dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Thiết kế phiếu đánh giá bài Tập làm văn dành cho học sinh lớp 5

SKKN Thiết kế phiếu đánh giá bài Tập làm văn dành cho học sinh lớp 5

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Ngay từ bậc Tiểu học,Tiếng Việt đã được xem là một trong những
môn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất
của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục. Trong các
phân môn của môn Tiếng Việt, Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng.Bởi vì
Tập làm văn (TLV) sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và
kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn khác đã hình thành; rèn cho học sinh kĩ
năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần,
từng mặt qua từng phân môn mà còn trở thành một công cụ tổng hợp để giao
tiếp. Có thể thấy, TLV là cái đích cuối cùng của việc học tiếng Việt ở Tiểu
học.Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm
hồn, cảm xúc , thẩm mỹ, hình thành nhân cách.
2. Chúng ta đều biết kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng của
quá trình giáo dục. Thông qua kiểm tra, đánh giá, người học nắm rõ hơn tình
hình học tập của mình, người dạy thông qua đó để có thể điều chỉnh chương
trình dạy học sao cho phù hợp với khả năng của người học cũng như phân loại
HS chính xác hơn.Hình thức, nội dung của kiểm tra đánh giá cũng có ảnh
hưởng lớn đến quy trình, nội dung và phương pháp giảng dạy.Như vậy, vấn đề
đặt ra là phải tổ chức kiểm tra đánh giá như thế nào để quá trình dạy học đạt
hiệu quả nhất.Theo quan niệm “truyền thống”, chủ thể đánh giá luôn là giáo
viên. Hiện nay, theo quan điểm mới về đánh giá coi trọng sự tự đánh giá của
người học. Đồng thời, qua nhận xét sản phẩm lời nói của bản thân và của bạn,
một cách tự nhiên, học sinh bước đầu hiểu thế nào là một bài văn hay và cần
làm thế nào để có một bài văn hay.
Hướng đến việc tích cực hóa người học, giáo viên thiết kế một tập hợp
các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang
chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức đến chủ thể tìm kiếm tri thức để
3
nâng cao hiệu quả học tập. Trong đó, việc khuyến khích và tạo cơ hội cho học
sinh tự đánh giá là cần thiết.Kết hợp với các hình thức kiểm tra, đánh giá được
tổ chức định kì trong chương trình môn học, tự đánh giá sẽ phản ánh kết quả
học tập của học sinh toàn diện hơn.
Trong đánh giá, phiếu đánh giá có vai trò quan trọng. Đó là công cụ gợi ý
cho người đánh giá các chỉ tiêu để biết một bài văn có đủ ý không, các chi tiết
có được sắp xếp theo trình tự hợp lí không, trong bài có chi tiết nào hay và chi
tiết nào cần sửa, thậm chí cần gạch bỏ.Các công cụ hỗ trợ quá trình tự đánh
giá không chỉ là hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả đạt được mà hơn thế
nữa là định hướng cho học sinh tự đánh giá quá trình thực hiện các nhiệm vụ
trong học tập môn học.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thiết kế
phiếu đánh giá bài Tập làm văn (dành cho học sinh lớp 5)” với hi vọng
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn cũng như khả năng tự đánh giá
kết quả học tập của học sinh lớp 5.
II MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp khi tạo ra sáng kiến
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã đàm thoại, phỏng vấn, dùng phiếu
hỏi để làm rõ những vấn đề lí luận và những nội dung cần tìm hiểu. Bên cạnh
đó, tôi còn trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với học sinh hoặc hỏi ý kiến các em
qua các phiếu hỏi dành cho học sinh.
Sau đây là một số phiếu tôi đã thu được sau quá trình điều tra , dạy học
về thực trạng học Tập Làm Văn đối với 34 học sinh lớp 5C Trường Tiểu học
Thị trấn Nam Giang – Nam Trực – Nam Định
4
Phiếu hỏi số 1 học sinh đã thực hiện
5
Phiếu hỏi số 2 học sinh đã thực hiện
6
Phiếu hỏi số 3 học sinh đã thực hiện
7
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN
2.1 .Những vấn đề về đánh giá và tự đánh giá trong dạy học
Một xu hướng chung của dạy học hiện đại là “lấy người học làm trung
tâm”. Quan điểm này có cơ sở lí luận từ việc nhận thức quá trình dạy học là
quá trình có hai chủ thể: Thầy và Trò. Cả hai chủ thể này đều chủ động, tích
cực, bằng hoạt động của mình hướng tới tri thức, thầy thì hoạt động truyền
đạt tri thức, còn trò thì hoạt động chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn
hiểu biết của mình để tiếp tục hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Hoạt động của thầy và hoạt động của trò đều là hoạt động có ý thức, dưới sự
chỉ huy của ý thức để đạt được mục tiêu của mình.Vì vậy, kết quả nhận thức
của họ trong các quá trình nhận thức là công cụ cho họ thực hiện mục đích
của mình.
Thực hiện chương trình dạy học theo quan điểm dạy học lấy người học
làm trung tâm trong hoạt động kiểm tra đánh giá của thầy và trò tương ứng
như sau: Người học tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh – Thầy làm cố
vấn chỉ dẫn cho học sinh cách thức hoạt động và tháo gỡ những thắc mắc, khó
khăn chung. Khâu đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy học có tác dụng quan
trọng đến việc điều chỉnh cách dạy, cách học, đảm bảo thực hiện nội dung và
mục đích đã quy định. Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự
giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia tự đánh giá
và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mực tiêu của từng phần trong chương
trình học, chú trọng bổ khuyết những mặt chưa đạt được. Giáo viên phải
hướng dẫn cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, không thể chỉ dừng lại
ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại kĩ năng đã học mà phải khuyến khích óc
sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của học sinh
trước những vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng, rèn luyện khả năng
phát triển và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tế. Việc
sử dụng các phương tiện kĩ thuật sẽ tạo điều kiện tăng nhịp độ kiểm tra, giúp
8
học sinh có thể thường xuyên tự kiểm tra, làm giảm nhẹ hoạt động kiểm tra
đánh giá của giáo viên. Đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy
học, xem cá nhân người học – với những phẩm chất và năng lực của riêng mỗi
người – vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá
thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại,
để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu
quả
2.2. Những vấn đề thực tiễn trong việc sử dụng phiếu tự đánh giá và
phiếu đánh giá bài tập làm văn cho học sinh lớp 5
2.2.1. Cấu trúc và nội dung dạy học Tập làm văn lớp 5
a. Cấu trúc và phân phối chương trình dạy TLV lớp 5

Học kì I
(số tiết)
Học kì II
(số tiết)
Cả năm
(số tiết)
Kể chuyện (ôn tập)0303
Miêu tả
– Miêu tả đồ vật (ôn tập)
– Miêu tả cây cối (ôn tập)
– Miêu tả con vật (ôn tập)
– Miêu tả cảnh
– Miêu tả người



14
08
04
03
03
04
07
04
03
03
18
15
Các loại văn bản khác
– Báo cáo thống kê
– Đơn
– Thuyết trình, tranh luận
– Biên bản
– Chương trình hoạt động
– Chuyển đoạn văn thành kịch
02
03
02
03





03
03
02
03
02
03
03
03
Tổng số tiết323062

b.. Nội dung dạy học TLV lớp 5
9
Trong phân môn Tập làm văn lớp 5, cụ thể ở phần văn miêu tả, bên
cạnh việc tiếp tục ôn tập miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, học sinh bắt đầu học
văn tả cảnh và tả người. Đây là hai nội dung có yêu cầu cao hơn so với những
nội dung trước đó và cũng chiếm đa phần trong các tiết học Tập làm văn.Cụ
thể, văn tả cảnh chiếm 18/62 tiết, văn tả người chiếm 15/62 tiết còn các văn
miêu tả khác chỉ từ 3 đến 4 tiết ôn tập trong cả chương trình Tập làm văn lớp
5.Chính vì thế, việc tìm tòi ra những biện pháp nhằm năng cao kĩ năng viết
văn cho học sinh lớp 5 ở hai dạng văn mới này là việc làm rất cần thiết. Văn
miêu tả cảnh và miêu tả người tuy có những điểm khác biệt về bố cục phần
thân bài, nội dung và trình tự miêu tả nhưng vẫn tập trung vào việc học sinh
thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết làm nổi bật đối tượng miêu tả mà
các em đưa vào bài văn của mình.
2.2.2. Thực trạng dạy học về vấn đề kiểm tra, đánh giá của học sinh
lớp 5 hiện nay
Sau khi đã điều tra bằng phiếu hỏi với 34 học sinh lớp 5C Trường Tiểu
học Thị trấn Nam Giang – Nam Trực – Nam Định, tôi nhận thấy đa phần học
sinh mới chỉ có thói quen kiểm tra lại bài sau khi giáo viên đã chấm chữa vào
tiết trả bài. Ngay cả ở bước này, tuy được thực hiện trong cả một tiết nhưng
vẫn tồn tại một số học sinh còn lơ đãng, chưa chú tâm đến phần bài chữa của
mình, của cô và các bạn khác. Rất ít em thực hiện được bước rà soát, tự kiểm
tra bài trước khi nộp hay trao đổi bài với bạn dù đa phần các em đều nhận
thấy bước kiểm tra, đánh giá là cần thiết hoặc rất cần thiết. Vì thế, chúng tôi
chọn đề tài này nhằm phát huy hết tính ưu điểm của bước kiểm tra, đánh giá.
2.3 THIẾT KẾ, SỬ DỤNG PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI VĂN TẢ CẢNH VÀ
ĐÁNH GIÁ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI CỦA HỌC SINH LỚP 5
I. Phiếu tự đánh giá trong phân môn Tập Làm Văn lớp 5
1. Phương pháp tự đánh giá trong dạy học tiểu học
1.1. Vai trò của tự đánh giá
10
Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình
giáo dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo
dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu
cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một qúa trình giáo dục. Đánh giá
kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng
thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình
hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà
trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn.
Tự đánh giá đáp ứng được những yêu cầu mới của mục tiêu là kiểm tra,
đánh giá theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến
khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống
thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề
nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, việc kiểm
tra, đánh giá hướng vào việc bám sát mục tiêu và nội dung của từng bài, từng
phần và mục tiêu giáo dục của môn học. Các câu hỏi, các tiêu chi sẽ đo được
mức độ thực hiện các mục tiêu được xác định, hướng tới yêu cầu kiểm tra
đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh; chú ý hơn tới
đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt
động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học.
1.2. Ưu điểm và hạn chế
1.2.1.Ưu điểm
– Kiểm soát được việc học của bản thân, giúp học sinh nhận thức sâu sắc
hơn về những gì mình đã học, đã tiến bộ và những gì cần cố gắng.
– Học sinh phải biết chịu trách nhiệm về kết quả học tập của chính bản
thân minh.
– Tự tin hơn về những gì mà các em đã hoàn thành được.
– Giải quyết tư duy phê phán, độc lập trong giải quyết một nhiệm vụ học
tập.
11
– Đảm bảo tính rõ ràng, công bằng trong kiểm tra – đánh giá.
1.2.2. Hạn chế
– Việc tự đánh giá của học sinh có thể chưa chính xác, gây mất lòng tin ở
người học.
– Tốn nhiều thời gian để giáo viên hướng dẫn và cho học sinh làm quen
với việc tự đánh giá kết quả học tập của bản thân theo phương pháp mới.
2. Phiếu tự đánh giá
2.1. Khái niệm phiếu tự đánh giá
Phiếu tự đánh giá là một bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo
chuẩn, tiêu chí), những kết quả (kiến thức, kĩ năng) mà người học nên làm và
cần làm để đạt được mục tiêu khi thực hiện một nhiệm vụ học tập nhất định.
2.2. Ích lợi của phiếu tự đánh giá
– Phiếu tự đánh giá là công cụ hướng dẫn học sinh cách hoàn thành
nhiệm vụ học tập. Nhìn vào các tiêu chí trong phiếu tự đánh giá, ta biết được
nhiệm vụ học tập và kết quả học tập mong đợi sau khi học của học sinh.Không
những thế, phiếu tự đánh giá còn là bảng hướng dẫn đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập bằng cách đối chiếu sản phẩm cụ thể của mỗi học sinh
với các tiêu chí có trong phiếu để xác định mức độ hoàn thành của từng em.
– Học sinh sẽ được tự đánh giá kết quả bài làm của mình và của bạn dựa
trên các tiêu chí mà giáo viên đã đề ra trong phiếu tự đánh giá. Sau đó, giáo
viên sẽ kiểm tra lại kết quả đánh giá của học sinh và thu được những thông tin
cần thiết về khả năng tự đánh giá của học sinh cũng như kết quả học tập của
học sinh. Do đó, giáo viên có thể dễ dàng phân hóa và đánh giá được trình độ
nhận thức của học sinh trong lớp học. Từ đó có những điều chỉnh thích hợp
hơn khi đưa ra các phương pháp giảng dạy.
– Việc tự đánh giá sẽ giúp học sinh trở thành những người học tự chủ,
độc lập, tự giác trong việc học. Thông qua phiếu tự đánh giá, học sinh sẽ biết
12
cách tự sửa các lỗi trong bài của mình đồng thời biết tự đặt ra mục tiêu phấn
đấu và biết mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó.
2.3. Thiết kế phiếu tự đánh giá trong bài văn tả cảnh và tả người
cho học sinh lớp 5
2.3.1. Quy trình thiết kế phiếu tự đánh giá bài tập làm văn lớp 5
Quy trình thiết kế phiếu tự đánh giá bài tập làm văn lớp 5 được thực
hiện theo các bước sau
– Xác định mục tiêu bài tập làm văn cần đạt được (theo chuẩn chung):
Mục tiêu chỉ rõ những khả năng mà học sinh có thể làm được sau bài học.
– Xác định nhiệm vụ của học sinh khi viết bài tập làm văn: Nhiệm vụ
được thiết kế cho đánh giá sự thực hiện, yêu cầu học sinh hoàn thiện một bài
văn, chứng minh cho sự vận dụng các kiến thức, các kĩ năng đã học hoặc khả
năng ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá những kiến thức, kĩ năng đó
trong tình huống cuộc sống.
– Xây dựng các tiêu chí đánh giá một bài tập làm văn: tiêu chí là những chỉ
số của việc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các tiêu chí được xác định để đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh, mức độ đạt mực tiêu và đáp ứng các
chuẩn đề ra.
– Viết, mô tả chi tiết các tiêu chí đánh giá.
– Thử nghiệm và chỉnh sửa phiếu tự đánh giá bài tập làm văn.
Trong nghiên cứu khoa học này, tôi sẽ chỉ tập trung hoàn thiện phiếu tự
đánh giá của hai kiểu bài là văn tả cảnh và văn tả người.Sau đây, tôi xin đưa ra
hai phiếu tự đánh giá cho văn miêu tả cảnh và miêu tả người trong phân môn
Tập làm văn lớp 5.
2.3.2. Phiếu tự đánh giá bài tập làm văn lớp 5
2.3.2.1. Phiếu tự đánh giá trong văn tả cảnh
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ BÀI VĂN TẢ CẢNH
13
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5
Đề bài:………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………

STTNội dungKhông
1Bài văn có đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài không?
2Đối tượng miêu tả có được giới thiệu rõ ràng trong phần
Mở bài không? (Gạch chân câu văn chứa đối tượng miêu tả)
3Trình tự miêu tả cảnh vật trong bài văn có hợp lý từ đầu
đến cuối bài không?
Bài văn được viết theo trình tự …………………………………
………………………………………………………………………………….
4Các chi tiết được chọn trong bài văn có làm nổi bật vẻ
đẹp đặc sắc của cảnh vật không?
5Các chi tiết, đặc điểm của cảnh vật có được con miêu tả
thông qua các giác quan không? (Gạch chân câu văn)
Những giác quan đó là ………………………………………….
………………………………………………………………………
6a) Con có sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi
miêu tả cảnh vật không?(Gạch chân những câu văn sử
dụng biện pháp đó)
b) Con có sử dụng các từ ngữ biểu cảm, giàu hình ảnh
khi miêu tả cảnh vật không?
– Từ láy: …………………………………………………………………………….
– Từ ngữ biểu cảm: ……………………………………………………………..
7Kết bài có thể hiện được tình cảm, cảm xúc của con dành
cho cảnh vật không? (Gạch chân câu văn thể hiện tình cảm
của con)
8Các từ trong bài văn của con có được viết đúng chính tả
không? (Gạch chân và chữa lại các từ đó nếu mắc lỗi)
9Các đoạn, các câu trong bài văn có liên kết với nhau
không? (Thêm các từ liên kết giữa các câu, các đoạn văn nếu
thiếu)

2.3.2.2.Phiếu tự đánh giá trong văn tả người
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
14
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5
Đề bài:……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………

STTNội dungKhông
1Bài văn có đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài không?
2Đối tượng miêu tả có được giới thiệu rõ ràng trong
phần Mở bài không? (Gạch chân đối tượng miêu tả)
3Bài văn có miêu tả đủ về ngoại hình và tính tình, hoạt
động của đối tượng miêu tả không?
4Các chi tiết được chọn trong bài văn có làm nổi bật vẻ
đẹp đặc sắc của đối tượng được miêu tả không?
5Các chi tiết, đặc điểm của đối tượng có được con miêu
tả thông qua các giác quan không? (Gạch chân câu văn)
Những giác quan đó là …………………………………………..
……………………………………………………………………….
6a) Con có sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi
miêu tả đối tượng không?(Gạch chân những câu văn sử
dụng biện pháp đó)
b) Con có sử dụng những từ ngữ biểu cảm, giàu hình
ảnh khi miêu tả đối tượng không?
– Từ láy: ………………………………………………………………………………
– Từ ngữ biểu cảm: ……………………………………………………………….
7Kết bài có thể hiện được tình cảm, cảm xúc của con
dành cho người được tả không? (Gạch chân câu văn thể
hiện tình cảm của con)
8Các từ trong bài văn của con có được viết đúng chính tả
không? (Gạch chân và chữa lại các từ đó nếu mắc lỗi)
9Các đoạn, các câu trong bài văn có liên kết với nhau
không? (Thêmcác từ liên kết giữa các câu, các đoạn văn nếu
thiếu)

2.3.3. Phương pháp sử dụng phiếu tự đánh giá
Trước hết, để sử dụng phiếu giúp học sinh tự đánh giá trong bước kiểm
tra bài làm, đặc biệt thuận tiện cho việc bổ sung và chữa bài của các em, ngay
từ trước khi bắt tay vào viết, giáo viên cần yêu cầu học sinh trình bày bài viết
15
của mình thành hai cột. Cột một là phần bài chữa (có thể rộng khoảng 3 ô li)
và cột còn lại là phầndành cho các em viết bài văn của mình.
Tiếp theo, sau khi đã hoàn thiện bài viết, học sinh sẽ dành ra từ 10-15
phút cho việc tự đánh giá này. Dựa trên phiếu đánh giá, học sinh sẽ lần lượt
trả lời từng câu hỏi bằng cách tích vào ô Có (nếu đạt yêu cầu câu hỏi đề ra)
hoặc ô Không (nếu chưa đạt yêu cầu câu hỏi đề ra), điền câu trả lời vào chỗ
chấm hay gạch chân và sửa trực tiếp vào bài làm của mình. Tôi yêu cầu học
sinh gạch chân các từ khóa trong mỗi câu hỏi nhằm giúp các em nắm rõ yêu
cầu ở từng câu hơn.Ở mỗi câu, học sinh sẽ sử dụng màu chì khác nhau để gạch
chân đồng thời trong phiếu và trong bài văn của mình.Chẳng hạn, ở câu hỏi
thứ 9: “Các từ trong bài văn của con có được viết đúng chính tả không? (Gạch
chân và chữa lại các từ đó nếu mắc lỗi),học sinh sẽ gạch ý như sau: “Các từ trong
bài văn của con có được viết đúng chính tả không?” và dùng chính bút màu đó
gạch chân các từ chưa đúng chính tả trong bài làm và tự sửa lại trong phần bài
chữa. Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ cho câu hỏi thứ 9:

Bài chữaBài làm
trò
đẹp
Trường học chính là ngôi nhà thứ hai của em, nơi đã gắn bó
với em biết bao kỉ niệm của tuổi học chò. Trường học của
em thật lộng lẫy, nhất là vào buổi sáng sớm.

Nếu học sinh nhận thấy bài mình vẫn còn có lỗi, các em sẽ đánh dấu (x)
vào ô Không và ngược lại, nếu học sinh nhận thấy bài mình không có lỗi chính
tả nào, các em sẽ đánh dấu (x) vào ô Có.
Sau khi đã đi lần lượt hết các câu hỏi, học sinh sẽ nhận ra được những
điểm được và chưa được trong bài văn của mình và biết được cách sửa cho
những lỗi đó, sẵn sàng chuyển sang phần đánh giá nhóm tiếp theo. Tôi tin
rằng bên cạnh việc tự đánh giá, việc bàn bạc, thảo luận với bạn bè sẽ giúp các
em tiến bộ và hoàn thiện bài viết của mình hơn nữa.
II.Phiếu đánh giá nhóm trong phân môn Tập Làm Văn lớp 5
1. Phương pháp đánh giá nhóm trong dạy học Tiểu học
1.1. Khái niệm
16
Phương pháp đánh giá hay thảo luận nhóm là một trong những phương
pháp có sự tham gia tích cực của người học mà trong đó người học tự chủ
động giải quyết vấn đề với các thành viên trong nhóm của mình dưới sự giúp
đỡ hay gợi ý của giáo viên. Phương pháp này đang ngày càng nắm vai trò quan
trọng trong quá trình học tập, đặc biệt là trong xu hướng dạy học tích cực, lấy
người học làm trung tâm như hiện nay, tức người học sẽ tự hoạt động, tự
kiểm tra, tự điều chỉnh và người thầy sẽ làm người cố vấn.
Phương pháp thảo luận nhóm này là phương tiện học hỏi có tính dân
chủ, mọi cá nhân trong nhóm đều có cơ hội được tự do bày tỏ quan điểm của
mình, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng và
giúp hình thành các quan điểm cá nhân. Từ đó, học sinh sẽ rèn luyện được kĩ
năng giải quyết vấn đề khó khăn.
1.2. Ưu điểm và hạn chế
1.2.1.Ưu điểm
– Kích thích lòng ham mê học tập của học sinh, tránh lối học thụ động.
– Giúp học sinh phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh
thần đoàn kết cao.
– Học sinh hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá,
tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân bằng phương pháp tự học, tự đánh giá
và khám phá thêm những kiến thức liên quan từ thực tiễn.
– Đa số học sinh đều dùng phương pháp suy luận và tư duy để giải quyết
vấn đề. Nên những tri thức khoa học mà các em thu thập được sẽ khắc sâu và
dễ nhớ.
1.2.2. Nhược điểm
– Khi thảo luận, nhất là ở lứa tuổi học sinh tiểu học dễ mất tập trung,
dẫn đến việc nói chuyện riêng, đùa giỡn, chưa thực sự lắng nghe,…
– Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian hơn trong các tiết học trên
lớp, giúp học sinh có thời gian để thảo luận và viết lại bài.

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay