SKKN Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Đặt vấn đề
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) cho học sinh (HS) phổ
thông nói chung và HS tiểu học nói riêng là vô cùng quan trọng. Nhờ hoạt động
này, năng lực HS sẽ hình thành và phát triển, kết hợp một cách hiệu quả nhất
giữa học lí thuyết và thực hành. Với HS tiểu học, HĐTN sẽ giúp cho các em
được rèn kĩ năng sống. Đồng thời, HĐTN góp phần giúp HS hình thành những
đức tính: chăm chỉ, chịu khó, biết đồng cảm, biết quan tâm, biết sẻ chia, biết yêu
lao động, yêu những người lao động, biết trân trọng những thành quả lao động.
Thiết kế được HĐTN phù hợp và cách thức tổ chức các HĐTN là những
điều mà không ít giáo viên (GV) còn lúng túng. Để giúp cán bộ quản lí, GV dễ
dàng thực hiện hoạt động quan trọng này, chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu:
Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học.
2. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Những biện pháp tổ chức HĐTN và cách thiết
kế HĐTN.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ sáng kiến này chúng tôi tập trung nghiên cứu “Thiết kế
và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học” tại Trường Tiểu
học Thị trấn Rạng Đông.
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
– Phương pháp tìm hiểu thực tế.
– Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
– Phương pháp thực nghiệm.
5. Điểm mới của sáng kiến
Chỉ ra được những biện pháp tổ chức và thiết kế một số HĐTN cho HS
theo mô hình trường học mới Việt Nam giúp nhằm hình thành, phát triển năng
lực, phẩm chất HS.
PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hoạt động trải nghiệm là gì?
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định
hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế,
thể nghiệm cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy
động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thể hiện những
nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống
nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển
2
hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ
năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với
cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
1.1.2. Tầm quan trọng của HĐTN
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trong đó
GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn; HS đóng vai trò chủ thể. Các em được trực
tiếp tham gia những hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, từ đó hình thành ý
thức, năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống tự lập, … cho HS, đồng thời giúp HS
yêu hơn thiên nhiên tươi đẹp, yêu hơn những người lao động, những thành quả
lao động do họ làm ra… Qua HĐTN, các em yêu thương hơn, biết lạc quan vượt
lên hoàn cảnh và biết sẻ chia với những người xung quanh.
HĐTN rất quan trọng vì hoạt động này kết hợp được việc học tập với vui
chơi, lao động… giúp HS gắn liền việc học trong nhà trường với cuộc sống ngoài
xã hội, tạo điều kiện cho HS được hoà nhập với thực tế rộng lớn bên ngoài lớp
học.
HĐTN dưới hình thức cho HS đi thực tiễn ngoài nhà trường sẽ bổ trợ rất
nhiều cho các tiết học môn Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch
sử – Địa lý, …
Sự kết hợp giữa các hoạt động trong nhà trường với các HĐTN ngoài nhà
trường sẽ tạo nên một môi trường học tập đầy đủ, hài hoà, trọn vẹn cho các em.
1.1.2. Nhiệm vụ của HĐTN
Góp phần phát triển phẩm chất và năng lực HS, củng cố, khắc sâu và bổ
sung, mở rộng, vận dụng kiến thức đã học cho HS. Các HĐTN tạo môi trường
thực hành rất gần với cuộc sống hằng ngày của các em. Bốn kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết được vận dụng, được rèn luyện và được nâng cao rất nhiều qua các tình
huống giao tiếp mà các em được tham gia.
Góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng hứng thú học tập cho các em. HĐTN
tạo ra những hình thức học tập sinh động, đa dạng, phong phú, hấp dẫn đối với
HS nên các em không buồn chán khi học các môn học.
Giúp HS tự tin, mạnh dạn và biết cách giải quyết những tình huống giao
tiếp khác nhau khi các em gặp ở lớp, ở trường, ở nhà và ở những nơi công
cộng…
HĐTN còn giúp các em biết quan sát cảnh vật, con vật, đồ vật, các hiện
tượng thiên nhiên và biết cách ghi chép những gì quan sát được để phục vụ cho
học tập, cho cuộc sống…
HĐTN giúp các em biết làm những công việc cụ thể phù hợp với lứa
tuổi…
Các em biết yêu quý những người lao động và biết trân trọng những thành
quả lao động do họ làm ra.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng tổ chức HĐTN ở trường tiểu học
Việc tổ chức HĐTN thực ra đã được các trường tiểu học thực hiện nhiều
năm nay. Có trường, có GV tổ chức cho HS đi thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
3
đi thăm gia đình bạn nghèo, tổ chức hoạt động trải nghiệm tập làm người nông
dân, trải nghiệm một ngày làm chiến sĩ…
Có những HĐTN đem lại kết quả tốt cho các em song cũng có những hoạt
động còn ít nhiều mang tính hình thức. Nhìn chung, những hoạt động này chưa
được tổ chức một cách thường xuyên và chưa có chiều sâu.
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến HĐTN chưa có hiệu quả
Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa có sự thống nhất chỉ đạo chung.
Từ trước đến nay, một số HĐTN ngoài nhà trường thường làm riêng lẻ theo các
lớp, ít khi làm theo cấp khối. Vì vậy, việc nâng cao “kĩ năng sống” cho các em
chưa thật được chú trọng một cách toàn diện. HĐTN thành công hay không phụ
thuộc vào sự hứng thú, say mê và khả năng tổ chức của mỗi GV. Ban tổ chức
hoạt động ở cấp khối, cấp trường chưa huy động được năng lực tổng thể của
GV. Vì vậy, việc tổ chức HĐTN chưa thực sự hiệu quả.
Chuẩn bị điều kiện cho mỗi HĐTN cần có thời gian và nguồn lực nhưng
thực tế những điều kiện cần thiết đó vẫn còn thiếu thốn.
Mối quan hệ giữa nhà trường, GV với cha mẹ HS trong quá trình trao đổi,
lập kế hoạch, tổ chức cho HS tham gia các HĐTN nhất là hoạt động ngoài
trường học có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.
Vẫn còn một số GV chưa biết cách tổ chức HĐTN ngoài lớp học.
Khi GV tổ chức trải nghiệm cho HS, phần lớn GV còn làm thay HS. HS
thụ động tham gia, không được thể hiện khả năng của mình nên tác dụng của
HĐTN chưa cao.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Mục tiêu của giải pháp
Tìm ra được những biện pháp tổ chức các HĐTN trong trường tiểu học.
Thiết kế được một số HĐTN phù hợp.
2.2. Một số yêu cầu chung
Cần có sự thống nhất trong chỉ đạo chung từ Ban giám hiệu, các tổ
chuyên môn tới GVCN. Việc thống nhất trong chỉ đạo sẽ dẫn đến thống nhất
trong hành động. Ban chỉ đạo phải thống nhất về mục đích, nội dung… của từng
HĐTN và kế hoạch này được triển khai đến từng GV.
Phải có sự chuẩn bị về thời gian, nguồn lực,… nhất định. Khi đã có kế
hoạch, ban tổ chức (từng cấp) phải xác định cụ thể thời gian, phương tiện đi lại
(tuỳ khoảng cách xa gần), chuẩn bị đồ ăn, nước uống, dụng cụ lao động (nếu
cần) hoặc bài phát biểu, những tiết mục văn nghệ để phục vụ cho HĐTN. Chuẩn
bị càng kĩ thì HĐTN càng đạt hiệu quả cao.
Mối quan hệ giữa GV, nhà trường với các bậc phụ huynh HS cần chặt chẽ
hơn. Cần họp, trao đổi cụ thể để thống nhất với phụ huynh chuẩn bị thật kĩ cho
HĐTN.
GV cần nắm vững cách tổ chức hoạt động trải nghiệm ở ngoài lớp học.
GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, HS đóng vai trò chủ thể. Các em vừa
trực tiếp thực hiện các hoạt động, vừa được tham gia tổ chức HĐTN của lớp,
của trường. GV giao việc cho HS để các em có thể sáng tạo trong quá trình thực
hiện công việc.
4
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo HĐTN
2.3.1. Thành lập Ban chỉ đạo HĐTN
HĐTN được tổ chức ở cấp nào thì thành lập Ban chỉ đạo HĐTN ở cấp đó
như ban chỉ đạo cấp trường, ban chỉ đạo cấp khối, ban chỉ đạo HĐTN của lớp.
2.3.2. Xây dựng các hoạt động trải nghiệm
Căn cứ vào những chủ điểm hoạt động và các ngày lễ lớn của năm học để
xây dựng các HĐTN và quy mô tổ chức cho phù hợp. Ví dụ:
Chủ điểm hoạt động/Các ngày lễ lớn | Hoạt động trải nghiệm |
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 | – Thầy cô và Mái trường – Báo tường |
Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12. Ngày thành lập bộ đội Biên phòng 3 tháng 3 | Tập làm chiến sĩ |
Tết Trung thu | Trung thu “Vui hội trăng rằm” |
Tết Nguyên đán | Lễ hội “Tết quê em” |
Tháng an toàn giao thông | Giao lưu “Chúng em với an toàn giao thông” |
Hưởng ứng vì người nghèo | Đến thăm nhà bạn |
Ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 | Đền ơn đáp nghĩa |
Ngày sách Việt Nam | Chúng em với việc đọc sách |
Kết nạp Đội viên Học tập lịch sử, Địa lí, tham quan trải nghiệm | Hướng về cội nguồn |
Trường học an toàn, hạnh phúc, không tai tệ nạn xã hội | Vì một môi trường hạnh phúc của chúng em |
………. | …………. |
2.3.3. Nhà trường tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV
– Giúp GV thấy được tầm quan trọng của HĐTN.
– Xác định rõ chủ điểm cụ thể để chuẩn bị nội dung tổ chức phù hợp.
– Giúp GV biết cách xây dựng kế hoạch trải nghiệm.
– Tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để GV có thể tổ chức hiệu quả HĐTN.
2.3.4. GV chủ động, tích cực tham gia tổ chức HĐTN
– GV nắm vững hình thức dạy học trải nghiệm.
+ Nắm vững được điểm khác nhau giữa phương pháp dạy học thụ động
với phương pháp dạy học tích cực.
+ GV hướng dẫn cụ thể cho HS cách quan sát, cách ghi chép, cách làm
việc trong quá trình các em tham gia HĐTN ở trong lớp, ngoài lớp.
– Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN phù hợp với mục đích, hoàn cảnh,
đối tượng tham gia ngoài lớp học, ngoài cộng đồng.
– Nắm vững mục đích của HĐTN.
– Từ đầu năm học, GV cần giới thiệu về mục đích, các hình thức tổ chức
HĐTN trong nhà trường, ngoài xã hội.
5
– Chủ động liên hệ với phụ huynh để nhận được sự đồng tình, ủng hộ của
cha mẹ HS.
– Chủ động liên hệ, trao đổi với GV trong trường, trong khối để học tập
những kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc tổ chức HĐTN.
– Cùng HS chuẩn bị tốt nội dung HĐTN.
+ Với HS lớp 3-4-5, GV cần giao việc cụ thể cho ban chỉ đạo HĐTN
củalớp, cho từng cá nhân. GV chỉ hướng dẫn những điểm cơ bản, còn chủ yếu
để cho các em sáng tạo trong việc chuẩn bị nội dung và thực hiện HĐTN.
+ Với HS lớp 1-2, những việc chính GV chịu trách nhiệm, chỉ giao cho
HS những công việc mà lứa tuổi (6-7 tuổi) có thể tự làm được.
2.4. Nội dung, hình thức tổ chức các HĐTN
Chương trình giáo dục phổ thông mới, HĐTN được xếp vào giờ học chính
khoá. Mục đích của hoạt động này là giúp HS không chỉ được học lí thuyết mà
còn được thực hành. “Học đi đôi với hành” sẽ giúp các em phát triển một cách
toàn diện. Ta có thể chia HĐTN thành hai hình thức tổ chức: tổ chức HĐTN
trong nhà trường và tổ chức HĐTN ngoài nhà trường.
Tổ chức HĐTN xuyên suốt 5 khối lớp. Vì vậy, các bước tổ chức cho các
khối lớp là cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau về một số hình thức và mức độ yêu
cầu. Để HĐTN đạt kết quả cao, GV cần căn cứ vào đối tượng HS ở từng khối
lớp để xác định cụ thể mục đích, nội dung, phương tiện, địa điểm, cách thức tiến
hành… Từ đó GV cùng HS chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất, điều kiện tinh
thần cho buổi trải nghiệm. Với HS khối 1-2, nhiệm vụ của GV tương đối nặng
nề vì HS còn nhỏ. GV cần trao đổi, bàn bạc cụ thể với cha mẹ HS trước buổi
HĐTN. Với HS khối 3-4-5, GV cần bàn cụ thể với lớp về kế hoạch trải nghiệm.
GV có thể giao cho HS một số việc phù hợp với lứa tuổi. Những công việc nào
quá với sức của các em, GV cần bàn với cha mẹ HS để cha mẹ HS giúp đỡ. GV
có thể dựa vào cách tổ chức HĐTN chung dưới đây để tổ chức cho hoạt động
của lớp mình đạt hiệu quả tốt nhất.
A. Tổ chức HĐTN trong nhà trường
2.4.1. HĐTN 1: Làm báo tường
Có nhiều hình thức làm báo như báo ảnh, báo quyển, báo tường…Ở cấp
tiểu học, hình thức thông dụng là làm báo tường. Báo tường là tờ báo chung của
một tổ, một lớp được thực hiện ngoài giờ chính khoá. Mọi thành viên trong tổ
hoặc lớp đều có quyền và nhiệm vụ tham gia viết bài theo các chủ đề do lớp,
Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoặc nhà trường phát
động.
2.4.1.1. Mục đích của làm báo tường
– Tuyên truyền, giáo dục hướng về hoạt động kỉ niệm ngày lễ lớn của dân
tộc, ngày có ý nghĩa của nhà trường, ngày có ý nghĩa lớn của địa phương, …
Ví dụ:
+ Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
+ Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3.
– Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS,
6
– Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động thực hành như trang trí,
trưng bày, viết bài, sưu tầm tranh ảnh, bài báo, thơ văn, …
* Đối tượng tham gia: Tất cả HS trong lớp.
* Nội dung tờ báo: Viết, vẽ về chủ đề đưa ra.
* Tác dụng làm báo tường:
– HS được tự do trao đổi, thảo luận khi chọn tên cho tờ báo. Nhờ sự lựa
chọn này, các em hiểu được ý nghĩa về tên, cách đặt tên cho tờ báo tường.
– HS được tập viết về nhiều thể loại (thơ, truyện, văn…). Có năng khiếu về
thể loại nào, các em sẽ phát huy được khả năng của mình ở thể loại đó khi viết
bài. Nhờ vậy, các em sẽ say mê, hào hứng trong quá trình viết bài hoặc vẽ tranh.
– HS được vẽ về nhiều nội dung khác nhau cho cùng chủ đề. Nếu em nào
không có năng khiếu sáng tác thơ văn, các em có thể vẽ tranh minh hoạ cho chủ
đề của tờ báo. Nghĩa là các em được tạo điều kiện thể hiện năng khiếu bằng
nhiều cách khác nhau.
– HS được chia sẻ cảm nghĩ qua bài viết, qua tranh vẽ. Những bài văn, bài
thơ, bức tranh là sản phẩm do chính các em làm ra. Trong đó, các em được thể
hiện rõ suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình về nội dung, chủ đề mình đã thể
hiện.
Ví dụ: Các em có thể nói lên suy nghĩ tình cảm, thái độ của mình về thầy
cô, về mái trường, về bạn bè thân quen khi làm báo tường để chào mừng ngày
Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Có thể chia sẻ thái độ không đồng tình với
người thân không đội mũ bảo hiểm hoặc uống rượu bia khi đi xe máy, hay đề
xuất ý kiến của mình để bác chủ tịch uỷ ban nhân dân thị trấn có giải pháp giải
toả ách tắc giao thông ở cổng trường mỗi khi tan học khi làm báo tường về chủ
đề “Chúng em với an toàn giao thông”, ….
– Tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong lớp được nâng cao.
Qua việc tham gia viết bài, cùng nhau thảo luân, cùng nhau trang trí báo tường
các em hiểu nhau và yêu quý nhau hơn.
– HS được nâng cao kĩ năng hợp tác trong làm việc nhóm. Một tờ báo
tường được hoàn thành là công sức của cả một tập thể. Mỗi thành viên của lớp
vừa có trách nhiệm, vừa có quyền lợi tham gia. Sức mạnh đoàn kết của tập thể
tạo nên sự thành công của tờ báo. Quá trình viết bài, quá trình hoàn thiện một tờ
báo yêu cầu các em phải trao đổi bàn bạc về việc lựa chọn nội dung từng thể
loại, cách trình bày bố cục, trang trí tờ báo, rèn cho các em biết hợp tác với nhau
trong khi làm việc nhóm.
2.4.1.2. Cách tiến hành
* Ban chỉ đạo của lớp lên kế hoạch
Với HS khối 3-4-5, các em có thể tự lên kế hoạch. Với khối 1-2, GV cần
lên kế hoạch để các em thực hiện.
* Thành lập ban làm báo (ban biên tập)
– GV nêu tiêu chuẩn đối với những em được bầu vào ban biên tập: viết
chữ đẹp, vẽ đẹp, biết cách trình bày. HS có thể xung phong hoặc GV chỉ định
(GV cần nắm rõ năng lực của mỗi HS trong lớp mình chủ nhiệm).
7
– Xác định chủ đề để các thành viên trong lớp viết bài, vẽ tranh theo chủ
đề đã xác định.
– Xác định thời hạn HS nộp bài cho GV chủ nhiệm để thầy (cô) lựa chọn,
sửa lỗi.
– Xác định thời gian, địa điểm ban biên tập làm việc.
– Xác định thời hạn nộp báo tường để chấm hoặc trưng bày trên lớp.
– Nhận xét, đánh giá sau khi có kết quả: Nếu báo tường để thi toàn trường
đạt kết quả tốt, GV cần kịp thời khen ngợi cả lớp, khen ngợi ban biên tập, khen
ngợi HS có bài được chọn đăng báo. Nếu đạt kết quả chưa cao, GV động viên,
chỉ rõ điểm cần điều chỉnh, cần cố gắng cho lần ra số báo sau.
* Ghi chú:
– Trong quá trình HS làm báo, GV cần theo dõi kịp thời để hỗ trợ HS.
– Hình thức làm báo tường chủ yếu dành cho HS từ lớp 2 trở lên.
Các em học sinh đang tự tay trang trí tờ báo lớp mình
Sản phẩm của cá nhân HS
8
Các đầu báo với nhiều chủ đề phong phú
2.4.2. HĐTN 2: Chúng em với an toàn giao thông
Có nhiều biện pháp để hạn chế tai nạn giao thông, một trong những biện
pháp quan trọng là giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành luật giao
thông cho mọi người. Với HS, các em cần biết và chấp hành tốt Luật Giao thông
đường bộ. Tổ chức HĐTN với chủ đề “Chúng em với an toàn giao thông” sẽ
góp phần giúp các em nắm được những nội dung cơ bản của Luật Giao thông
đường bộ. Từ đó, các em có ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn.
2.4.2.1. Mục đích của HĐTN
– Nắm được ý nghĩa của một số biển báo giao thông đường bộ, một số quy
định cơ bản về an toàn giao thông đường bộ.
– Thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ. Từ đó, giảm thiểu được những
tai nạn giao thông đáng tiếc có thể xảy ra đối với các em.
– Góp phần giữ cuộc sống bình yên cho gia đình, xã hội.
2.4.2.2. Cách tiến hành
HĐTN được tổ chức trong phạm vi toàn trường (cũng có thể tổ chức theo
cấp khối hoặc cấp lớp).
a. Chuẩn bị cho hoạt động
– Thành lập Ban tổ chức hoạt động trải nghiệm.
– Ban tổ chức phổ biến kế hoạch của hoạt động:
+ Thời gian tổ chức.
+ Nội dung trải nghiệm:
Nội dung thứ nhất: Thi văn nghệ (hát múa, tiểu phẩm), hùng biện, tranh luận,
vẽ tranh, … có nội dung về an toàn giao thông.
Nội dung thứ hai: Nhận diện biển báo an toàn giao thông.
Nội dung thứ ba: Thực hành một số tình huống tham gia giao thông do cảnh
sát giao thông điều hành.
+ Đối tượng tham gia: Tất cả HS.
+ Đối tượng trực tiếp giao lưu: Số lượng của từng lớp theo quy định.
+ Địa điểm giao lưu
+ Bầu ban giám khảo, xây dựng biểu đánh giá cho từng nội dung.
+ Chuẩn bị đầy đủ một số kiểu biển báo giao thông thường gặp, chuẩn bị
sơ đồ trong sân trường.
9
+ Mời Đội cảnh sát giao thông huyện Nghĩa Hưng tham gia Ban giám
khảo, tổ chức một số tình huống chấp hành điều lệnh cảnh sát giao thông.
– Phổ biến cụ thể kế hoạch tổ chức hoạt động tới các lớp.
– Căn cứ vào nội dung giao lưu, GV chủ nhiệm phổ biến cụ thể cho HS.
– GVCN tổ chức cho HS chuẩn bị tập luyện tại lớp.
– Chọn những HS thể hiện tốt nhất ở từng nội dung để đăng kí giao lưu
cấp trường, theo số lượng quy định.
b. Trong HĐTN
– Ban tổ chức tuyên bố lí do của buổi HĐTN.
– Thi văn nghệ về chủ đề an toàn giao thông.
– Thi nhận diện các biển báo an toàn giao thông đường bộ.
– Thi thực hành một số tình huống chấp hành điều lệnh cảnh sát giao
thông khi tham gia giao thông.
c. Khi HĐTN đã hoàn thành
– Trưởng ban tổ chức nhận xét và chốt lại những nội dung các em cần ghi
nhớ:
+ Phải đi đúng đường quy định.
+ Phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô
tô, xe gắn máy.
+ Sang đường đúng làn dành cho người đi bộ.
+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.
+ Nhắc phụ huynh nếu phụ huynh phóng nhanh, vượt ẩu.
– Trao phần thưởng cho đội thắng trong cuộc thi.
– Kết thúc buổi hoạt động.
Tiết mục văn nghệ “Chúng em với an toàn giao thông”
10
Thực hành nhận diện biển báo giao thông
Phần thi: Thực hành các tình huống khi tham gia giao thông
2.4.3. HĐTN 3: Trò chơi “Rung chuông vàng”
2.4.3.1. Mục đích của trò chơi
Tạo sân chơi trí tuệ, củng cố, khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức các
môn học, hoạt động giáo dục…
Luyện tập phản ứng nhanh khi chọn lựa câu trả lời.
Khích lệ tinh thần thi đua của HS.
2.4.3.2. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị
Thành lập Ban tổ chức trò chơi, Trưởng Ban tổ chức phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên: Chuẩn bị bộ câu hỏi cho từng khối lớp, chuẩn bị cơ
sở vật chất (Hội trường thi, quả chuông vàng, bảng, phấn, khăn lau bảng, phần
thưởng…), MC dẫn chương trình, GV giám sát HS làm bài và hướng dẫn các em
trả lời sai ra khỏi vị trí dự thi, quy định về số HS mỗi lớp được tham gia.
b. Trong HĐTN
HS vào vị trí, MC dẫn chương trình đọc câu hỏi, HS trả lời theo hình thức
trắc nghiệm. HS ghi phương án lựa chọn trong số đáp án A, B, C hoặc D vào
bảng con. Các em chỉ viết câu trả lời ở một số trường hợp cụ thể. Sau 10 giây,
khi có hiệu lệnh, tất cả HS phải giơ bảng. Em nào trả lời đúng được ở lại thi tiếp.
Những em trả lời sai, được GV hướng dẫn ra khỏi vị trí thi. Cứ lần lượt như vậy
11
cho đến kết quả cuối cùng. Trường hợp đặc biệt, đến câu hỏi cuối cùng mà có
hai em đều làm đúng thì cả hai em đó được lên rung chuông vàng.
c. Khi HĐTN hoàn thành
– Cho một vài HS nói lên suy nghĩ của mình sau HĐTN.
– Ban tổ chức nhật xét về HĐTN.
HS tham gia phần thi “Rung chuông vàng” tại Ngày hội giảm nhẹ rủi ro thiên tai và
thích ứng biến đổi khí hậu, năm học 2015-2016
Đỗ Hạnh Dung là HS được rung tiếng chuông chiến thắng tại Ngày hội giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu, năm học 2015-2016 |
Phần thi “Rung chuông vàng” trong HĐTN
“Vui hội trăng rằm” năm học 2015-2016
12
2.4.4. HĐTN 4: Trải nghiệm tại vườn thực nghiệm
2.4.4.1. Mục đích của HĐTN
– Thực hiện mô hình vườn thực nghiệm trồng rau, trồng hoa,… để HS tự
trồng, tự chăm sóc và thu hoạch. Qua đó, các em biết được quá trình sinh trưởng
của cây trồng, cách chăm sóc và thu hoạch cây trồng.
– Tự rút ra được bài học bổ ích, được trải nghiệm về hoạt động nông
nghiệp, về công việc người nông dân. Quý trọng lao động, yêu quý người lao
động và trân trọng thành quả lao động.
– Gắn bó hơn với thiên nhiên, yêu cây cối, yêu thiên nhiên, yêu lớp, với
trường, có ý thức giữ gìn ngôi trường xanh, sạch, đẹp.
2.4.4.2. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị cho HĐTN
– Xây dựng kế hoạch: Chuẩn bị cho HĐTN về chủ đề này không chỉ trong
một vài ngày mà cả một quá trình, một thời gian dài, từ khi các em trồng rau
hoa, chăm sóc cho rau hoa lớn, đến khi thu hoạch. GV chủ nhiệm cần xây dựng
kế hoạch từ đầu năm.
– Chuẩn bị đất để trồng cây. Khu trung tâm diện tích vườn 900 m2 (50
m2/lớp), Khu 9 diện tích vườn 850 m2 (106 m2/lớp), Khu 1 diện tích vườn 360
m2 (120 m2/lớp).
– Chọn giống rau, hoa, giống cây thuốc nam để gieo, trồng.
– Xác định thời gian gieo hạt hoặc trồng cây giống.
– Bố trí thời gian chăm sóc cho cây một cách đều đặn, thường xuyên.
– Xác định thời gian thu hoạch.
– Phân công cụ thể cho các tổ.
b. Trong HĐTN
– Căn cứ vào nội dung cụ thể của HĐTN để phân công công việc cho phù
hợp.
+ HĐTN làm đất, trồng cây.
+ HĐTN chăm sóc cho cây (thường xuyên, liên tục).
+ HĐTNthu hoạch.
– Nếu có nhiều đất để trồng rau thì có thể cho cả lớp cùng tham gia. Nếu
có ít đất trồng rau, GV có thể phân công cho từng tổ.
– Có nhật kí theo dõi quá trình chăm sóc cây, chụp ảnh quay video (khi
cần thiết) để làm tư liệu khi học các môn học có liên quan như Tự nhiên Xã hội,
Khoa học, Đạo đức, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Toán, ….
c. Khi HĐTN hoàn thành
– Cho một số HS trình bày suy nghĩ của mình sau HĐTN.
– GV nhật xét về HĐTN.
– Tổ chức bán rau hoa lấy tiền đóng góp vào quỹ lớp (nếu là hoạt động thu
hoạch rau, hoa).
13
GV và HS cùng nhau làm đất để chuẩn bị trồng rau, hoa
HS chăm sóc rau vườn thực nghiệm khu trung tâm
Vườn thực nghiệm khu 9
14
Các bạn HS cùng GV đang thu hoạch rau
2.4.5. HĐTN 5: Trải nghiệm Lễ hội “Tết quê em”
2.4.5.1. Mục đích của HĐTN
Tết cổ truyền có nhiều hoạt động diễn ra: làm bánh chưng, bánh giầy, viết
câu đối, đi chúc Tết, tổ chức các trò chơi… Nhiều phong tục, tập quán của dân
tộc ta đang dần mai một theo thời gian, nhất là các phong tục trong ngày Tết cổ
truyền. Chính vì vậy, việc tổ chức cho HS tham gia HĐTN với chủ đề “Tết quê
em” là vô cùng quan trọng. Hoạt động này giúp cho các em hiểu hơn về ý nghĩa
của ngày Tết, từ đó có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc
thông qua những việc làm cụ thể.
2.4.5.2. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị cho HĐTN
“Tết quê em” là HĐTN được tổ chức trong phạm vi toàn trường.
– Thành lập Ban tổ chức hoạt động: Trưởng Ban tổ chức họp thống nhất
về thời gian, địa điểm, nội dung cho hoạt động. HĐTN “Tết quê e
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa