Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 môn hóa học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN HOÁ HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hà Nội, 2018
MỤC LỤC
Trang
-
ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC 3
-
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 3
-
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 5
-
YÊU CẦU CẦN ĐẠT 5
-
NỘI DUNG GIÁO DỤC 7
LỚP 10 11
LỚP 11 20
LỚP 12 33
-
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 45
-
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 48
-
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 49
-
ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
-
Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất.
Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông – lâm – ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.
Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
-
-
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
-
Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau:
-
Bảo đảm tính kế thừa và phát triển
-
Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
-
Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Ở cấp trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan. Ở cấp trung học phổ thông, môn Hoá học chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết.
-
Bảo đảm tính thực tiễn
Chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
-
Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp
Chương trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp.
-
Phát huy tính tích cực của học sinh
Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định
trong Chương trình tổng thể.
-
-
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
-
Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
-
-
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-
-
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung
Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
-
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Môn Hoá học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực hoá học – một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực hoá học được trình bày ở bảng tổng hợp dưới đây:
Thành phần năng lực |
Biểu hiện |
Nhận thức hoá học |
Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể: – Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hoá học. |
Thành phần năng lực |
Biểu hiện |
|
|
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ
hoá học |
Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Các biểu hiện cụ thể:
|
Thành phần năng lực |
Biểu hiện |
liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận và và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết. – Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. |
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể:
–Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
|
-
-
NỘI DUNG GIÁO DỤC
-
Nội dung khái quát
-
Nội dung cốt lõi:
-
-
-
Mạch nội dung |
Lớp 10 |
Lớp 11 |
Lớp 12 |
Kiến thức cơ sở hoá học chung | |||
Cấu tạo nguyên tử |
× |
||
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học |
× |
||
Liên kết hoá học |
× |
||
Năng lượng hoá học |
× |
||
Tốc độ phản ứng hoá học |
× |
||
Phản ứng oxi hoá – khử |
× |
||
Cân bằng hoá học |
× |
||
Pin điện và điện phân |
× |
||
Hoá học vô cơ | |||
Nguyên tố nhóm VIIA |
× |
||
Nitrogen và Sulfur |
× |
||
Đại cương về kim loại |
× |
||
Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA |
× |
||
Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất |
× |
||
Hoá học hữu cơ | |||
Đại cương về Hoá học hữu cơ |
× |
||
Hydrocarbon |
× |
Mạch nội dung |
Lớp 10 |
Lớp 11 |
Lớp 12 |
Dẫn xuất halogen – Alcohol – Phenol |
× |
||
Hợp chất carbonyl (Aldehyde – Ketone) – Carboxylic acid |
× |
||
Ester – Lipid |
× |
||
Carbohydrate |
× |
||
Hợp chất chứa nitrogen |
× |
||
Polymer |
× |
||
Các chuyên đề học tập |
× |
× |
× |
-
-
-
-
Chuyên đề học tập
-
-
-
-
Mục tiêu
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số chuyên đề học tập. Mục tiêu của các chuyên đề này là:
-
Mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp trung học phổ thông.
-
Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học.
-
Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời.
-
Nội dung các chuyên đề học tập
Chuyên đề học tập |
Lớp 10 |
Lớp 11 |
Lớp 12 |
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC | |||
Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học |
|
||
Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất |
|
||
Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học hữu cơ |
|
||
CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH | |||
Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ thông tin |
|
||
Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ |
|
||
Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học vô cơ |
|
||
CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA HỌC | |||
Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ |
|
||
Chuyên đề 11.1. Phân bón |
|
||
Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ |
|
-
-
-
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp
-
-
LỚP 10
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
Nhập môn hoá học |
|
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ | |
Các thành phần của nguyên tử |
|
Nguyên tố hoá học |
|
Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử |
|
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.
|
|
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC | |
Cấu tạo của bảng tuần hoàn | – Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố |
các nguyên tố hoá học | hoá học. |
– Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm | |
liên quan (ô, chu kì, nhóm). | |
– Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu | |
hình electron). | |
– Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính | |
chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm). | |
Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm |
|
Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì | – Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ. |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
Định luật tuần hoàn và
ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học |
|
LIÊN KẾT HOÁ HỌC | |
Quy tắc octet | – Trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hoá học cho các nguyên tố nhóm A. |
Liên kết ion |
|
Liên kết cộng hoá trị |
|
Liên kết hydrogen
và tương tác (liên kết) |
– Trình bày được khái niệm liên kết hydrogen. Vận dụng để giải thích được sự xuất hiện liên kết hydrogen (với nguyên tố có độ âm điện lớn: N, O, F). |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
van der Waals |
|
PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ | |
Phản ứng oxi hoá – khử |
|
NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC | |
Sự biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học |
thường chọn nhiệt độ 25oC hay 298 K); enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) Ho , và biến f 298 thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng Ho . r 298
r 298
r 298 thành cho sẵn, vận dụng công thức: H0 E (cđ ) E (sp) và H0 H0 (sp) H0 (cđ ) r 298 b b r 298 f 298 f 298 Eb (cđ ) , Eb (sp) là tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm phản ứng. |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC | |
Phương trình tốc độ
phản ứng và hằng số tốc độ của phản ứng |
|
Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng |
–Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ).
|
NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA | |
Tính chất vật lí và hoá học các đơn chất nhóm VIIA |
|
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
muối bởi một halogen khác; Halogen tác dụng với hydrogen và với nước.
|
|
Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide (halogenua) |
|
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
Chuyên đề 10.1: CƠ SỞ HOÁ HỌC | |
Liên kết hoá học |
|
Phản ứng hạt nhân |
–Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân.
|
Năng lượng hoạt hoá của phản ứng hoá học |
|
Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs |
|
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
thích ΔrG là gì, chỉ cần nêu: Để xác định chiều hướng phản ứng, người ta dựa vào biến thiên năng lượng tự do ΔrG) của phản ứng (G) để dự đoán hoặc giải thích chiều hướng của một phản ứng hoá học. – Tính được rGo theo công thức rGo = rHo – T.rSo từ bảng cho sẵn các giá trị fHo và So của các chất. |
|
Chuyên đề 10.2: HOÁ HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ | |
Sơ lược về phản ứng cháy và nổ |
(CO rất độc với con người. Ở nồng độ 1,28%CO, con người bất tỉnh sau 2 – 3 hơi thở, chết sau 2 – 3 phút) |
Điểm chớp cháy (Nhiệt độ |
– Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy (là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
chớp cháy), nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy |
một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi (có thể thay bằng cụm từ chất lỏng cháy dễ bay hơi vì nhiều hợp chất hữu cơ không có khả năng cháy) tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn phát tia lửa).
|
Hoá học về phản ứng cháy, nổ |
|
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
|
Chuyên đề 10.3: THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Chọn 2 trong 3 nội dung dưới đây) |
|
– Vẽ cấu trúc phân tử | – Vẽ được công thức cấu tạo, công thức Lewis của một số chất vô cơ và hữu cơ. |
– Lưu được các file, chèn được hình ảnh vào file Word, PowerPoint. | |
– Thực hành thí nghiệm hoá | – Thực hiện được các thí nghiệm ảo theo nội dung được cho trước từ giáo viên. Phân tích và |
học ảo | lí giải được kết quả thí nghiệm ảo. |
– Tính tham số cấu trúc và | – Nêu được quy trình tính toán bằng phương pháp bán kinh nghiệm (nhập file đầu vào, chọn |
năng lượng | phương pháp tính, thực hiện tính toán, lưu kết quả). |
– Sử dụng được kết quả tính toán để thấy được hình học phân tử, xu hướng thay đổi độ dài, | |
góc liên kết và năng lượng phân tử trong dãy các chất (cùng nhóm, chu kì, dãy đồng đẳng,…). |
O2 Education gửi các thầy cô và các em link download file đầy đủ
file word chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-hoa-hoc
file pdf chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-hoa-hoc
Xem thêm
Danh pháp các chất hóa học chương trình giáo dục phổ thông mới 2018
- Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá học
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 2 cả ba khối 10 11 12
- Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
- Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học