SKKN Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển sức mạnh và hoàn thiện kỹ thuật đứng ném lựu đạn xa trúng đích cho học sinh lớp 11 THPT
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN .
Giáo dục Quốc phòng – An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc
gia, tác động tích cực và trực tiếp đến nhận thức của toàn dân trong nhiệm vụ
bảo vệ tổ quốc ,giữ gìn an ninh của đất nước, một nội dung cơ bản trong xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khoá trong
chương trình giáo dục của cấp THPT.
Môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh góp phần vào giáo dục toàn diện
cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân
trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn
của các thế lực thù địch; có kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào
sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Hiện nay với xu hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm khuyến
khích học sinh tự học, tự nghiên cứu.Nhằm nâng cao được chất lượng giáo dục
trong nhà trường. Theo Quyết định số 16/2006 QĐ – BGD&ĐT ngày
05/06/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu “phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, khả năng
hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Chính vì
vậy chúng ta không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày
càng nhiều mà chúng ta phải chú trọng đến phương pháp rèn luyện cho học sinh
một kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo ra cho học sinh lòng ham học,
khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên.
Giờ dạy môn GDQP – AN thực sự mang lại cho tôi cảm hứng muốn tìm
tòi nghiên cứu và học hỏi nhiều hơn nữa. Qua thời gian giảng dạy, nghiên cứu
tài liệu tôi thấy có một số thầy cô đã đề cập đến, đã nghiên cứu và đưa ra
phương pháp luyện tập kỹ thuật “ ném lựu đạn xa trúng đích” của khối 11, tôi
đã tham khảo và vận dụng vào thực tế tại đơn vị. Tuy nhiên, khi áp dụng tôi thấy
nó lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thực tế của từng đơn vị, từng đối tượng
3
học sinh. Đối với trường THPT Đại An – Huyện ý yên – Tỉnh Nam Định, là đơn
vị mới thành lập, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn; điều
kiện kinh tế vùng miền khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, chất lượng
tuyển sinh học sinh đầu cấp còn thấp…. Do đó, việc hình thành kỹ năng động
tác của học sinh chưa đảm bảo yêu cầu.
Bên cạnh đó hội thao GDQP được trường tổ chức mỗi năm một lần qua
đó nâng cao tinh thần học tập cũng như trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa
giáo viên trong trường. Học sinh được trau dồi những kỹ năng cũng như học tập
được nhiều kiến thức qua từng nội dung thi đấu. Là một giáo viên huấn luyện
học sinh trong nội dung thi đấu “ném lựu đạn” để thi hội thao toàn trường ,tôi
nhận ra sự thích thú cũng như quyết tâm thi đấu để đạt được thành tích cao nhất
của các em học sinh. Tuy nhiên qua nội dung thi “ném lựu đạn xa trúng đích” tôi
nhận thấy một điều là về kĩ thuật đa phần học sinh đều thực hiện tương đối tốt
động tác tuy nhiên về độ chính xác cũng như thể lực để thực hiện tốt tất cả các
lượt ném thì lại không đảm bảo.
Xuất phát từ những lý do nói trên với những kinh nghiệm của bản thân,
tôi tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ
nhằm phát triển sức mạnh và hoàn thiện kỹ thuật đứng ném lựu đạn xa trúng
đích cho học sinh lớp 11 trường THPT Đại An” với hy vọng việc rèn luyện thể
lực và kỹ thuật động tác của học sinh được cải thiện, góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn cũng như chất lượng toàn diện của học sinh nhà trường .
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã áp dụng trong việc giảng dạy ở khối 11
lớp 11B1, 11B2, 11B3, 11B4, trường THPT Đại An do tôi phụ trách trong năm
học 2019 -2020 đã đem lại kết quả rất khả quan.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nước công tác giáo dục
quốc phòng ở trường phổ thông tiếp tục được đổi mới.
Căn cứ vào quyết định số 79/2007/QĐ- BGD&ĐT môn giáo dục quốc
phòng được đổi tên thành “Giáo dục Quốc phòng – An ninh” cho phù hợp với
4
điều kiện phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định Giáo
dục Quốc phòng – An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội
dung cơ bản trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân, là
môn học chính khoá trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông.
Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước và giữ nước
của dân tộc ta, của lực lượng vũ trang và nhân dân. Trên cơ sở đó, nâng cao
cảnh giác cách mạng, ý thức trách nhiệm của công dân, tích cực hoạt động góp
phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Để đảm bảo hoà nhập trong quá trình đổi mới giáo dục ở cấp trung học phổ
thông. Ngày 05 tháng 5 năm 2006 Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
quyết định số 16/2006 QĐ- BGD &ĐT về chương trình phổ thông cấp trung học
phổ thông, trong đó có môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh với thời gian
35 tiết cho mỗi khối lớp học, 105 tiết cho cả cấp học, đáp ứng yêu cầu tổ chức
dạy học theo phân phối chương trình.
1.1. Thuận lợi:
Bản thân tôi tốt nghiệp cử nhân sư phạm ngành GDTC – GDQP ghép
môn nên được đào tạo cơ bản vững về chuyên môn và bản thân luôn nhiệt tình
hăng say với công việc.
Đối với môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh, nhà trường cùng các cấp lãnh đạo
luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi như cử đi bồi dưỡng về chuyên môn,
thực hiện đảm bảo các chế độ đối với giáo viên và học sinh .
Điều kiện sân bãi, dụng cụ luôn được nhà trường quan tâm mua bổ sung đảm
bảo cho môn học.
1.2. Khó khăn
– Đối với giáo viên: Đội ngũ giáo viên Giáo dục quốc phòng – An ninh là
những giáo viên được đào tạo từ chuyên ngành giáo dục thể chất sang hoặc ghép
môn. Tuy đã được đào tạo bồi dưỡng và tập huấn hàng năm, nhưng do đây là
một lĩnh vực mới, kiến thức lại khá rộng nhiều nội dung trùng lặp với một số
môn như Địa lý, lịch sử, giáo dục công dân… kiến thức học xen lẫn thực hành
5
với lý thuyết, thời gian bồi dưỡng của giáo viên lại ngắn nên đã gặp không ít
những khó khăn trong khi giảng dạy.
– Đối với học sinh: Do các em sinh ra và lớn lên trong thời bình, do yêu cầu về
lượng kiến thức của các môn học nhiều, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng của bộ môn. Thể lực của học sinh còn yếu do các em không chú trọng rèn
luyện hàng ngày.
Do một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh còn ngộ nhận coi đây là
môn học phụ nên dẫn đến ý thức học tập chưa tốt.
– Về khách quan:
Sân bãi không đảm bảo sau khi mưa một hai ngày sân lầy lội.
Trong khi đang học thực hành gặp phải những buổi trời mưa, thậm chí mưa
kéo dài trong nhiều ngày, nên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập
Do trường nằm trong khu vực xa trung tâm nên việc mua sách giáo khoa
cũng rất khó, nhiều cửa hàng không bán, thư viện trường cũng thiếu đầu sách
cho học sinh mượn.
Dụng cụ trang thiết bị tuy được cấp tương đối đầy đủ và một số tự trang bị
nhưng vẫn còn thiếu như tranh ảnh giảng dạy còn hạn chế ở một số nội dung
hoặc là một số thiết bị không đảm bảo chất lượng hay lâu ngày nên đã bi hỏng
như máy bắn TEC 1, súng AK tập (composite), bia số 4… Vì vậy đã ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
Việc học môn GDQP – AN đòi hỏi người học phải nắm được cả nội dung
lý thuyết và thực hành được kỹ thuật động tác. Trong khi đó chương trình sách
giáo khoa môn GDQP số tiết thực hành ít và thời gian một tiết học thực hành
phải học nhiều động tác mới nên học sinh có ít thời gian để luyện tập và hình
thành kỹ năng kỹ xảo. Đặc biệt là ở khối lớp 11 bài 6: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn
là một nội dung khó nhưng thời gian học ít 3 tiết trong đó 1 tiết lý thuyết, 2 tiết
thực hành.
Tiết 26: Giới thiệu một số loại lựu đạn Việt Nam. Quy tắc bảo quản và sử
dụng lựu đạn.
Tiết 27: Tư thế động tác đứng ném lựu đạn
6
Tiết 28: Ném lựu đạn xa trúng đích.
Với thời lượng như trên thì việc giảng dạy chủ yếu nghiêng về mặt học
mới động tác, thời gian luyện tập còn ít mà yêu cầu cần đạt lại khá cao là: Nam
25 m, Nữ 20m ném trúng đích đối với chương trình phổ thông. Để đạt được kết
quả này các em học sinh phải có thể lực tốt và luyện tập nhiều. Nhưng thực tế
hiện nay các em học sinh có thể lực rất yếu do các em có nhiều môn học thời
gian giành cho có các hoạt động rèn luyện thể lực ít và nhiều em không có ý
thức tự học ở nhà.
Đối với bài này học sinh phải nắm được kiến thức phần lý thuyết về cấu tạo,
tính năng chiến đấu và nguyên lý hoạt động của Lựu đạn. Sau đó ở phần thực
hành tiết 27 phải nắm được kĩ thuật động tác, tiết 28 thực hành ném lựu đạn xa
trúng đích. Thông thường khi ta dạy bài này giáo viên thị phạm động tác rồi tổ
chức cho học sinh tập luyện theo ba bước hoặc là theo phương pháp mới học
sinh tự nghiên cứu bài sau đó giáo viên chuẩn kiến thức rồi cho học sinh chia
nhóm tự tập luyện giáo viên giám sát chỉ đạo chung. Cả hai cách này đều dẫn
đến kết quả không cao thậm chí có những em không hề thực hiện được động tác
chứ không nói đến đạt được thành tích tốt. Hơn nữa khi ném các em còn phải
cầm súng và đeo lựu đạn trên người, điều này càng khiến các em khó khăn hơn
trong việc thực hiện kĩ thuật, .
* Những sai lầm học sinh thường mắc phải khi học bài này:
– Khi thực hiện kĩ thuật ném lựu đạn các em hay co tay ở giai đoạn trước khi rời
lựu đạn.
– Các em chưa biết cách phối hợp sức mạnh của toàn thân, lực rời rạc.
– Tâm lý khi lên thực hiện kĩ thuật chưa tốt, đặc biệt khi vào cuộc thi.
2.Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến.
2.1. Đối với học sinh.
– Học sinh hiểu được mục đích và ý nghĩa, trường hợp vận dụng của kĩ thuật
ném lựu đạn.
– Học sinh cần phải hiểu rõ về nguyên lý kỹ thuật động tác.
7
– Học sinh phải tự nghiên cứu bài ở nhà trước, xây dựng tâm lý tự tin sẵn
sàng.
Nhìn về tổng quát của nội dung này chúng ta thấy không có gì là khó khăn
đối với người học, nhưng trong thực tế khi giảng dạy chúng ta mới thấy nảy sinh
ra nhiều vấn đề đối với người học như các em không biết cách thực hiện động
tác hay là tâm lý còn ngại ngùng khi thực hiện động tác, đặc biệt là những học
sinh nữ. Chính vì vậy giáo viên phải đưa ra được những phương pháp hợp lý để
học sinh có thể nhanh chóng tiếp thuđược kiến thức cũng như không bị nhàm
chán trong khi học tập.
Để đảm bảo được thời gian và nội dung bài học ở bài này, nếu giao cho
học sinh tự nghiên cứu rồi giáo viên tổ chức tập luyện thì khó có thể đảm bảo
được thời gian cũng như học sinh tiếp thuđược động tác. Chính vì vậy ở nội
dung này, để đảm bảo được tính hiệu quả ngay từ tiết 26 lý thuyết: Giới thiệu
một số loại lựu đạn Việt Nam. Quy tắc bảo quản và sử dụng lựu đạn. Giáo viên
nên dạy tập trung vào những ý chính, sau đó dành thời gian cho học sinh quan
sát video, hình ảnh về tư thế động tác đứng ném lựu đạn, để các em bước đầu
hình thành ra động tác. Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện trước động tác bằng
cách đọc sách giáo khoa và xem các video clip về đứng ném lựu đạn để tham
khảo trước . Tiết 27, 28 thực hành giáo viên giành nhiều thời gian cho học sinh
luyện tập động tác và tập một số bài tập bổ trợ, nhằm phát triển thể lực và giúp
các em hoàn thiện kỹ thuật động tác.
2.2. Đối với giáo viên.
Giáo viên phải xây dựng một kế hoạch cụ thể, tổ chức luyện tập khoa học, chuẩn
bị đầy đủ thiết bị dụng cụ dạy học. Duy trì nghiêm chế độ học tập đã được triển
khai theo kế hoạch. Đây là nội dung quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất
lượng bài học.
Xây dựng kế hoạch học tập là một nội dung hết sức quan trọng nhằm điều
hành, duy trì học tập của lớp học không gây nhàm chán. Tổ chức luyện tập
không chặt chẽ, phương pháp luyện tập không tốt không những kết quả luyện
tập không cao mà còn làm cho động tác có tật khó sửa.
8
Đối tượng tôi chọn là học sinh 4 lớp 11 với 153 em, tỷ lệ nam, nữ giữa các
lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần
như bằng nhau.Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại
để đối chứng.
Nhóm thứ nhất: Tập luyện bình thường theo hướng dẫn của sách giáo khoa
và phương pháp học như năm trước bao gồm các lớp:
11B1 có 38 học sinh
11B2 có 39 học sinh
Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 77 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập
bổ trợ gồm các lớp:
11B4 có 37 học sinh
11B3 có 39 học sinh
Tổng số học sinh nhóm thứ hai là: 76 học sinh.
Trước khi áp dụng một số bài tập cho nhóm thực nghiệm, thực hiện kiểm tra
hai nhóm thu được kết quả sau:
2.2.1. Bảng 1: Nhóm đối chứng:
Lớp | TS | Giỏi (9-10) | Khá (7-8) | Tb (5-6) | Không đạt(dưới 5) | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
11B1 | 38 | 2 | 5,3 | 9 | 23,7 | 10 | 25,6 | 18 | 47,4 |
11B2 | 39 | 1 | 2,6 | 8 | 20,5 | 11 | 28,2 | 19 | 48,7 |
Tổng | 77 | 3 | 3,8 | 17 | 22,0 | 21 | 27,0 | 37 | 48,1 |
9
2.2.2. Bảng 2: Nhóm thực nghiệm:
Lớp | TS | Giỏi (9-10) | Khá (7-8) | Tb (5-6) | Không đạt(dưới 5) | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
11B3 | 39 | 2 | 5,1 | 10 | 25,6 | 11 | 28,2 | 16 | 41,0 |
11B4 | 37 | 1 | 2,7 | 7 | 18,9 | 9 | 24,3 | 20 | 54,1 |
Tổng | 76 | 3 | 3,9 | 17 | 22,3 | 20 | 26,4 | 36 | 47,4 |
2.3. Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học kĩ thuật sử dụng lựu đạn nhằm
nâng cao thành tích cũng như tạo sự hăng say tập luyện của học sinh, tôi đã
nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực
song song vào trong thời gian tiết học và với thời gian theo phân phối chương
trình, chỉ có 3 tiết ( 1 lý thuyết và 2 thực hành), tôi luôn chủ động nhắc nhở học
sinh nên tập luyện thêm ờ nhà để nhằm nâng cao kết quả học tập cũng như sức
khỏe mỗi bản thân với thời gian cho phép.
2.3.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
– Đặc điểm khi thi đấu ném lựu đạn và tập luyện nội dung ném lựu đạn là
người học cần có một thể lực thật tốt để luôn đảm bảo được khi thi đấu thì phải
thực hiện tốt tất cả yêu cầu được đề ra.Như chúng ta thấy khi đi tham gia thi đấu
hội thao GDQP mỗi học sinh cần phải thực hiện đầy đủ 7 lượt ném (trong đó có
hai lượt ném thử và năm lần ném tính điểm).Vì vậy luôn đặt ra cho VĐV khi thi
đấu là phải đảm bảo có một nền tảng thể lực thật tốt.
– Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và khi thi đấu
môn ném lựu đạn. Các bài tập để phát triển sức mạnh được tôi đưa vào cho học
sinh tập luyện như sau.
Bài tập 1: Ném lựu đạn xa.
– Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác ra tay
đúng trong động tác ném lựu đạn .
– Chuẩn bị: quả lựu đạn tập, sân tập, súng Ak, bao xe (Tùy theo điều kiện cụ
thể của trường để chuẩn bị sân tập cho hợp lý).
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa