dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược Flipped Learning

SKKN Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược Flipped Learning

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Những năm gần đây, sự bùng bổ về Internet và công nghệ đã đem lại tác
động to lớn đối với nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có cả giáo dục. Nhờ
sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều công cụ, phần mềm được phát
triển để hỗ trợ việc dạy và học của giáo viên và học sinh, đem lại những tiết học
trực quan và sinh động hơn, có thể kể đến như:
– Phần mềm trình chiếu bài học: Microsoft Powerpoint, Google Slide, Prezi,
Microsoft Sway, Adobe Spark,…
– Phần mềm tạo bài giảng e-learning: Adobe Presenter, Adobe Captivate,
Articulate Storyline, iSpring Suite,…
– Phần mềm tạo trò chơi trắc nghiệm: Quizizz, Kahoot!, Quizlet,…
– Phần mềm hỗ trợ quản lý lớp học: ClassDojo, Edmodo, Google
Classroom,…
– Phần mềm tạo video hoạt họa: PowToon, Vyond, VideoScribe,… Các
công cụ ngày càng phong phú và đa dạng, và dần được sử dụng rộng rãi trong
các lớp học. Tuy vậy, việc sử dụng các công cụ đó trong dạy học như thế nào cho
hiệu quả mới là điều quan trọng. Chính vì lẽ đó, các mô hình học tập (Teaching
frameworks and models) kết hợp công nghệ vào dạy học đã được nghiên cứu và
phát triển, giúp cho việc vận dụng công nghệ trong hoạt động dạy học ngày càng
hiệu quả hơn:
• Blended Learning
• Reverse Instruction
• Inverted Classroon
• 24/7 Classroom
• Flipped Learning
Là một giáo viên trẻ, cùng với niềm yêu thích công nghệ, tôi luôn mong
muốn đem công nghệ vào trong lớp học, tìm ra cách vận dụng sao cho hiệu quả.
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
2
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tôi đã được tiếp cận với mô hình Học tập đảo
ngược (Flipped Learning).
* Một số nét cơ bản về mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
Mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning) là một mô hình học tập vận
dụng công nghệ và Internet vào dạy học, được xây dựng và phát triển bởi hai nhà
giáo dục Jonathan Bergman và Aaron Sams trong những năm 2005 đến 2007.
Tuy vậy, những ý tưởng đầu tiên về một mô hình học tập đảo ngược đã xuất hiện
từ rất sớm:
– Ngay từ đầu những năm 1800, sinh viên của Học viện Quân
sự Hoa Kỳ phải tự nghiên cứu bài học trước khi đến lớp (phương pháp
Thayer).
– Đến năm 1959, Robert T. Morrison yêu cầu sinh viên của
mình đọc một số đoạn cụ thể trong giáo trình trước mỗi buổi học, và khi
đến lớp, sinh viên và giảng viên sẽ đặt câu hỏi, thảo luận về những vấn đề
xoay quanh nội dung trong sách.
– Video và các bản thu âm bắt đầu được sử dụng để dạy học
trong các trường đại học từ những năm 1970.
– Năm 1995, Wesley Barker bắt đầu sử dụng học tập đảo ngược
trong các khóa học của mình bằng cách đăng PowerPoint bài giảng lên hệ
thống mạng nội bộ của trường và bắt đầu chia sẻ về hình thức học này từ
những năm 2000.
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
3
– Đến năm 2012, thuật ngữ Học tập đảo
ngược (Flipped Learning) mới chính thức được sử dụng
khi cuốn sách “Flip Classroom: Reach every student in
every class every day” (Lớp học đảo ngược: Tiếp cận và
hỗ trợ học sinh mọi lúc, mọi nơi) của hai nhà giáo dục
đồng thời là giáo viên dạy Hóa Jonathan Bergman và
Aaron Sams được xuất bản. Cuốn sách đã đem mô hình
Học tập đảo ngược đến với rất nhiều giáo viên ở các cấp học khác nhau.
– Sau thành công của cuốn sách, hai nhà giáo dục Jonathan
Bergman và Aaron Sams tiếp tục viết thêm các tài liệu khác để giúp giáo
viên có thể vận dụng mô hình học tập này một cách hiệu quả vào từng môn
học, từng cấp học, có thể kể đến như:
• Flipped Learning for Math Instruction (Học tập đảo ngược trong dạy
học môn Toán) – 2014
• Flipped Learning: Gateway to Student Engagement (Thúc đẩy học
sinh học tập thông qua mô hình Học tập đảo ngược)
• Flipped Learning for Elementary Instruction (Học tập đảo ngược
trong dạy học cấp tiểu học)
• Flipped Learning for Social Studies Instruction (Học tập đảo ngược
trong dạy học môn Khoa học Xã hội)
• Flipped Learning for Science Instruction (Học tập đảo ngược trong
dạy học môn Khoa học)
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
4
• Flipped Learning for English Instruction (Học tập đảo ngược trong
dạy học môn Tiếng Anh)
Thông qua các tài liệu trên, mô hình
Học tập đảo ngược ngày càng được phổ biến
rộng rãi trên thế giới, được vận dụng trong việc
dạy học tất cả các môn học, các cấp học từ Tiểu
học đến Đại học. Ở Việt Nam, mô hình này
cũng đang dần được biết đến và phổ biến.
Nhận ra những ưu điểm của mô hình
này, tôi đã tìm cách nghiên cứu và áp dụng vào
lớp học của mình. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng, một số vấn đề khó khăn
đã nảy sinh:
– Làm sao để học sinh dễ dàng tiếp cận nội dung bài học?
– Làm thế nào để đánh giá mức độ học tập online của học sinh
một cách nhanh nhất?
– Nếu trong quá trình học, học sinh có thắc mắc thì phải làm
như thế nào? Để giải quyết những vấn đề trên, tôi đã tiếp tục nghiên cứu
và xây dựng website
“Lớp học của tôi” nhằm hỗ trợ việc áp dụng mô hình Học tập đảo ngược vào
trong lớp học tiểu học một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Sau một thời gian thực
nghiệm và đạt được những kết quả nhất định, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài
này để báo cáo như một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài
Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược
(Flipped Learning)
* *
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
5
*
B – MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến
1. Thực trạng vận dụng mô hình “Học tập đảo ngược” trên thế giới và
Việt Nam trong dạy học
– Hiện nay, với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, các phương
pháp dạy học tích cực đã và đang được vận dụng vào trong trường tiểu học, đem
lại những tiết học sinh động, hiệu quả cao. Đặc biệt, với mô hình trường học mới
VNEN, học sinh ngoài việc tiếp thu kiến thức còn được trau dồi các kĩ năng như
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
6
tự học, thảo luận, trình bày ý kiến, làm việc nhóm,… Tính hiệu quả của các
phương pháp giảng dạy hiện nay đã được chứng minh qua những thành tích đạt
được trong từng năm học.
– Tuy nhiên, giáo dục không ngừng thay đổi và phát triển, vì thế những mô
hình giáo dục, phương pháp giáo dục mới luôn được nghiên cứu và vận dụng,
nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Để phù hợp với xu hướng công nghệ hiện nay,
các mô hình giáo dục kết hợp công nghệ ngày càng được chú trọng, và Học tập
đảo ngược cũng là một trong số đó.
– Kể từ năm 2012 đến nay, mô hình Học tập đảo ngược ngày càng phát triển
và phổ biến trong các lớp học trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển,
với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư. Nhờ vào tính linh hoạt và
hiệu quả mà mô hình mang lại, các giáo viên, các nhà giáo dục đã không ngừng
nghiên cứu và xây dựng những cách vận dụng mô hình trong dạy học từng môn,
từng cấp học. Theo kết quả trả về trên trang Google Scholar – trang web tìm kiếm
tài liệu mang tính học thuật (bao gồm luận văn, luận án, sách, nghiên cứu, bài viết
học thuật từ các nhà xuất bản học thuật, giới chuyên môn, kho lưu trữ bản thảo,
các trường đại học và các tổ chức học thuật khác), có hơn 16.000 tài liệu liên
quan đến từ khóa “flipped learning” hoặc “flipped classroom”.
Theo số liệu thông kê từ ERIC (The Education Resources Information Center –
Trung tâm Thông tin Nguồn lực Giáo dục), số lượng nghiên cứu về Học tập đảo
ngược ngày càng tăng theo các năm. Theo biểu đồ dưới đây, ta thấy năm 2019 có
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
7
tổng cộng 229 nghiên cứu, đến tháng 7 năm 2020 có 97 nghiên cứu về Học tập
đảo ngược được công bố.
Không chỉ vậy, ngày càng nhiều giáo viên biết đến và đưa mô hình này vào lớp
học của mình. Năm 2012, có hơn 28,000 giáo viên tham gia vào Flipped
Learning Network Ning – Mạng lưới giáo viên vận dụng học tập đảo ngược trong
dạy học và con số này ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của internet và
các thiết bị di dộng.
Tại Việt Nam, mặc dù đã được đưa vào trong giảng dạy ở các trường đại học từ
lâu, nhưng mô hình Học tập đảo ngược mới chỉ được đưa vào vận dụng ở một
vài trường phổ thông từ năm 2015. Một vài năm gần đây, đã có nhiều bài viết,
nghiên cứu cũng như hội thảo, tập huấn về cách vận dụng mô hình này trong dạy
học ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của internet cùng với sự đầu tư
về trang thiết bị mà Học tập đảo ngược đang dần phổ biến hơn trong các trường
phổ thông và nhận được nhiều phản hồi tích cực cả từ phía giáo viên lẫn học sinh.
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
8
Tọa đàm “Lớp học đảo ngược – Kích hoạt sáng tạo thế hệ Z” do Trung tâm
Hỗ trợ giảng dạy, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN tổ chức vào
ngày 17/12/2019
2. Những khó khăn khi vận dụng mô hình Học tập đảo ngược vào dạy học ở
trường tiểu học Lộc An
Thấy được những hiệu quả mà mô hình Học tập đảo ngược mang lại, là 1
giáo viên, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để vận dụng vào trong dạy học ở
trường tiểu học Lộc An. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên việc vận dụng mô hình
này vào dạy học vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn.
– Khó khăn thứ nhất: Điều kiện trang thiết bị của học sinh.
Mô hình Học tập đảo ngược là mô hình dạy học vận dụng công nghệ thông tin,
học sinh phải xem trước nội dung bài học ở nhà qua mạng internet, vì vậy mỗi
học sinh cần phải được trang bị các thiết bị có khả năng truy cập mạng. Tuy nhiên,
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
9
do phụ huynh ở khu vực xã Lộc An đa phần là công nhân nên số lượng học sinh
có máy vi tính là rất ít. Mặc dù vậy, với sự phát triển của công nghệ và mạng di
động, hiện nay hầu như gia đình nào cũng có điện thoại thông minh có kết nối
mạng. Vì vậy, cần phải sử dụng công nghệ sao cho học sinh có thể dễ dàng truy
cập được trên điện thoại có kết nối mạng, mà không cần phải dùng đến máy vi
tính.
– Khó khăn thứ hai: Khó khăn về công nghệ
Để vận dụng hiệu quả mô hình Học tập đảo ngược vào dạy học, giáo viên cần
thực hiện rất nhiều công việc: upload bài giảng lên mạng, quản lý học sinh, kiểm
tra, đánh giá, trao đổi, thảo luận,… Có rất nhiều công cụ giúp giáo viên thực hiện
từng nhiệm vụ trên, tuy nhiên các công cụ này lại riêng lẻ và không có sự liên kết
với nhau.
Thông thường, giáo viên sẽ upload video hoặc tài liệu bài giảng lên Youtube
hoặc Google Drive, sau đó gửi link bài giảng cho học sinh qua Facebook hoặc
Edmondo. Sau đó, học sinh sẽ mở link bài giảng để xem, nếu có câu hỏi, thắc mắc
cần trao đổi thì trao đổi trên Facebook và Edmondo, rồi làm những bài tập cơ
bản được giao qua Kahoot!, Quizzizz hoặc Google Form.
Trên đây là cách sử dụng các công cụ hỗ trợ mà các giáo viên ở Việt Nam thường
sử dụng để vận dụng mô hình Học tập đảo ngược. Có thể thấy rằng, với mỗi
nhiệm vụ cần thực hiện, giáo viÊn và học sinh lại phải sử dụng 1 công cụ khác
nhau. Điều này gây khó khăn trong quá trình sử dụng cho học sinh, đặc biệt là
những học sinh tiểu học. Mặc dù hiện nay, một số công ty đã xây dựng hệ sinh
thái các công cụ để hỗ trợ giáo viên như Google, Microsoft nhưng các công cụ
này vẫn là những công cụ riêng lẻ, chưa thực sử liên kết và thống nhất.
– Khó khăn thứ ba: Khả năng tin học của học sinh tiểu học chưa thực sự tốt
Việc vận dụng Học tập đảo ngược vào trong dạy học đòi hỏi học sinh phải có
một trình độ sử dụng thiết bị và phần mềm tin học nhất định. Tuy nhiên, với các
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
10
em học sinh tiểu học ở trường tiểu học Lộc An, khả năng tiếp cận cũng như sử
dụng các công cụ tin học chưa thực sự tốt. Nếu các cộng cụ quá khó tiếp cận và
sử dụng với học sinh thì kế hoạch dạy học sẽ không thể nào thành công. Chính vì
thế giáo viên cần lựa chọn công cụ sao cho học sinh dễ tiếp cận và sử dụng nhất.
Đặc biệt, với các em học sinh tiểu học, các em chưa có email, tài khoản mạng xã
hội, máy vi tính,… nên việc vận dụng lại càng khó khăn. Với mỗi công cụ được
sử dụng, giáo viên cũng đều phải dành thời gian hướng dẫn học sinh cách sử dụng.
Vì vậy nếu có quá nhiều công cụ, hoặc các công cụ quá phức tạp thì sẽ tốn rất
nhiều thời gian để hướng dẫn và cũng không đảm bảo được rằng đối tượng học
sinh tiểu học có thể hoàn toàn sử dụng thành thạo.
* *
*
II. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Nhận thấy những khó khăn trên, trong quá trình vận dụng mô hình Học tập
đảo ngược vào trong dạy học tại trường tiểu học Lộc An, tôi luôn trăn trở với câu
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
11
hỏi: “Làm thế nào để có một công cụ hỗ trợ đơn giản, dễ sử dụng, bao gồm đầy
đủ các tính năng cần thiết cho việc đảo ngược bài học, nhưng lại phải phù hợp
với điều kiện trang thiết bị cũng như khả năng sử dụng tin học của học sinh tiểu
học?”
Từ đó, tôi luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu và xây dựng nên website Lớp học của
tôi (lophoccuatoi.com) nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả cho mô hình Học tập đảo
ngược.
1. Giới thiệu chung về website lophoccuatoi.com
Yêu cầu đầu tiên của một ứng dụng công nghệ hỗ trợ học tập hiệu quả đó là tính
dễ tiếp cận. Vì học sinh tại trường tiểu học Lộc An có rất ít em có máy vi tính,
hơn nữa mục tiêu của Học tập đảo ngược là giúp học sinh có thể truy cập bài
giảng mọi lúc, mọi nơi. Chính vì thế tôi lựa chọn xây dựng công cụ dưới hình
thức website. Với hình thức này, học sinh chỉ cần 1 thiết bị có kết nối mạng (có
thể là máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, ti vi thông minh) là có
thể dễ dàng truy cập mà không cần cài đặt bất kỳ một ứng dụng nào.
Website lophoccuatoi.com được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình PHP, dựa trên
nền tảng mã nguồn WordPress, giúp thuận tiện trong việc xây dựng và cập nhật
sau này. Với mục đích xây dựng cho nhiều loại thiết bị truy cập nên website được
thiết kế với giao diện thiết kế Responsive, hiển thị tốt trên tất cả
Laptop, PC, Smartphone, Máy tính bảng, Smart TV.
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
12
Giao diện website trên máy tính
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
13
Giao diện website hiển thị trên điện thoại
2. Hệ thống quản lý học sinh
Một trong những yếu tố hàng đầu của việc dạy học hiệu quả là quản lý
học sinh. Mặc dù ở mô hình Học tập đảo ngược, học sinh xem trước bài dạy
qua internet, nhưng việc quản lí học sinh vẫn là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng.
Hiện nay, đa số các giáo viên quản lí học sinh thông qua nhóm facebook,
hoặc các ứng dụng quản lí lớp học online như Edmondo, Google Classroom,
Microsoft Team,… Tuy nhiên, những ứng dụng này đều yêu cầu học sinh phải
có email để đăng ký tài khoản. Với đối tượng học sinh tại trường tiểu học Lộc
An, các em còn nhỏ, phụ huynh đa phần là công nhân nên việc tạo lập tài khoản
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
14
thông qua email còn gặp khó khăn. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp giúp
học sinh quản lý tài khoản một cách dễ dàng hơn.
Đối với website lophoccuatoi.com, giáo viên sẽ lập tài khoản cho từng em
vào đầu năm học. Việc tạo lập và cung cấp tài khoản tới học sinh do giáo viên
thực hiện, học sinh và phụ huynh chỉ cần nhận tài khoản và đăng nhập vào
website. Để hỗ trợ việc tạo tài khoản nhanh chóng cho 1 lớp học, tôi đã xây
dựng tính năng nhập danh sách tài khoản thông qua Excel để giảm bớt thời gian
cho giáo viên.
Điều thuận lợi ở đây cho học sinh là mỗi em chỉ cần duy nhất 1 tài khoản để
học, làm bài tập cũng như trao đổi, thay vì việc phải tạo tài khoản riêng cho từng
ứng dụng.
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
15
Giao diện đăng nhập vào website
3. Hệ thống học tập online
Việc đầu tiên để thực hiện đảo ngược lớp học đó là giáo viên quay bài
giảng, đăng lên mạng để học sinh có thể truy cập và xem tại nhà. Để giải quyết
vấn đề này, hiện nay giáo viên thường đăng tải bài giảng lên Youtube, Google
Drive sau đó gửi link bài học cho học sinh. Đối với đối tượng học sinh tiểu học,
cách làm này vướng phải một số khó khăn như sau:
– Việc gửi link bài giảng cho từng học sinh là không thuận tiện, vì các em
học sinh tiểu học chưa có tài khoản mạng xã hội hay email.
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
16
– Học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc tìm lại bài giảng để xem lại sau này.
Chính vì thế, cần phải xây dựng ứng dụng giúp học sinh dễ dàng truy cập và theo
dõi tiến trình học của mình.
Website lophoccuatoi.com được xây dựng dưới hình thức website học tập online.
Khi truy cập vào website, học sinh sẽ chọn lựa môn học mình muốn để vào học.
Với từng môn học, giáo viên xây dựng hệ thống bài giảng theo chương
trình, các bài giảng được sắp xếp một cách có hệ thống theo tiến trình môn học.
Nhờ đó, học sinh có thể dễ dàng theo dõi chương trình học, cũng như ôn lại các
bài học cũ mà không phải mất thời gian tìm kiếm.
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
17
Giao diện chọn bài học
Bên cạnh đó, với website lophoccuatoi.com, giáo viên dễ dàng tổng hợp
các tài liệu đi kèm với nội dung bài giảng vào 1 bài học, thay vì gửi riêng lẻ
từng tài liệu cho học sinh. Các tài liệu ở đây bao gồm video, hình ảnh, văn bản,
các file tài liệu doc, pdf cũng như các file trình chiếu.
Giao diện bên trong bài học cụ thể
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
18
4. Chức năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và chấm điểm
Kiểm tra – đánh giá là một yếu tố vô cùng quan trọng trong dạy học, giúp
cho giáo viên nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Và trong
mô hình Học tập đảo ngược, kiểm tra – đánh giá cũng là một phần không thể
thiếu.
Với cách học này, học sinh sẽ tự xem trước nội dung bài ở nhà. Vậy làm
sao để giáo viên có thể nắm bắt được học sinh đó đã xem bài chưa, và mức độ
tiếp thu bài học của học sinh đó ra sao? Vì vậy sau mỗi bài học cần có bài kiểm
tra nhanh mức độ tiếp thu của học sinh.
Hiện nay, các giáo viên thường tạo bài kiểm tra trên Kahoot!, Quizzizz,
Google Form, Microsoft Form,… sau đó gửi link bài kiểm tra để học sinh thực
hiện. Cũng giống như việc gửi link bài giảng, điều này không thuận tiện khi áp
dụng trong trường tiểu học. Chính vì thế cần có công cụ giúp tích hợp bài kiểm
tra ngay sau khi học sinh hoàn thành bài học.
Chức năng làm bài kiểm tra trên website lophoccuatoi.com được xây
dựng dựa trên nhu cầu trên. Các bài kiểm tra được tích hợp vào ngay sau
mỗi bài học, để học sinh có thể tự đánh giá ngay mức độ hiểu bài của mình.
Và để đa dạng hóa các câu hỏi kiểm tra, website được xây dựng với 6 dạng
bài tập:
• Single Choice (Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong đó có 1 đáp án đúng)
• Multiple Choices (Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trong đó có nhiều đáp
án đúng)
• ‘Free’ Choice (Dạng bài tập trả lời câu hỏi có nhiều đáp án đúng)
• Sorting Choice (Dạng bài tập sắp xếp)
• Matrix Sorting Choice (Dạng bài tập ghép đôi)
• Fill in the blank (Dạng bài tập điền vào chỗ trống)
• Assessment (Dạng bài tập lựa chọn mức độ)
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
19
• Essay/Open Answer (Dạng bài tập Câu hỏi mở)
Bên cạnh đó, website cũng được bổ sung chức năng giới hạn thời gian làm
bài (ví dụ hoàn thành bài trong vòng 10 phút).
Sau khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra, hệ thống sẽ tự động chấm điểm
theo các đáp án cho trước. Ở đây, giáo viên có thể chọn lựa cách chấm theo
điểm, hoặc theo số phần trăm đáp án đúng trong bài. Nhờ đó, giáo viên có thể dễ
dàng nắm bắt được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.
Tên sáng kiến : Xây dựng website học tập hỗ trợ mô hình Học tập đảo ngược (Flipped Learning)
20
Bảng kết quả hoàn thành bài kiểm tra của học sinh
5. Chức năng trao đổi, thảo luận
Trong quá trình học, học sinh sẽ không thể tránh khỏi có những
thắc mắc về nội dung bài. Ngoài việc ghi lại các câu hỏi để đến lớp trao đổi
cùng thầy cô, bạn bè thì học sinh cũng cần có một công cụ hỗ trợ cho việc trao
đổi trực tuyến.
Chính vì thế mà tôi đã tìm tòi để xây dựng chức năng hỏi đáp trên website của
mình.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *