SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm lớp
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao.Từ xưa con người trao đổi, giao tiếp với nhau bằng cử chỉ, thái độ, kí hiệu rồi ngôn ngữ được hình thành và phát triển. Ngày nay được thuận tiện hơn nhờ sự phát triển không ngừng của loài người đã phát minh ra những thành tựu khoa học mang lại nhiều lợi ích cho chính họ. Trong đó, khoa học công nghệ thông tin rất tiện ích cho con người thông qua các hoạt động trong xã hội như: thông tin trao đổi dữ liệu nhanh, chính xác, tra cứu thông tin nhanh….Với một xã hội phát triển “không tưởng” thì mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo những con người làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng. Giáo dục được coi là lĩnh vực then chốt đào tạo ra hệ thống nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp.
Để thích ứng với giai đoạn này thì Giáo dục Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi cách dạy cách học cho phù hợp với thời đại. Việc dạy học của các nhà giáo cũng khác trước rất nhiều. Mọi kiến thức, hiểu biết của học sinh không chỉ được hình thành qua sách vở, qua thực tế mà qua cả công nghệ thông tin (mạng Internet). Công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh: tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin, tranh ảnh, trao đổi bài qua diễn đàn trên các website, học trực tuyến giúp học sinh biết tự học, tự rèn luyện một cách sáng tạo….
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên là 1 giáo viên giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm với sự trăn trở, mong muốn cần phải làm gì để thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Hơn nữa người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lý lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Vậy đối với người giáo viên chủ nhiệm trong thời kì này cần làm gì và thay đổi như thế nào, để thích ứng với thời đại số hóa. Các thiết bị công nghệ điện tử, máy tính và mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và để giáo dục học sinh trở thành công dân của “những thành phố thông minh” là điều mỗi giáo viên cần trăn trở để hoàn thành sứ mệnh được giao.
Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm lớp” để nghiên cứu và thực hiện.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến :
* Thực trạng
Năm học 2019 – 2020, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4B. Lớp tôi chủ nhiệm có 37 học sinh, trong đó có 22 em nữ, 15 em nam.
- Thuận lợi
* Về phía học sinh
– Các em đã được học Môn Tin học từ lớp 3 đã có kĩ năng cơ bản sử dụng với máy tính.
– Các em học sinh trong lớp tôi đã được tiếp xúc với các sản phẩm của công nghệ thông tin trong cuộc sống như: ti vi, đài, máy tính, điện thoại thông minh,ipad … trong gia đình.
* Về phía giáo viên
Với điều kiện kinh tế như hiện nay, mỗi giáo viên đã có thể trang bị cho mình máy tính xách tay cá nhân được nối mạng Internet và điện thoại thông mình.
* Về phía nhà trường
Bản thân giáo viên luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và công tác chủ nhiệm.
* Về phía phụ huynh
Trong lớp tôi chủ nhiệm đa số các phụ huynh trẻ, nhiệt tình nên việc sử dụng điện thoại kết nối Itetnet đến 95 % và 45% gia đình học sinh trong lớp có máy tính và cũng được nối mạng. Hầu hết các phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các con, thường xuyên gọi điện trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của các con.
- Khó khăn :
Hiện nay một số học sinh còn lạm dụng, sử dụng điện thoại, ti vi quá nhiều . Chưa sử dụng đúng cách, lạm dụng điện thoại chỉ để tán gẫu, chơi game, lướt web, dùng làm công cụ sao chép tài liệu trên mạng, lười sáng tạo. Đam mê điện thoại, ti vi mà quên mất việc học hành, sao nhãng trong học tập, không tập trung chú ý việc học. Học chỉ mang tính chất “ cho xong”. Không những thế còn ảnh hưởng đến vấn đề về sức khỏe, như các tật ở mắt, loạn thị, cận thị, thậm chí gây mù lòa nếu sử dụng nhiều không đúng cách. Quá chú tâm vào điện thoại mà xa rời thực tế xã hội cũng là một trong các nguyên nhân gây trầm
cảm, mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, làm con người trở nên yếu ớt, nhạy cảm với những tác động bên ngoài.
Một số phụ huynh đi làm ăn xa các con ở với ông bà nên việc hướng dẫn học của các con chỉ mang tính chất từ xa ( gọi điện hoặc trao đổi với ông bà). Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của các em, còn “khoắn trắng” cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập. Nhiều phụ huynh kì vọng nhà trường, giáo viên “nhào nặn”con mình thành cá nhân xuất sắc mà quên đi nhiệm vụ giáo dục của gia đình. Nhiều phụ huynh cho con sử dụng điện thoại thông minh với mục đích giúp con tiếp cận tri thức nhưng chưa nhìn thấy “hai mặt” của nó.
Khó khăn lớn nhất đối với mỗi giáo viên chủ nhiệm chính là trong sự phát triển của xã hội ngày nay là giúp cho các con hình thành và phát triển nhân cách. Muốn các con phát triển toàn diện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.Trong khi đó công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Các trò chơi vô bổ như: điện tử, những phim ảnh không lành mạnh,… đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các con.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự thay đổi chóng mặt trong cách tiếp cận tri thức đặt ra thách thức lớn cho giáo viên. Khi các cỗ máy tìm kiếm, mạng xã hội đang trở thành nguồn học tập vô tận, giáo viên không chỉ đơn thuần trao tri thức, mà còn phải trở thành người định hướng, khai mở tiềm năng cho học trò. Đặc biệt người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản sử dụng công nghệ thông tin vào việc chiếm lĩnh tri thức. Để đạt được những điều đó đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt việc sau:
Giải pháp 1: Giáo viên cần thay đổi tầm nhìn, phương pháp phù hợp Giải pháp 2: Hướng dẫn HS tự học kết hợp học trực tuyến .
Giải pháp 3: Hoạt động giáo viên chủ nhiệm kết hợp với phụ huynh.
Giải pháp 4: Sử dụng yếu tố công nghệ quảng bá các hoạt động học tập và trải nghiệm của học sinh
2.1 Giải pháp 1: Giáo viên cần thay đổi tầm nhìn, phương pháp phù hợp
Trong thời đại cách mạng công nghiệp, tri thức không còn nắm độc quyền trong tay người thầy nữa mà bản thân người học có thể tìm kiếm tri thức ở rất nhiều nguồn khác nhau, thông tin rất đa dạng. Chỉ cần một “cú nhấp chuột” ta có thể tìm thấy hàng nghìn kết quả liên quan đến thông tin mình cần tìm hiểu.Vì vậy người thầy lúc này là cầu nối, là một trong những kênh để cung cấp thêm, gia tăng thêm tri thức cho người học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải thay đổi
tầm nhìn, phương pháp học tập. Để đáp ứng được điều này, theo tôi nhận thấy người thầy cần phải thực hiện các giải pháp sau :
Trước đây, đặc điểm của giáo viên thường tập trung xung quanh vai trò “dạy học”. Cụ thể, thầy cô dạy lại cho học sinh những điều mình đã biết. Nhưng ngày nay, mọi thứ đang thay đổi theo sự thay đổi của thông tin. Những kiến thức mới liên tục được cập nhật. Điều đó đặt ra thách thức cho giáo viên khi phải bắt nhịp với thời đại. Lúc này, việc dạy học trở nên “lỗi thời” và không còn đúng ý nghĩa. Vậy vai trò mới của giáo viên thời công nghiệp 4.0 là gì?
Nói một cách chính xác nhất, đặc điểm của giáo viên hiện này đó là trở thành người “hướng dẫn” học sinh cách học. Điều giáo viên truyền đạt mỗi ngày không còn là kiến thức cụ thể, mà phải là phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức. Phương pháp đó bao gồm cách phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ liệu thành kiến thức của mình. Như vậy, có thể thấy sự thay đổi lớn trong vai trò và đặc điểm của giáo viên.
+ Sự nhạy bén với hệ thống, kho thông tin
Nhờ sự phát triển của mạng Internet và các ứng dụng đi kèm, việc đăng tải tài liệu, cập nhật thông tin trở nên dễ dàng với tất cả mọi người. Sau đó thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau rồi xử lý để đảm bảo chính xác và tạo nên tập dữ liệu lớn. Vì vậy, kho thông tin lưu trữ trong thế giới ảo vô cùng lớn. Nhờ kho thông tin phong phú đó, giáo viên dễ dàng tiếp cận với những cập nhật mới trong kiến thức để ứng dụng vào giảng dạy. Giáo viên không muốn mình bị “tụt hậu” so với thời đại cần tích cực tìm hiểu với các kho thông tin đặc biệt liên quan đến dạy và học.
Bên cạnh những lợi ích mà kho thông tin khổng lồ mang lại cũng đặt ra yêu cầu về “sự nhạy bén” trong đặc điểm của giáo viên. Ví dụ, dù được xử lý nhưng vẫn luôn tồn đọng những nguồn thông tin nhiễu, không xác thực. Do đó, trong quá trình tìm kiếm, các giáo viên cần có kỹ năng chọn lọc và phân loại thông tin. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh khi lưu trữ lượng tài liệu khổng lồ bắt buộc giáo viên phải nhạy bén và phát triển kỹ năng quản lý nguồn lực.
+ Thay đổi trong cách tiếp cận, ứng dụng công nghệ vào giáo dục
Những đặc điểm của giáo viên trong cách giảng dạy truyền thống thầy đọc trò chép hay giáo án viết tay đã không còn phù hợp. Sự thay đổi của công nghệ giúp giáo viên tiếp cận với phương tiện mới như máy tính, mạng Internet. Những công cụ đó đã trực tiếp làm tăng hiệu suất lao động. Hơn nữa, thị hiếu của mọi người nói chung luôn bị thu hút bởi các sản phẩm đa phương tiện như
hình ảnh, video,… Học sinh cũng không ngoại lệ. Bài giảng trên powerpoint kèm hình ảnh trực quan luôn sinh động hơn các phương pháp “bảng phấn”
Hiện nay có trang thư viện giáo án điện tử với hàng nghìn bài giảng Powerpoint giúp giáo viên tất cả các bậc học có thể trao đổi, học hỏi tham khảo áp dụng vào giáo án của mình. Giáo viên chỉ cần có tạo tài khoản đăng nhập sẽ sử dụng dễ dàng.
Trang Web https://baigiang.violet.vn
Hình ảnh thư viện bài giảng với cấp tiểu học
+ Ý thức tự bồi dưỡng – nâng cao trình độ Tiếng anh khả năng của bản thân.
Như đã đề cập ở trên, do thông tin luôn cập nhật liên tục. Nếu giáo viên không ý thức việc đó, kiến thức của họ sẽ “lỗi thời” nhanh chóng, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến xã hội. Việc bắt nhịp với thực tế để đưa vào giáo dục là rất quan trọng.
Như vậy, một đặc điểm của giáo viên cần có chính là ý thức tự bồi dưỡng khả năng của bản thân. Thông qua các phương tiện hiện có, sử dụng nguồn thông tin khổng lồ để liên tục học hỏi điều mới. Hãy nhớ rằng, trở thành giáo viên không có nghĩa là ngừng học. Chỉ cần ngừng một ngày thôi, thế giới đã thay đổi. Luôn đặt mục tiêu học hỏi thêm kiến thức mới và ứng dụng kiến thức đó vào giảng dạy. Thầy giỏi chính là tiền đề giúp học sinh giỏi.
Hiện nay, đất nước càng hội nhập thì mỗi GV cần tích cức tham gia các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ Tiếng anh.Sử dụng công nghệ rất cần sự hiểu biết tiếng anh cơ bản giúp giáo viên có thể truy cập một cách nhanh chóng thông tin.
Mỗi giáo viên cần thường xuyên truy cập các trang web của giáo dục. Bản thân tôi ở Nam Định tôi cũng thường xuyên truy cập các trang web sau:
Trang Web http://namdinh.edu.vn
Trang Web http://www.moet.gov.vn
Tóm lại : Là giáo viên chủ nhiệm trong thời đại công nghệ thông tin , giáo viên cần phải thay đổi để phát huy tối đa hiệu quả của công nghệ thông tin giúp cho các hoạt động trong nhà trường, trong lớp học trở nên ấn tượng, lung linh sắc màu, đó là những buổi sinh hoạt lớp khi học sinh được tự nói về mình, về bạn bè mình với những hình ảnh minh họa sống động, đậm chất học trò; là những buổi họp phụ huynh học sinh “khác thường” với những phần trình bày, những trò chơi tương tác giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh và học sinh; với những clip hình ảnh ghi lại những ngày tháng học tập và hoạt động sôi nổi, hạnh phúc, để từ đó các bậc cha mẹ hiểu thêm được nhiều điều mới mẻ về chính người con của mình.
2.2 Giải pháp 2. Dùng yếu tố công nghệ hướng dẫn HS tự học kết hợp học trực tuyến.
Trong khi chúng ta là người lớn, khả năng kiểm soát thông tin cá nhân, cũng như chắt lọc các thông tin đúng sai từ mạng xã hội khá tốt thì các em học sinh do tuổi đời còn quá trẻ nhất là học sinh tiểu học có khả năng nhận thức chưa cao, nên hầu hết sử dụng mạng xã hội chưa hiệu quả và còn rất nhiều hệ lụy.
Một trong những hệ lụy có thể kể đến là: Sao nhãng thời gian học tập; lãng phí thời gian với những việc không bổ ích khi lên mạng; chìm đắm trong thế giới ảo, dần mất đi sự tự tin, năng động vốn có của giới trẻ, suy thoái đạo đức tinh thần khi thường xuyên xem các tin tức và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực,…Là những người giáo viên, ngoài giáo dục kiến thức cho học sinh thì việc giáo dục về đạo đức, giáo dục kỹ năng sống và định hướng thế giới quan cho học sinh cũng vô cùng quan trọng.
Qua thực tế quản lý lớp học tôi rút ra các biện pháp sau:
+ Thay vì chỉ tập trung vào những kiến thức lý thuyết phục vụ các kỳ thi, tôi đã định hướng cho học sinh hình thành những kĩ năng tự học, kĩ năng tự tìm kiếm và chiếm lĩnh thông tin. Tôi hướng dẫn các em khai thác và sử dụng mạng xã hội như một công cụ kết nối mang lại nhiều lợi ích.
Chẳng hạn tôi cung cấp cho các em các địa chỉ các trang web phục vụ cho việc học tập của các em, các em có thể tham khảo những bài toán hay,những câu chuyện hấp dẫn , thực hành thành thạo hơn kiến thức đã học thông qua một số trang web
* Trang Web http://olm.vn
Để cho học sinh tiếp cận trang web này tôi hướng dẫn cho học sinh truy cập theo các bước sau :
+ Truy cập vào trang web olm.vn từ Google;
+ Đăng kí, đăng nhập vào trang web;
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa
Tôi muốn tham khảo đề tài SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chủ nhiệm lớp