dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Sử dụng bài tập thực tiễn về oxi lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học cho học sinh lớp 10  

SKKN Sử dụng bài tập thực tiễn về oxi lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học cho học sinh lớp 10

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN………………….. 1
PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP………………………………………………………………. 2
A. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƢỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN…………….. 2
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN ……………………………. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ………………….. 4
1.1. Năng lực và năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hóa học …… 4
1.2. Bài tập hoá học và bài tập hoá học thực tiễn ……………………………………… 6
1.2.1. Bài tập hóa học………………………………………………………………………. 6
1.2.1.1. Khái niệm…………………………………………………………………….. 6
1.2.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học………………………………………….. 6
1.2.1.3. Phân loại bài tập hóa học ……………………………………………….. 7
1.2.2. Bài tập thực tiễn trong dạy học hoá học ……………………………………. 8
1.2.2.1. Khái niệm [5] ……………………………………………………………….. 8
1.2.2.2. Tác dụng của bài tập thực tiễn [5] …………………………………… 9
1.2.2.4. Quy trình xây dựng bài tập thực tiễn ……………………………… 10
1.2.2.5. Sử dụng BTTT trong dạy học hóa học …………………………… 13
CHƢƠNG 2. SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN VỀ OXI – LƢU HUỲNH
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƢỚI
GÓC ĐỘ HOÁ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10………………………………………… 17
2.1. Phân tích nội dung cấu trúc chƣơng oxi – lƣu huỳnh (Hóa học 10) –
THPT………………………………………………………………………………………………… 17
2.1.1. Mục tiêu chƣơng: oxi – lƣu huỳnh………………………………………….. 17
2.1.1.1. Kiến thức:…………………………………………………………………… 17
2.1.1.2. Kĩ năng:……………………………………………………………………… 17
2.1.1.3. Giáo dục tƣ tƣởng – thái độ ………………………………………….. 17
2.1.1.4. Các năng lực cần hình thành và phát triển………………………. 18
2.1.2. Cấu trúc nội dung chƣơng Oxi – Lƣu huỳnh……………………………. 18
2.1.3. Những chú ý về phƣơng pháp dạy học chƣơng oxi – lƣu huỳnh…. 19
2.2. Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn về Oxi – Lƣu huỳnh nhằm phát
triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học cho học sinh.. 19
2.2.1. Các mức độ yêu cầu cần đạt cho chƣơng oxi – lƣu huỳnh …………. 19
2.2.2. Bài tập thực tiễn về oxi – lƣu huỳnh……………………………………….. 24
2.2.2.1. OXI – OZON ……………………………………………………………… 24
2.2.2.2. LƢU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƢU HUỲNH …….. 40
2.3. Thiết kế giáo án có sử dụng bài tập thực tiễn về oxi – lƣu huỳnh nhằm
phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học. ………….. 69
2.3.1. Kế hoạch dạy học tiết 51 – Bài 30: Lƣu huỳnh…………………………. 69
2.3.1.1. Mục tiêu …………………………………………………………………….. 69
2.3.1.2. Phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học…………………………….. 79
2.3.1.3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh ……………………………….. 80
2.3.1.4. Các hoạt động dạy – học………………………………………………. 80
2.3.2. Kế hoạch dạy học tiết 57- bài 34: Luyện tập oxi – Lƣu huỳnh …… 93
2.3.2.1. Mục tiêu …………………………………………………………………….. 93
2.3.2.2. Chuẩn bị …………………………………………………………………… 103
2.3.2.3. Phƣơng pháp dạy học…………………………………………………. 104
2.3.2.4. Các hoạt động dạy – học…………………………………………….. 104
2.4. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ
hoá học. …………………………………………………………………………………………… 111
PHẦN 3. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI ……………………………. 114
I. So sánh, đối chiếu…………………………………………………………………………. 114
II. Hiệu quả do sáng kiến đem lại …………………………………………………….. 117
1. Hiệu quả kinh tế ……………………………………………………………………………….. 117
2. Hiệu quả về mặt xã hội………………………………………………………………………. 117
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng…………………………………………………………. 118
PHẦN 4. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
…………………………………………………………………………………………………………… 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………… 119
PHỤ LỤC …………………………………………………………………………………………… 120
1
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHẦN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về
thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá
học đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát
triển kinh tế – xã hội. Tại cấp trung học phổ thông (THPT), môn Hoá học giúp
học sinh (HS) có đƣợc những tri thức cốt lõi về Hoá học và ứng dụng những tri
thức này vào thực tiễn cuộc sống. Học sinh sẽ phát huy đƣợc sự hiểu biết của
bản thân với thực tiễn cuộc sống nếu giáo viên (GV) biết khai thác các tình
huống thực tiễn trong dạy học, đặc biệt là bài tập thực tiễn (BTTT). BTTT giúp
HS hiểu sâu kiến thức, mở rộng tri thức, rèn luyện khả năng tƣ duy, tính kiên
nhẫn, trung thực, sáng tạo… và vận dụng những kiến thức đƣợc học vào giải
quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Sử dụng BTTT trong dạy học HH là phát
huy đƣợc tính tích cực của HS, giúp HS yêu thích môn học hơn và lĩnh hội kiến
thức tốt hơn.
Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai các BTTT trong quá trình dạy học ở
trƣờng phổ thông còn hạn chế và thƣờng chƣa đáp ứng mục tiêu là phát triển
năng lực và phẩm chất của học sinh. Trong “Chƣơng trình giáo dục phổ thông
môn Hoá học” của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2018, đã nêu rõ chuẩn đầu ra và
nội dung chi tiết cho mỗi bài học trong các chƣơng trình học hoá học khối lớp
10, 11 và 12 nhằm giúp HS phát triển đƣợc các phẩm chất và năng lực chung
theo các mức độ phù hợp với môn học, đồng thời phát triển năng lực đặc thù của
môn Hóa học với các năng lực thành phần là năng lực nhận thức hoá học; năng
lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học và năng lực vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học.
Trong chƣơng trình hoá học lớp 10, phần lớn thời gian học sinh nghiên cứu
về các kiến thức cơ sở của hoá học nên học sinh ít có cơ hội làm bài tập có yếu
tố thực tiễn. Do đó tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Sử dụng bài tập thực
tiễn về oxi – lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên
2
dưới góc độ hoá học cho học sinh lớp 10”. Trong đề tài này tôi đã nghiên cứu
về các biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học,
nguyên tắc và quy trình xây dựng BTTT. Từ đó tôi xây dựng BTTT về oxi – lƣu
huỳnh, với mỗi bài tập đều có hƣớng dẫn trả lời ở 3 mức độ (tốt, đạt, chƣa đạt),
phân tích các biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá
học, gợi ý hình thức sử dụng bài tập đó. Đồng thời tôi cũng thiết kế 02 kế hoạch
dạy học có sử dụng BTTT và công cụ đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dƣới góc độ hoá học.
PHẦN II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
A. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƢỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Sau khi tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học trong quá trình dạy học
môn hoá học ở trƣờng THPT B Nghĩa Hƣng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:.
1. Đối với giáo viên
– Đa số giáo viên đều có sử dụng bài tập thực tiễn trong quá trình dạy học nhƣng
chƣa thƣờng xuyên.
– Các câu hỏi thực tiễn thƣờng dừng lại ở mức tái hiện kiến thức, giải thích một
số sự kiện và hiện tƣợng hoá học ở câu hỏi lí thuyết. Các câu hỏi thực tiễn ở
mức độ cao hơn vẫn còn ít.
– Trong quá trình dạy bài tập chủ yếu dừng lại ở mức độ vận dụng kiến thức kĩ
năng, chƣa chú trọng phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực tìm
hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học.
Theo khảo sát tôi cũng nhận thấy các thầy cô giáo có đƣa ra những lí do vì
sao ít hoặc không sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực tìm hiểu thế
giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học. Đó là:
+ Không có nhiều tài liệu.
+ Mất nhiều thời gian tìm tài liệu, soạn giáo án.
+ Trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn
với thực tiễn.
3
+ Lí do khác:
 Thời lƣợng tiết học ngắn, không cho phép đƣa nhiều kiến thức bên ngoài
vào dạy.
 Các đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh có hỏi về vấn đề thực tiễn nhƣng không
nhiều, trong khi đó kiến thức lí thuyết và các dạng bài tập trong chƣơng
trình nhiều..
 Chỉ sử dụng khi nội dung bài học có liên quan.
 Khi làm bài tập thực tiễn học sinh thƣờng mất nhiều thời gian để tìm hiểu,
nên không đủ thời gian làm bài tập khác. Với học sinh yếu kém thì GV
thƣờng phải đƣa ra câu trả lời cho các em.
2. Đối với học sinh
– Vốn hiểu biết thực tế của HS về các hiện tƣợng có liên quan đến hóa học trong
đời sống hàng ngày còn ít.
– NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hoá học của các em còn hạn chế nên
khi gặp các bài tập thực tiễn các em còn lúng túng.
– HS ít có cơ hội rèn luyện nên chƣa hình thành đƣợc kĩ năng trả lời và giải
quyết các BTTT, chƣa hình thành đƣợc thói quen liên hệ giữa kiến thức với thực
tiễn.
Theo khảo sát tôi nhận thấy trong quá trình hình thành kiến thức mới,
thầy/cô chƣa thƣờng xuyên đƣa ra các câu hỏi, các bài tập gắn liền với thực tiễn
để học sinh liên tƣởng và áp dụng. Để chuẩn bị cho bài mới, thầy/cô chỉ yêu cầu
học sinh về nhà làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập mà chƣa
chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu cuộc sống, môi trƣờng
xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trong bài giảng kế tiếp để
học sinh có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn. Các thầy/cô cũng chƣa
chú ý dành thời gian để cho các em đƣa ra những khúc mắc để giải đáp cho các
em về những hiện tƣợng các em quan sát đƣợc trong đời sống.
Từ kết quả khảo sát ở trên đặt ra một vấn đề đó là làm thế nào để dạy học
để phát triển năng lực thế giới tự nhiên dƣới góc độ hóa học cho học sinh. Đó là
vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt chuẩn bị tâm
4
thế đáp ứng yêu cầu giáo dục theo định hƣớng phát triển năng lực trong chƣơng
trình giáo dục phổ thông năm 2018.
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Năng lực và năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hóa học
1.1.1. Định nghĩa
Có nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra các khái niệm năng lực dựa trên dấu hiệu
khác nhau. Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018: “Năng lực là
thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình
học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ
năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện
thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những
điều kiện cụ thể” [1].
Trên cơ sở đó và tài liệu [2] tôi xác định, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên
(NL THTGTN) dƣới góc độ hóa học là năng lực đặc thù của môn Hoá học,
đƣợc xác định là khả năng thực hiện các hoạt động quan sát, tìm tòi, khám phá
một số sự vật, hiện tƣợng, quá trình hóa học đơn giản đến phức tạp, gần gũi
trong đời sống và trong thế giới tự nhiên. Từ đó, dựa trên những kiến thức hóa
học để đƣa ra những dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra kết luận, đề xuất biện
pháp và có thái độ tích cực đối với các sự vật, hiện tƣợng trong đời sống và
trong thế giới tự nhiên mà HS nghiên cứu. Theo tôi, sự vật, hiện tƣợng có trong
tự nhiên và môi trƣờng sống có thể hiểu là các tình huống cụ thể trong cuộc
sống, tự nhiên, trong lao động, sản xuất và trong học tập gắn với thực tiễn.
1.1.2. Cấu trúc năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về NL, NL THTGTN dƣới góc độ hóa học
và Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Hóa học [2], chúng tôi xác định cấu
trúc và các biểu hiện của NL THTGTN nhƣ sau:
5

Năng lực
thành phần
Biểu hiện của năng lực
1. Hệ thống kiến
thức liên quan
đến vấn đề, đề
xuất vấn đề
– HS hệ thống, phân loại đƣợc các kiến thức hóa học, nhận ra
những mâu thuẫn phát sinh từ vấn đề, đề xuất đƣợc câu hỏi liên
quan đến vấn đề.
– Phân tích đƣợc bối cảnh để đề xuất và biểu đạt vấn đề.
2. Đƣa ra phán
đoán và xây
dựng giả
thuyết
– HS phân tích làm rõ nội dung của vấn đề.
– Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức đã học hoặc kiến thức cần
tìm hiểu với vấn đề trong đời sống, trong thế giới tự nhiên.
– Trình bày đƣợc phán đoán; từ đó đề xuất đƣợc giả thuyết
nghiên cứu.
3. Lập kế
hoạch thực
hiện
– HS thu thập, lựa chọn, sắp xếp logic những nội dung tìm hiểu liên
quan đế vấn về đã đề xuất.
– Lựa chọn đƣợc phƣơng pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm,
điều tra, phỏng vấn,…) để nghiên cứu sâu vấn đề.
– Lập đƣợc kế hoạch triển khai tìm hiểu.
4. Thực hiện
kế hoạch
– Thu thập đƣợc sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu
thập dữ liệu, thực nghiệm);
– Phân tích đƣợc dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả
thuyết;
– Rút ra đƣợc kết luận và và điều chỉnh đƣợc kết luận khi cần
thiết.
5. Viết và trình
bày báo cáo và
thảo luận
– Sử dụng đƣợc ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ
để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu.
– Viết đƣợc báo cáo sau quá trình tìm hiểu (sản phẩm kỹ thuật,
sản phẩm khoa học-kĩ thuật ứng dụng).
– Hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn
trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do ngƣời khác đƣa ra để
tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm

6

hiểu một cách thuyết phục.

Dựa vào cấu trúc của NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới góc độ hóa học
chúng tôi tìm hiểu và lựa chọn phƣơng pháp phù hợp nhằm phát triển NL này cho
HS trong dạy học Hóa học phổ thông. Trong bài viết này, tôi sử dụng bài tập thực
tiễn nhằm phát triển NL cho học sinh, đặc biệt là NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dƣới
góc độ hóa học.
1.2. Bài tập hoá học và bài tập hoá học thực tiễn
1.2.1. Bài tập hóa học
1.2.1.1. Khái niệm
Bài tập là những dạng bài gồm các bài toán, những câu hỏi hay đồng thời
cả câu hỏi và bài toán, mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh lĩnh hội đƣợc
những kiến thức hoạc kĩ năng nhất định sau khi hoàn thiện chúng.
Bài tập hóa học là những bài toán hoặc những câu hỏi mà thông qua việc
hoàn thành chúng, HS sẽ lĩnh hội đƣợc nội dung các định nghĩa, khái niệm, tính
chất của chất… hoặc hình thành các kĩ năng thí nghiệm thực hành, kĩ năng quan
sát hoặc hoàn thiện các kĩ năng đó. Việc giải quyết các bài toán hóa học cho
phép HS thực hiện những mối liên hệ qua lại giữa các kiến thức đã và đang dƣợc
học.
1.2.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học
* Ý nghĩa trí dục:
Làm chính xác hóa các khái niệm HH. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến
thức một cách sinh động, phong phú hấp dẫn. Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức
một cách tích cực nhất. Rèn luyện cho HS các kĩ năng HH nhƣ cân bằng phƣơng
trình phản ứng, tính toán theo công thức HH và phƣơng trình HH… Nếu là bài
tập thực nghiệm sẽ rèn luyện các kĩ năng thực hành, góp phần vào việc GD kĩ
thuật tổng hợp cho HS. Hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến
thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trƣờng. Hình thành
kiến thức mới, ôn tập những kiến thức đã học, củng cố kiến thức cơ bản của bài
7
giảng. Đồng thời, rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ HH và các thao tác tƣ
duy.
* Ý nghĩa phát triển:
KTĐG kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, đặc biệt là giúp phát hiện trình độ
phát triển trí tuệ, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của HS trong học tập đồng
thời giúp họ vƣợt qua những khó khăn và khắc phục các sai lầm đó. Phát triển ở
HS các năng lực tƣ duy logic, biện chứng, khái quát độc lập, thông minh sáng
tạo. Là phƣơng tiện để KTĐG kiến thức và kĩ năng của HS.
* Ý nghĩa đức dục
Rèn luyện cho HS đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say
mê khoa học HH. Bài tập thực tiễn, thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn
hóa lao động: có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, sạch sẽ nơi làm việc. GD tƣ
tƣởng đạo đức, kĩ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp. HS khi giải bài tập HH là tìm
đến bản chất của các vấn đề và áp dụng giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
1.2.1.3. Phân loại bài tập hóa học
Hiện nay BTHH đƣợc phân loại dựa vào các cơ sở khác nhau, nhƣ là:
* Phân loại bài tập dựa vào hình thức trả lời:
Dựa vào hình thức trả lời- bài tập hoá học phân thành bài tập trắc nghiệm
khách quan và bài tập tự luận.
– Bài tập trắc nghiệm khách quan: là loại bài tập hay câu trả lời sẵn và yêu
cầu HS suy nghĩ trả lời. Bài tập TNKQ đƣợc chia thành 4 dạng chính: dạng điền
khuyết, dạng ghép đôi, dạng đúng sai, dạng nhiều lựa chọn. Hiện nay bài tập
TNKQ nhiều lựa chọn là dạng bài tập thông dụng nhất do những ƣu điểm của nó
nhƣ: có độ tin cậy cao, có tính giá trị tốt hơn.
– Bài tập trắc nghiệm tự luận (TNTL): là dạng bài tập yêu cầu HS phải
biết kết hợp cả kiến thức hóa học, ngôn ngữ hóa học và các công cụ toán học để
trình bày nội dung của bài tập Hóa học, phải tự viết câu trả lời bằng ngôn ngữ
của chính mình. Trong bài tập TNTL chia ra các dạng bài tập: bài tập định tính,
bài tập định lƣợng, bài tập thực tiễn… dựa vào tính chất, nội dung bài tập. Dạng
bài tập này cho phép GV kiểm tra kiến thức HS ở góc độ hiểu và khả năng vận
8
dụng. Hình thành cho HS kĩ năng sắp đặt ý tƣởng, khái quát hóa, phân tích, tổng
hợp… phát huy tính độc lập, chủ động và tƣ duy sáng tạo.
* Phân loại bài tập dựa vào nội dung:
Dựa vào nội dung bài tập hoá học (BTHH) đƣợc chia thành các loại:
– Bài tập định tính: là dạng bài tập có lien hệ với sự quan sát để mô tả, giải
thích các hiện tƣợng hóa học. Các dạng bài tập định tính: Giải thích, chứng
minh, vận dụng kiến thức lý thuyết; Viết phƣơng trình hoá học (PTHH) của các
phản ứng; Phân biệt các chất; Bài tập thực tiễn.
– Bài tập định lƣợng (bài toán hóa học): là loại bài tập cần dùng các kỹ
năng toán học kết hợp với kỹ năng hóa học để giải.
– Bài tập thực nghiệm: là dạng bài tập có liên quan đến kĩ năng thực hành
thí nghiệm nhƣ: Quan sát để mô tả, giải thích các hiện tƣợng thí nghiệm; Làm
thí nghiệm để nghiên cứu tính chất của một chất hoặc một hiện tƣợng hóa học;
Tách các chất ra khỏi hỗn hợp, điều chế các chất
– Bài tập tổng hợp: là dạng bài tập có tính chất bao gồm các dạng trên.
* Phân loại bài tập hóa học theo mục tiêu sử dụng.
Có thể chia bài tập theo 2 dạng: bao gồm bài tập GV dùng trong quá trình
trực tiếp giảng dạy và bài tập cho HS tự luyện thông qua các phƣơng tiện truyền
tải thông tin mà không có sự xuất hiện trực tiếp của GV.
* Phân loại bài tập hóa học theo mức độ nhận thức.
Có bốn mức độ nhận thức: Biết – Hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao. BTHH
đƣợc phân loại theo dạng bài tập tái hiện, bài tập hiểu, bài tập vận dụng và vận
dụng cao. Các dạng bài tập này đƣợc dùng để phát triển tƣ duy và phân hóa HS.
Trên thực tế, sự phân loại trên chỉ mang tính chất tƣơng đối, vì giữa các
cách phân loại không có ranh giới rõ rệt, sự phân loại thƣờng để nhằm phục vụ
cho mục đích nhất định.
1.2.2. Bài tập thực tiễn trong dạy học hoá học
1.2.2.1. Khái niệm [5]
Bài tập thực tiễn là các bài tập hóa học có nội dung gắn liền với thực tiễn
đời sống, yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề
9
do chính thực tiễn đặt ra nhƣ giải thích hiện tƣợng tự nhiên, lý giải thói quen
sinh hoạt và lao động, bảo vệ môi trƣờng, phân tích quy trình sản xuất, phƣơng
pháp thực nghiệm,….
1.2.2.2. Tác dụng của bài tập thực tiễn [5]
Sử dụng BTTT trong dạy và học HH không chỉ phát huy tác dụng chung của bài
tập HH mà còn có thêm những tác dụng sau:
– Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập: thu thập thông tin, vận dụng kiến
thức cơ bản để xử lí các tình huống, lựa chọn kiến thức để giải quyết vấn đề thực
tiễn, …
– Rèn luyện và phát triển các kĩ năng tƣ duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu,…
– Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức HH vào việc phát hiện và giải quyết
những vấn đề do thực tiễn đặt ra, từ đó hiểu sâu và mở rộng kiến thức, góp phần
nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
– Giúp HS hiểu biết về thiên nhiên, tài nguyên, môi trƣờng, các hoạt động của
con ngƣời trong đời sống, sản xuất và những vấn đề thời sự mang tính toàn cầu.
– Tạo điều kiện cho HS sử dụng nhiều giác quan, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong quá trình học tập.
– Giúp HS sống có trách nhiệm hơn đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.
– Giáo dục tƣ tƣởng đạo đức, rèn tính chính xác, kiên nhẫn, kích thích sự hứng
thú, trí tò mò, lòng say mê nghiên cứu khoa học công nghệ.
1.2.2.3. Nguyên tắc xây dựng bài tập thực tiễn [5]
– Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại.
Trong một bài tập HH thực tiễn, bên cạnh nội dung HH, còn có những dữ
liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải đƣợc đƣa vào một cách chínhxác,
không tuỳ tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán. Đối với một số bài tập về
sản xuất HH, nên đƣa vào các dây chuyền công nghệ đang đƣợc sử dụng ở
Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đƣa các công nghệ đã quá cũ và lạc
hậu hiện không dùng hoặc ít dùng.
– Nguyên tắc 2: Phải gần gũi với kinh nghiệm của HS.
10
Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến HH thì rất nhiều và rộng. Nếu
BBTT có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm đời sống và môi
trƣờng xung quanh HS thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi
tiếp nhận và giải quyết vấn đề.
– Nguyên tắc 3: Phải sát với nội dung học tập.
Các BTTT cần có nội dung sát với chƣơng trình mà HS đƣợc học. Nếu
BTTT có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức HH thì sẽ không tạo đƣợc
động lực cho HS để giải bài tập đó.
– Nguyên tắc 4: Phải đảm bảo tính sư phạm.
Các tình huống thực tiễn thƣờng phức tạp hơn những kiến thức HH phổ
thông trong chƣơng trình nên khi xây dựng BTTT cho HS phổ thông cần phải
có bƣớc xử lí sƣ phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải
BTTT cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của HS.
– Nguyên tắc 5: Phải có tính hệ thống, logic.
Các BTTT trong chƣơng trình cần phải sắp xếp theo chƣơng, bài, theo
mức độ phát triển của HS. Trong mỗi chƣơng, bài nên có tất cả các loại, dạng
BTTT. Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải kịp
thời xây dựng những BTTT ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ
nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của HS.
1.2.2.4. Quy trình xây dựng bài tập thực tiễn
Theo [3] và thực tiễn dạy học, bài tập thực tiễn đƣợc xây dựng theo các bƣớc
sau:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức, hiện tƣợng, bối cảnh/tình huống thực tiễn
có liên quan.
Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức, xây dựng mâu thuẫn
nhận thức từ bối cảnh/tình huống lựa chọn và xác định các điều kiện (kiến thức,
kĩ năng,…) cần thiết để giải quyết mâu thuẫn này.
Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu.
Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra thử.
Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện bài tập.
11
Ví dụ 1: Thiết kế BTTT có liên quan đến kiến thức về vấn đề sử dụng lƣu huỳnh
để bảo quản lƣơng thực thực phẩm, thuốc nam trong thực tế đời sống.
Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức và bối cảnh.
– Kiến thức về ứng dụng của lƣu huỳnh trong thực tiễn đời sống hiện nay.
– Bối cảnh là video phóng sự của VTV1: “Chống mốc thuốc bằng lƣu huỳnh”
https://www.youtube.com/watch?v=vihsbqDK9l8&t=2s
Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức trong bối cảnh.
Mục tiêu của bài tập là phát triển năng lực xử lí thông tin, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực THTGTN dƣới góc độ hoá học và năng lực vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học vào thực tiễn thông qua việc hiểu phóng sự về sử dụng lƣu huỳnh
để chống mốc. Hiểu đƣợc tác hại của việc sử dụng lƣu huỳnh không đúng cách,
tính đƣợc lƣợng lƣu huỳnh cần dùng để bảo quản thực phẩm và thuốc theo quy
chuẩn.
Bước 3: Thiết kế bài tập theo mục tiêu.
Xem video: “Chống mốc thuốc bằng lƣu huỳnh” (VTV1 đƣa tin) và trả lời
các câu hỏi sau:
https://www.youtube.com/watch?v=vihsbqDK9l8&t=2s
1. Vì sao ngƣời dân lại chọn lƣu huỳnh (sulfur) để sử dụng trong trong việc
chống nấm mốc, bảo quản dƣợc liệu mà không sử dụng cách khác?
2. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9 về “Một số oxit quan trọng”, hãy giải thích
vì sao ngƣời ta lại đốt lƣu huỳnh (sulfur) để phòng ngừa nấm mốc trong quá
trình sấy dƣợc liệu?
3. Nêu các triệu chứng cho thấy trong quá trình hấp dƣợc liệu ngƣời dân cũng bị
ảnh hƣởng đến sức khỏe? Giải thích tại sao những ngƣời này lại có các triệu
chứng trên.
4. Em hãy dự đoán xem việc hấp dƣợc liệu này có thể ảnh hƣởng đến những ai,
ở đâu?
5. Em đánh giá nhƣ thế nào về lƣợng lƣu huỳnh đƣợc họ đƣa sử dụng trong việc
hấp dƣợc liệu dựa thông tin trong video? Nó có theo quy chuẩn nào không?
12
6. Có 1 số ý kiến cho rằng, khi đốt lƣu huỳnh (sulfur) để sấy thuốc nhƣ trên sẽ
gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe của ngƣời chế biến lẫn ngƣời sử
dụng. Em có đồng ý với thông tin này không vì sao?
7. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, hàm lƣợng lƣu huỳnh (sulfur)
không nên vƣợt quá 20mg/1kg sản phẩm. Dựa vào quy chuẩn này, hãy tính khối
lƣợng lƣu huỳnh (sulfur) sử dụng để đảm bảo an toàn cho 5 tạ nguyên liệu cần
sấy.
Bước 4: GV sử dụng bài tập trên trong hoạt động khởi động khi giảng dạy bài
“Lƣu huỳnh” trong chƣơng trình Hóa học 10 hoặc dùng trong hoạt động luyện
tập, củng cố để thử nghiệm.
Dự kiến câu trả lời:
1. Ngƣời dân lại chọn lƣu huỳnh (sulfur) để sử dụng trong trong việc chống nấm
mốc, bảo quản dƣợc liệu mà không sử dụng cách khác vì lƣu huỳnh rẻ tiền và dễ
mua, có hiệu quả chống nấm mốc cao.
2. Vì khi đốt lƣu huỳnh (sulfur) sẽ cháy và sinh ra lƣu duỳnh đioxit (sulfur
dioxide) là chất có khả năng chống nấm mốc cho lƣơng thực, thực phẩm.
S + O2  to SO2
3. Ngƣời dân ngửi thấy mùi hắc, bị tức ngực, khó chịu,… có thể dẫn tới viêm
phổi, viêm mắt,… bởi họ hít phải khí sulfur dioxide.
4. Việc hấp dƣợc liệu này có thể ảnh hƣởng đến nhiều ngƣời, ví dụ nhƣ ngƣời
hấp dƣợc liệu, ngƣời dân sống xung quanh khu vực hấp dƣợc liệu, ngƣời sử
dụng dƣợc liệu,…. Bởi vì họ là những ngƣời tiếp xúc với sulfur dioxide. Mặt
khác, khi sulfur dioxide đƣợc thải ra ngoài không khí cũng gây ô nhiễm môi
trƣờng, nó là nguyên nhân chính gây ra mƣa axid.
5. Lƣu huỳnh (sulfur) đƣợc ngƣời dân tuỳ tiện ƣớc lƣợng, không đong đếm,
lƣợng lƣu huynhg (sulfur) đƣợc sử dụng trong việc hấp dƣợc liệu rất nhiều,
không theo qua chuẩn nào.
6. Theo em khi đốt lƣu huỳnh (sulfur) để sấy thuốc nhƣ trên sẽ gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của ngƣời chế biến lẫn ngƣời sử dụng là đúng bởi vì
khi sử dụng thuốc chứa lƣợng sulfur dioxide vƣợt quá ngƣỡng cho phép lâu dài
13
sẽ làm con ngƣời bị mắc một số bệnh nhƣ viêm phổi, viêm phế quản, viêm da,
suy giảm thị lực…. Do đó, trƣớc khi sắc thuốc cần rửa dƣợc liệu nhiều lần với
nƣớc sạch, khi sắc thuốc thì thời gian đầu nên mở nắp để sulfur dixide thoát ra
ngoài (hoặc sắc thuốc trong khoảng từ 2-3 giờ để sulfur dioxid thoát ra ngoài).
7. Với 5 tạ nguyên liệu cần sấy thì lƣợng lƣu huỳnh (sulfur) cần dùng là:
5.100.20 = 10000 (mg) hay 10 gam.
Bước 5: Phân tích câu trả lời hoặc bài làm của HS và chỉnh sửa, hoàn thiện bài
tập.
1.2.2.5. Sử dụng BTTT trong dạy học hóa học

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ