dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương este lipit hoá học 12 cơ bản theo định hướng phát triển năng lực  

SKKN Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương este lipit hoá học 12 cơ bản theo định hướng phát triển năng lực

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Năm 2018, Đảng và nhà nước đã công bố chương trình giáo dục phổ thông
với mục tiêu “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo
chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết
hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo
dục về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm
chât và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi
học sinh”. Ngành giáo dục đang chuyển dần từ giáo dục định hướng nội dung sang
giáo duc định hướng theo năng lực đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do vậy, giáo dục
cần phải được thay đổi theo hướng tăng cường trải nghiệm thực tế cho HS. Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ
cho hoạt động dạy học mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ có sức sáng tạo, biết vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giáo dục HS những phẩm chất như
tính tự chủ, tính độc lập, biết chia sẻ và quan tâm đến người khác… Hoạt động
trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận không thể thiếu của quá trình phát triển toàn
diện nhân cách cho thế hệ sau này.
Hóa học – ngành khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về thành phần, cấu
trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên
khác như vật lí, sinh học, địa chất…Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy
học hóa học là rất cần thiết bởi ngoài hình thành cho HS các năng lực chung, hoạt
động này còn phát triển các năng lực đặc thù môn học như năng lực sử dụng ngôn
ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu khoa học và thực hành hóa học, năng lực giải
quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào
cuộc sống, năng lực sáng tạo và kĩ năng sống.
Do vậy, tôi đã thực hiện đề tài: “Thiết kế các hoạt động trải nghiệm trong
dạy học chương “Este- lipit ” – hóa học 12 cơ bản theo hướng phát triển năng
lực” nhằm dạy học môn hóa học một cách hiệu quả.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
II.1.1. Hiện trạng học tập môn hóa học trước khi có sáng kiến.
Môn hóa học THPT là môn học nằm trong bài thi Khoa học tự nhiên trong
kì thi TN THPT, được nhiều học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp. Do
đó, các em HS lớp 12 đã có ý thức tốt trong quá trình học tập môn hóa. Tuy nhiên,
cấu trúc đề thi hóa học vẫn còn thiên về kiến thức hàn lâm, trừu tượng nên các em
chỉ chú trọng đến việc giải các bài toán hóa học theo cách nhanh nhất một cách
máy móc, vô tình biến mình thành các “thợ giải” bài tập.
Với nhiều thầy cô giảng dạy môn hóa học với mục tiêu củng cố kiến thức,
rèn luyện kĩ năng giải bài tập, nâng cao hiệu quả dạy học nhưng lại chưa chú trọng
đến vấn đề liên hệ thực tế, gắn kiến thức hàn lâm với thực tiễn trong giảng dạy để
HS yêu thích môn hóa học. Do đó, HS tiếp thu kiến thức hàn lâm, trừu tượng một
cách thụ động “không biết học kiến thức đó để làm gì”.
Bộ môn hóa học ở bậc THPT giữ một vai trò quan trọng trong việc hình
thành và phát triển trí dục, đức dục và nhân cách con người. Mục tiêu của môn
học là giúp cho HS hiểu đúng, hoàn chỉnh, nâng cao tri thức, hiểu biết về thế giới,
con người thông qua việc HS lĩnh hội tri thức mới cho bản thân. Đồng thời, giúp
cho HS hoàn thiện bản thân không chỉ về mặt kiến thức mà còn phát triển các
năng lực và phẩm chất cho bản thân.
Điều này đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn hóa học phải đổi mới
phương pháp dạy học tích cực, giúp HS tích hợp những kiến thức đã học giải
quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời, GV cũng phải tăng cường tổ chức các hoạt
động trải nghiệm giúp HS phát triển năng lực toàn diện hơn.
II.1.2. Thực trạng học tập chương “Este- lipit” – hóa học 12 cơ bản tại trường
THPT Vũ Văn Hiếu.
Chương “Este – lipit” là chương trọng tâm trong phần hóa hữu cơ lớp 12.
Nội dung kiến thức chương này thường xuất hiện nhiểu trong các kì thi TN THPT:
năm 2019 có 5 câu (1- nhận biết, 3- vận dụng, 1- vận dụng cao), năm 2020 có 8
câu (1- nhận biết, 2- thông hiểu, 2- vận dụng, 3 – vận dụng cao). Do vây, trong
quá trình dạy học, đa số các thầy cô giáo tập trung vào hoàn thiện phần nội dung
kiến thức phục vụ cho kì thi dẫn đến HS thường bị thụ động, học thuộc, học vẹt.
Với cách học như vậy, HS không thấy được vai trò của bộ môn hóa học trong đời
sống, không phát triển được đầy đủ các năng lực cho HS, đặc biệt là các năng lực
chuyên biệt của bộ môn hóa học. Điều này, đòi hỏi GV phải đổi mới phương pháp,
cách thức tổ chức lớp học phù hợp với hoàn cảnh của trường, nhận thức của HS
nhằm phát triển năng lực toàn diện.
II.1.3. Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ
a. Ưu điểm
Học sinh sẽ chuyên tâm học tập tốt kiến thức về chương este- lipit, vận
dụng các kiến thức này trong giảng dạy các bài tập có tính hàn lâm, các bài toán
tính toán đơn thuần liên quan đến kiến thức của chương.
Thông qua các phương pháp dạy học tích cực, hình thành cho HS một số
năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ môn hóa học như: Năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng
lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng thông tin và
truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực
thực hành hóa học.
b. Nhược điểm
Học sinh chỉ đơn thuần học lí thuyết và vận dụng làm bài tập, nhằm mục
tiêu đạt điểm cao trong kì thi TN THPT mà các em không hiểu học môn hóa để
làm gì, ứng dụng của các kiến thức đó trong thực tiễn.
Các em không vận dụng được kiến thức của các môn học khác nhau vào
giải quyết vấn đề gặp phải.
Nhiều HS không biết cách xử lí tình huống trong thực tiễn, không phát triển
năng lực toàn diện.
II.2. Mô tả giải pháp khi có sáng kiến
II.2. 1. Vấn đề cần giải quyết
Là một giáo viên, tôi luôn mong muốn truyền đạt đến HS toàn bộ kiến thức,
giúp các em tham gia tích cực vào các hoạt động học nhằm lĩnh hội tri thức mới.
Đồng thời, HS biết cách vận dụng tri thức mới lĩnh hội vào giải thích được các
hiện tượng thực tế và vận dụng được vào thực tiễn cuộc sống.
Khi giảng dạy chương “este- lipit”, đa phần GV chủ yếu giảng dạy bằng
phương pháp thuyết trình và giảng dạy lí thuyết cho HS. Điều này dẫn đến hiện
tượng HS không chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức. HS không nhớ, không hiểu
và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Vậy làm thế nào để HS có thể
tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức và hoàn thiện bản thân? GV cần chủ động
tìm phương pháp đổi mới để tạo hứng thú học tập cho HS, đặc biệt là giúp HS có
thể gắn kết kiến thức học được với thực tiễn, phát huy được tính tự lực, trách
nhiệm, sáng tạo của HS, đồng thời phát triển năng lực giải quyết những vấn đề
phức hợp mang tính tích hợp. Hoạt động trải nghiệm là một trong những phương
pháp dạy học làm tăng hiệu quả học tập trên.
Vậy hoạt động trải nghiệm là gì? Mục tiêu, đặc điểm, hình thức, các phương
pháp dạy học hoạt động trải nghiệm gồm những gì? Cách đánh giá hoạt động trải
nghiệm như thế nào?
Trong chương “este – lipit “có thể sử dụng phương pháp dạy học hoạt động
trải nghiệm gì dưới hình thức nào? Thiết kế chúng ra sao?
Đây là các vấn đề tôi cần giải quyết trong sáng kiến này.
II.2.2. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới
Sự khác biệt của HĐTN với các phương pháp dạy học khác đó là coi sự học
là quá trình trải nghiệm từ thực tiễn, HS tự tìm tòi, khám phá, phát hiện sự việc
của bản chất của sự việc, nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất tư tưởng,
ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con ngưởi
trong xã hội.
Những kiến thức hóa học gắn liền với đời sống, dễ vận dụng vào thực tế,
được thiết kế thành các chủ đề mang tính mở, không cần sự liên kết giữa các chủ
đề.
Phương pháp này chú trọng sự hình thành các năng lực, đặc biệt là năng lực
sáng tạo, hợp tác thông qua các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú, linh
hoạt của HS.
Với HS:
+ Thay vì đọc sách để tìm hiểu bài mới, học sinh được yêu cầu tự nghiên
cứu, tìm hiểu kiến thức của este- lipit thông qua các phương tiện khác nhau.
+ HS không thụ động tiếp thu kiến thức theo hình thức vấn đáp với GV mà
chủ động tìm tòi, thực nghiệm, tổng hợp, báo cáo kết quả.
+ HS không chỉ giải được các bài tập hàn lâm, “học vẹt” mà có thể giải
thích các hiện tượng, tình huống thực tế.
Với giáo viên:
+ Giáo viên phải thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập, giúp học sinh phát
huy tính chủ động và đồng thời tăng cường tính sáng tạo, khả năng hợp tác, chia
sẻ khó khăn và tăng cường sự tự tin trong trình bày kiến thức trước tập thể.
+ Giáo viên không toàn quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh thang
đo truyền thống(điểm số ) mà còn chú trọng đến việc thúc đẩy các học sinh tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau, đồng thời hỗ trợ học sinh còn gặp khó khăn trong
học tập.
II.2.3. Cách thức thực hiện
Trước hết, tôi đi tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm:
II.2.3.1. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm (TN)
HĐTN là một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn mà HS cần phải vận
dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến
thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II.2.3.2. Mục tiêu của HĐTN
HĐTN giúp HS hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống,
năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực nghề nghiệp thông qua chủ đề
hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản thân, quê hương, đất nước, con
người. HĐTN giúp HS có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát
triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và
tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn, bồi dưỡng cho HS tình yêu
đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp
phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam.
II.2.3.3. Đặc điểm của HĐTN
– Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động.
– Nội dung HĐTN mang tính tích hợp và phân hóa cao.
– HĐTN được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
– HĐTN đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường.
– HĐTN giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác
không thực hiện được.
II.2.3.4. Các hình thức tổ chức HĐTN
Hình thức tổ chức HĐTN trong nhà trường phổ thông rất phong phú và đa
dạng. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng HĐTN có thể tổ chức theo
nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của HS, tùy
theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường..
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG LỚP
HỌC
Hoạt động
nội khóa
NGOÀI LỚP
HỌC
Hoạt động
ngoại khóa
Tham quan,
thực địa
Điều tra, khảo
sát, đo đạc
Thí nghiệm
Trò chơi
Đóng vai
STEM
Cuộc thi Khoa
học kĩ thuật
Dự án
Nghiên cứu
khoa học
Câu lạc bộ, hội thi,
diễn đàn, sân khấu
Quan sát
Mô hình, mô
phỏng
HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức có tính thể
nghiệm tương tác như: diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hóa……Hình thức
có tính cống hiến như: Thực hành lao động, hoạt động tình nguyện, nhân đạo.
Hình thức có tính khám phá như: thực địa- thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi.
Hình thức có tính nghiên cứu phân hóa như: dự án nghiên cứu khoa học, Cuộc thi
Khoa học kĩ thuật, STEM… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo
dục nhất định.
Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Hóa học và vai trò phát triển năng
lực học sinh.

Các dạng
HĐTN
Năng lực chungNăng lực đặc thù môn Hóa học
NL tự
chủ và
tự học
NL
giao
tiếp và
hợp tác
NL giải
quyết
vấn đề
và sáng
tạo
NL nhận
thức kiến
thức hóa
học
NL tìm tòi và
khám phá thế
giới tự nhiên
dưới góc độ
hóa học
NL vận
dụng kiến
thức hóa
học vào
thực tiễn
Điều traxxxxxx
Mô hình,
mô phỏng
xxxxxx
Thực địaxxxxxx
Dự ánxxxxxx
STEMxxxxxx
Đóng vaixxxxxx
Trò chơixxxxxx
Thí nghiệmxxxxxx
Câu lạc bộxxxxxx
Hội thixxxxxx
Diễn đàn,
sân khấu
xxxxxx
KHKTxxxxxx

Các HĐTN đều góp phần hình thành các năng lực chung và các năng lực
đặc thù như năng lực nhận thức kiến thức hóa học và năng lực vận dụng kiến thức
hóa học vào thực tiễn. Trong chương “Este- lipit”, tôi chủ yếu thực hiện các loại
hoạt động trải nghiệm là trò chơi, đóng vai và ngoại khóa: Nghiên cứu khoa học.
II.2.3.5. Các phương pháp dạy học trải nghiệm
HĐ TN coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ
bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực
giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.
Đây là những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS
trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức
HĐ TN phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Các phương
pháp dạy học trải nghiệm thường sử dụng là: Phương pháp giải quyết vấn đề,
phương pháp sắm vai, trò chơi, làm việc nhóm…. Tùy vào điều kiện về cơ sở vật
chất và năng lực của HS mà GV có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau sao
cho phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.
II.2.3.6. Quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm: khảo sát nhu cầu,
điều kiện tiến hành và xác định đối tượng thực hiện.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động: Tên của hoạt động phải rõ ràng chính xác,
ngắn gọn, phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động, từ đó chọn lựa nội
dung và điều chỉnh hoạt động.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động: Xác định được mục tiêu sẽ định
hướng cho hoạt động. Đồng thời, từ mục tiêu để đánh giá kết quả hoạt động; chọn
lựa lại nội dung và điều chỉnh hoạt động.
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của
hoạt động: phù hợp với đặc điểm của HS và điều kiện thực tế; thu hút, hấp dẫn
HS,phù hợp với nội dung.
Bước 5: Lập kế hoạch: tìm ra phương án tối ưu; cân đối giữa yêu cầu và
khả năng.
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy: Nội dung công việc thực
hiện; tiến trình thời gian thực hiện; Yêu cầu cần đạt của mỗi việc.
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động: Kiểm
tra lại nội dung và chương trình HĐ. Điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt
động.
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của HS.
II.2.4. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương “Este – lipit”.
Trong chương “este- lipit”, tôi đã tích hợp hoạt động trải nghiệm trong quá
trình giảng dạy. Cụ thể, tôi đã sử dụng các hoạt động trải nghiệm bằng các hình
thức sau:
II.2.4.1. Hình thức “Trò chơi”:
Nội dung: Tổ chức trò chơi “Sân chơi hóa học”
Thời gian thực hiện: sử dụng trong các buổi luyện tập, buổi ngoại khóa,
sinh hoạt đầu tuần với các câu hỏi ở phụ lục 1.
Mục tiêu hướng tới: Thực hiện HĐTN này giúp HS phát triển năng lực
giao tiếp, năng lực tự học, năng lực phát hiện vấn đề, năng lực tìm tòi và khám
phá thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học
vào thực tiễn.
Ví dụ:
+ Phần câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 3: HS vận dụng kiến thức hóa học: thủy phân chất béo trong môi trường axit
vào giải thích hiện tượng thực tiễn “ thịt mỡ- dưa hành” thường được ăn kèm với
nhau.
+ Phần câu hỏi tự luận:
Các câu hỏi phần tự luận đều yêu cầu HS phải có năng lực tìm tòi, khám phá các
hiện tượng, tình huống thực tiễn. HS sử dụng kiến thức hóa học giải thích các hiện
tượng này như: mùi hoa quả trong các loại kẹo ( sử dụng tính chất vật lí của este:
Các este có mùi thơm đặc trưng), chế độ dinh dưỡng chứa chất béo của gia đình
hợp lí ( sử dụng kiến thức về tính chất vật lí của chất béo, ứng dụng của chất
béo)…..

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ