
kháng, khát vọng sống….
4Việt Bắc
Tố Hữu
– Bên kia
sông
Đuống
Hoàng
Cầm.
– Đất
nước
Nguyễn
Đình Thi.
* Giống nhau: tình yêu quê hương đất nước.
* Khác nhau:
Việt Bắc mang âm hưởng của những khúc hát
giao duyên. Giọng điệu ngọt ngào, thương
mến. Kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn. Tính dân tộc đậm đà: thể
thơ lục bát; đạo lí uống nước nhớ nguồn; ân
nghĩa, thủy chung…

24
Page 24
2.4. So sánh đối chiếu để thấy những chuyển biến của một cây bút trong một đề tài
nhưng viết ở nhiều thời điểm khác nhau

STTTên tác
phẩm so
sánh
Tên tác
phẩm được
so sánh
Sự chuyển biến
1Người lái đò
sông Đà-
Nguyễn
Tuân
Một số
truyện ngắn
trong tập
“Vang bóng
một thời”
(1940)
Nguyễn Tuân vẫn là nhà văn của chủ nghĩa
duy mĩ. Tuy nhiên, trước Cách mạng, ông
say sưa ca ngợi cái đẹp trong quá khứ, cái
đẹp ở những con người phi thường, những
nhân vật lí tưởng. Sau Cách mạng, Nguyễn
Tuân say sưa, hồ hởi ca ngợi cái đẹp của
quê hương, đất nước; cái đẹp có trong
những con người bình thường, gần gũi với
cuộc sống.
2Đàn ghi ta
của Lora
Thanh Thảo
Những sáng
tác trước
1975 của
Thanh Thảo:
Thử nói về
hạnh phúc,
Một người
lính nói về
thế hệ mình,
Những
người đi tới
biển, Dấu
chân qua
trảng cỏ…
Thanh Thảo vẫn là nhà thơ của “nghĩa khí,
của “chất người” lấp lánh. Ông vẫn đam mê
đi tìm “chất người” ở những con người có
“nghĩa khí”. Tuy nhiên, nếu trước 1975, ông
viết về chiến tranh và người lính thì sau
1975, ông viết về Trương Định, Cao Bá
Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Lor-ca, Mai-a
cốp- xki, A.Pus-kin….Những con người ấy.
dù có tên hay không tên, là người của thời
hiện tại hay quá khứ, là người Việt nam hay
một đất nước nào trên thế giới, đều gặp nhau
ở vẻ đẹp của “chất người nghĩa khí”, “chất
người lấp lánh”.
3Chiếc
thuyền
Mảnh trăng
cuối rừng,
– Nhân vật được nhìn nhận chủ yếu ở góc độ
con người cá nhân với những thăng trầm của

25
Page 25

ngoài xa
Nguyễn
Minh Châu
Khách ở quê
ra, Phiên
chợ Giát,
Người đàn
bà trên
chuyến tàu
tốc hành…
số phận, những diễn biến phức tạp của tính
cách, những góc khuất bí ẩn của tâm hồn.
– Quan niệm nghệ thuật về con người của
NMC có sự chuyển biến rõ rệt qua hai giai
đoạn sáng tác: từ con người sử thi đến con
người đời thường, tăng thêm chất suy tư,
triết lí.
4Đò Lèn
Nguyễn Duy
Những sáng
tác từ sau
1986: Nhìn
từ xa….Tổ
quốc
– Trước 1986: viết về chiến tranh, người
lính…tinh thần lạc quan; giọng điệu trữ tình
triết lí.
– Sau 1986: cảm hứng đời tư, thế sự. Nhà
thơ đau đớn và thẳng thắn chỉ ra những
nghịch cảnh của đất nước trong thời kì
khủng hoảng trầm trọng. Đó còn là sự thay
đổi của lòng người, sự lãng quên với quá
khứ đã một thời mình gắn bó.

2.5. So sánh đối chiếu các chi tiết nghệ thuật, các nhân vật ở những tác phẩm
khác nhau để thấy nét riêng, sự độc đáo của mỗi tác giả

STTChi tiết,
nhân vật
so sánh
Chi tiết,
nhân vật
được so
sánh
Nét riêng của mỗi tác giả
1Tây Tiến
Quang
Dũng: giấc
mơ của
lính Tây
Tiến
Nỗi nhớ của
người lính
trong Đồng
chí- Chính
Hữu và
Nhớ-Hồng
Nguyên.
– Đồng chí: nhớ “giếng nước, gốc đa, gian
nhà không”…
– Nhớ: nhớ “luống cày đất đỏ”, và những cô
vợ trẻ “mòn chân bên cối gạo canh khuya”.
– Tây Tiến: mơ Hà Nội với dáng kiều thơm.

26
Page 26

2Việt Bắc
Tố Hữu
Đại từ
“mình, ta”.
Đại từ
“mình, ta”
trong Các
khúc hát
giao duyên
của ca dao
dân ca.
Đại từ “mình, ta”:
– Ca dao, dân ca: dành cho người yêu, vợ
chồng.
– Việt Bắc: dành để nói về Việt Bắc và cán bộ
Cách mạng; sử dụng một cách linh hoạt.
3Sóng
Xuân
Quỳnh.
– Giải pháp
của nhân
vật trữ tình
khi phát
hiện ra sự
ngắn ngủi
của kiếp
người và
sự mong
manh của
tình yêu.
– Nỗi nhớ.
-Quan niệm
nhân sinh
trong Vội
vàng- Xuân
Diệu.
– Ca dao
yêu thương,
tình nghĩa.
– Tương tư-
Nguyễn
Bính.
– Tương tư
chiều- Xuân
Diệu
*Khi phát hiện ra sự ngắn ngủi của đời
người:
– Xuân Diệu chọn cách sống “Vội vàng” (ôm,
riết, say, thâu, cắn).
– Xuân Quỳnh: ước ao hóa thân thành sóng
biến để vĩnh viễn hóa tình yêu của mình…
*Nỗi nhớ:
– Xuân Quỳnh, Xuân Diệu: mãnh liệt, chủ
động, hiện đại…
– Ca dao, Nguyễn Bính: kín đáo, nhẹ nhàng,
á đông nhưng không kém phần da diết, mãnh
liệt…
4Vợ chồng
A phủ- Tô
Hoài.
Nhân vật
Mị
Nhân vật
người vợ
nhặt trong
Vợ nhặt
Kim Lân và
Người đàn
bà hàng chài
trong Chiếc
thuyền
– Chung: cả 3 người phụ nữ đều khổ, cuộc
đời bất hạnh.
– Riêng:
+ Mị: xinh đẹp, tài hoa nhưng phải trở thành
con dâu gạt nợ…sự đồng cảm, tình thương
người cùng niềm khát khao tự do đã khiến
Mị tìm được tự do, hạnh phúc..(kết hợp với
Đảng).
+ Người vợ nhặt: bị nạn đói đẩy vào cảnh:

27
Page 27

ngoài xa
Nguyễn
Minh Châu.
xấu xí từ ngoại hình cho tới lời ăn, tiếng nói,
không nhà cửa, không người thân thích.
Nhưng nhờ có niềm khát khao sống mãnh liệt
mà người đàn bà này cũng đã có 1 gia đình.
+ Người đàn bà hàng chài: xấu xí, đói nghèo,
lam lũ, thất học, đông con, chồng vũ
phu…Nhưng ẩn sau đó là một người mẹ yêu
thương con, giàu đức hi sinh, vị tha, thấu
hiểu lẽ đời một cách sâu sắc…
5Vợ nhặt
Kim Lân.
Chi tiết nồi
cháo cám
Bát cháo
hành trong
Chí Phèo,
ấm nước
đầy và vẫn
còn nóng
trong Đời
thừa- Nam
Cao
– Cuộc sống đói nghèo.
– Tình người.
– Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phong
kiến tay sai.
6Vợ chồng
A phủ- Tô
Hoài.
Nhân vật A
Phủ
Nhân vật
Tnú trong
Rừng xà nu
Nguyễn
Trung
Thành.
Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận
đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về
Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần
khép lại.
7Những đứa
con trong
gia đình
Nguyễn
Thi.
Nhân vật
Chiến
Nhân vật
Mai trong
Rừng xà nu
Nguyễn
Trung
Thành.
* Điểm chung: Cả hai nhân vật đều mang vẻ
đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của
người con gái Việt Nam trong kháng chiến
chống Mĩ.
* Điểm riêng:
+ Mai là người con gái Tây Nguyên bản lĩnh
rắn rỏi, nhưng do Mai chưa nhận thức được

28
Page 28

chân lí cách mạng mà sau này cụ Mết nói
(Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm
giáo) nên bất lực ôm đứa con thơ chết dưới
đòn roi của kẻ thù.
+ Chiến là người con gái Nam Bộ bộc trực,
thẳng thắn, lớn lên trong giai đoạn chiến
tranh ác liệt , nên nhận thức rõ mình cần phải
làm gì để bảo vệ gia đình, dân tộc. Do vậy
Chiến đã quyết tâm đi bộ đội như một nhận
thức tất yếu “Nếu giặc còn thì tao mất”.
8Những đứa
con trong
gia đình
Nguyễn
Thi.
Nhân vật
Việt
Nhân vật
Tnú trong
Rừng xà nu
Nguyễn
Trung
Thành.
Cả hai nhân vật đều là những hình tượng
nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng
cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và
căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của
dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm.”
– Tnú là người con của làng Xô Man, nơi
từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo
vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước này còn” –
Lời cụ Mết. (Rừng xà nu).
– Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống
yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách
mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên
cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí
tưởng của cha mẹ.
9Rừng xà
nu
Nguyễn
Trung
Thành.
Nhân vật
Mai
Nhân vật
người đàn
bà hàng chài
trong Chiếc
thuyền
ngoài xa
Nguyễn
* Điểm chung: Ở hai nhân vật, Mai và người
đàn bà hàng chài đều mang vẻ đẹp của tình
mẫu tử .
* Điểm riêng:
– Nhân vật Mai là hình tượng người mẹ Tây
Nguyên trong giai đoạn chống Mỹ ở Tây
Nguyên. Nỗi đau của Mai là nỗi đau của cả

29
Page 29

Minh Châu.dân tộc trong một thời kì đánh giặc ngoại
xâm để bảo vệ quê hương, tổ quốc.
– Nhân vật người đàn bà hàng chài là hình
tượng người mẹ nghèo của đời thường vốn
còn nhiều nhọc nhằn, vất vả. Từ cuộc đời và
phẩm chất cao đẹp của chị, ta thấy được nỗi
đau của bi kịch đói nghèo và bạo lực gia
đình.
10Vợ chồng
A phủ- Tô
Hoài.
Hành động
Mị chạy
theo A Phủ
Hành động
người vợ
nhặt theo
không Tràng
về làm vợ
trong Vợ
nhặt- Kim
Lân .
Mỗi nhà văn đều tìm cho mình một hướng đi
riêng, khắc họa phẩm chất , số phận của những
người phụ nữ trong từng cảnh ngộ khác nhau :
Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ
nữ trong nạn đói 1945, Tô Hoài tập trung khắc
họa số phận , vẻ đẹp của người phụ nữ miền
núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất
phong kiến…
11Vợ chồng
A phủ- Tô
Hoài.
Chi tiết
“Mị nghe
tiếng
sáovọng
lại, thiết
tha bổi
hổi” mà
nhân vật
Mị nghe
được trong
đêm tình
mùaxuân
Chí Phèo
Nam Cao.
Chi tiết
“tiếngchim
hót ngoài
kia vui vẻ
quá!” mà
nhân vật Chí
Phèo cảm
nhận được
sau đêm gặp
thị Nở
* Điểm giống nhau:
– Âm thanh khơi dậy niềm ham sống và khát
khao sống mãnh liệt.
– Khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc, mới
mẻ của tác phẩm.
* Điểm khác nhau:
– Chí Phèo: Âm thanh của niềm khát khao
sống mãnh liệt, được làm người lương thiện
ở 1 con người đã bị tước quyền làm người.
– Vợ chồng A Phủ: Âm thanh giúp Mị hồi
sinh và dẫn đến hành động cứu người và tự
giải phóng.

30
Page 30

12Kết thúc
truyện
ngắn Vợ
nhặt- Kim
Lân
Kết thúc
truyện ngắn
“Chí Phèo”-
Nam Cao
* Điểm giống nhau:
– Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực
tăm tối của con người trước Cách mạng tháng
Tám.
– Cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo
của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có
tính mở, giàu sức gợi.
* Điểm khác nhau:
– Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực
luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao
động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối
tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại
của hiện tại.
– Kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng
vậnn động tất yếu của số phận con người,
được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương
lai sẽ mở lối cho hiện tại.

2.6. So sánh đối chiếu để thấy mỗi tác giả có cách cảm nh

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay