dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Thiết kế hoạt động khởi động trong dạy đọc hiểu các văn bản thơ phần văn học Việt Nam đọc chính thức ở chương trình ngữ văn THPT

SKKN Thiết kế hoạt động khởi động trong dạy đọc hiểu các văn bản thơ phần văn học Việt Nam đọc chính thức ở chương trình ngữ văn THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển từ chương trình định hướng nội dung
sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học
được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì và làm như thế nào. Để đạt
được mục đích này, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp
dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời phải chuyển cách
đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng
lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình
dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy
học và giáo dục. Theo tinh thần ấy, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà
trường trung học cần được đổi mới tất cả các mặt: nội dung dạy học, phương pháp
dạy học, kiểm tra đánh giá, cách thức đánh giá bài học… Trong đó, việc thiết kế tiến
trình dạy học của giáo viên đóng một vai trò quan trọng.
Trong dạy học nói chung, dạy học Ngữ Văn nói riêng, tiến trình dạy học bao
gồm nhiều hoạt động, mà khởi động chính là bước đầu tiên, có ý nghĩa mở đường.
Hoạt động khởi động là công việc tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh, mục đích kích
thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh với bài học. Hoạt động này nhằm giúp
học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề
có nội dung liên quan đến bài học mới; kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tạo tâm thế
cho học sinh ngay từ đầu tiết học. Vậy tại sao cần phải khởi động? Bởi lẽ, việc hình
thành kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của
người học. Hoạt động khởi động giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết
như thế nào về những vấn đề có liên quan đến nội dung của bài học, từ đó giúp người
học huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ
năng mới. Bên cạnh đó, như nhà khoa học vĩ đại Anh-xtanh từng nói: “Vật có giá trị
chân chính không phải được sinh ra từ dã tâm hoặc tinh thần trách nhiệm mà được
3
sinh ra từ lòng đam mê và nhiệt thành đối với sự vật khách quan” hay Lê-nin cũng
hơn một lần khẳng định: “Không có ham muốn của con người, thì trước nay chưa hề
có và cũng không thể có sự tìm tòi của con người đối với chân lí”, bước khởi đầu của
bài học còn có tác dụng tạo không khí và nêu lên tình huống có vấn đề cũng như
nhiệm vụ trọng tâm của bài học, nhờ đó mà kích thích được hứng thú và ham muốn
đi tìm chân lí của học sinh. Không chỉ có ý nghĩa với người học, việc tổ chức tốt hoạt
động khởi động trong tiến trình dạy học cũng là cách để người dạy tạo hứng thú cho
chính bản thân mình, để bắt vào bài mới một cách tự nhiên, sinh động, thực hiện tốt
những mục tiêu bài học đề ra. Trong thực tế, những hình thức khởi động bài học hợp
lí có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau: vừa khiến học sinh hứng
thú, vừa ổn định được lớp, kiểm tra, ôn tập bài cũ, đồng thời tạo tiền đề cần thiết cho
bài mới… Có thể nói, trong tiến trình dạy học, khởi động là bước quan trọng, không
muốn nói là yếu tố tiên quyết tạo nên hiệu quả của giờ học. Nó giống như khúc dạo
đầu của một bản nhạc, có tác dụng chỉ huy, phát hiệu lệnh, nắm giữ toàn cục đối với
các khâu giảng dạy ở phần sau.
Xuất phát từ vai trò của hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học nói chung
và trong dạy học Ngữ Văn nói riêng, có thể thấy, việc thiết kế hoạt động khởi động
cho giờ học cần được giáo viên chú ý đầu tư công phu, xứng đáng. Trong phạm vi
của sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm Thiết kế hoạt động
khởi động cho các văn bản thơ phần văn học Việt Nam đọc chính thức trong
chương trình THPT.
II. Thực trạng
Khởi động là một hoạt động bắt buộc, cần thiết trong tiến trình dạy học, tuy
nhiên trong thực tế giảng dạy Ngữ Văn nói chung và giảng dạy Ngữ Văn ở bậc THPT
nói riêng, nhiều giáo viên chưa thực hiện đúng và chưa hiệu quả. Có giáo viên hoàn
toàn bỏ qua, thậm chí không giới thiệu, dẫn dắt vào bài mà bắt đầu ngay bằng việc
truyền đạt kiến thức mới cho học sinh. Cũng có những trường hợp giáo viên có ý thức
4
xây dựng phần khởi động nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đó là việc dẫn dắt bằng
một vài câu giới thiệu tên bài học sơ sài, đơn điệu, mang tính hình thức. Việc dẫn
nhập, giới thiệu bằng phương pháp thuyết trình như vậy đã tồn tại từ rất lâu, giáo viên
giống như người “rót” những kiến thức cần thiết vào “chiếc bình” là học sinh và hậu
quả là thủ tiêu sự sáng tạo, làm mất đi hứng thú khám phá chân lí của học trò. Đó là
việc chỉ chú ý tạo không khí sôi nổi cho giờ học bằng một số hình thức như tham gia
trò chơi, xem phim, nghe nhạc… mà không đưa ra được tình huống có vấn đề đề
xuyên suốt giờ học đề học sinh giải quyết, khiến cho học sinh chỉ hào hứng được mấy
phút đầu giờ học, càng về sau không khí càng trầm xuống, các hoạt động diễn ra rời
rạc, thiếu tính chỉnh thể. Hoặc có khi nêu được tình huống có vấn đề nhưng lại chưa
tạo được không khí cho giờ học Ngữ Văn, người dạy chỉ chăm chăm để đạt được mục
tiêu của bản thân qua giờ học mà không quan tâm tới cảm xúc của người học khi tiếp
nhận, dẫn tới hiện tượng học sinh bị gò ép, đối phó trong trạng thái miễn cưỡng. Tất
cả những điều đó đều có thể dẫn đến sự thất bại của chuỗi các hoạt động dạy học tiếp
theo.
Có thể nói, trong thực tế giảng dạy Ngữ Văn ở bậc THPT, vẫn còn hiện tượng
nhiều giáo viên đánh giá chưa hết, chưa đủ vai trò của hoạt động khởi động trong
việc khơi mở, hướng dẫn học sinh tự học, tự mình khám phá và chinh phục biển cả tri
thức mênh mông. Người dạy, do đó cũng chưa tận dụng được những ưu thế của hoạt
động này trong việc tổ chức cho học sinh học tập để nâng cao hiệu quả dạy học.
III. Giải pháp
1. Giải pháp chung
Xuất phát từ vai trò của hoạt động khởi động và thực trạng nêu trên, để thiết kế
hoạt động khởi động cho các văn bản thơ phần văn học Việt Nam đọc chính thức
trong chương trình THPT, người giáo viên cần phải:
1.1. Hiểu rõ về vai trò, yêu cầu của hoạt động khởi động và một số hình thức
khởi động hiệu quả cho giờ dạy Ngữ Văn
5
1.1.1. Vai trò của hoạt động khởi động (đã trình bày ở mục I)
1.1.2. Yêu cầu của hoạt động khởi động
Thời gian lên lớp trong một tiết học chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, người dạy
không thể dành quá nhiều thời gian cho hoạt động khởi động. Vậy nên, yêu cầu đầu
tiên của phần khởi động là cần ngắn gọn, nêu ra được tình huống có vấn đề, cũng là
nhiệm vụ xuyên suốt của giờ học để học sinh giải quyết. Theo đó, người dạy phải
hướng người học vào bài mới bằng lời gọn ý sâu, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài
dòng, tùy tiện. Để đạt được yêu cầu đó, đòi hỏi sự tinh luyện của nội dung, sự tinh tế
của ngôn ngữ, sự sáng tạo trong hình thức tổ chức. Tất cả hoà quyện thành phần khởi
động đầy tự nhiên, cuốn hút. Bên cạnh đó, hoạt động khởi động thường được tổ chức
thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học
sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm
vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối
tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên.
1.1.3. Một số hình thức khởi động hiệu quả cho giờ dạy Ngữ Văn
Có rất nhiều hình thức để tiến hành hoạt động khởi động cho giờ dạy Ngữ Văn,
giáo viên có thể vận dụng linh hoạt hình thức phù hợp, hiệu quả với từng bài học và
điều kiện cụ thể của hoạt động dạy học.
– Khởi động bằng cách nêu câu hỏi, bài tập: Trong mỗi bài học, hoạt động khởi
động thường gồm 1-3 câu hỏi, bài tập. Các bài tập này thường là quan sát tranh/ảnh
để trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học. Cũng có một số
bài tập không sử dụng tranh/ảnh mà trực tiếp ôn lại kiến thức đã học ở cấp/lớp dưới,
nhưng thiết kế dưới dạng nhiệm vụ kết nối hoặc những câu hỏi. Các câu hỏi/bài tập ở
hoạt động khởi động không nên mang nặng tính lí thuyết mà cần huy động những
kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy
nghĩ tích cực cho người học.
6
– Khởi động bằng một số cuộc thi, ví dụ thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát về chủ
đề liên quan đến bài học. Việc làm này nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước
khi tiến hành học bài mới, đồng thời cũng tạo được màu sắc văn chương cho giờ học.
Nhiệm vụ đặt ra nên gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều
những hiểu biết ban đầu về chúng.
– Khởi động bằng việc tổ chức trò chơi: Giờ học Ngữ Văn thường trầm lắng, học
sinh ngồi nghe thụ động – đây là định kiến của không ít người khi nghĩ về một giờ
Văn. Do đó, việc tổ chức một số trò chơi trong hoạt động khởi động sẽ giúp tạo ra sự
sôi nổi, hào hứng cho học sinh khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội
dung gắn với mỗi bài học, tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức
đã học để giải quyết, qua đó giúp học sinh phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu
học bài mới để giải quyết vấn đề đã phát hiện.
+ Trò chơi giải ô chữ: Giáo viên chuẩn bị ô chữ trống, học sinh chia ra là các
đội, nhiệm vụ của từng đội là mở các ô chữ hàng ngang để tìm ra từ khóa hàng dọc.
Điểm của từng đội căn cứ vào câu trả lời (đúng/sai) và thời gian đưa ra câu trả lời
đúng.
+ Trò chơi cướp cờ: Giáo viên chuẩn bị nhiều thẻ từ khóa bày ra. Học sinh chia
làm nhiều đội. Giáo viên đọc câu hỏi và phát hiệu lệnh. Đại diện các đội chạy lên
cướp từ khóa là đáp án của câu hỏi. Sau một số câu hỏi nhất định đội nào có nhiều thẻ
đáp án nhất thì đội đó thắng.
+ Trò chơi Domino: Trò chơi này lấy ý tưởng từ các thanh domino. Nhưng thay
vì nối số chấm, giáo viên tạo ra những thanh domino nối câu hỏi – câu trả lời tương
ứng. Thông qua việc nối các thanh Domino, học sinh có thể ôn lại kiến thức cũ đồng
thời khám phá kiến thức mới.
7
+ Trò chơi giải mật thư: Giáo viên giao cho học sinh tự tổ chức, chuẩn bị bài tập,
câu đố… để làm thành mật thư. Mỗi nhóm phụ trách một chặng. Học sinh nào giải
được tất cả các mật thư thì sẽ chiến thắng. Trò chơi này phù hợp để tổ chức tiết ôn
tập, có thể tích hợp với phương pháp nhóm chuyên gia (mỗi nhóm phụ trách mật thư
là một nhóm chuyên gia)
+ Chơi xác định tiến trình: Giáo viên đưa ra một danh sách tiến trình bị sắp xếp
lộn xộn đánh số thứ tự. Giáo viên phát cho học sinh các thẻ số, trong thời gian quy
định học sinh phải chạy lên bảng dán các thẻ số (ứng với các bước bị sắp xếp lộn
xộn) thành trình tự đúng.
+ Trò chơi chuyền banh theo nhạc: Giáo viên đặt câu hỏi rồi mở một đoạn nhạc.
Trong khi nhạc chơi học sinh chuyền 1 đồ vật cho nhau (banh, thú bông…). Nhạc tắt
đồ vật ở trong tay học sinh nào thì học sinh đó trả lời. Trò chơi đơn giản nhưng cực kì
nào động vui vẻ.
+ Trò chơi xem clip tìm thông tin: Giáo viên cho học sinh xem clip (nhạc, kịch
ngắn…), tìm những từ khóa liên quan đến nội dung bài học. Sau trò chơi ai trả lời đủ
hết thì chiến thắng.
1.2. Căn cứ vào đặc trưng của thể loại thơ
8
Một trong những căn cứ quan trọng để thiết kế hoạt động khởi động là căn cứ
vào đặc trưng của từng thể loại. Để thiết kế tốt hoạt động khởi động cho các văn bản
thơ phần văn học Việt Nam đọc chính thức trong chương trình THPT, giáo viên cần
nắm vững đặc trưng của thể loại này.
1.2.1. Đặc trưng của thể loại thơ
Thơ là thể tiêu biểu cho loại trữ tình, là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của
tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Nội dung trữ tình
và ngôn ngữ giàu nhịp điệu là đặc trưng cơ bản của thơ.
– Nội dung của thơ: phản ảnh cuộc sống nhưng chủ yếu thể hiện tâm hồn con
người, thế giới tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nói như Heghen: Thơ bắt đầu từ cái
ngày mà con người cảm thấy cần phải tự biểu hiện lòng mình. Hay Ngô Thì Nhậm:
Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần.
– Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Đặc biệt là nhịp
điệu vì nhịp điệu làm nên năng lượng cơ bản của câu thơ (Maia-cốp-xki). Nhạc điệu
được tạo bởi tiết điệu (cách ngắt nhịp), thanh điệu (bằng, trắc), vần điệu (sự lặp lại
âm nào đó). Sự phân dòng và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh
điệu… làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu vào ý thơ.
1.2.1.1. Đặc trưng thơ dân gian Việt Nam
Trong chương trình Ngữ Văn THPT, các văn bản thơ dân gian Việt Nam đều
thuộc thể loại ca dao. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung vào đặc trưng của ca dao.
Ca dao là loại thơ trữ tình dân gian, là tiếng nói của tư tưởng, tình cảm và mơ
ước, khát vọng của người bình dân. Qua ca dao ta cảm nhận được sâu sắc nhịp trái
tim yêu thương của người bình dân với tất cả sự ấm áp, ngọt ngào cùng tình yêu
thương, lòng lạc quan, nghị lực, ý chí phi thường vượt lên mọi khổ cực của cuộc
sống.
Ca dao cũng như các thể loại văn học dân gian khác có tính tập thể và tính
truyền miệng. Tính tập thể trong sáng tác và tính truyền miệng trong lưu hành, giao
9
tiếp khiến cái tôi trữ tình của ca dao không có dấu vết cá nhân, cá thể. Khi những câu
ca dao được ra đời và truyền đi trong cộng đồng, nó đã bị phai dần cái tôi trữ tình…
sáng tác của một cá nhân mà được sửa đổi đôi chút và trở thành của cả cộng đồng,
của cả những con người có cùng tình thế, ước mơ, tình cảm. Cái tôi trữ tình trong ca
dao là người bình dân, người thi sĩ, những người sáng tác, người diễn xướng,… thống
nhất với nhau. Nhân vật trữ tình trong ca dao không có diện mạo, hành động, lời nói,
quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng
điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ thể hiện được tâm hồn người, tấm lòng
người.
Về nghệ thuật, lời bài ca dao thường ngắn gọn, phần lớn sử dụng thể thơ lục bát,
ngôn ngữ gần gũi với lời nói hàng ngày của người lao động nhưng cũng giàu hình
ảnh, tinh tế. Ca dao thường được diễn đạt bằng một số công thức ngôn từ quen thuộc.
1.2.1.2. Đặc trưng thơ trung đại Việt Nam
Thơ trung đại Việt Nam gồm những sáng tác thơ từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Thơ
trung đại thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và chủ nghĩa
anh hùng; tình yêu thương con người và đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người.
Đồng thời nó còn thể hiện tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm
tin vào sự sống và chính nghĩa. Nói một cách khái quát, đặc điểm lớn về nội dung của
thơ trung đại, đó là: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự. Các
nhà thơ thể hiện rõ tư tưởng trung quân: yêu nước là trung với vua. Nước là vua, vua
là nước. Cảm hứng thơ phong phú đa dạng: hào hùng khi chiến đấu và chiến thắng, bi
tráng khi nước mất nhà tan, tràn đầy ý thực độc lập, tự chủ, tự cường. Từ cuối thế kỉ
XVIII đến đầu thế kỉ XIX, thơ trung đại tập trung thể hiện lòng thương người, tố cáo
những thế lực, chế độ tàn bạo, khát vọng chân chính về quyền sống, quyền tự do, đề
cao quan niệm đạo đức lí tưởng tốt đẹp như: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bánh trôi
nước (Hồ Xuân Hương), Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan). Cảm hứng thế sự
trở thành nguồn cảm hứng lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
10
Các nhà thơ trung đại lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp
và cái Tôi cá nhân không được thể hiện trong tác phẩm. Đây cũng là điểm khác biệt
giữa thơ trung đại và thơ hiện đại. Trong thơ trung đại, con người cá nhân chưa được
quan niệm rạch ròi và xây dựng thành một hình tượng nghệ thuật. Đây là một vấn đề
có cơ sở xã hội. Xã hội phong kiến, về phương diện kinh tế, không dựa trên nền tảng
cá nhân. Do vậy, con người chưa được nhìn nhận như một cá nhân cá thể ý thức. Giá
trị cá nhân không được xem xét từ bản thân phẩm chất cá nhân mà ở vai trò của cá
nhân trong mối quan hệ giai tầng. Như vậy, thời phong kiến, con người cá nhân chưa
được giải phóng về nhiều phương diện. Con người sống đồng trục, đồng dạng về tư
tưởng tình cảm. Con người xuất hiện trong thơ với mối quan hệ tình và nghĩa nhưng
không có màu sắc cá nhân.
Đặc trưng nổi bật nhất của thơ trung đại Việt Nam là tính quy phạm và bất quy
phạm. Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã
được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng
tác. Tính quy phạm được biểu hiện ở nhiều khía cạnh như: Mục đích sáng tác phải
hướng tới việc giáo huấn đạo đức, văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí. Thơ phải dùng để
bày tỏ ý chí, bộc lộ lòng mình. Tư duy nghệ thuật của các nhà thơ trung đại là nghĩ
theo kiểu mẫu nghệ thuật có từ xưa đã thành công thức. Thể loại văn học chịu sự quy
định chặt chẽ về kết cấu, niêm luật. Thơ trung đại sử dụng nhiều điển tích điển cố từ
văn học, lịch sử Trung Quốc và biện pháp tượng trưng, ước lệ. Bất quy phạm nghĩa là
không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá
trình sáng tác. Trong mười thế kỉ phát triển, văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần
tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo. Một số nhà thơ vừa tuân thủ tính
quy phạm, vừa phá vỡ, phát huy cá tính sáng tạo cả nội dung và hình thức như:
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…
Thơ trung đại được sáng tác theo khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
Tính trang nhã trong thơ toát lên từ sự lựa chọn đề tài, chủ đề thường hướng tới cái
11
cao cả, trang trọng hơn là cái hằng thường. Hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp tao
nhã, mĩ lệ, phi thường. Ngôn ngữ thơ được diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông
tục, tự nhiên. Tuy nhiên thơ trung đại càng về sau càng gắn với hiện thực xã hội Việt
Nam và có xu hướng bình dị hóa, tiêu biểu là các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Hồ Xuân Hương.
Thơ trung đại đã tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài một cách
khéo léo và tinh tế. Đây cũng là quy luật phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
Thơ trung đại tiếp thu văn học Trung Quốc ở ngôn ngữ, thể loại, thi liệu…Quá trình
dân tộc hoá hình thức thể hiện ở việc sáng tạo và sử dụng chữ Nôm, Việt hoá thơ
Đường luật, sáng tạo các thể thơ dân tộc và sử dụng thi liệu Việt Nam.
1.2.1.3. Đặc trung thơ hiện đại Việt Nam
– Thơ từ đầu TK XX đến 1945
Xét chung trong chuyển động của tiến trình xã hội và văn học, thơ Việt Nam từ
đầu thế kỷ XX đến 1945 đã có những nhịp đi và bước nhảy ngoạn mục tạo nên một
cuộc cách mạng trong thơ ca. Cuộc cách mạng nằm trong dòng chảy của quá trình
hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa đời sống, tư tưởng, văn hóa, văn học. Đương
nhiên văn học dần dần vượt ra khỏi ảnh hưởng tư tưởng Trung Hoa cổ tiếp xúc với
các trào lưu tư tưởng, văn hóa, văn học hiện đại của thế giới trên một cơ sở, một cái
gốc chung là yêu nước, dân tộc hoặc sôi nổi, mạnh mẽ hoặc âm thầm, kín đáo và
được thể hiện bằng nhiều dạng thức khác nhau.
– Thơ từ đầu thế kỉ XX đến 1930
Thơ Việt Nam thời kì này có vai trò đặt nền móng và tạo những tiền đề quan
trọng cho quá trình hiện đại hóa nền văn học. Thành tựu tập trung ở những sáng tác
của các nhà chí sĩ cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng… với sự biến đổi về nội dung tư tưởng, về ý thức hệ, nhưng hình thức vẫn
thịnh hành là thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn theo thể Đường luật, có chăng là
từ ngữ bớt phần uyên bác, gần với tiếng nói hàng ngày hơn để dễ đi vào quần chúng
12
nhân dân. Đại đa số các tác phẩm có nội dung tuyên truyền, cổ động cho phong trào
yêu nước nhưng chưa hề có báo hiệu cần đập vỡ hình thức biểu hiện cũ. Phải đến thơ
của Tản Đà, một tnhà nho tài tử, nhà nho viết báo, viết văn để kiếm sống, xem như
một nghề, cái tôi cá nhân mới được bộc lộ một cách rõ rệt. Chính ông là người
chuyển các thể loại phi chính đạo vào trung tâm văn học, thị dân hóa các thể loại văn
học truyền thống. Đó là công lao lớn của Tản Đà về mặt cách tân thể loại của văn học
nước nhà trên con đường phát triển. Có thể Tản Đà là người tiên phong mở đường
chuyển dịch từ câu thơ ngâm sang câu thơ nói. Với thơ cổ, người đọc thơ, thích đọc
to lên, ngâm nga, tận hưởng âm điệu trong của ngôn ngữ văn chương. Đọc thơ là cảm
cái tình ấy hơn là tìm cái sự của cuộc đời. Ở Tản Đà thì cái tình cũng lắm mà cái sự
cũng nhiều. Ông nói, ông kể chuyện trên trời dưới đất, đưa vào thơ nhiều chi tiết của
cuộc đời trần tục, đời sống thị thành đang tư sản hóa cho nên nó làm biến dạng những
hình thức cũ và tìm đến hình thức tự do hơn hình thức dân gian với những phong thi
(ca dao), ca khúc (dân ca) hoặc sáng tạo những vần điệu mới hợp với tâm hồn đang
dào dạt của mình. Tản Đà chính là người khơi nguồn đầu tiên cho khuynh hướng văn
học lãng mạn Việt Nam.
Cùng thời với Tản Đà, cùng lãng mạn nhưng lại nghiêng về cảm hứng yêu nước
thương nòi, thơ Trần Tuấn Khải rất phong phú về hình thức biểu hiện nhưng thành
công nhiều là ở những bài hát theo lối dân tộc và đại chúng. Một tấm lòng với non
sông, những vần thơ yêu nước, dù xa xôi, thầm kín ẩn vào cái giọng giao duyên tình
đã làm nên một Trần Tuấn Khải. Có thể nói Tản Đà, Trần Tuấn Khải là bước quá độ,
là cầu nối chuyển từ Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến, Tú Xương
sang các nhà thơ sau này.
– Thơ từ 1930 đến 1945
Đây là thời kì thơ Việt Nam có những phát triển nhảy vọt, có vai trò quan trọng
trong quá trình hiện đại hóa văn học. Phong trào Thơ mới là một cuộc cách mạng
trong thơ ca, mang một quan niệm mới, quan niệm cá nhân, cái tôi tự biểu hiện và
13
tinh thần duy lí phương Tây. Con người cá nhân tự do bộc lộ, phơi trải lòng mình, nói
cho hết, nói cho nhiều, mong một sự thông cảm, bù đắp. Âm điệu buồn tràn ngập các
bài thơ. Cái buồn của thế hệ trí tiểu tư sản lúc bấy giờ dang loay hoay với cái bản ngã
thấy mình bất lực. Và mặt khác buồn cũng là thi đề đắc địa của thi ca, đặc biệt là thi
ca lãng mạn. Tất cả những điều ấy, những tư tưởng tình cảm ấy đòi hỏi phải có một
giọng điệu mới, hình thức mới. Xét tổng thể, giọng điệu Thơ mới là giọng điệu của
tiếng nói đời sống hằng ngày, phong phú, thoát khỏi những niêm luật của thơ cổ.
Buổi đầu là hiện tượng văn xuôi hóa, văn xuôi biền ngẫu, câu thơ cốt giữ cái nhịp
nhàng xóa đi những cái khô cứng mòn cũ, ghi lại kịp thời những dòng cảm xúc thoắt
hiện, thoắt biến, những cái gần gũi và xa xôi, cụ thể và mơ hồ…
Cùng với thơ lãng mạn, thơ ca cách mạng tiếp tục phát triển, nội dung phong
phú hơn, tư tưởng mạnh hơn: cổ động đoàn kết, động viên quần chúng đấu tranh
giành chính quyền về tay nhân dân. Nhà thơ Hồ Chí Minh, ngay sau khi về nước
(tháng 2 năm 1941) đã sáng tác nhiều thơ ca tuyên truyền cách mạng, rất đa dạng về
hình thức và thể loại. Nhiều bài hết sức giản dị, thiết thực dễ hiểu dưới hình thức ngụ
ngôn (Hòn đá, Con cáo và tổ ong, Bài ca sợi chỉ…). Những bài thơ trữ tình ra đời ở
Pác Bó (1941- 1945) cùng với tập thơ chữ Hán Nhật ký trong tù (1942-1943) đã thể
hiện tư tưởng tình cảm cao đẹp vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, một phong cách thơ độc
đáo. Bên cạnh đó là những bài thơ của Tố Hữu, Sóng Hồng, Lê Đức Thọ… cùng
chung một phẩm chất và chiều hướng tư tưởng.
– Thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
Thơ giai đọạn này vừa kế tục những đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ở giai
đoạn 1930-1945, đồng thời cũng tìm về nhiều yếu tố của thơ ca dân gian, thơ cổ điển;
mặt khác, lại có những tìm tòi, cách tân về phương thức nghệ thuật để phù hợp với
thời đại mới, với tư tưởng, cảm xúc của con người thời đại.
Thơ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực
theo hướng tăng cường chất liệu đời sống, nhất là đời sống cách mạng và kháng
14
chiến. Thơ đã ghi lại được nhiều hình ảnh chân thực, sinh động về con người, về đất
nước, về nhân dân trong hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dưng sau chiến
tranh. Đồng thời, thơ cũng là sự biểu hiện tập trung những tình cảm, cảm xúc tiêu
biểu và bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong một thời kì
lịch sử đầy biến động ở chặng đường 1945-1975. Thơ tập trung thể hiện những tình
cảm chung của dân tộc, nhân dân như tình quê hương, lòng yêu nước, ý chí chiến đấu
giành độc lập tự do, tình đồng bào, đồng chí, tình cảm hậu phương với tiền tuyến,
lòng kính yêu của nhân dân với lãnh tụ,… Những tình cảm riêng tư của con người
như tình mẹ con, cha con, tình yêu đôi lứa, luôn được đặt trong sự thống nhất với tình
cảm chung mang tính cộng đồng. Nền thơ cách mạng từ sau Cách mạng tháng Tám
1945 đề cao xu hướng tăng cường tính hiện thực của thơ, chủ trương “mở rộng cánh
cửa cho cuộc sống vào thơ, cho thơ đi vào cuộc sống” (Xuân Diệu), đã tạo điều kiện
đưa ngôn ngữ của đời sống hằng ngày, khẩu ngữ, ngôn ngữ sinh hoạt, làm ăn của
quần chúng, cả ngôn ngữ chính trị, quân sự vào thơ. Mặt khác, do nhu cầu nâng cao
sức khái quát, triết lí, suy tưởng nên ngôn ngữ thơ cũng gia tăng chất trí tuệ, sử dụng
nhiều biểu tượng, tượng trưng.
Từ sau năm 1975, nhất là từ thời kì đổi mới, thơ được mở rộng biên độ cả về
chất liệu thi ca cũng như nội dung trữ tình, đề cập tới mọi phương diện của đời sống
cá nhân và đời sống xã hội, thức tỉnh ý thức cá nhân, nhận thức lại nhiều vấn đề của
quá khứ và hiện tại, hướng tới những giá trị nhân văn, nhân bản bền vững. Về hình
thức nghệ thuật, thơ từ sau năm 1945 một mặt tiếp tục khai thác những hình thức
quen thuộc trong truyền thống thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian, đồng thời tiếp
tục con đường hiện đại hoá về hình thức thơ của thơ mới 1932-1945. Xu hướng tự do
hoá hình thức thơ đã được khởi phát từ thơ mới, đến sau năm 1945 và nhất là từ sau
năm 1975 càng được đẩy mạnh.
Quan sát tiến trình thơ có thể thấy sự biến đổi rất rõ của ngôn ngữ thơ trong sự
biến đổi của các thời đại thi ca, trong các loại hình thơ. Trong thơ trung đại, do sự chi
15
phối của cảm quan thời trung đại về vũ trụ và nhân sinh, do quan niệm mĩ học thiên
về tính cân xứng, tính sùng cổ mà ngôn ngữ thơ đậm tính ước lệ, tượng trưng. Sự
sáng tạo về ngôn ngữ của nhà thơ hướng vào việc lựa chọn từ ngữ cho đắt, sắp đặt
câu thơ cho chỉnh với các quy định về niêm, luật. Thơ hiện đại giải phóng chủ thể trữ
tình thoát khỏi những ràng buộc khắt khe, tạo điều kiện phát triển cái tôi cá nhân – cá
thể, từ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và mọi cảm giác. Phù hợp với điều đó, ngôn ngữ
thơ cũng thoát khỏi tình trạng nặng nề tính trang nhã, ước lệ, dày đặc điển cố từ
chương sách vở để gần gũi hơn với tình cảm, cảm xúc chân thực và tự nhiên của con
người. Tổ chức ngôn ngữ của câu thơ cũng chuyển sang hướng gần với lời nói.
1.3. Nắm được nguyên tắc sắp xếp các đơn vị bài học trong sách giáo khoa
Việc sắp xếp các văn bản văn học chủ yếu dựa vào 2 tiêu chí: tiêu chí về thể loại
và tiêu chí về lịch sử văn học. Ngoài việc nắm vững đặc trưng của từng thể loại, giáo
viên còn phải trả lời được câu hỏi: Tại sao ở thể loại đó, ở giai đoạn văn học đó lại
chọn giảng dạy tác phẩm này? Trả lời được câu hỏi đó, giáo viên sẽ tìm ra được tình
huống có vấn đề để học sinh giải quyết.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp các đơn vị bài học trong sách giáo khoa môn Ngữ văn
THCS và THPT là dựa trên nguyên tắc đồng tâm. Có những vấn đề học sinh đã được
tìm hiểu ở THCS, lại tiếp tục tìm hiểu ở THPT. Ví dụ, cùng một tác phẩm, ở mỗi cấp
học học sinh lại được tìm hiểu những trích đoạn khác nhau; cùng một tác giả nhưng
học sinh vừa được tìm hiểu ở các cấp học, lớp học khác nhau; hay cùng một đề tài,
một thể loại, học sinh được tìm hiểu ở THCS và tiếp tục tìm hiểu ở THPT. Giáo viên
cần dựa trên những điều học sinh đã biết mà đặt học sinh vào vấn đề mới để giải
quyết.
1.4. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bài học
Muốn xác định mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt giờ học, bên cạnh những vấn đề
chung như về đặc trưng thể loại, thi pháp, người dạy cần căn cứ vào chuẩn kiến thức,
kĩ năng của từng bài học cụ thể. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hoá, tường
16
minh hoá bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng, đó là những yêu cầu có tính tối thiểu,
nhằm đảm bảo mọi học sinh cần phải và có thể đạt được. Kiến thức, kĩ năng: phải dựa
trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức
tạp, bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.
2. Giải pháp cụ thể
Từ những căn cứ nói trên, chúng tôi thiết kế hoạt động khởi động cho các văn
bản thơ phần văn học Việt Nam đọc chính thức trong chương trình THPT. Những
phần khởi động có sử dụng video, clip âm thanh, chúng tôi tập hợp trong đĩa CD kèm
theo sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thiết kế hoạt động khởi động cho các văn bản thơ dân gian
2.1.1. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Cách 1.
– Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm một điệu hát dân ca (Bèo dạt mây
trôi, Mời trầu, Còn duyên…)
+ Cho học sinh xem video
+ Hoặc học sinh có năng khiếu trực tiếp thể hiện
– Giáo viên dẫn dắt và giới thiệu bài học:
Mòn mỏi thâu đêm, suốt năm canh
Anh ơi, em vẫn đợi mỏi mòn…
Cành tre đu trước ngõ
Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh…
Lời bài hát là nỗi nhớ của người con gái đối với người yêu ở phương xa. Đây là
một trong số rất nhiều những điệu hát dân ca quen thuộc trong kho tàng ca dao than
thân, yêu thương, tình nghĩa. Ca dao được coi là “thơ của vạn nhà”, họ gửi gắm vào
đó nỗi nhớ, niềm thương, những tâm sự khổ đau và khát vọng hạnh phúc. Hôm nay
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa để cảm
nhận về cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
17
Cách 2.
– Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ; mỗi nhóm 2 bàn học. Các nhóm cùng
thực hiện nhiệm vụ trong thời gian ba phút.
– Giáo viên cung cấp một số ngữ liệu qua phiếu bài học và yêu cầu các nhóm tìm
lời đáp cho các bài ca dao sau:
“–
Gặp đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
……………………………………………….”
“–
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàn nên chăng?
……………………………………………….”
– Lời đáp của các bài ca dao
“ – Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
“Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá nên chăng hỡi chàng”
– Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài: Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn
quần chúng nhân dân lao động. Ở đó ta cảm nhận tiếng hát ân tình, thủy chung,
những lời đối đáp giao duyên hay còn là câu hát than thân, những tiếng cười hài hước
thể hiện tinh thần lạc quan của người bình dân xưa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn người bình dân xưa qua những bài ca dao than
thân, yêu thương, tình nghĩa.
Cách 3.
– Giáo viên chia lớp thành ba đội tham gia trò chơi. Mỗi đội có 15 giây suy nghĩ
và trả lời câu hỏi.
– Mỗi câu trả lời đúng được tối đa 5 điểm. Kết thúc trò chơi, đội có điểm cao
nhất sẽ là người chiến thắng.
18
Câu 1. Đây là vật gì?
Có con mà chẳng có cha
Có lưỡi không miệng, đố là vật chi?
(Con dao)
Câu 2.
Đây là nhân vật nào trong lịch sử?
Nam Quan bái biệt cha già,
Trở về nợ nước, thù nhà lo toan.
Lam Sơn góp lưỡi gươm vàng,
“Bình Ngô đại cáo” giang sơn thu về.
(Nguyễn Trãi)
Câu 3.
Chân đen, mình trắng, đứng nắng giữa đồng. Hỏi là con gì?
(Con cò)
Câu 4.
Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống
Sen xa sen khô, hồ cạn;
Liễu xa đào, liễu ngả, đào nghiêng.
Anh xa em như bến xa …………….. (đò, phà, thuyền) (thuyền)
Như Thúy Kiều xa …………., biết mấy niên cho tái hồi!
(Từ Hải, Kim Trọng, Mã Giám Sinh) (Kim Trọng)
Câu 5. Thân em xưa ở bụi tre
Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra.
(Cái quạt giấy)
– Sau khi các đội chơi trả lời câu hỏi, giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
– Câu hỏi: Chúng ta vừa đến với những câu đố, câu ca dao trong kho tàng văn
học dân gian Việt Nam. Cùng có vần, nhưng điểm khác của ca dao với câu đố là gì?
19
(ca dao thể hiện đời sống tâm hồn phong phú của người bình dân xưa)
– Giáo viên dẫn dắt: Đời sống tâm hồn của người lao động xưa qua ca dao vô
cùng phong phú. Đó là tình yêu thiên nhiên, tình cảm gia đình, tình yêu đất nước, tình
yêu đôi lứa… Bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đến với vẻ vẻ đẹp
tâm hồn người bình dân qua chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
2.1.2. Ca dao hài hước
Cách 1.
– Học sinh tham gia trò chơi giải ô chữ: Hãy giải ô chữ bằng cách trả lời nhanh
điền từ vào chỗ trống trong những câu sau
1. Truyện Tam đại con gà (…) thói dốt mà còn khoe khoang, dốt mà dấu dốt.
2. Truyện cười không chỉ phê phán mà con đem đến cho chúng ta những (…) bổ
ích.
3. Nghệ thuật (…) của truyện Tam đại con gà là khai thác những mâu thuẫn trái
tự nhiên.
4. Trong truyện Tam đại con gà có hai (…) trái tự nhiên: dốt nhưng khoe giỏi và
dốt mà dấu dốt.
5. Trong truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày, (…) được giới thiệu là người
xử kiện giỏi.
6. Trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, yếu tố gây cười độc đáo nhất là
nghệ thuật (…)
7. Lý trưởng không chỉ xử kiện bằng ngôn ngữ, mà còn thể hiện bằng (…) xòe
bàn tay trái úp lên ngón tay mặt.

PHÊPHÁN
BÀIHC
GÂYCƯI

20

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
MÂUTHUN
LÝTRƯNG
CHƠICH
CCH

– Sau khi giải ô chữ, giáo viên dẫn dắt và giới thiệu bài: Sự hài hước của nhân
dân không chỉ được thể hiện xuất sắc trong các tác phẩm tự sự. Nhiều khi để trải
lòng, tác giả dân gian đã lựa chọn hình thức trữ tình để thể hiện mình. Cũng bật lên
tiếng cười, nhưng ca dao lại đem đến cho người đọc, người nghe một cảm xúc mới
mẻ. Chúng ta sẽ đi tìm kiếm cảm xúc đó qua bài học hôm nay.
Cách 2.
– Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Các nhóm sẽ quan sát hình trên slide, gọi
tên các bức tranh gắn với các tác phẩm hoặc thể loại văn học dân gian đã học. Thời
gian thảo luận là 2 phút. Sau khi hết thời gian các nhóm trình bày kết quả.
Tranh 1. Tranh 2.
Tranh 3. Tranh 4.
21
Đáp án:
1. Tranh 1: Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
2. Tranh 2: Truyện cổ tích Thạch Sanh
3. Tranh 3: Truyện cười Lợn cưới áo mới
4. Tranh 4: Hát đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca
– Giáo viên tổng kết và dẫn dắt để giới thiệu bài mới: Đó đều là các tác phẩm
quen thuộc của văn học dân gian với nhiều thể loại khác nhau như truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện cười và ca dao. Trong tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm
hiểu những bài ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa; bài học hôm nay cô sẽ giới
thiệu cùng các em chùm ca dao hài hước. Những bài ca dao với tiếng cười châm biếm
thể hiện tinh thần lạc quan, đầy sức sống của nhân dân lao động.
Cách 3.
– Học sinh tham gia trò chơi giải ô chữ
– Giáo viên thiết kế trò chơi ô chữ với 5 ô hàng ngang tương ứng với 5 câu hỏi.
Sau khi lần lượt trả lời các câu hỏi để tìm ra các từ hàng ngang, học sinh trả lời từ
khóa hàng dọc. Từ khóa là một từ gồm có 12 chữ cái: Đây là một thể loại của văn học
dân gian
Câu 1. Đây là tên một chủ đề lớn trong thể loại ca dao của văn học dân gian Việt
Nam? (Than thân)
Câu 2. Đây là cụm từ mở đầu quen thuộc trong ca dao than thân? (Thân em)
Câu 3: Đây là từ chỉ thân phận chung của những người phụ nữ trong ca dao than
thân? (Bất hạnh)
Câu 4. Điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm
Ước gì sông rộng một gang
22
Bắc……………………….cho chàng sang chơi (cầu dải yếm)
Câu 5. Bài ca dao sau đây ngợi ca tình cảm của ai?
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa (Vợ chồng)
– Ô chữ được giải như sau:
– Sau khi tìm được từ khóa giáo viên dẫn dắt và giới thiệu bài học: Sự hài hước
của nhân dân không chỉ được thể hiện xuất sắc trong các tác phẩm tự sự. Nhiều khi
để trải lòng, tác giả dân gian đã lựa chọn hình thức trữ tình để thể hiện mình. Cũng
bật lên tiếng cười, nhưng ca dao lại đem đến cho người đọc, người nghe một cảm xúc
mới mẻ. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua chùm ca dao hài hước trong bài học
hôm nay.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ